Điều Lệnh Thứ 11

Chương 3

Chương 3
Nguồn: vnthuquan

Fitzgerald biết rằng hai mươi phút tiếp theo sẽ quyết định số phận của gã.

Gã bước nhanh đến cuối phòng và nhìn vào màn hình TV. Đám đông đang chạy tán loạn khỏi quảng trường. Tiếng ồn ào giờ đây đã biến thành hoảng loạn. Hai trong số các cố vấn của Ricardo Guzman đang cúi xuống những gì còn lại của thân thể ông ta.

Fitzgerald tháo băng đạn đã dùng và đặt nó lại vào chỗ cũ trong chiếc vali da. Liệu người chủ cửa hiệu cầm đồ có để ý thấy một trong những viên đạn đã bị dùng mất?

Từ phía kia của quảng trường tiếng còi rú không thể lầm lẫn được của cảnh sát nổi lên trong tiếng ồn ào của đám đông đang gào thét. Lần này cảnh sát đáp ứng nhanh hơn nhiều.

Fitzgerald rút chiếc kính ngắm ra và đặt lại vào chỗ cũ. Gã tháo nòng súng, đặt vào chỗ của nó, rồi cuối cùng cất nốt báng súng.

Gã nhìn màn hình TV lần cuối cùng rồi nhìn cảnh sát ùa vào quảng trường. Gã chộp lấy chiếc vali da, lấy mấy que diêm trong chiếc gạt tàn trên đầu TV mở cửa.

Gã nhìn ngược nhìn xuôi khắp dãy hành lang vắng tay rồi bước nhanh về phía thang máy. Gã bấm cái nút trắng trên tường rất nhiều lần. Trước khi đến cái cửa hàng cầm đồ ấy gã đã mở sẵn chốt cửa dẫn ra lối thoat hiểm, nhưng gã biết rằng nếu không thực hiện được cái kế hoạch rất chặt chẽ của mình thì sẽ có một đội cành sát chờ sẵn dưới chân chiếc thang này. Sẽ chẳng có đâu những chiếc trực thăng kiểu Rambo, những lưỡi dao hoa lên và dành cho gã một lối thoát đầy hào quang trong khi đạn veo véo bên tai, chíu chíu xuyên vào mọi thứ trừ gã. Đây là một thế giới thật.

Khi cánh cửa nặng nề của thang máy chậm chạp tách ra, Fitzgerald nhìn thấy một hầu bàn trẻ mặc dồng phục đỏ tay bưng một khay ăn trưa nặng trĩu. Rõ ràng lf cậu ta đang phải làm việc quá sức và không được nghỉ buổi chiều để xem trận bóng đá.

Cậu bồi bàn không dấu nổi ngạc nhiên khi thấy một ông khách đứng ngoài cửa thang máy vận chuyển vật liệu. “No, senor, perdone, no puede entra,” (không, thưa ngài, xin lỗi, không thể vào được) - cậu ta cố giải thích trong khi Fitzgerald bước vụt qua mặt cậu. Nhưng ông khách đã bấm nút có chữ Planta Baja (tầng dưới) và cánh cửa đã đóng lại trước khi cậu bồi bàn trẻ kịp nói là chiếc thang này sẽ dẫn xuống bếp.

Xuống đến tầng trệt Fitzgerald im lặng di chuyển qua những chiếc bàn làm bằng thép không gỉ chất đầy những chai champagne sẽ chỉ được bật khi đội nhà thắng trận. Gã đi đến cuối bếp, lách qua hai cánh cửa ra vào và mất hút ra ngoài không để cho một nhân viên khoác áo choàng trắng nào kịp phản đối. Gã chạy dọc dãy hành lang chỉ được chiếu sáng lờ mờ - đêm qua gã đã tháo gần hết các bóng đèn - và đi về phía cánh cửa nặng nề dẫn ra khu đỗ xe của khách sạn.

Gã lấy trong túi áo vét ra một chiếc chìa khoá lớn, đóng cán cửa sau lưng và khoá trái nó lại. Gã đi thẳng tới một chiếc Volkswagen nhỏ màu đen đậu trong góc tối nhất của khu đỗ xe. Gã lấy trong túi quần ra một chiếc chìa khoá thứ hai nhỏ hơn, mở cửa xe và chui vào ngồi sau tay lái, chiếc vali da đặt dưới đệm ghế bên cạnh, rồi mở khoá điện. Động cơ xe lập tức nổ giòn, mặc dù đã ba ngày nay nó không hề được động đến. Gã nhấn ga vài lần rồi đạp sang số một.

Fitzgerald không hề vội vã lái chiếc xe đi giữa các dãy xe đỗ san sát và lên dốc để ra phố. Lên đến đỉnh dốc gã dừng lại một lát. Cảnh sát đã ùa vào một chiếc xe đang đậu, nhưng thậm chí chẳng ai nhìn về phía gã. Gã rẽ trái và chậm rãi chạy ra khỏi khu vực Plaza de Bolívar.

Rồi gã nghe thấy tiếng còi hú sau lưng. Gã nhìn vào gương chiếu hậu và nhìn thấy hai chiếc xe hộ tống của cảnh sát đang chạy phía sau, đèn hiệu bật hết cỡ. Fitzgerald dạt vào một bên nhường đường cho hai chiếc xe cảnh sát hộ tống chiếc xe cấp cứu chở cái xác bất động của Guzman lướt qua.

Gã lại rẽ sang trái để vào một phố ngang và bắt đầu quãng đường dại, ngoắt ngoéo để đến cửa hiệu cầm đồ. Hai mươi tư phút sau gã lái xe vào một cái ngõ cụt và đỗ lại sau một chiếc xe tải. Gã lấy chiếc vali da đặt dưới đệm ghế bên cạnh và để chiếc xe lại đó, cửa vẫn mở. Theo kế hoạch, gã sẽ quay lại trong vòng chưa đầy hai phút.

Gã nhanh chóng kiểm tra từ đầu đến cuối cái ngõ cụt. Không hề có một bóng người.

Một lần nữa Fitzgerald bước vào toà nhà, chuông báo động lại reo vang. Nhưng lần này gã không lo xe cảnh sát sẽ đổ đến rất nhanh - hầu hết cảnh sát lúc này đang bận bịu tại sân vận động nơi trận đá bóng sẽ bắt đầu trong vòng nửa giờ nữa, hoặc đang bắt bất cứ kẻ nào lảng vảng trong vòng một dặm quanh Plaza de Bolívar.

Fitzgerald đóng cánh cửa của cửa hiệu cầm đồ lại sau lưng. Lần thứ hai trong ngày hôm nay gã lại di chuyển rất nhanh qua văn phòng nằm phí sau và gạt rèm sang bên để đứng sau quầy hàng. Gã nghe ngóng xem có ai đi ngang qua không rồi mới để chiếc vali da vào chỗ của nó trong tủ kính.

Sáng thứ hai tới, khi Escobar trở lại làm việc, liệu ông ta có phát hiện ra rằng viên đạn đuôi thoi thứ sáu đã bị bắn đi và chỉ còn lại vỏ đạn nằm trong bao hay không? Và thậm chí nếu có phát hiện ra điều đó thì ông ta có buồn chuyển thông tin đó cho cảnh sát không kia chứ?

Chưa đầy chín mươi giây sau Fitzgerald đã ngồi vào sau tay lái chiếc Volkswagen. Trong khi lái chiếc xe chạy ra phố chính gãvẫn nghe thấy tiếng chuông báo động kêu rền rĩ. Gã cho xe chạy theo biển chỉ đường để ra sân bay Aeropuerto El Dorada. Không hề có người nào chú ý đến gã. Dù sao đi nữa thì trận đấu cũng sắp sửa bắt đầu. Và trong bất cứ trường hợp nào giữa việc chuông báo động réo trong một cửa hiệu cầm đồ ở quận San Victoria với vụ ám sát ứng cử viên Tổng thống ở Plaza de Bolívar kia chứ?

Khi Fitzgerald ra đến đường cao tốc gã bèn chạy ở làn giữa và không hề có lần nào vượt quá tốc độ quy định. Rất nhiều xe cảnh sát lao vụt qua mặt gã và chạy về phía thành phố. Dẫu cho nếu có ai đó chặn gã lại để kiểm tra giấy tờ thì họ sẽ thấy là mọi thứ đều đâu vào đó cả. Trong chiếc vali đặt ở ghế sau họ sẽ chẳng tìm thấy gì ngoài những đồ vật của một thương gia đang đến Columbia để bán các thiết bị mỏ.

Tới đường rẽ vào sân bay Fitzgerald rẽ khỏi đường cao tốc. Sau khoảng một phần tư dặm bất thình lình gã rẽ phải và lái xe vào bãi đỗ của Khách sạn San Sebastian. Gã mở ngăn đựng găng tay và lấy ra một tấm hộ chiếu đã đóng dấu chi chít. Bằng hộp diêm lấy ở El Belvedere, gã châm lửa vào tấm hộ chiếu của Dirk van Rensberg. Chờ tới khi tay gần bị bỏng gã mới mở cửa xe, thả tấm hộ chiếu cháy dở xuống đất và dập lửa, cẩn thận sao cho người ta vẫn có thể nhận ra dấu chữ thập của Nam Phi.

Gã bỏ bao diêm trên ghế cạnh tay lái, cầm lấy chiếc vali để ở ghế sau và đóng sập cửa xe, chìa khoá điện vẫn cắm trong ổ. Gã bước về phía cửa trước của khách sạn và bỏ mẩu căn cước còn lại của Dirk van Rensberg cùng với chiếc chìa khoá to tướng vào thùng rác ở chân cầu thang.

Fitzgerald đi sau một nhóm thương gia Nhật bản để qua chiếc cửa quay, gã vẫn tiếp tục đi trong tốp người này để lên thang máy. Gã là người duy nhất đi ra ở tầng ba. Gã đi thẳng đến phòng 347, ở đây gã lấy ra một tấm thẻ nhựa khác để mở một căn phòng, đặt dưới một cái tên khác. Gã quẳng vali lên giường và nhìn đồng hồ. Còn một giờ mười bảy phút nữa mới đến giờ cất cánh.

gã cởϊ áσ vét và vứt lên chiếc ghế tựa duy nhất trong phòng, sau đó mở vali và lấy ra một chiếc túi đựng đồ giặt rồi biến vào buồng tắm. Một lúc sau nước mới đủ ấm, hắn giật nút bồn tắm. Trong khi chờ đợi hắn cắt móng tay và cẩn thận giũa lại, hệt như một phẫu thuật viên chuẩn bị vào mổ.

Fitzgerald mất gần hai mươi phút để cạo sạch bộ râu rậm rì đã một tuần không cạo, và chà xát không biết bao nhiêu xà phòng dưới vòi nước nóng, gã mới gội được sạch để mái tóc trở lại cái màu bình thường vốn có của nó là màu vàng cát.

Fitzgerald cố gắng lau khô người bằng chiếc khăn mỏng dính duy nhất mà khách sạn cung cấp rồi quay vào phòng ngủ và mặc một chiếc quần soóc vào. Gã đi tới chiếc tủ đựng quần áo kê ở cuối phòng, kéo chiếc ngăn kéo thứ ba và lúi húi cho đến khi tìm thấy cái gói đã được buộc và ngăn kéo phía trên. Mặc dầu đã nhiều ngày nay không về phòng này nhưng gã rất tin rằng không ai tìm được chỗ gã đã dấu nó.

Fitzgerald xé chiếc phong bì màu nâu và nhanh nhẹn kiểm tra các thứ bên trong. Một tấm hộ chiếu khác cho một cái tên khác. Năm trăm đô la tiền mặt và một vé hạng nhất đi Cape town. Những kẻ ám sát đang chạy trốn sẽ chẳng bao giờ đi bằng vé hạng nhất. Năm phút sau gã rời khỏi phòng 347, quần áo cũ quăng tung toé khắp sàn nhà và treo tấm biển Favor de no Molestar ngoài cửa.

Fitzgerald đi thang máy xuống tầng trệt, tin chắc là chẳng ai buồn chú ý đến một người đàn ông năm mươi mốt tuổi, mặc áo sơ mi vải bông thô màu xanh lơ, cà vạt kẻ sọc, áo vét thể thao và quần len màu xám. Gã bước ra khỏi buồng thang máy và đi về phía tiền sảnh, không hề tỏ ra có ý định trả phòng. Tám ngày trước đây khi đến gã đã trả tiền phòng trước bằng tiền mặt. Gã không hề đυ.ng đến quầy rượu nhỏ trong phòng và không bao giờ rung chuông gọi phục vụ, hoặc gọi điện ra ngoài hoặc yêu cầu được thuê một bộ phim nào. Không hề có một tài khoản trội nào trong tài khoản vãng lai của gã.

Gã chỉ phải chờ có mấy phút thì chiếc xe buýt kín mít đã xịch đến. Gã nhìn đồng hồ. Còn bốn mươi ba phút nữa thì đến giờ cất cánh. Gã chẳng hề mảy may lo lắng chuyện nhỡ chuyến bay Aeropueto Flight đi Lima. Gã cảm thấy ngày hôm nay tất cả mọi chuyện sẽ diễn ra rất bình thường.

Đến sân bay gã xuống xe buýt và chậm rãi đi về phía bàn làm thủ tục, ở đó gã không ngạc nhiên khi thấy bàn làm thủ tục cho chuyến bay đi Lima đã bắt đầu làm việc được hơn một giờ rồi. Rất nhiều cảnh sát trong phòng chờ đông đúc nhốn nháo đang nghi ngờ theo dõi mọi hành khách, và mặc dầu gã bị chặn lại và hỏi rất nhiều lần, bị khám vali hai lần ngưng cuối cùng gã cũng được phép đi ra cửa 47.

Gã đi chậm lại khi nhìn thấy có hai người đeo balô đang bị các nhân viên an ninh kéo ra khỏi sân bay. Gã lười biếng tự hỏi không biết có bao nhiêu người đàn ông Caucasian vô tội chỉ vì lười cạo râu sẽ bị nhốt và hỏi cung suốt bởi những hành vi hồi chiều của gã.

Khi Fitzgerald đứng xếp hàng để tới bàn kiểm tra hộ chiếu, gã nhẩm đi nhẩm lại tên họ mới của mình. Đó là cái tên thứ ba gã sử dụng trong ngày hôm đó. Viên sĩ quan mặc đồng phục màu nước biển đứng sau chiếc bàn nhỏ lật tấm hộ chiếu New Zealand và xem xét rất kỹ tấm ảnh dán trong đó, rõ ràng là giống hệt người đàn ông ăn mặc lịch sự đang đứng trước mặt mình. Anh ta đưa trả lại hộ chiếu và cho phép Alistair Douglas, kỹ sư xây dựng người Christchurch đi ra khu cách ly. Sau một thời gian chậm trễ nữa, cuối cùng người ta cũng gọi đến chuyến bay của gã. Một tiếp viên hàng không hướng dẫn ngài Douglas ngồi vào ghế của mình ở khoang hạng nhất.

-Thưa ngài, ngài có dùng một li champange không ạ?

Fitzgerald lắc đầu:

-Cám ơn cô. Có lẽ cho tôi xin một cốc nước suối thì hơn - gã đáp, nhấn rõ giọng New Zealand của mình.

Gã thắt dây an toàn, ngồi dựa vào phía sau và giả vờ đọc các cuốn tạp chí được cung cấp trong chuyến bay trong khi chiếc máy bay chậm chạp chạy trên đường băng. Do có nhiều máy bay chờ cất cánh còn xếp hàng phía trước nên Fitzgerald có đủ thì giờ chọn món ăn và một bộ phim trước khi chiếc 727 bắt đầu tăng tốc độ để chuẩn bị cất cánh. Cuối cùng khi các bánh xe tách khỏi mặt đất, lần đầu tiên trong ngày Fitzgerald mới cảm thấy thư thái.

Khi chiếc máy bay đã đạt độ cao chóng mặt, gã bắt đầu bỏ mấy quyển tạp chí sang bên cạnh, nhắm mắt và nghĩ đến những việc cần làm khi đáp xuống Cape Town.

Một giọng nghiêm nghị cất lên:

-Đây là cơ trưởng chuyến bay của các vị. Tôi có một thông báo cần chuyển đến các quý vị có thê khiến các quý vị cảm thấy phiền lòng - Fitzgerald ngồi thẳng dậy. Đây là một tình huống mà gã chưa hề tính đến : phải trở lại Botogá.

-Tôi rất đau buồn thông báo với các quý vị về một bi kịch có tầm cỡ quốc gia đã xảy ra ở Columbia hôm nay.

Fitzgerald hơi nắm chặt hai tay ghế và cố thở thật bình thường.

Viên cơ trưởng ngần ngừ hồi lâu, cuối cùng ông ta nói vẻ rất đau buồn:

-Thưa các bạn, Columbia đã phải chịu một tổn thất kinh khủng - ông ta ngừng lại một chút - Đội tuyển quốc gia của chúng ta đã thua Brazil với tỉ số hai một.

Những tiếng rêи ɾỉ lan ra khắp cabin, tựa như dù có bị một cú đâm vào ngọn núi gần nhất còn hơn. Fitzgerald mỉm cười.

Cô tiếpviên hàng không lại đến bên gã:

-Ngài Douglas, lúc này chúng ta đã trên đường bay, tôi có thể mang cho ngài chút gì uống không ạ?

Fitzgerald đáp:

-Cám ơn. Tôi nghĩ cuối cùng cũng nên uống một ly champange.