Chương 11
Những thứ này sẽ làm tốt thôi.Thompson Boyd nhìn xuống những thứ hắn mua trong giỏ, rồi bắt đầu bước về phía quầy tính tiền. Hắn chỉ thích những cửa hàng bán đồ dụng cụ. Hắn tự hỏi tại sao lại như vậy. Có lẽ bởi vì cha của hắn thường đưa hắn tới cửa hàng đồ dùng gia đình Ace vào các thứ Bảy ở ngoài Amarillo để thu thập những gì một người đàn ông cần cho công xưởng của mình trong cái nhà kho bên ngoài chiếc xe moóc của gia đình.
Hoặc có thể là vì trong hầu hết các cửa hàng đồ gia dụng, như ở đây, tất cả dụng cụ đều sạch sẽ và ngăn nắp, các lọ sơn, keo dán và băng dính được sắp xếp một cách logic và dễ dàng tìm ra.
Tất cả đều được sắp xếp theo quyển sách.
Thompson thích cả mùi vị của chúng nữa, một kiểu mùi hăng hăng của các chất dung môi, dầu, phân bón, khó có thể diễn tả được, nhưng đó là cái mùi mà bất cứ ai từng ở trong một cửa hàng đồ gia dụng cũ kỹ có thể nhận ra ngay tức khắc.
Tên sát nhân khá khéo tay. Có lẽ đó là ưu điểm hắn thừa hưởng từ cha mình, người mặc dù dành cả ngày với các dụng cụ, làm việc với các ống dẫn dầu, giàn khoan và những chiếc máy bơm đầu khủng long nhấp nhô lên xuống, vẫn có thể bỏ ra nhiều thời gian kiên nhẫn chỉ bảo con trai mình cách để làm việc với - và tôn trọng - các dụng cụ; cách đo, cách vẽ những sơ đồ. Thompson sử dụng hàng tiếng đồng hồ để học cách sửa những thứ bị hỏng và biến gỗ, kim loại hay nhựa thành những thứ chưa từng tồn tại. Hắn và cha mình làm việc cùng nhau trên chiếc xe tải hay xe kéo, sửa hàng rào, làm ra những đồ nội thất, tạo ra những món quà cho mẹ và dì - một cái lăn bột hay hộp thuốc lá hoặc một cái bàn thớt. Cha hắn dạy: “Dù lớn hay nhỏ, con đều phải sử dụng những kỹ năng như nhau vào những gì con làm. Không việc nào tốt hơn hay nặng nề hơn những việc khác. Nó chỉ duy nhất là câu hỏi con đặt dấu thập phân ở đâu mà thôi.”
Cha của hắn quả là một người thầy giỏi và ông tự hào với những gì mà con trai mình làm. Khi Hart Boyd qua đời, ông đã mang theo bộ hộp đánh giày mà con trai làm ra, và một cái móc đeo chìa khóa bằng gỗ có hình một cái đầu tù trưởng người da đỏ với chiếc mũ trên đầu khắc chữ “Cha” bằng vết lửa cháy trên miếng gỗ.
Đó là phúc phận của hắn, và hóa ra Thompson học tất cả những kỹ năng này để đáp ứng đòi hỏi về một công việc của tử thần. Cơ khí và hóa chất. Chẳng có gì khác biệt với nghề mộc, sơn hay là sửa xe.
Vị trí con đặt dấu thập phân.
Đứng ở quầy tính tiền, hắn thanh toán - tất nhiên bằng tiền mặt - và cảm ơn người thu ngân. Hắn lấy túi đồ mua được bằng bàn tay đã đeo găng. Bắt đầu đi ra ngoài cửa, dừng lại một chút và nhìn vào một chiếc máy cắt cỏ nhỏ, màu xanh và vàng. Nó sạch sẽ, sáng bóng một cách hoàn hảo, một thiết bị xứng đáng là viên ngọc lục bảo. Nó kí©ɧ ŧɧí©ɧ sự tò mò trong hắn. Tại sao? Hắn tự hỏi. Ừm, từ khi hắn nghĩ về cha mình, chiếc máy đã gợi lại những khi hắn dùng máy cắt cỏ trên khoảng sân chật chội bé xíu đằng sau chiếc xe kéo của bố mẹ, vào buổi sáng Chủ nhật, rồi sau đó đi vào và xem trận đấu bóng với cha trong khi mẹ nướng bánh.
Hắn nhớ hương ngọt ngào của ống xả xăng pha chì, nhớ đến âm thanh khô khốc như tiếng súng nổ khi lưỡi dao đập vào viên đá và nảy lên không trung, và đôi tay hắn tê đi vì chấn động.
Tê liệt, đó là cảm giác mà bạn sẽ cảm thấy khi nằm chết cứng bởi một vết cắn của con rắn đuôi chuông, hắn giả dụ.
Hắn chợt nhận ra là người thu ngân đang nói chuyện với mình.
“Gì cơ?”, Thompson hỏi.
“Để cho anh với giá tốt đấy”, người bán hàng nói, hất đầu về phía chiếc máy cắt cỏ.
“Không, cảm ơn.”
Bước chân ra ngoài, hắn tự hỏi tại sao mình lại lơ đãng thế - điều gì khiến hắn thích thú đến thế về chiếc máy cắt cỏ, tại sao hắn lại rất muốn nó. Rồi sau đó hắn lại có một ý tưởng rằng đó không phải là một ký ức gia đình. Có lẽ bởi vì chiếc máy thực sự là một chiếc máy chém nhỏ, một cách gϊếŧ người thực sự hiệu quả.
Có lẽ đó là lý do.
Hắn không thích suy nghĩ đó một chút nào. Nhưng chính là nó.
Vô cảm...
Huýt sáo khe khẽ trong miệng, một bài hát từ khi hắn còn trẻ, Thompson đi lên phố, mang theo túi đồ vừa mua trên một tay và trong tay còn lại, là chiếc va li của hắn, có chứa khẩu súng và chiếc dùi cui cùng một vài dụng cụ khác nữa.
Hắn tiếp tục bước đi lên phố, vào khu Little Italy, nơi có từng toán người đang phải lau dọn sau hội chợ ngày hôm qua. Hắn trở nên cảnh giác, quan sát một vài chiếc xe cảnh sát. Hai viên sĩ quan đang nói chuyện với một người bán hoa quả Hàn Quốc và vợ anh ta. Hắn tự hỏi không biết họ đang nói chuyện gì. Rồi hắn tiếp tục bước tới một chiếc tủ điện thoại và kiểm tra lại hộp thư thoại của mình một lần nữa, nhưng chẳng có tin nhắn nào về nơi ở của Geneva. Đó không phải là một mối bận tâm. Đầu mối của hắn biết rõ về Harlem, và đó chỉ là vấn đề về thời gian cho tới khi Thompson tìm ra trường học và nơi cô bé sống. Bên cạnh đó, hắn có thể có thời gian rảnh rỗi. Hắn có một công việc khác, công việc mà hắn đã lên kế hoạch thực hiện thậm chí còn lâu hơn thời gian để gϊếŧ chết Geneva, và đó là nhiệm vụ quan trọng như công việc đó của hắn vậy.
Thực ra là, quan trọng
Và thật hài hước là giờ đây hắn nghĩ đến điều đó - công việc này cũng liên quan tới lũ nhóc.
“Vâng”, Jax nói qua điện thoại di động.
“Ralph đây.”
“Gì thế thằng quỷ?” Jax tự hỏi liệu có phải vị Pharaoh gầy guộc đang dựa vào cái gì đó lúc này. “Cậu đã có được thông tin từ bạn của chúng ta?” Ám chỉ nhân vật liên quan DeLisle Marshall.
“Đúng vậy.”
“Và cả vua Graffiti nữa?”, Jax hỏi.
“Đúng thế.”
“Được rồi. Vậy chúng ta đang ở đâu trong tất cả những việc này?”
“Được rồi, tôi đã tìm ra thứ anh muốn. Đó là...”
“Đừng nói bất cứ điều gì.” Điện thoại di động sẽ là phát minh của quỷ dữ khi nó frở thành một bằng chứng. Anh ta cho Ralph địa chỉ một ngã tư nằm trên phố 116. “Mười phút.”
Jax tắt máy và bắt đầu bước trên phố, khi hai người phụ nữ trong bộ áo choàng dài, đeo những chiếc mũ rộng vành của nhà thờ và giữ chặt những quyển kinh thánh sờn rách, đi lấn sang đường của anh ta. Anh ta lờ đi cách ăn mặc kỳ quặc của họ.
Vừa đi bộ một cách chậm rãi vừa hút thuốc với cái chân cà nhắc bị bẳn chứ không phải kiểu gangster, Jax hít sâu, phấn khởi khi được về nhà. Harlem... nhìn quanh những cửa hiệu, nhà hàng và các quầy buôn bán trên phố. Ta có thể mua bất cứ thứ gì ở đây: Những mảnh vải được dệt từ Tây Phi – vải dệt bằng tay của dân tộc thiểu số Malinke và cả những chiếc chìa khóa của sự sống theo văn hóa Ai Cập, những chiếc rổ Bolga được đan bằng tay rực rỡ màu sắc, những chiếc mặt nạ, những tấm biểu ngữ và các bức tranh đã được đóng khung về những người đàn ông và đàn bà Đại hội Dân tộc châu Phi với lá cờ ba màu đen, xanh và vàng. Và cả các tấm quảng cáo nữa: Malcolm X, Martin Luther King Jr., Tina, Tupac, Beyoncé, Chris Rock, Shaq... Và hàng tá những bức tranh về Jam Master Jay, một rapper DJ thiên tài, nổi tiếng với nhóm Run - D.M.C, đã bị bắn chết bởi những kẻ khốn nạn trong phòng thu ở Queens một vài năm trước.
Những ký ức ở xung quanh Jax. Gã nhìn chằm chằm vào một góc khác. Chà, hãy nhìn vào nó. Giờ là khu bán đồ ăn nhanh, đó chính là nơi gã thực hiện hành vi phạm pháp lần đầu tiên, khi mới mười lăm tuổi - cái tội đã mở ra con đường đưa gã đến với tiếng tăm xấu xa. Bởi thứ mà gã lấy trộm không phải là rượu, ma túy hay súng hoặc là tiền, mà là một hộp sơn Krylon từ một cửa hàng đồ gia dụng. Thứ được Jax sử dụng trong hai mươi tư tiếng đồng hồ sau đó, kết hợp với tội trộm cắp và xâm nhập bất hợp pháp cộng với phá hủy tài sản bằng việc phun sơn xịt các hình bong bóng với những chữ Jax 157 suốt từ Manhattan cho đến khu Bronx.
Trong suốt vài năm tiếp theo, Jax vẽ ký hiệu đó trên hàng ngàn bề mặt: các cầu vượt, cầu qua sông, các bức tường, bảng thông báo, cửa hàng, xe buýt trong thành phố, xe buýt tư nhân, các tòa nhà văn phòng - hắn vẽ lên cả tòa nhà Trung tâm Rockefeller, ngay bên cạnh bức tượng đài vàng ấy, trước khi bị tóm cổ bởi hai nhân viên an ninh cơ bắp cuồn cuộn, lao vào một cách đầy phẫn nộ với bình xịt hơi cay hiệu Mace và những chiếc dùi cui.
Nếu Alonzo Jackson trẻ tuổi có được năm phút không có ai xung quanh và với một bề mặt phẳng, thì cái hình Jax 157 ấy lại xuất hiện.
Chật vật chiến đấu để qua trung học, cậu con trai có cha mẹ đã ly dị, phát ngán với những công việc bình thường, thường xuyên gặp vấn đề, Jax tìm thấy sự thoải mái với công việc của một tác giả (những tay du kích graffiti được gọi là những “tác giả”, không phải là những “nghệ sĩ”- theo cách mà Keith Haring, phòng trưng bày Soho và các đại lý quảng cáo nói với mọi người). Gã từng qua lại với một nhóm băng đảng trong khu một thời gian, nhưng rồi một ngày lại thay đổi suy nghĩ khi đang lang thang với băng của mình trên phố 140, nhóm Trey-Sevens lái xe qua, và rồi, pốp, pốp, pốp, Jimmy Stone, đang đứng sát ngay bên cạnh, ngã xuống với hai lỗ bên thái dương, chết ngay trước khi chạm đất. Tất cả chỉ vì một tép cocain, hoặc chẳng vì một lý do nào hết.
Khốn kiếp. Jax đi con đường của riêng mình. Ít tiền hơn. Nhưng vô cùng an toàn (mặc dù vẽ những ký hiệu của mình lên cầu Verrazano và một chiếc xe điện tuyến A đang chạy - là một câu chuyện kỳ thú mà ngay cả những tay giang hồ trong tù cũng từng nghe tới).
Alonzo Jackson, không chính thức nhưng đã hoàn toàn đổi tên thành Jax, chìm đắm với nghệ thuật của mình. Gã bắt đầu đơn giản là tung những ký hiệu của mình ra trên khắp thành phố. Nhưng, Jax cũng học được rất sớm rằng nếu đó là tất cả những gì ta làm, ngay cả khi rải nó lên khắp các khu trong thành phố, ta vẫn chả là gì ngoài một thứ trò chơi chán ngắt, và các vị vua Graffiti sẽ chẳng thèm để mắt tới ta.
Vậy nên, gã bỏ học, làm việc trong những nhà hàng bán đồ ăn nhanh trong ngày để có tiền m sơn, hay thó bất cứ thứ gì có thể lấy được, Jax đã được nâng cấp lên một mức mới - những bức hình graffiti được viết nhanh nhưng lớn hơn cả những hình vẽ kiểu rải bom. Gã ta trở thành một chuyên gia với những hình vẽ từ trên xuống dưới: vẽ trên cả chiều thẳng đứng của một toa tàu điện ngầm. Tuyến tàu A, được cho là tuyến dài nhất trong thành phố, là sở thích của gã. Hàng ngàn du khách có thể đi từ sân bay Kenedy vào thành phố trên chuyến tàu mà không có dòng chữ: Chào mừng đến với “Quả táo
lớn”[16] mà là cái thông điệp bí ẩn: Jax 157.
[16] Quả táo lớn - Big Apple là nickname của thành phố New York.
Cho đến năm Jax hai mươi mốt tuổi, gã đã thực hiện xong hai mặt từ-đầu-này-sang-đầu-kia – phủ toàn bộ một mặt toa tàu điện ngầm với hình vẽ graffiti của mình - và đã tiến đến rất gần với việc thực hiện trên toàn bộ con tàu, giấc mơ của mọi tay đam mê vẽ graffiti. Gã cũng theo đuổi tuyệt tác. Jax đã cố gắng để lột tả một tuyệt tác graffiti là gì. Nhưng tất cả những gì mà gã có thể nghĩ tới một tuyệt tác là một thứ gì đó còn hơn thế nữa. Một cái gì đó khiến cho người khác phải nín lặng. Một tuyệt phẩm mà ngay cả một tên nghiện ma túy cặn bã cho đến một thương nhân ở phố Wall tại trạm New Jersey đều phải ngước lên nhìn và nghĩ, trời ơi, nó thật tuyệt.
Những ngày đó, Jax suy tư. Gã ta là vua Graffity, ở giữa giai đoạn của một cuộc vận động mạnh mẽ nhất về văn hóa của người da đen kể từ sau Thời kỳ Phục hưng Harlem: hip hop.
Chắc chắn rồi, thời Phục hưng hẳn phải là tuyệt lắm. Nhưng đối với Jax, nó là thứ của một người thông minh, xuất phát từ trong đầu. Hip hop bùng nổ từ trong tâm hồn và từ trong trái tim. Nó không hề được sinh ra trong các trường đại học, cao đẳng và trong phòng của những nhà văn, nó đến từ chính đường phố, từ những đứa trẻ đầy giận dữ đang vật lộn, tuyệt vọng với cuộc sống khó khăn cùng cực và những gia đình tan vỡ, chúng bước đi trên những vỉa hè vứt bừa bãi bơm kim tiêm của những con nghiện vẫn còn vết máu khô màu nâu. Đó là tiếng kêu hoang dại từ những kiếp người phải hét lên để được nghe thấy... Bốn nhánh của hip hop gồm: nhạc của DJ, chất thơ trong các bài rap, bước nhảy của những người chơi breakdance và nghệ thuật trong những cống hiến của Jax, graffiti.
Thực tế, ở đây, trên phố 116 này, gã dừng lại và nhìn vào nơi mà cửa hàng bán đồ giảm giá Woolworth từng ở đó. Cửa hàng không vượt qua nổi cơn khủng hoảng từ sau sự việc mất điện toàn thành phố năm 1977 nhưng thứ đã mọc lên ở đó là một phép màu thực sự, câu lạc bộ hip hop số một trong nước, Harlem World. Ba tầng của mọi thể loại nhạc mà bạn có thể tưởng tượng được, radical[17], addictive[18], electrifying[19]. Những chàng trai nhảy breakdance xoay tít, quằn lên như những cơn sóng trong bão. Những tay DJ thì xoay đĩa trong những sàn nhảy, các MC thì mơn trớn, vuốt ve những chiếc micro của mình và lấp đầy căn phòng với những bài thơ hoang dại kiểu đừng-đùa-với-tôi, hòa chung nhịp đập với một trái tim thực sự. Harlem World là nơi mà những cuộc tranh cãi bắt đầu, những trận chiến giữa các rapper. Jax đã đủ may mắn để nhìn thấy trận chiến nổi tiếng nhất mọi thời đại: nhóm Anh em Cold Crush và nhóm Fantastic Five...
[17] Radical: dòng nhạc cấp tiến.
[18] Addictive: một loại nhạc ghép từ nhiều dòng khác nhau khiến người nghe thích thú say mê.
[19] Electrifying: dòng nhạc kí©ɧ ŧɧí©ɧ người nghe với những cảm xúc mạnh.
Tất nhiên, Harlem World đã là quá khứ xa xôi. Và đồng thời biến mất - bị chùi sạch, mờ đi, hay bị sơn đè lên - là hàng ngàn những hình vẽ của Jax, những tuyệt tác, cùng với đó là những hình vẽ của các huyền thoại graffiti của thuở khai sinh ra thời kỳ hoàng kim của hip hop, Julio và Kool và Taki. Những vị vua graffiti.
À, có những người đã nuối tiếc cho thời kỳ biến đổi của hip hop, nay trở thành BET[20], những tay rapper triệu phú trên những chiếc Humvee vàng chóe, Bad Boys II[21] những công việc hái ra tiền, những đứa trẻ da trắng sống ở ngoại ô, nhạc tải về iPods, MP3 và đài radio vệ tinh. Nó... ừm, hãy lấy một ví dụ như thế này: Jax đang nhìn vào một chiếc xe buýt du lịch hai tầng chậm rãi đi tới cái vỉa hè gần đó. Ở sườn của chiếc xe là dòng chữ Rap/Hip hop Tours. Hãy xem một Harlem thực sự. Hành khách thì lẫn lộn những người da trắng, da đen và cả những người đến từ châu Á. Gã nghe thấy loáng thoáng những đoạn trong bài giới thiệu của người lái xe và lời hứa hẹn rằng họ sẽ sớm nghỉ ăn trưa tại một nhà hàng ‘có thức ăn ngon tuyệt và đúng vị New York’.
[20] Kênh truyền hình giải trí dành cho người da đen. Black entertainment television.
[21] Một bộ phim hành động hài.
Nhưng Jax không hề đồng ý với những người khăng khăng cãi rằng những ngày xa xưa ấy đã biến mất. Trung tâm của khu thị trấn ngoại ô vẫn còn giữ nguyên sự thuần khiết của nó. Không một thứ gì có thể chạm vào. Hãy lấy quán Cotton Club, Jax suy tưởng, một tổ chức của nhạc jazz, swing (một dạng nhạc ở Mỹ có nhịp điệu mạnh với trống) và stride piano (một dạng nhạc Jazz với đàn piano) những năm 20. Mọi người đều nghĩ rằng đó mới là Harlem thực sự, đúng không? Liệu có bao nhiêu người biết được rằng, nó chỉ dành cho những thính giả da trắng mà thôi (thậm chí một công dân da đen nổi tiếng ở Harlem, W.C. Handy, một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất nước Mỹ mọi thời đại, đã bị yêu cầu bước ra khỏi cửa trong khi chính nhạc của ông đang được chơi ở bên trong).
Ừm, đoán xem? Quán Cotton Club đã biến mất mãi mãi. Nhưng Harlem thì không. Và sẽ không bao giờ. Thời Phục hưng đã hết và hip hop đã thay đổi. Nhưng nó đã thấm vào mọi con phố xung quanh gã với những trào lưu hoàn toàn mới. Jax tự hỏi liệu thực sự chính xác thì đó là cái gì. Và nếu như có thể, thậm chí gã sẽ đi quanh để nhìn nó - nếu gã không giải quyết vấn đề này với Geneva Settle một cách hợp lý thì gã sẽ chết hoặc quay trở lại xà lim chỉ trong vòng hai mươi tư giờ đồng hồ.
Hãy tận hưởng bữa ăn ngon lành của mình, gã nghĩ tới những người khách du lịch khi chiếc xe buýt bắt đầu lăn bánh trên đường.
Tiếp tục một vài tòa nhà nữa, Jax cuối cùng đã tìm ra Ralph, người mà – đủ chắc chắn để nhận ra - đang đứng dựa vào một tòa nhà bị bịt kín bởi những tấm bảng gỗ.
“Con chó”, Jax nói.
“Gì thế?”
Jax tiếp tục bước đi.
“Ta đi đâu đây?”, Ralph hỏi, bước nhanh chân để bắt kịp gã đàn ông to lớn.
“Một ngày đẹp trời để đi bộ.”
“Khá là lạnh.”
“Đi bộ sẽ làm mày ấm lên
Họ tiếp tục đi một lúc nữa, Jax lờ đi bất cứ điều gì mà Ralph rêи ɾỉ. Gã dừng lại ở hàng Papaya King và mua bốn chiếc xúc xích và hai đồ uống hoa quả, chả thèm hỏi xem Ralph có đói hay không. Hoặc có phải một người ăn kiêng không hay là sẽ nôn mửa khi hắn uống một ly sinh tố xoài. Gã trả tiền và bước ra phố, đưa cho gã đàn ông nhỏ thó bữa trưa. “Đừng có ăn ở đây. Đi nào.” Jax nhìn lên rồi bước xuống con phố. Không có ai đang theo dõi họ. Gã bắt đầu bước đi, thật nhanh. Ralph lẽo đẽo theo sau. “Chúng ta phải đi bộ thế này vì anh không tin tôi à?”
“Đúng thế.”
“Tại sao tự nhiên anh lại không tin tôi chút nào thế?”
“Bởi vì mày đã có thời gian chơi tao từ lần tao nhìn thấy mày. Chính xác thì cái gì kỳ lạ ở đây?”
“Một ngày đẹp trời để đi bộ”, Ralph trả lời, lén lút cắn một miếng xúc xích.
Họ tiếp tục bước tới một con phố có vẻ đã bị bỏ hoang và chuyển hướng về phía nam. Jax dừng lại.
Ralph làm theo và dựa người vào cái hàng rào sắt được uốn khá đẹp ở trước một căn nhà đá nâu. Jax ăn những cái xúc xích và hớp ly sinh tố xoài.
Ralph nhai ngấu nghiến bữa trưa của mình.
Ăn, uống, chỉ có hai công nhân với bữa ăn của mình từ một công trường, hay là người lau cửa sổ. Chẳng có gì đáng ngờ với hình ảnh đó.
“Cái chỗ ấy, chết tiệt, làm xúc xích ngon thật.” Ralph nói.
Jax ăn xong bữa của mình, lau tay vào áo và vỗ xuống chiếc áo phông và quần bò của Ralph. Không có dây rợ gì hết. “Vào vấn đề luôn. Mày có thể tìm thấy gì?”
“Con bé nhà Settle? Nó đang đi tới Langston Hughes. Anh biết chứ? Cái trường trung học ấy.”
“Chắc chắn rồi, tao biết cái trường ấy. Nó đang ở đấy hả?”
“Tôi không biết. Anh hỏi ở đâu, chứ không phải khi nào. Chỉ là tôi không nghe được thông tin gì khác từ chiến hữu của mình trong lãnh thổ thôi.”
Lãnh thổ..
“Chúng nói rằng có ai đó đưa con bé về. Bám chặt lấy nó.”
“Ai?” Jax hỏi. “Cớm à?” Tự hỏi tại sao hắn phải băn khoăn. Tất nhiên đó phải là lũ cớm.
“Có lẽ là thế.”
Jax uống hết chỗ sinh tố. “Việc kia thì sao?”
Ralph nhướn mày.
“Cái mà tao hỏi ý.”
“À.” Tay Pharaoh nhìn quanh. Rồi lôi một chiếc túi giấy từ trong tài áo ra và nhét nó vào trong tay Jax. Gã có thể cảm thấy được đó là một khẩu súng tự động và khá nhỏ. Tốt. Đúng như yêu cầu. Những viên đạn va lách cách trong đáy túi.
“Vậy”, Ralph nói một cách thận trọng.
“Vậy.” Jax rút vài tờ đô la ra khỏi ví, đưa cho Ralph rồi dựa gần hơn vào gã đàn ông. Miệng thở ra mùi mạch nha, hành và xoài. “Giờ, nghe cho kỹ. Công việc giữa chúng ta đã xong. Nếu tao mà nghe thấy mày nói với bất cứ một ai về việc này, hay chỉ đơn giản là nhắc đến tên tao, tao sẽ tìm ra mày và cho mày một trận. Mày có thể hỏi DeLisle và nó sẽ nói cho mày biết tao là một kẻ rất khó qua mặt. Mày hiểu tao nói gì chứ?”
“Vâng, được rồi.” Ralph như đang thì thầm với ly sinh tố xoài của mình.
“Giờ thì biến đi. Không, đi phía kia. Và đừng có nhìn lại.”
Rồi Jax bước về hướng ngược lại, trở về phố 116, hòa lẫn mình vào dòng người đi mua sắm. Cắm đầu xuống, đi nhanh, mặc kệ cái chân khập khiễng, nhưng cũng đủ chậm để không thu hút sự chú ý của những người khác.
Ở trên phố, một chiếc xe buýt du lịch khác rít lên khi tới điểm dừng ở phía trước khu Harlem World đã chết từ lâu, vài tiếng rap lẹt rẹt phát ra từ một cái loa bên trong chiếc xe lòe loẹt ấy. Nhưng khoảnh khắc ấy, vị vua Graffiti vẽ bằng máu này không hồi tưởng về Harlem, hip hop hay là quá khứ tội phạm của mình. Gã có khẩu súng. Gã biết cô gái ở đâu. Điều duy nhất mà gã đang nghĩ tới là sẽ mất bao lâu để tới được trường trung học Langston Hughes.