Những Lá Thư Người Cha Gửi Cho Con Gái

Chương 3

Chương 3
LÁ THƯ THỨ BA - SỰ TẠO LẬP TRÁI ĐẤT

Con đã biết rằng trái đất đi vòng quanh mặt trời và mặt trăng đi vòng quanh trái đất. Có lẽ con cũng đã biết có một số tinh thể khác giống như trái đất đi vòng quanh mặt trời. Trái đất và các tinh thể này là những hành tinh của mặt trời. Mặt trăng được coi là vệ tinh của trái đất, bởi vì nó quay quanh trái đất. Những hành tinh khác cũng có vệ tinh của mình tạo nên một gia đình hoà hợp gọi là Thái Dương hệ. Thái Dương có nghĩa là thuộc về mặt trời, và mặt trời là cha đẻ của tất cả các hành tinh trong hệ.

Vào ban đêm con đã nhìn thấy hằng hà sa số các vì sao trên bầu trời. Con có biết không, chỉ có một vài vì sao này là hành tinh, và những hành tinh này không được gọi là những vì sao. Con có thể phân biệt được một hành tinh và một vì sao không? Những hành tinh thì rất nhỏ giống như trái đất của chúng ta so với những vì sao, nhưng chúng trông lớn hơn, vì rất gần chúng ta. Cũng như mặt trăng ví như một đứa bé trong đại gia đình khổng lồ của Thái Dương hệ những trông to lớn, vì nó nằm rất gần chúng ta. Người ta phân biệt những vì sao với các hành tinh là nhìn xem chúng có lấp lánh hay không. Những vì sao thì lấp lánh, còn các hành tinh thì không. Bởi các hành tinh chỉ thiếu ánh sáng nhận được từ mặt trời, giống như ánh sáng của mặt trăng mà chúng ta thường trông thấy. Những vì sao thật sự thì giống như mặt trời. Chúng tự phát ra ánh sáng vì rất nóng và phát hoả. Mặt trời cũng là một vì sao, và vì mặt trời gần chúng ta nên trông như một quả cầu lửa.

Đối với bản thân nhỏ bé của chúng ta thì trái đất cựa kỳ khổng lồ. Còn đối với vũ trụ vô tận, nó chỉ là hạt bụi li ti.

Các nhà thiên văn học và những nhà nghiên cứu các vì sao cho chúng biết rằng, cách đây lâu lắm, trái đất và tất cả các hành tinh thuộc Thái Dương hệ là một phần của mặt trời. Do một căn nguyên nào đó, những mãnh nhỏ của mặt trời bị long ra và bắn ra ngoài không trung nhưng chúng vẫn không hoàn toàn thoát khỏi người cha nóng bỏng ấy. Dường như có một sợi dây vô hình nối kết những mảnh nhỏ ấy lại với nhau và toàn bộ hệ thống này quay vòng quanh mặt trời. Chính nhờ lực hút kỳ lạ này mà các vậy nhỏ có khuynh hướng bị hút về các vật thể lớn hơn nó nhiều. Và cũng chính nó khiến vật thể rơi tuỳ theo trọng lượng của chúng. Trái đất là vật lớn nhất gần chúng ta và thu hút mọi thứ mà chúng ta có.

Như cha đã kể, trái đất cũng được bắn ra từ mặt trời. Tất nhiên, đầu tiên trái đất rất nóng, một sức nóng khϊếp đảm với những lớp không khí bao quanh nó cũng nóng kinh hồn như vậy. Nhưng vì trái đất quả nhỏ so với mặt trời nên đã nguội đi nhanh hơn mặt trời nhiều. Mặt trời cũng đã chút ít nguội đi nhưng phải mất hành triệu năm nữa mới nguội hẳn.

Tiếp đến, lại một mảnh nhỏ của trái đất cũng tách ra và trở thành mặt trăng. Nhiều người nghĩ rằng mặt trăng đã tách ra để lại một lỗ hổng khổng lồ mà ngày nay là Thái Bình Dương (giữa hai nước Nhật và Mỹ).

Để trái đất nguội, dĩ nhiên phải mất một thời gian dài. Xong nó chỉ nguội ở bề mặt mà thôi vì nếu con càng đi sâu vào lòng đất, con sẽ thấy nó hãy còn rất nóng. Cha giả sử nếu con đi đến tận tâm địa cầu, con sẽ thấy nó nóng bỏng như một hoả diệm sơn. Mặt trăng nhỏ hơn địa cầu rất nhiều dĩ nhiên nó nguội đi cũng nhanh hơn...Chị Hằng lúc nào cũng trông thật mát mẽ và thi vị phải không con?

Khi trái đất nguội đi, hơi nước trong không khí đã tụ thành nước và rơi xuống như mưa. Lúc ấy trời hẳn đã mưa rất lớn và rất lâu. Tất cả nước mưa này làm đầy các chỗ trủng lớn trên mặt địa cầu, và vì thế đại dương và biển cả đã hình thành.

Khi trái đất trở nên mát mẻ, biển cả cũng đã chứa đầy nước, bấy giờ muôn vật mới có thể sống và tồn tại đến ngày nay.