Chương 3
Sáng thứ Hai, tôi mang những thứ lỉnh kỉnh của mình ra bày ở chỗ tôi thường đứng, dưới tòa nhà nơi bày bán những cuốn tiểu thuyết-ảnh, cảm thấy hạnh phúc, tự hào vì đã quay lại công việc cũ.Shomintsu xuất hiện trước mặt tôi, mắt nhìn nghiêm khắc.
- Cậu đã không đến hôm thứ Bảy.
- Thế à?
- Thế nhưng ta đã trả tiền cho cậu.
- Lão không đủ sức đâu bố già ạ, tôi đã nói với lão rồi, tôi quá đắt để lão có thể trả cho tôi. Và hơn nữa, tôi cũng không nói là tôi đồng ý.
- Cầm lấy. Lần này, ta không đưa tiền cho cậu mà chỉ đưa một tấm vé khác.- Tôi sẽ không bao giờ đi xem một trận đấu của những cái xúc xích đẩy nhau lộn nhào.
- Cậu nhầm. Ta thấy một người to lớn trong cậu.
Lão để tấm vé ở đó rồi bỏ đi.
Vì một lẽ nào đó mà tôi còn chưa biết, tôi nhặt tấm vé lên và nhét sâu vào túi.
Sau đó, mọi việc lại diễn biến theo chiều hướng xấu. Đầu tiên là một bà già, bà này đã làm người qua đường xúm lại khi chỉ trích những cái tôi bán; tôi chống trả vô ích, càng lúc bà ta càng rống to hơn:
- Thật xấu hổ! Xấu hổ!
- Gì cơ? tôi phản đối. Mấy con vịt nhựa thả vào bồn tắm có gì xấu hổ hả bà?
- Có những con vịt có ngực, nửa thân trên là đàn bà. Thế còn con này, với mấy cái núʍ ѵú màu đỏ? Trông nó giống người cá hơn là vịt.
- Phải nghe nó hát mới biết chắc chắn được bà ạ, tôi trả lời.
- Con này thậm chí không phải là người cá nữa mà thực sự là một phụ nữ tя͢ầи ͙ȶя͢υồиɠ bằng nhựa.
- Thế người ta không có quyền cho phụ nữ tя͢ầи ͙ȶя͢υồиɠ vào bồn tắm hả bà?
- Không.
- Thế bà tắm thế nào thưa bà?
- Hỗn láo! Trâng tráo! Đồ mất dạy!
Giận điên người, bà ta bỏ đi. Vụ cãi vã đã làm người hiếu kỳ đứng lại xem, tôi khám phá ra tác dụng của quảng cáo bằng xì căng đan bởi suốt giờ đồng hồ sau đó tôi đã bán sướиɠ cả tay.
Bán nhiều đến mức mà tôi không nhìn thấy mấy viên cảnh sát do mụ già tức điên, sùi bọt mép, đã tố cáo để trả thù tôi, đang đến.
Họ túm lấy vai tôi trước khi tôi kịp phản ứng.
- Mày có giấy phép, chứng nhận được bán hàng trên phố không?
- Cái này thì...
- Ai cung cấp hàng cho mày? Ai là chủ hàng? Có hóa đơn không?
Các câu hỏi này sặc mùi trường giáo dưỡng nơi tôi sẽ kết thúc đời mình nếu không nghĩ ngay ra chiêu gì đối phó.
Tôi hét toáng lên, mặt méo xẹo vì đau.
-Ái!
Thấy tôi hét to quá, họ nới tay một chút.
Tôi càng hét tợn.
- Ái! Các chú bóp đúng chỗ bố cháu đánh hôm qua.
Theo bản năng, họ rụt tay khỏi vai tôi và chột dạ, không biết có đang dính phải một nạn nhân của bạo hành hay không.
Không chậm một giây, tôi vắt chân lên cổ mà chạy, bỏ cả hàng đi.
Tôi chạy suốt một tiếng trong thành phố, qua nhiều khu khác nhau để đảm bảo không gặp lại họ và chỉ dừng lại khi hụt hơi, khi ấy thái dương căng rát, dái tai sung vù, tôi chẳng còn biết mình ở đâu nữa.
Đứng sau đống thùng rác của một cửa hiệu pizza, tôi đã làm một việc mà lẽ ra không được liều như vậy. Để không phải thấy mình quá cô độc, tôi mở ba lô, tài sản duy nhất còn sót lại, thế rồi, hai chân xoạc ra trên mặt đường, tôi rút từ dưới đống quần áo bẩn thỉu ra những bức thư của mẹ tôi, những thứ tôi đã từ chối mở ra từ nhiều tháng.
Tôi bóc niêm phong.
Bà mẹ mà tôi đã chạy trốn không nói lại một lời, người mà tôi bỏ lại vào một buổi sáng trong vùng ngoại ô xa lắc của bà và chỉ để lại một địa chỉ rởm ở Tokyo, có thể nói gì với tôi đây?
Nhất là, làm thế nào mà một người mù chữ như bà có thể viết cho tôi! Bị đuổi khỏi trường từ khi còn nhỏ, học thì chữ không vào, không biết đọc, không biết viết, bà sẽ nhờ ai giúp đây? Nhờ hàng xóm nào? Người xa lạ nào? Các lá thư của bà, một thằng cha căng chú kiết nào đó đã nghe đọc trước tôi, một trong các lý do khiến tôi làm cao chẳng thèm đọc chúng... Mẹ tôi lúc nào cũng nói chuyện với người khác trước tôi, mẹ tôi luôn luôn trao đổi với người khác nhiều hơn với tôi, mẹ tôi luôn luôn chú ý đến người khác hơn đến tôi. Đúng vậy, tôi bao giờ cũng chắc chắn một điều về bà là trong số những cái có thể làm bà lo lắng, tôi là cái nhỏ nhất.
Thư của bà có cái gì nhỉ?
Trong bức thư thứ nhất, chỉ có một tờ giấy trắng. Tôi lật tờ giấy lại, nhìn sát vào, để ra xa, rồi giơ lên ánh sáng, tôi thấy một chấm tròn ngấm qua sợi giấy làm nó khẽ phồng lên và làm giấy chỗ đó tối màu. Tôi nhận ra đó là một giọt nước mắt: mẹ đã khóc lúc tôi đi.
Trong bức thư thứ hai, không có tờ giấy nào. Ở phía dưới, kẹt trong nếp gấp, nằm đó một sợi len màu vàng nhạt, mềm mại, một sợi len xù làm từ lông dê mà bà đã dùng để đan quần áo tôi hồi bé. Điều này có nghĩa: mẹ ôm con vào lòng.
Trong bức thư thứ ba, chẳng có gì cả. Tôi giở đi giở lại cái phong bì nhiều lần, mong tìm ra một chi tiết mà tôi đã bỏ qua. Cuối cùng, khi xé bì thư, tôi thấy ở phía dưới phần gập có mấy dấu son thầm thì: "Mẹ hôn con.
Bức thư thứ tư ý tứ rất rõ ràng: một viên đá màu ghi, một hòn sỏi tam giác góc tròn, vì nặng nên cước tem rất đắt. Mẹ thổ lộ với tôi: "Trái tim mẹ nặng trĩu."
Bức thư thứ năm đặt ra nhiều vấn đề hơn: đó là một chiếc lông chim. Tôi nghĩ là bà bảo: "Hãy viết cho mẹ", rồi tôi thấy đó là một chiếc lông bồ câu, có thể nhận ra được qua dải màu lông biến đổi, màu ngà ở phía cuối, màu tro xám ở hai bên, rồi sắc cầu vồng ở đầu lông; do đó, thông điệp có hai nghĩa mới, có thể là "Con ở đâu?" hoặc là "Về đi con" bởi bồ câu dù bay đi xa rồi cũng sẽ bay về nhà. Trong trường hợp thứ hai, liệu có phải nó ẩn giấu một lời cầu cứu?
Bức thư thứ sáu làm tôi an tâm trước hết bởi nó là một cái xích chó cũ mà bộ phận khóa đã hỏng. Mẹ trấn an tôi: "Con đã tự do rồi." Vì đó là thông điệp cuối cùng nên rốt cuộc tôi phải nghi ngờ: nó cũng có thể có nghĩa: "Giờ thì mày đã đi và mẹ chẳng quan tâm đến điều đó."
Tại sao tôi lại được một bà mẹ như vậy sinh ra, một người mẹ mà tôi không hiểu nổi, một người mẹ không hiểu tôi? Tôi đã sinh ra từ bụng bà nhưng không hiểu được tâm can bà! Bức thư tù mù này đang phản ánh mối quan hệ giữa chúng tôi: không chắc chắn hiểu đúng cái mà bà không biết diễn đạt một cách chính xác, tôi không thể nói chuyện với bà được; sự thất bại này làm cả tôi và bà mỗi ngày thêm trở nên xa lạ với nhau.
Tôi nằm dài suy nghĩ. Thật nhầm lẫn làm sao! Những luồng suy nghĩ cứ dồn dập đến làm tôi đau đớn tới mức bải hoải tới tận sáng hôm sau.