Sáng hôm sau, Diệp Lâm tỉnh lại. Tuy vết thương còn đau nhưng đã cử động được nhiều hơn, đi đi lại lại trong nhà được một chút. Tiếp xúc nhiều với người đã cứu mạng mình. Qua cuộc trò chuyện Diệp Lâm đã biết người cứu mình là một đại phu họ Thẩm. Người ở đây gọi ông là thẩm đại phu. Thê tử đã mất cách đây rất lâu. Còn con trai đi lính tòng quân đã ba năm cũng không trở về. Chỉ còn lại ông sống tạm bợ ở đây. Ngày ngày, lấy chữa bệnh cứu người làm niềm vui.
Thẩm đại phu lấy ra một ít y phục nam nhân đưa cho Diệp Lâm: “Chỗ ta chỉ có ít đồ này. Là đồ của con trai ta. Ngươi dùng tạm đi. Ta biết ngươi thân nữ nhi nhưng chỗ ta cũng chỉ có đồ nam nhi.”
Diệp Lâm nhận lấy y phục tâm tình vui vẻ hướng đại phu cười nói: “ những y phục này rất tốt Diệp Nhi đa tạ người đã chiều cố.”
Diệp Lâm ôm lấy những bộ y phục trở về căn phòng mà mình đã ở mấy ngày hôm nay.
Nhìn vào những bộ đồ mà mình vừa được đưa cho. Diệp Lâm lại đưa mình vào những dòng suy nghĩ.
Cổ đại, cổ đại chẳng phải trọng nam khinh nữ sao? Với ta thân nữ nhi một thân một mình thế này cũng có chút bất tiện.
Nghĩ thế Diệp Lâm quyết định nữ cải nam trang.
Thật khó khăn mới có thể thay một bộ y phục khác.
Hôm qua tỉnh lại cũng chưa nhìn được thân thể mình hôm nay nhìn thấy thật kinh người. Kia những vết sẹo lớn nhỏ từ đâu mọc ra? Còn có ngực được quấn thật chặt bằng mảnh vải trắng.
Điều này làm Diệp Lâm không khỏi nhớ đến ngày đó cảnh tượng khi mình tỉnh lại trên núi. Một thân y phục cổ đại còn có thêm mảnh ngọc bội mang trên cổ. Chỉ thấy trên ngọc bội khắc một chữ Ân. Chẳng những vậy lúc đó trên người còn mang trọng thương.
Không lẽ ta xuyên qua và thân thể này có liên quan?
Diệp Lâm ngày trước đọc rất nhiều tiểu thuyết xuyên không nên sự việc này tất nhanh tiếp thu.
Thì ra ta xuyên qua thân phận này là nữ cải nam trang. Còn có, vẫn là khuôn mặt của ta.
Khi đã khẳng định rõ ràng Diệp Lâm nhanh chóng thay đồ.
Y phục thay xong chỉnh tề. Diệp Lâm tìm đến Thẩm thúc mà xin ở nhờ. Vì hiện tại chẳng biết đi đâu về đâu: “ Thẩm thúc ta tên gọi là Diệp Lâm. hiện tại không nhớ đường về nhà. Chỉ nhớ được cái tên của mình. Cũng không biết phụ, mẫu ta là ai. Thúc có thể giữ ta ở lại đây được không. Ta sẽ làm việc phụ người.”
Vừa nghe Diệp Lâm nói xong. Thẩm đại phu nhanh chóng tiến lại gần xem xét vết thương trên đầu xong lại cầm tay Diệp Lâm bắt mạch rồi nói: “ Kỳ lạ sao ta không tìm ra ngươi mất trí nhớ? Không lẽ y thuật của ta chưa đủ? Diệp Lâm ngươi cứ yên tâm ở lại với ta. Ta sẽ tìm cách trị thương cho ngươi. Cho ngươi sớm tìm được người thân.”
Vừa nghe xong vị đại phu kia đồng ý cho mình ở lại. Diệp Lâm vui mừng trả lời: “Đa tạ Thẩm thúc.”
Thời gian cứ thế trôi qua hai mươi ngày sau đó vết thương của Diệp Lâm cũng đã lành lại.
Diệp Lâm chính thức giúp Thẩm thúc một tay. Không những vậy Diệp Lâm vô cùng nhiệt tình làm việc. Khiến Thẩm đại phu vô cùng hài lòng. Xem Diệp Lâm như con mình mà đối đãi. Cũng thật lâu ông chưa vui như vậy.
Diệp Lâm làm xong việc nhà thì theo Thẩm đại phu học y.
Tuy là cuộc sống hiện tại không như ở hiện đại nhưng Diệp Lâm thấy rất bình yên, vui vẻ.
Ở nơi cổ đại này thật sự không biết thời gian. Cũng như hiện tại Diệp Lâm không biết giờ này là mấy giờ. Chỉ biết trời sáng và tối.
Diệp Lâm theo lời thẩm đại phu chỉ phương hướng mà đi. Vì Diệp Lâm cần tìm một ít cây để làm bẩy thú.
Lụt loại trong trí nhớ của mình về việc làm bẩy bắt thú. Nhưng mà không có chút kinh nghiệm nào. Có lẽ ở hiện đại chưa bao giờ để ý đến những thứ này. Mà về cổ đại thì nó lại là vấn đề lớn.
Suy nghĩ một lúc cũng đến nơi có cây mà mình tìm. Trước mặt Diệp Lâm là một cánh rừng tre. Diệp Lâm chọn cho mình hai cây tre to thẳng. Rồi bắt đầu hạ cây. Chuẩn bị bước đầu cho công cuộc chế tạo bẫy của mình.
Nghỉ đến việc sắp có thịt ăn. Không còn phải ăn cháo loãng nữa Diệp Lâm càng hăng hái.
Chẳng mấy chốc hai cái cây được Diệp Lâm hạ xuống.
Nghĩ nữa ngày Diệp Lâm Chỉ có thể làm một cái bẫy. Quyết định đào hố. Xong rồi tạo những cây tre nhọn để dưới hố. Chờ thú rừng đi rớt vào.
Cái này Diệp Lâm từng thấy trên phim ảnh.
Một nửa cây được Diệp Lâm chuốc nhọn. Một nữa còn lại trẻ ra đan thành một miếng để lót lên trên bẫy.
Chuẩn bị xong hết những thứ cần thiết. Diệp Lâm tìm một nơi khác, tiến hành kế hoạch của mình.
Đầu tiên là đào một cái hố sâu. Sau đó đem tre được làm nhọn đặt xuống. Đầu nhọn đưa lên trên để khi thú rừng rớt xuống sẽ bị những cây tre này đâm. Cuối cùng dùng miếng tre mình vừa đan để lên trên miệng hố. Phủ thêm một ít lá khô lên trên.
Đợi đến khi Diệp Lâm hoàn thành bẫy, thì trời cũng dần tối. Diệp Lâm thu thập mọi thứ nhanh chóng trở về nhà.
Trở về nhà sau một ngày vất vả. Bắt đầu làm cơm tối cho hai người. Mà bữa cơm này cũng chỉ là bác cháu loãng. Cơm nước xong Diệp Lâm trở về phòng thay y phục.
Nhìn tới nhìn lui cơ thể này cũng có chút cơ bắp. Những vết thương trên người không đếm hết được. To có nhỏ có. Còn có những cái sẹo lớn thật dọa người. Diệp Lâm có chút chao mài. Rõ ràng thân thể này của nữ nhân sao lại có nhiều vết thương như vậy?
Y phục thay xong Diệp Lâm nhanh chống đến bên giường, thổi ngọn nến tắc chìm vào giấc ngủ sâu.
Sáng hôm sau Diệp Lâm tỉnh dậy. Cơ thể có chút đau nhức. Có lẽ ngày hôm qua làm bẩy vất vả.
Mặt trời vừa ló dạng. Khi những tia nắng đầu tiên trong ngày soi sáng khắp không gian. Diệp Lâm mang trên lưng một cái giỏ tre lớn, bên trong chứa một cái rều nhỏ vui vẻ chạy đến nơi mình làm bẩy xem thu hoạch. Trong lòng toàn là chờ mong. Cầu trời cái bẫy đó hiệu quả. Ngay lúc này thịt động vật là thứ sa sỉ đến mức nào.
Hết một canh giờ đi đường Diệp Lâm cũng đến nơi. Phía xa xa Diệp Lâm đã thấy nắp hố bị sụp xuống. Trong lòng kích động. Vừa mừng vừa lo. Nghìn vạn lần đừng cho ta gặp thú dữ. Trong phim thường thấy trong rừng nhiều cọp. Lại hi vọng đó là một động vật nào đó.
Tiến lại càng gần càng nắm chặt cái rều trong tay. Diệp Lâm nhìn xuống hố. Cơ thể thả lỏng. Lòng tràng đầy vui sướиɠ. Dưới hố là một con lợn rừng không lớn lắm. Nó đã chết tự bao giờ. Thân thể bị những cây tre nhọn xuyên qua.
Diệp Lâm hai mắt sáng như sao trời. Từ lúc xuyên qua đến giờ chưa được ăn miếng thịt nào. Nhìn con lợn phí dưới hố. Trong lòng tính toán không biết bao nhiêu là món ngon.
Bất quá giờ này tìm cách đem con lợn lên là vấn đề lớn.
Diệp Lâm đi xung quanh tìm một ít dây Leo rừng, làm dây buộc lợn để mang lên.
Một canh giờ sau con lợn ấy mới được mang lên. Sau đó mang lợn đến suối gần đó mổ xẻ.
Chiếc rều trong tay được Diệp Lâm tận dụng hết uy lực của nó lúc này. Đem con lợn kia tách ra những phần nhỏ. Rửa sạch thịt bỏ vào cái giỏ tre mang về. Diệp Lâm chỉ lấy những phần thịt và một ít nội tạng. Còn đầu và xương thì bỏ lại.
Một giỏ thịt lớn được Diệp Lâm mang về nhà. Điều này không khỏi làm thẩm đại phu tò mò. Khi nghe Diệp Lâm nói mình làm bẩy săn được thì vui mừng.
Đã lâu lắm rồi từ khi người con trai duy nhất của ông đi tòng quân thì không còn ai đi săn thú. Tiền kiếm được do hái thuốc chữa bệnh cũng chẳng được bao nhiêu. Nên trong nhà luôn chưa mua thịt ăn lần nào. Được bao nhiêu tiền ông cũng để giành lại. Để khi con trai về còn có cái mà dùng.
Hôm nay vậy mà Diệp Lâm lại đem thịt mình săn được về nhà. Chỉ khác ở chỗ nhi tử của ông là mang cả con mồi về. Còn Diệp Lâm Chỉ mang thịt về.
Nghỉ đến đây khóe mắt của ông cay cay nói: “ không ngờ một cô nương như ngươi cũng biết săn bắt rất tốt.”
Diệp Lâm vui vẻ trả lời: “ đa tạ Thẩm thúc. Nhiều thịt thế này chúng ta chiều nay làm nhiều món một chút. Còn lại đem đi xong khói.”
Mùi thơm của thức ăn lang tỏa khắp nhà. Ba món ăn được đặt ngay ngắn giữa bàn. Một món xào, một món canh và một món mặn. Bữa cơm này là bữa cơm ngon miệng nhất mà Diệp Lâm từng ăn qua. Có lẽ khi con người ta lúc có thì không để ý đến. Lúc không có thì mới biết quý trọng.
Từ ngày có Diệp Lâm cuộc sống của thẩm đại phu ngày càng đầy đủ hơn. Trong nhà thiếu thứ gì Diệp Lâm cũng tìm cách mua về.
Mà tiền chủ yếu Diệp Lâm có được từ bán thịt thú rừng.
Thẩm đại phu luôn nhìn Diệp Lâm bằng con mắt thưởng thức. Kì thật từ ngày con ông đi tòng quân không thấy trở về. Ông đã nghĩ sẽ sống cô độc đến chết. Nào ngờ gặp được Diệp Lâm ngày đó sự tình mà ở lại với ông.
Thời gian cứ thế cứ thế mà trôi đi.
Rất nhanh cứ thế hai năm trôi qua. Diệp Lâm cũng đã học được từ Thẩm đại phu rất nhiều. Cũng có thể bắt mạch cứu người. Không thực sự quá giỏi nhưng đủ để hành nghề y.
Đêm tối yên tĩnh. Chỉ nghe được tiếng động vật kêu. Có khi là chó sói hú. Có khi là tiếng hổ gầm lên. Diệp Lâm lúc mới ở có khi giật mình tỉnh giấc vì sợ hãi. Nhưng hiện tại chẳng còn như vậy nữa.
Tiếng gõ cửa vang lên, có vẻ gấp gáp.
“Thẩm đại phu cứu người, cứu người.”
Ngoài của là thanh âm của cô gái trẻ trong trẻo. Diệp Lâm nghe được tiếng đập cửa cùng tiếng kêu thì giật mình. Rồi lại sợ sệt.
Ta là sợ cái đó cái đó nhất chẳng lẽ là ma sao. Diệp Lâm thực rất sợ. Trên núi này vắng vẻ lại thêm nữa đêm kêu cửa.
Ngoài cửa tiếng kêu lớn hơn
“ Thẩm đại phu thỉnh người cứu tỷ tỷ ta!”
Diệp Lâm hích một hơi khí lạnh. Sư phụ đã dạy thấy chết không cứu thì đừng học y. Thế nên hô lên: “Tới ngay, tới ngay.”
Diệp Lâm chạy vội ra cửa mở.
“ Thỉnh Thẩm đại phu giúp cứu tỷ tỷ. Tỷ ấy sắp sinh con. Bà đỡ nói là khó sinh.”
Diệp Lâm nghe người đến tìm sư phụ trợ giúp thì trả lời: “Xin lỗi cô nương hôm nay sư phụ của ta xuống trấn trị bệnh cho người khác vẫn chưa về.”
“ Vậy còn bao lâu nữa Thẩm đại phu mới trở về.” Cô gái lên tiếng hỏi?
Trong không khí yên tĩnh Diệp Lâm thở dài một hơi rồi trả lời:“ Chắc ngày mai mới có thể trở về.”
Tiểu cô nương nghe vậy thì hoảng hốt: “ Thỉnh người giúp tỷ tỷ ta. Ta nghe bà đỡ nói tỷ ta khó sinh. Gọi ta đi tìm thẩm đại phu gấp. Ngươi, ngươi gọi thẩm đại phu là sư phụ chắc cũng có y thuật.”
Diệp Lâm nhìn tiểu cô nương trước mặt. Rồi lại dời mắt ra cửa. Thở dài một hơi rồi nhanh chóng vào nhà lấy túi thuốc đeo lên vai.
“ Được cứu người quan trọng ta tuy y thuật không bằng sư phụ nhưng ta sẽ cố gắn hết sức. Sư phụ ta về đến cũng không còn kịp nữa.”
Hai người nhanh chóng xuống núi.
Màn đêm nơi núi rừng thật đáng sợ. Diệp Lâm vừa đi vừa niệm Phật. Thỉnh các vị thần phật phù hộ mình. Trong đầu tưởng tượng hết mấy thứ ma quái.
Tiếng chó sói hú. Hay tiếng cọp gầm âm vang cả núi rừng làm Diệp Lâm tay chân bủn rủn
Lúc mới đi Diệp Lâm để tiểu cô nương đi trước dẫn đường vì trước giờ mình chưa xuống núi.
Đi được một đoạn thì cũng đã đi ngang hàng với người kia.
Tiểu cô nương, lâu lâu nghe tiếng chó sói, hay tiếng cọp điều nắm lấy cánh tay của Diệp Lâm rất chặt. Dường như tiểu cô nương cũng rất sợ.
Diệp Lâm thì cũng chả khá hơn bao nhiêu. Thấy bên cạnh là tiểu cô nương sợ hãi. Diệp Lâm tỏa vẻ dũng cảm. Dắt theo tiểu cô nương xuống núi. Bước chân của hai người dần nhanh hơn.
Không ai bảo ai nhưng thâm tâm họ biết. Dưới kia có hai sinh mệnh đang chờ họ tới giúp. Ở đây cũng có hai sinh mệnh chỉ cần chậm trễ chút xíu có khi bị thú rừng tha đi làm mồi.
Tiểu cô nương này sợ hãi như vậy. Không biết đã cố gắng như thế nào để đi thỉnh đại phu cho tỷ mình. Thật là một tiểu muội muội thương yêu tỷ tỷ của mình. Đổi lại là mình đi một mình như vậy thật không dám. Diệp Lâm đánh giá tiểu cô nương kia thật sự rất dũng cảm.
Nếu hiện đại đi đường dùng đèn pin để soi thì cổ đại chỉ có thể men theo ánh trăng mà đi. Chỉ có điều ánh trăng cổ đại sáng hơn hiện đại rất nhiều. Dường như nó có thể soi khắp mọi nơi.
Một canh giờ sau hai người chật vật cũng đến trước cửa nhà. Chỉ nghe trong nhà tiếng một người phụ nữ vô cùng đau đớn la hét. Lúc bước vào sân thấy đã có ba, bốn người phụ nữ đi qua đi lại.
Đại phu đến rồi. Một người đàn bà tiến lên thông báo tình hình: “Tình huống thai phụ khó sinh. Mới bảo tiểu cô nương lên núi thỉnh người. Thai phụ hiện tại tốn rất nhiều sức nhưng cũng không có tiến triển.”
Người nói chuyện chính là bà đỡ. Có vẻ như bà ấy bất lực.
Diệp Lâm vội vàng tháo túi thuốc xuống lấy ra một lọ thuốc rồi đưa cho bà đỡ bảo bà vào cho thai phụ uống: “Được được ta đem vào liền.”
Diệp lâm lại đem ra một ít cây thuốc quý. Đưa cho những người còn lại đem đi sắc: “Thuốc này cần lửa lớn để đun. Nhớ kỹ càng lớn càng tốt. 2 chén nước đầy còn nữa chén đem cho thai phụ uống.”
Dặn dò xong hết một lượt Diệp Lâm ngồi xuống nghỉ ngơi. Trong lúc đó lắng nghe động tĩnh trong phòng. Tiếng hét không còn nữa. Có lẽ lọ thuốc đã có tác dụng.
Đợi một lúc cũng có người bưng chén thuốc đến cho thai phụ uống.
Diệp Lâm nhắm nghiền đôi mắt lại thở dài một hơi: “Lần này mẹ tròn con vuông hay không là do ý trời.”
Diệp Lâm cất tiếng nói nhẹ nhàng nhưng mọi người lại im lặng lắng nghe động tĩnh trong giang phòng kia.
Sau đó là chờ đợi. Một đống người đi qua đi lại trước cửa. Tiểu cô nương kia thì nước mắt ngắn nước mắt dài khóc nức nở.
Từ bao đời nay cửa sinh là cửa tử. Đây là cổ đại việc sinh con đối với người phụ nữ vô cùng khó khăn. Thiếu thốn mọi mặt về dụng cụ y tế lẫn thuốc thang.
Trong lúc Diệp Lâm đang suy nghĩ thì một tiếng oa oa tiểu hài nhi khóc thét. Phá tan đi bầu không khí nảy giờ.
Cả đám vẫn chờ đợi, chưa một ai tỏa ra vui mừng họ chờ đợi là tin tức khác.
Mụ bà tươi cười bước ra: “Mẹ tròn con vuông.”
Tất cả mọi người điều mừng rỡ. Cảm ơn thẩm đại phu không ngớt lời.
Tiểu cô nương thì nhanh chóng chạy vào phòng xem tỷ tỷ của mình. Có lẽ bao nhiêu cố gắng giờ phút này cũng đã thành công.
Diệp Lâm hài lòng cấp cho mình một cái khen ngợi quá giỏi.
Lúc này những người có mặt mới đến nói lời khen với thẩm đại phu: “ây da thẩm đại phu quả thật là thần y. Không có người thì lần này hai mẹ con họ lành ít dữ nhiều.”
Một người trong số họ lên tiếng kéo theo mấy người kia nháo lên.
Diệp Lâm cười cười tỏa ý đã biết và cảm ơn lời khen của mọi người.
Khi Diệp Lâm lên tiếng mọi người mới phát hiện đây là giọng của một người trẻ tuổi. Nhìn kỹ lại thì thấy là một thiếu niên đang cung kính với bọn họ.
Đầu đầy hắc tuyến.
“ Người không phải thẩm đại phu sao?” một người trong số họ cất tiếng hỏi?
“À, ta là đồ đệ của Thẩm đại phu a. Hôm nay sư phụ ta có việc không có nhà nên ta đi đến đây cứu giúp.”
“Thẩm đại phu cũng có đồ đệ sao?” Mọi người nghi vấn một chút rồi cũng tản ra. Ai về nhà nấy. Còn bà đỡ nhận ít tiền xong cũng rời đi.
Chỉ còn Diệp Lâm ở lại xem tình hình của thai phụ. Vì thai phụ sức khỏe còn quá kém.
Suốt một đêm Diệp Lâm không ngủ để chăm sóc cho thai phụ.
Tiểu cô nương ngủ gật trên mặt bàn. Diệp Lâm thấy thế thì lấy cái chăn bông cạnh đó phủ lên người.
Trải qua một đêm đầy khó khăn. Cuối cùng thai phụ cũng mở mắt. Thấy bên cạnh mình là bé con. Còn có một nam tử trẻ tuổi tuấn mỹ.
Diệp Lâm thấy người đã tỉnh đứng dậy chào hỏi: “Ta là đại phu hôm qua đã giúp người chữa trị. Người cần chăm sóc bản thân nhiều hơn. Ta kê cho người vài thang thuốc sẽ khỏe lại.”
Người dân phụ khó khăn lên tiếng: “Đa tạ đại phu đã cứu ta và hài nhi. Người là đại ân nhân của gia đình ta.”
Diệp Lâm tay vừa ghi chép vừa trả lời người kia: “Không có gì đây là chuyện ta nên làm. Người cứ nghỉ ngơi ta kê đơn thuốc cho người.”
Hết chương 2 mọi người đọc truyện vui vẻ nhé.