Đã nhiều năm Trường Nam không đổ một trận tuyết lớn như thế, người đi đường lẫn xe cộ đều thưa thớt.
Trong xe mở điều hòa, bật một bài hát tiếng Anh nhẹ nhàng chậm rãi, khác hoàn toàn với khung cảnh trời đông tuyết phủ ngoài kia.
Chung Độ lên xe ngoài câu “Phiền cậu rồi” ra thì không nói gì nữa. Anh không biết giao tiếp, cũng không còn hơi sức để chuyện trò, chỉ biết thầm cảm ơn sự ân cần của thiên sứ nhỏ áo đen này.
Ân cần vì đã không hỏi anh tại sao đêm giao thừa mà một mình ngồi ở chỗ vắng vẻ, không có điện thoại tại sao không bắt xe hay đi bộ nhờ người ta giúp đỡ, mà lại ngồi đờ ra cạnh bờ sông như tên đần.
Trì Viễn Sơn sống hơn ba mươi năm. Y là người thông minh, chỉ cần nhìn là hiểu cái gì không cần thiết hỏi khiến người ta thêm ngột ngạt. Huống hồ chỉ là người xa lạ bèo nước gặp nhau, không việc gì phải tìm tòi cặn kẽ.
Chung Độ nhìn ra ngoài cửa sổ suốt, ánh mắt trống rỗng, sắc mặt cũng rất khó coi.
Cả ngày chưa ăn gì lại còn hứng lạnh lâu vậy, tính ra mấy tiếng rồi anh chưa uống một giọt nước.
Đau đầu, dạ dày cũng kêu gào.
Lúc này, Trì Viễn Sơn chợt lên tiếng: “Nếu anh không sợ tôi là tên biếи ŧɦái hạ độc anh, thì kế bên có nước suối.”
Y gợi câu đùa, cố ý khiến người ngồi kế bên thư giãn đôi chút.
Chung Độ cũng cười, đáp: “Cảm ơn.”
Anh vặn nắp chai uống một hợp, lại hỏi: “Tôi tên Chung Độ, cậu tên gì?”
“Trì Viễn Sơn.”
Viễn Sơn à, hư vô xa tầm với đến ngần nào sao lại từ trời giáng xuống chốn này?
Chung Độ vịn cửa xe, ánh mắt dần mất thần. Anh như vừa thoát khỏi thế giới này trong một phút chốc, mũi giày chưa kịp đặt trên nền tuyết đã rụt về.
Trong xe và ngoài trời chênh lệnh nhiệt độ lớn. Cửa sổ ám hơi sương, ánh đèn đủ sắc màu ngoài kia nhấp nháy thành vầng sáng mông lung như chiêm bao.
Lúc này, tiếng nhạc vẫn đang cất lên:
“Mother, these streets are too cold for me
Mẹ ơi, với con những cung đường này lạnh lẽo biết chừng nào
Im standing by your door
Con đang đứng trước cửa
A plant under each arm
Trong tay là món đồ con trộm lấy
Let me move back in
Hãy cho con về đi
…”
Sau khi để ý lời bài hát, Trì Viễn Sơn nhìn Chung Độ từ gương chiếu hậu, nói: “Nghe radio tình hình giao thông nhé? Còn một lúc nữa mới về thành phố.”
Chung Độ nghe tiếng quay đầu, tỉnh táo lại trong chớp mắt: “Để tôi, cậu nhìn đường đi.”
Thật ra anh thấy giai điệu bài hát khá hay, mới vừa rồi vô thức nghe được bài hát. Bây giờ định thần lại mới nhận ra Trì Viễn Sơn thật chu đáo quá.
Có lẽ là y đoán được gì đó, sợ rằng bài hát sẽ khiến anh buồn bã.
Thực tế thì Chung Độ nào sẽ buồn chỉ vì một bài hát, huống gì trong bài hát này đầy ắp tha thiết. Và anh làm sao còn cảm xúc tha thiết gì với gia đình và mẹ.
Cơ mà, anh nhận được sự ân cần của thiên sứ nhỏ rồi, bèn nói: “Cậu mới nói quán cậu ở đường Vân Đài phải không? Tên gì nhỉ? Dạo này tôi hay đi loanh quanh, lần sau sẽ ghé đến chơi.”
Chung Độ vốn không có chút hứng thú vào với chuyện quán người ta tên gì, chỉ là cực kỳ không muốn nợ ân tình bất kỳ một ai. Anh hỏi thăm tên quán rồi bữa sau mua thứ gì đó hoặc đến tặng quà, ít nhiều cũng xem như cảm ơn người ta đã cứu mình đêm nay.
Mặc dù không cứu thì tốt hơn.
Đôi mắt Trì Viễn Sơn tập trung nhìn phía trước, trong giọng nhuốm ý cười nhạt: “Hay anh đoán thử đi. Chẳng phải anh nói dạo này hay đi loanh quanh à? Có ấn tượng với quán nào không, nhân tiện tôi khảo sát xem quán tôi có hấp dẫn khách hàng chưa đây.”
Trì Viễn Sơn nói dối. Y là kiểu ông chủ chỉ toàn vung tay để đó, mọi chuyện trong quán không tới phiên y lo. Bây giờ lại lấy cớ đơn giản chỉ vì kéo suy nghĩ của Chung Độ đi chỗ khác, không hãm sâu quá vào tâm trạng sẵn có nữa.
“Ừm… để tôi xem…”
Gần đây Chung Độ có đi quanh đó thật. Năm trước đoàn phim vừa quay xong các phân cảnh tại phim trường, qua năm sẽ quay ngoại cảnh ở Trường Nam này. Vừa dịp Tết nên anh cho ekip nghỉ, còn mình đến khảo sát. Trước hết là để làm quen với các điểm quay, xem xem sẽ quay ở bố cục nào; hai là có vài cảnh vẫn chưa quyết định xong xuôi, anh muốn đi loanh quanh thử biết đâu có duyên gặp được nơi nào vừa ý.
Lúc này, anh ngồi trong xe nhìn Trì Viễn Sơn, với ý đồ đoán xem người trước mắt mình đây sẽ là chủ của một cửa tiệm thế nào.
Từ ấn tượng ban đầu, anh cảm thấy đây là một người có phần mâu thuẫn.
Chẳng hạn như mặc đồ đen từ trên xuống dưới, thuộc kiểu diện mạo điển trai cứng cỏi, đôi mày sắc, đường nét cứng cáp, nhưng chỉ sau khoảng thời gian tiếp xúc ít ỏi mà đâu đâu cũng tỏa ra lương thiện và mềm mại.
Giống con nhím.
Anh vừa quan sát biểu cảm của Trì Viễn Sơn vừa nói, hoàn toàn bị hút vào trò chơi giải đố này: “Kể ra thì, đường Vân Đại có nhiều hàng quán đắc sắc thật. Có một studio chụp ảnh, tên gì tôi quên mất rồi, studio chụp ảnh Tần Tang? Studio ấy rất đặc biệt, thợ quay chụp cũng chất lượng, chỉ là… trông cậu không giống nhϊếp ảnh gia.”
“Mà tôi cũng không phải tên Tần Tang kia mà. Tuy Tần Tang đúng thật là bạn tôi.” Trì Viễn Sơn cười.
Chung Độ nhìn nụ cười trên gương mặt Trì Viễn Sơn, có khoảnh khắc nào đó, bỗng mất hồn đầy khó hiểu.
Khoảnh khắc ấy ngắn ngủi đến độ có thể bị lược bỏ, giống ảo giác phần hơn. Dòng suy nghĩ của Chung Độ cũng không bị ngắt ngang: “Ừm… tôi nhớ còn có một hàng gốm rất lạ, phong cách cũng độc đáo. Mà tôi ấn tượng với căn nhà có màu đen trắng kia nhất, dưới trệt là quán trà tên Gột Ưu Phiền, trên là quán bar Quên Ưu Sầu. Tôi có ghé vào uống trà, trong quán có cô gái đến đưa cho tôi thẻ hội viên của quán bar trên lầu, nói bar trên đó cũng là cùng một chủ mở, còn nói anh chủ của họ cực kỳ đẹp trai…”
*”Trà vi địch phiền tử, tửu vi vong ưu quân”, thi nhân Kiên Ngô thời Đường. (Trà là thứ gột rửa ưu phiền, còn rượu là thứ khiến người quên sầu).
Nghe đến đây, Trì Viễn Sơn sờ tai, hơi ngượng ngùng cười cười.
Chung Độ cũng cười, tay vịn trên cửa sổ xe, thong thả mà chắc chắn: “Tôi đoán đúng rồi phải không, ông chủ Trì?”
Trì Viễn Sơn cười thở dài: “Đúng rồi, mà thật ra thì chủ cửa hàng gốm ấy cũng là bạn tôi nốt. Tất cả đều do cùng một người thiết kế, cả con đường có ba hàng, vậy mà anh chọn cả rồi, kì diệu thật.”
Chung Độ cười cười, không phát giác bản thân vừa nói hơi nhiều, hoàn toàn không phải phong cách bản thân.
“Vậy mới nói… Làm sao anh đoán được?” Trì Viễn Sơn tò mò hỏi.
Chung Độ cảm thấy cách thức kinh doanh của quán bar trên lầu và quán trà dưới trệt rất tương đồng với khí chất của Trì Viễn Sơn, mâu thuẫn mà hài hòa.
Anh đã từng ghé quán trà, phong cách bài trí lấy tông màu trắng và màu gỗ thô làm chủ đạo, tô điểm bằng cây xanh hoa lá, trên mỗi chiếc bàn là một kiểu cắm hoa Trung Quốc khác nhau. Ngay khi đặt chân vào quán, hơi thở đầy tự nhiên lập tức bao trùm lấy, tiếng ồn trắng êm trầm như dòng nước xua tan mọi căng thẳng trong não bộ, khiến mọi vị khách mau chóng lắng lòng và thư giãn.
Mặc dù anh chưa lên bar, song từ bề ngoài nhìn vào cũng thừa biết nó mang phong cách hoàn toàn khác biệt với quán trà.
Huống hồ cho dù phong cách thống nhất, một quán trà phẳng lặng và một quán bar định sẵn không quá yên tĩnh chắc hẳn không hề ăn khớp với nhau. Thế nhưng Trì Viễn Sơn đặt tên quán trà là “Gột Ưu Phiền”, quán bar lại đặt là “Quên Ưu Sầu”, và sự liên kết của cả hai bắt đầu đầy lạ kỳ.
Một là quán trà tĩnh lặng, một là quán bar náo nhiệt; một gột rửa phiền lo, một khiến nhân loại quên sầu vương, bản chất đều là chốn bồng lai tiên cảnh.
Bao nhiêu suy nghĩ trong đầu thốt ra khỏi miệng chỉ còn vỏn vẹn vài chữ: “Cảm giác thôi, mâu thuẫn nhưng lại hài hòa.”
Trì Viễn Sơn không bất ngờ trước câu trả lời của Chung Độ. Sau một chút thời gian tiếp xúc với anh, trừ hương vị băng giá cảm nhận được trên người này, y còn có cảm giác đây là một con người sâu xa, không dễ gì đo dò đến tận cùng.
Giống giếng sâu.
Nhìn xuống là vực đen không lối thoát, ngẩng đầu lại nhìn thấy được đôi mắt của chính mình.
Y buột miệng khơi câu đùa: “Có vẻ triết học quá ta.”
Chung Độ cười không đáp.
Điện thoại reo chuông, Trì Viễn Sơn tiện tay bật loa ngoài. Vì người gọi đến là Nghiêm Tùng Thanh, chắc chắn gọi hỏi y đã đến chưa, có gì đâu mà phải tránh né.
Chung Độ hạ âm lượng giúp y, tay còn chưa kịp buông xuống trong điện thoại đã vang một giọng nam đầy năng lượng: “Anh! Anh tới chưa? Nguyên đám đang chờ anh đó, đói sảng hết chịu nổi tới nơi rồi.”
Nghiêm Tùng Thanh vừa mở miệng là bắn liên thanh không ngừng nghỉ. Trì Viễn Sơn vội ngắt lời: “Ngưng ngưng ngưng, đói thì cậu với mọi người ăn trước đi. Đừng chờ anh, đường tuyết không khó đi lắm.”
Bên kia điện thoại có giọng nói khác vọng vào: “Ai chờ ông anh trời, người ta chờ rượu đó.”
Trì Viễn Sơn cười: “Mẹ, cần hâm gì thì hâm lẹ đi, sắp tới rồi.”
Cúp máy, âm lượng đã bật nhỏ nên cả xe chìm vào im ắng.
Sự tương phản rõ rệt này khiến Trì Viễn Sơn khó chịu đến khó hiểu. Cảm giác tĩnh lặng đột ngột như kéo y vào thế giới của Chung Độ, một vùng băng tuyết lạnh lẽo.
Thoáng lia mắt nhìn người ngồi kế bên, Trì Viễn Sơn chợt nghĩ đêm nay người này thật sự cần đôi chút khói lửa sưởi tan giá băng khắp cơ thể.
Sau nửa phút suy xét lời mời có quá đường đột hay không, cuối cùng, Trì Viễn Sơn vẫn hỏi khỏi miệng: “Đã ở khách sạn thì chắc anh không phải người ở đây nhỉ? Hay là tối nay ghé quán tôi ăn chút gì nhé? Mấy người họ gói sủi cảo, sau cốp xe tôi có rượu bọn tôi tự ủ nữa.”
Lời mời chân thành và cụ thể, không hề mang ý khách sáo hay giả tạo. Chung Độ ngạc nhiên nhìn sang.
Bao nhiêu năm rồi anh không có lấy một cái Tết đúng nghĩa. Thuở bé không hiểu vì sao mọi gia đình ngoài kia lại rộn ràng đến vậy, sao lũ trẻ kia lại vui vẻ nhường ấy. Trưởng thành rồi mới dần chết lặng, người ta về nhà đón Tết còn anh mua đại một tấm vé máy bay, tìm một nơi lang thang bất định hệt hôm nay.
Trong mấy năm làm việc qua cả đoàn phim chỉ có mình anh ở lại. Năm nào câu nghe nhiều nhất cũng là Tạ Tư Vĩ nói: “Thầy Chung, hay là năm nay em không về ở lại với thầy?”
Tạ Tư Vĩ hiểu rõ Chung Độ biết, nếu mời Chung Độ về nhà ăn Tết chắc hắn anh sẽ không đồng ý. Mới đầu còn từng hỏi, chứ về sau này không nhắc tới nữa.
Hồi đó lời mời của Tạ Tư Vĩ cũng chỉ đơn giản chung chung: “Thầy Chung, hay là thầy về ăn nhà em ăn Tết đi.”
Giờ phút này lời mời của Trì Viễn Sơn lại cụ thể như thế. Vài ba câu chữ ngắn ngủi cũng đủ khiến Chung Độ tưởng tượng ra hương sủi cảo nóng hôi hổi và vị thơm nồng của rượu tự ủ.
Lời mời quá sức hấp dẫn với cái bụng đói đang kêu réo của Chung Độ. Nếu giọng điệu người mời Trì Viễn Sơn mà thêm yếu tố dè dặt chân thành nữa, chắc chắn không ai nỡ chối từ.
Thậm chí y còn nhẹ nhàng tìm cách giải thích hợp lý thay cho đủ thứ bất hợp lý của Chung Độ: Bởi vì không phải người ở đây nên giao thừa mới một mình cô đơn.
Dù có được cân nhắc cẩn thận trước khi nói ra không, chí ít bề ngoài đây là một lời giải thích có vẻ thể diện.
Không hiểu sao Chung Độ muốn đồng ý, đến độ phớt lờ bầu không khí náo nhiệt toát ra từ điện thoại, phớt lờ một người như anh sẽ lạc loài trong không gian như vậy, và quên luôn cả bản thân mình là kẻ chỉ thấy bầu khí đón Tết trên phố đã không chịu nổi muốn trốn chạy.
Có lẽ vì khoảng lặng hơi dài, Trì Viễn Sơn bổ sung: “Không có người lớn đâu, chỉ có mấy người bạn với nhân viên không về quê thôi. Có cả nhϊếp ảnh gia tên Tần Tang anh vừa nhắc đấy, Tông Dã chủ hàng gốm, Yến Tiếu Ngữ người đưa thẻ hội viên cho anh, à người vừa gọi điện cho tôi là Nghiêm Tùng Thanh. Là quản lý thường trực của bar trên lầu, tính xởi lởi nhiệt tình lắm. Thanh niên với nhau cả, anh đừng khách sáo quá.”
Trì Viễn Sơn không hề ý thức mình vừa thao thao bất tuyệt thiếu điều giới thiệu cả đám người đang chờ trong quán cho Chung Độ, để sự ồn ã sôi nổi của họ hòa tan bớt nỗi cô độc và lạnh lẽo trong anh.
Còn vì sao lại một hai phải quan tâm người lạ mới quen đêm nay có cô độc hay không. Trì Viễn Sơn quy hết tại ảnh hưởng của thời gian địa điểm đặc biệt, cũng đổ hết tại sức hấp dẫn bí ẩn của Chung Độ, chỉ riêng phần mình là không tìm lý do.
Chung Độ nhìn Trì Viễn Sơn đang thao thao bất tuyệt, cuối cùng cũng không từ chối. Anh chật vật nghe theo tiếng lòng mình: “Vậy làm phiền cậu.”
Vào một đêm giao thừa ông trời như thể muốn trêu ngươi nhân loại, Chung Độ cũng bỗng muốn trêu đùa ông trời ấy thử.
Người trải sẵn lối đi và sắp đặt cuộc đời này. Tôi đã luôn chấp nhận đến tận hôm nay, giờ phút này, tôi muốn thoát khỏi quỹ đạo xem liệu mọi thứ sẽ đến đâu.
Tác giả có lời muốn nói:
Trích dẫn từ ca khúc: Parenting Never Ends – Hello Saferide.