1
Ngoãn bị thương khi Đồng Dù quân ta hoàn toàn làm chủ. Anh vừa cập rập đào được cái hố chui lọt người thì không trung rít lên khủng khϊếp. Không biết bao nhiêu là máy bay của địch ào ào trút bom, bắn rốc két. Anh bị vò đến nhàu nát trước khi mê man bất tỉnh. Nhưng té ra con người ta cũng không dễ gì chết. Anh hồi tỉnh. Thấy người bị đè cứng. Ngột thở. Anh cố cử động. Đúng là anh chưa chết. Chết cũng chẳng sao. Nhưng không chừng địch chiếm lại Đồng Dù - anh sẽ bị bắt sống. Anh lắc. Đất đá đè anh xuống. Chả lẽ không có người nào ở đây? “Có ai cứu tôi với”. Không có tiếng trả lời. Vậy là chỉ còn mình thôi. Mình bị vùi lấp trong đất nên không ai biết. Quân mình rút hết rồi. Đất quanh Ngoãn đang dãn ra. Lưng anh đau nhói. Nặng ghê gớm. Cố sức, Ngoãn ưỡn người hất mạnh. Thì ra là một tảng đá. Tảng đá trật ra bên cạnh, mông của Ngoãn nhú lên. Lắc đầu, vuốt mặt, phía trước anh lố nhố những bóng người. Thằng địch. Đúng là thằng địch đang tổ chức tấn công lấy lại trận địa đã mất.
Ngoãn lóp ngóp ngồi dậy. Không chạy được nhưng có thể bò. Anh lết lê về phía những lùm cây sau lưng. Chợt có hai ba chiến sĩ của ta cũng từ những bụi cây đó chạy ra.
Họ nói gì đó. Miệng hấp háy. Anh không nghe được. Ngoãn chỉ vào tai mình ra hiệu. Ngoãn thấy ba người lính nhìn nhau. Họ nói, họ cười. Răng trắng loá. Một người trong số đó ngồi xuống chìa lưng cho Ngoãn bấu vào. Hai người kia xốc Ngoãn lên. Mũi, tai, răng, mắt của Ngoãn đều tứa máu. Máu nhỏ giọt. Máu chảy thành dòng tưới trên lưng người lính. Hai người kia tháo ba lô lấy khăn quấn vào đầu Ngoãn. Chiếc khăn đẫm máu. Mấy ngày ở viện, Ngoãn mới biết ba đồng chí đã cứu anh là lính thông tin. Họ đi rải dây chuẩn bị tiếp cho trận đánh địch phản kích. Người anh ê ẩm nhưng sờ nắn không có mảnh bom đạn nào. Anh bị sức ép. Có chín mươi người y như anh vào viện. Một tuần sau, hai tai anh vẫn còn chảy máu. Anh đã nghe được dù chưa thật rõ tiếng nói tiếng cười. Cô y sĩ thỉnh thoảng còn hát và hỏi anh có biết cô đang làm gì không?
Nằm được một tháng, Ngoãn nghe tin sư đoàn đang huấn luyện nước rút và rục rịch chuẩn bị đi đánh đâu đó. Anh cũng nhận được tin tiểu đoàn trưởng của anh lên giữ chức trung đoàn trưởng." Chính trị viên hy sinh rồi, không biết ai lên thay. Đại đội trưởng bị thương nặng. Anh thì đang nằm đây. Hiện giờ, may lắm cả đại đội còn mười lăm tay súng. Tất nhiên, đâu sẽ vào đấy. Trước một chiến dịch, quân sẽ được bổ sung. Cán bộ sẽ được sắp xếp ổn định. Vậy mà vào bệnh viện bỗng dưng anh cảm thấy buồn nản. Và tệ hại nhất là đã có lúc nghĩ đến chuyện chuồn về hậu phương. Thương binh, thôi thì đủ các thứ chuyện. Tếu táo. Bi quan. Tầm bậy. Chỉ trích cán bộ. Nghe mà ớn, mà nẫu cả ruột. Có lẽ anh không trốn về hậu phương là do danh dự mà thôi. Hôm nay, kiểm tra lại sức khoẻ, Ngoãn thấy có thể xin ra viện.
- Chán bọn em rồi phải không? - Cô y sĩ chữa các vết thương cho anh nói thế.
- Em không thấy cả nước đang rầm rầm rộ rộ ra quân đấy sao? Đằng nào chả phải về đơn vị. Đằng nào lại chả đi đánh nhau. Đã vậy thì về sớm ngày nào hay ngày ấy. Về còn lo việc đại đội.
- Đùa anh chút vậy thôi. Thủ trưởng em đồng ý rồi. Sáng mai em sẽ tiễn anh.
2
Đi được một đoạn, Ngoãn mới biết đường từ đây về đại đội còn xa lắc. Và anh cũng nhận ra việc anh thoát ra khỏi viện là đúng. Dọc các lối về sư đoàn, bộ đội mới, cũ ùn ùn. Ai chứ những người đã tham gia chiến đấu, nhìn cảnh tượng, biết ngay những ngày, sắp tới chuyện gì sẽ xảy ra.
- Này! Anh bạn đi về đâu thế?
Một người lính sàn sàn tuổi Ngoãn lưng trĩu chiếc ba lô, vác súng AK đi trong một tốp bộ đội, hỏi Ngoãn.
- Về c10 - d9 đây!
- Quân bổ sung à?
- Phải, quân bổ sung.
- Hay lắm. Tất cả anh em ở đây đều về c10 - d9. Bỉnh đâu? - Anh ta gọi và vẫy tay một chiến sĩ trong đoàn - Đồng chí mang hộ cho chiến sĩ Bỉnh khẩu súng này nhé. Khổ, vừa mới ở miền Bắc vào, chưa quen gian khổ. Đi đứng ậm ạch quá.
- Được thôi. - Ngoãn nhận khẩu AK từ chiến sĩ nọ thầm nghĩ. Tướng mạo tay này khéo về làm chỉ huy đại đội. Không biết chuyển từ đơn vị nào đến mà hách thế.
- Anh tên là gì?
- Mình là Sáng.
- Ở đơn vị nào về?
- Cũng sư đoàn này thôi. Này mấy bố trẻ. Bước rảo lên về đại đội còn kịp cơm trưa chứ.
Anh ta phăm phăm bước lên, ý chừng không muốn nói chuyện với Ngoãn. Đúng là cán bộ đại đội rồi. Không biết về làm đại đội trưởng hay chính trị viên?
Từ đó, anh lặng lẽ đi lặng lẽ quan sát. Trưa. Họ về đến doanh trại. Ngoãn mang súng tìm Sáng để trả. Quả nhiên, trên bộ bàn ghế tự tạo bằng tre nứa của lính ta ở nhà chỉ huy, Sáng đang ngồi hý hoáy viết gì đó.
- Em đem súng cho thủ trưởng đây.
- Được, chú mày khá lắm. Này, thích xuống trung đội choảng nhau, hay ở luôn trên này làm liên lạc. Chú mày vừa siêng vừa đẹp trai. Cho chú quyền chọn đây.
- Em không thích xuống trung đội. Em thích ở đây nhưng là làm thủ trưởng chứ không ưng làm liên lạc.
- Kìa. Thằng này láo. Lính tráng mà ăn nói thế hả? Chưa làm lính đã tính làm quan.
- Tại sao thủ trưởng bảo em chưa làm lính. Sáu năm có dư rồi đấy.
Tận lúc ấy, Sáng mới săm soi Ngoãn một cách kỹ càng. Thôi chết. Có khi mình nhầm. Nhìn kỹ, hắn cũng cùng tuổi chứ không phải oắt con như mình tưởng.
- Này xin lỗi. Rất xin lỗi. ông là cán bộ của đại đội cũ ở đây phải không?
- Có gì mà xin lỗi. Được ông coi là những người lính trơn, tôi mừng suốt cả buổi sáng nay. Vác thêm khẩu súng ông giao cứ nhẹ bâng. Chứng tỏ trông tôi còn trẻ và khéo trai hơn ông nữa phải không? Thôi thế này, ông bao nhiêu tuổi, nói đi để ta còn xưng hô với nhau.
- Hai lăm. Chắc ông ít hơn tôi.
- Hai tám rồi đấy. Ông phải gọi tôi bằng anh nhé. Trước khi đi viện, tôi đã là đại đội phó. Còn bây giờ có thể lên hoặc xuống. Còn ông? Trên bổ ông về đây làm cái gì đấy.
Chính trị viên.
- Hỏng. Ông phải làm anh quân sự mới hợp. Như thế chắc tôi vẫn là đại đội phó. Mà có khi là trưởng. Vừa rồi có mắc khuyết điểm gì đâu. Định nổi nóng lúc ông giao vác AK, nhưng kìm lại được. Nói thật với ông, từ ngày vào bộ đội đến giờ “rèn” mãi mới được thế. Hồi ở nhà tính tôi nóng như lửa.
- Ôi, thế không khéo cấp trên còn nhấc ông lên tiểu đoàn hoặc trung đoàn ấy chớ. Chắc gì đã ở đây với bọn mình.
- Chuyện đó thì không đâu. Lý lịch nhà tôi lôi thôi lắm. Trên đếch cất nhắc những người có lý lịch phức tạp.
Thật ra, cả ba anh em Ngoãn đều không biết ông nội của mình. Ông mất từ hồi mới ba mươi chín tuổi. Hình ảnh của ông chỉ được lưu lại trong lời kể của bố mẹ. Nhưng cái tội “con cháu lý trưởng” thì ba anh em lĩnh đủ. Lĩnh từ khi khai cái lý lịch đầu tiên để bước vào đời. Anh là con cả trong nhà nên sớm nhận ra sự bất công vô lý ấy. Nhiều lúc anh tức uất lên. Cháu lý trưởng ư? Nhà cửa tiền tài đâu chẳng thấy. Được ngôi nhà cũng bán thốc bán tháo đi rồi. Năm con người chui lủi vào ngôi nhà toen hoẻn. Cơm bữa có, bữa không. Hai đứa em mỗi lần khóc đòi ăn, mẹ lại dỗ: “Nằm xuống ngủ đi. Nào, mẹ ru. Ngủ là quên được đói...”. Trời ơi, ngủ làm sao khi bụng dạ cứ rổng roảng kêu eo ẻo. Quần áo ư? ôi thôi là quần áo. Anh còn có được một bộ quần dài, cất đấy, để phòng có lúc đám cưới, vui chơi đâu đó. Chứ hai đứa em chỉ độc cái quần đùi và cái áo nhằng nhịt những mảnh vá. Cũng chẳng còn ai hơi sức đâu chú ý đến ăn mặc của chúng. Rách áo, rách quần, về nhà chẳng những không ai vá mà có thể bị bố đánh. Cũng có khi anh cho chúng vài bạt tai vì anh nghĩ chúng chơi đùa giằng xé với đám trẻ lối xóm. Chúng buộc túm, buộc tụm chỗ rách bằng các thứ dây nhợ trông vừa buồn cười, vừa ứa nước mắt. Chúng cũng đã bát đầu thấy tủi, thấy ngượng rồi đấy. Mưa ướt, hoặc phải giặt cái quần cái áo rách rưới ấy, chúng phải chui vào buồng chờ khô. Nếu anh hoặc bố sai đi đâu chúng phải mượn quần của mẹ. Trông thật não lòng, chẳng còn thể thống gì. Biết làm sao được. Chúng còn bé quát. Bố nghiện thuốc phiện phá gia chi tử. Gánh nặng gia đình đè lên vai anh và mẹ. Không được đi học, làm việc quá. sức, ăn mặc không ra gì, lại bị mắng chửi luôn, anh tức điên, trút giận lên hai đứa. Hai thằng em có thể còn bé không nhớ chứ anh - quên sao được. Cái hôm chuyển nhà mới cám cảnh. Kéo nhau ra khỏi chỗ ở của ông bà, để chui vào nơi như cái chuột ở một làng khác. Gọi là chuyển nhà nhưng thực ra không có gì để chuyển. Cái nồi, cái niêu, thậm chí cái bát trước đó cũng đã rủ nhau đi tìm hơi thuốc phiện rồi. Buồn não nề là buổi sáng hôm ấy. Cả nhà nhịn đói. Gạo không có, mà có, lấy gì để nấu. Lại chờ mẹ thôi. Chiều đó, mẹ mới đi về. Mẹ đi cấy hộ nhà người ta. Họ mời cơm. Mẹ mang suất cơm về cho cả nhà. Thê thảm là thế.
Vậy đấy! Thế mà khi xếp loại thành phần, chính quyền lại chiếu cố cho gia đình anh ở mức trung nông. Chia quả thực, cả nhà được một cái cối đá. Không biết nhà anh sẽ làm gì với nó nhưng mà cứ phải vui vẻ lên, nhanh chân đến nhận ngay. Chê hả? Không tư tưởng địa chủ cũng phản động. Coi chừng. Năm ấy, Ngoãn đang tuổi mười bảy mười tám gì đó. Không ai trong nhà nhớ được tháng sinh năm đẻ của ba anh em. Bố thì còn nhớ gì ngoài thuốc phiện. Mẹ loay hoay đủ thứ, cốt sao một ngày có bữa ăn cho cả nhà. Vì bữa ăn đó, mẹ làm ngày làm đêm. Lúc ở ruộng. Lúc lên rừng. Lúc ra chợ. Lúc xuống đồng chiêm mò cua bắt ốc. Anh lẽo đẽo theo mẹ, giúp mẹ. Đi làm vất vả nhưng còn có niềm vui. Ở nhà luôn bị bố đánh mắng. Trong anh, bắt đầu nhen nhóm một cái gì đó của lòng tự trọng. Thanh niên trong xóm dạo này phớn phỏ đi học bổ túc, họp hành, ca hát. Mình cũng là người sao thua thiệt quá. Anh sớm ý thức ràng, trước sau anh cũng phải là cái trụ chính của ngôi nhà. Hai thằng em chưa thể xoay xỏ được đồng tiền bát gạo. Cho chúng đi học. Không đi học cũng chẳng làm gì. Để chúng lêu lổng ban bè sẽ cho là mình kém cỏi. Cái nghèo khó của nhà anh so với các nhà khác là ở chỗ bố phá quá. Bố không đi làm cũng đươc nhưng không được hút thuốc phiện. Rượu bố cũng từ dần đi. Có thì uống, không thì thôi. Không vì rượu mà đập phá tan nát nhà cửa, ăn uống cũng vậy. Phải đồng hoà với gia đình. Không có chuyện ăn cơm riêng, thức ăn riêng. Mẹ nữa, mẹ không được chiều bố quá, làm hư bố... Đây thực sự là những điều anh đã giác ngộ ra, hoặc bạn bè xã hội đã tác động đến anh. Nhưng anh chỉ nghĩ thế chứ đâu dám nói. Nói ư? Bố cho ra bã.
3
Lại nhớ những ngày sắp đi nhập ngũ...
Nhà Ngoãn xưa nay vắng khách lắm. Bố anh khó tính thế, ai muốn đến. Nhà anh nuôi con chó săn - con Cọc Vện. Gọi con Cọc vì nó cụt đuôi. Con Cọc cũng là lý do để bà con xa cách nhà Ngoãn. Ai đó mới lai vãng ở đầu ngõ, nó đã sủa váng lên, phóng ra nhảy chồm lên hồng hộc. Nó chưa cắn ai nhưng nó có cách làm người ta chết khϊếp... Vậy mà những ngày này, bà con lối xóm coi khinh cả con Cọc, tấp nập đến nhà Ngoãn hỏi thăm chúc tụng. Thanh niên nam nữ đến chơi tận khuya. Họ cũng chẳng sợ ông Ngoãn mắng gắt, cứ ồn ã hát hò, kể chuyện ầm ĩ.
Hôm đó, cô Hân cạnh nhà Ngoãn cũng có mặt trong đám bạn bè. Cô chưa một lần nào bước vào nhà Ngoãn. Vậy mà hôm nay, khi mọi người đã rối rít kéo nhau ra về cô vẫn còn dùng dằng nán lại dúi vào tay Ngoãn chiếc đồng hồ. “Kỷ niệm anh đấy, đi rồi đừng quên cái xóm nhỏ này nhá...”. Cô ù chạy ra khỏi cổng. Anh ngơ ngác một hồi lâu. Chao! Một chiếc đồng hồ đâu phải ít tiền. Ở nông thôn, phải là cán bộ gì đó mới có đồng hổ đeo. Hân có gia đình ở tĩnh. Bố làm cán bộ, mẹ ở quê với nghề đan len và làm nón lá. Nhà cô vào loại được mọi bề. Kinh tế khá. Bố là người nhà nước. Mẹ không chân lấm tay bùn. Hân vừa xinh vừa giỏi giang đồng ruộng, tính tình nhu mỳ, ít nói. Anh thích Hân, nhưng cũng chỉ là yêu thầm nhớ trộm. Anh bị mọi mặc cảm bủa vây khi nghĩ đến Hân. Vậy mà ngày mai anh lên đường, Hân lại mang tặng anh cả chiếc đồng hồ. Chắc phải có ý gì đây? Nghĩ thế, Ngoãn lâng lâng sung sướиɠ, không thể chợp mắt. Anh biết ơn việc anh được vào bộ đội biết bao nhiêu. Anh cám ơn số phân biết bao nhiêu. Lấy được Hân, anh rõ là chuột sa chĩnh gạo.
Chỉ một năm sau, đơn vị cho nghỉ phép, đêm đầu tiên về nhà, anh đã tìm đến Hân nói ngay ý định của mình. “Anh yêu em, muốn chúng mình là vợ chồng”. “ấy chết, sao anh vội thế, còn phải hỏi bố mẹ họ hàng xem sao đã chớ!” “Cái đó anh lo.” Ngoãn tự tin, thấy tình duyên của anh và Hân không thể nào khác. Họ hàng hai bên không ai phản đối. Cuộc hôn nhân có thành hay không phụ thuộc rất nhiều vào ông Ngoãn. Khi được hỏi, ông Ngoãn gật đầu ngay. Ông là bố của một anh bộ đội. vả lại, nhà Hân ngay bên cạnh. Hân đẹp người, đẹp nết, chăm làm. Gia đình Hân là già đình danh giá. Không nhận một cô con dâu như vậy có là người điên. Cuối đợt phép, bà Ngoãn cũng đã lo được một lễ ăn hỏi. Một chiếc thủ lợn, mười cái đánh đa, mười cái đánh ít, một lít rượu. Bên nhà gái tiếp nhận với niềm vui tràn trề. Kỳ nghỉ phép thứ hai của Ngoãn, một lễ cưới tưng bừng đã diễn ra tại nhà anh. Hân và Ngoãn thành vợ thành chồng.
4
Buổi chiều hôm đó, Ngoãn và Sáng được gọi lên trung đoàn bộ. Trung đoàn trưởng Nguyễn Quỳ bảo họ nhanh chóng bản giao công việc đại đội, lên trung đoàn nhận nhiệm vụ mới.
Hôm sau, Ngoãn được bổ nhiệm làm tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 9, chưa có tiểu đoàn trưởng. Đây là một trong những tiểu đoàn có nhiều khó khăn về lực lượng. Nơi đứng chân của tiểu đoàn cũng nguy hiểm hơn những tiểu đoàn khác. Sáng cũng được phán vể Tiểu đoàn 9, giữ chức chính trị viên. Ngoãn bàn với Sáng:
- Tôi nghe các trinh sát bảo ở phía tây con đường lên rừng Lim, rẽ về doanh trại ta, thỉnh thoảng có bọn thám báo lai vãng. Ông ở nhà. Tôi dẫn tổ trinh sát rình ngoài đó. Chí ít chộp lấy một đứa xem nó định làm gì mình.
- Phải báo trung đoàn ông ạ! Việc êm không sao, có chuyện gì trục trặc ông Quỳ cạo trọc đầu đấy.
- Cái thú nhà chính trị các ông là hay cẩn thận quá. Đã làm là phải được chớ, trục trặc quái nào được. Sợ là sợ chính ủy Lê nhà ông. Chứ ông Quỳ, khỏi lo.
Hôm sau, Ngoãn và Toản đi. Hai “thầy trò" hợp với nhau lắm. Anh nào cũng thích mạo hiểm. Họ bàn nhau nếu bọn địch đông thì chỉ theo dõi. Nếu chúng một hai thằng thì túm một đứa. Ngoãn mang súng ngắn. Toản giắt thủ pháo và lựu đạn đầy thắt lưng. Họ hợp đồng với nhau là không để xảy ra tiếng động. Lộ, cả khu vực đóng quân sẽ gay go. Sư đoàn, trung đoàn trị bằng chết chứ chẳng tha. Hôm đầu tiên, họ có mặt từ tò mờ sáng cho đến chiều chập choạng, chả thấy địch động cựa gì. Hôm sau. Ngoãn và Toản đi nữa. Lần này, cả hai suýt thành tù binh của bọn thám báo. Chúng nó dẫm cây dầm cỏ rầm rầm ngay nơi Ngoãn và Toản nấp. Cả chục đứa chứ không ít. Đứa nào cũng súng ống nai nịt. Thằng đi đầu hít hà gì đó rồi dừng lại bảo: “Sao có mùi thuốc rê của Việt cộng?”. Cả bọn dãn ra thành thế bao vây. Mẹ chúng nó, có ai hút thuốc đâu cơ chớ. Nếu nó lùng sục tìm kiếm thì Ngoãn và Toản toi đời rồi. Nhưng một thằng trong tốp bảo: “Mũi mày thế nào. Lấy đâu ra mùi thuốc rê. Mùi cỏ thì có”. Chúng cười hô hố với nhau rồi bỏ đi. Chính là cái thằng nói không có mùi thuốc rê ấy nấn ná ở lại. Lúc đầu, Ngoãn không hiểu vì sao. Hay nói vậy nhưng hắn nghi có bộ đội. Bốn con mắt từ nơi ẩn nấp không bỏ sót một hành động nào của nó. Nó đi xích vào mé trong con đường mòn. Hắn tụt quần ngồi xuống. À, té ra hắn là thủ phạm của cái mùi vớ vẩn kia. “Hắn ị” Toản nói nhỏ vào tai Ngoãn. “Biết rồi. Để bọn kia đi xa thêm. Phải bắt sống bằng được thằng này nghe chưa?”. Ngoãn bàn thêm với Toản một số việc cần làm. Thằng thám báo đứng dậy mặc quần. Ngoãn và Toản cũng đã tiếp cận gần nó lắm rồi. Bất thần, Ngoãn vụt tới ôm chăt nó quật ngửa ra. Hắn vừa ớ lên chưa hết một âm đã bị Toản tống cả nắm đấm vào miệng. Thằng thám báo mắt trợn ngược, trắng dã. Cả nắm đấm của Toản lọt vào miệng hắn, không rút ra được. Thằng thám báo có lẽ đau đớn lắm. Nước mắt túa ra giàn giụa. Toản cũng rêи ɾỉ vì đau. Cả hai cứ phải dính nhau như thế. Về trạm phẫu sư đoàn, các bác sĩ phải cắt mở hai bên má thằng thám báo và tháo thêm hai cái răng của nó, Toản mới rút tay ra được. Thằng thám báo mấy ngày sau vẫn ú ớ không nói thành lời.
Việc họ bắt thám báo không được khen mà có nguy cơ trung đoàn sẽ kỷ luật. Trưởng ban tuyên huấn trung đoàn bảo, tình hình hiện nay phải hết sức giữ bí mật. Làm thế là “Lạy ông tôi ở bụi này”, không chỉ tiểu đoàn mà cả trung đoàn cũng đang tính phải di chuyển.
- Mẹ, trung đoàn cách cả ngày đường mà các bố sợ. - Ngoãn phàn nàn với Sáng.
- Không chỉ chuyện ấy đâu. Họ còn nói phải trị ông và thằng Toản tội đối xử không đúng chính sách tù binh.
- Đúng là các bố chỉ ngồi phán, chẳng biết gì. Có ai muốn thế đâu. Thằng Toản sợ nó kêu, phải bịt miệng nó lại. Nhưng tình huống cấp bách, trót mạnh tay. Tay nó cũng đầy sẹo, đầy máu chớ sung sướиɠ nỗi gì. Mẹ, mình thì không thương, đi thương cái thằng thám báo.
Chuông điện thoại đổ giồn. Sáng cầm ống nghe ‘Vâng vâng dạ dạ” một chặp. Bỏ máy xuống, anh quay qua Ngoãn:
- Căng thẳng. Ông Lê bảo tiểu đoàn phải di chuyển đến vị trí mới.
- Mẹ, các ông ấy cứ hay làm khổ lính. Bắt một thằng thám báo xa doanh trại cả buổi đường, mắc gì mà các ông sợ thế. Không khéo ở đây thì không việc gì, chuyển đến chỗ mới lại ăn bom. Nào để tôi nói vối ông Lê. Sáng chồm lên ngăn Ngoãn lại, nhưng Ngoãn đã sùng sục nói một thôi một hồi với Lê.
- Xong rồi. - Bỏ máy xuồng mặt Ngoãn đỏ bừng. - Trên không chịu nổi tôi nữa. Giao lại mọi việc cho ông. Muốn chuyển muốn ở gì đó tuỳ. Tôi lên trung đoàn.
- Lên làm gì vậy? Kỷ luật à? - Sáng nói giọng chua xót - Tính ông ốc quá đi. Đang yên đang lành tự nhiên chuốc vạ vào người.
- Kệ bố nó chứ. Mà mắc gì mặt mày ông cứ như người đưa đám vậy. Ông tưởng tôi buồn sao? Buồn cái con khỉ. Mệt lắm rồi. Các ông kỷ luật càng tốt chứ sao? Lên trung đoàn phọt phẹt làm cái chân trợ lý, lại chả sướиɠ bằng giời. Thương là thương các ông ấy.
- Ai thay ông? - Sáng hỏi.
- Anh Mẫn. Anh Mẫn được đấy, tính điềm đạm chịu nghe cấp trên. Ông yên tâm đi.
Mẫn là đại đội trưởng Đại đội 10. Ấy, đời lính lại có lúc may là thế. Bữa đó, Ngoãn đã đi chào khắp lượt cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn 9 để về trung đoàn thì lại nhận được điện của trung đoàn trựởng Nguyễn Quỳ:
- Anh Ngoãn, trên này cũng chưa bố trí được việc gì cho anh đâu. Anh có thể tranh thủ về phép ít ngày. Sau hẵng hay.
Trời ạ! Thế thì sướиɠ còn gì bằng. Thay vì tốc thẳng một mạch lên trung đoàn, anh vác ba lô về nhà. Đời lính thật hiếm khi có những niềm vui như thế. Lần trước, anh cưới vợ được ít ngày rồi đi ngay. Từ dạo đó đến giờ, Hân của anh vẫn viết thư đều đều. Hai thằng em thỉnh thoảng cũng có thư. Nhưng hình như ở nhà có chuyện gì đó chẳng lành mà không ai nói thẳng ra. Thời kỳ mới vào bộ đội, anh chăm viết thư lắm nhưng nghĩ lại: làm thằng lính đừng nên viết thư nhiều. Đi đánh nhau, di chuyển, nằm viện... liên miên. Có phải lúc nào cũng viết được thư đâu. Mà không viết, ở nhà sẽ suy ra bao nhiêu chuyện đau lòng, ấy là chưa kể các trường hợp rủi ro... cho nên tốt nhất là tạo một thói quen: Không viết thư.
5
Cả Ngoãn về nhà. Mọi sự nghe chừng, êm đẹp. Ngày đầu thoả thuê hú hí với vợ. Ngày thứ hai, thứ ba, vẫn thế. Cho đến gần hôm anh trả phép bố anh mới gọi hai vợ chồng tới.
- Anh cả nghe đây. Gần một năm quá, anh cưới vợ. Anh đi biệt tăm. Để vợ anh ở nhà. Chắc anh cũng cần biết vợ anh là thế nào chớ?
- Chuyện gì vậy bố?
- Có chuyện đấy anh a! Tính bố, anh biết rồi, cái gì cũng phải ngang bằng sổ thẳng. Về cái việc làm lụng không ai dám chê vợ anh. Nhưng cái quan hệ trai gái, bố nói thật, làng xóm người ta đang xì xèo với nhau đấy. Người ta bảo vợ anh không được chung tình với anh đâu. Gái đã có chồng mắc chi đến ăn uống ở nhà đàn ông. Gái có chồng hà có gì để khăn áo ở nhà giai. Lại còn tối tối đến nhà người ta chơi bài, xô đẩy, đυ.ng chạm nhau. Cái thứ đàn bà có chồng mà như thế là bỏ đi. Lại còn nói dối bố mẹ chồng là đi học bổ túc văn hoá, kỳ thực là kiếm cớ để hú hí với nhau ở nhà Nhiêu Trường.
Hân nghe mà giật mình thon thót. Mặt cô cứ tái dần cho đến khi tràn nước mắt.
- Thế sao bố không nói với nhà con những lúc như thế?
- Tôi không nói mà đã mang tiếng với thiên hạ là người xấu tính, xấu nết anh ạ. Lẽ ra tôi không phải để ý những chuyện đó. Nhưng anh là con của tôi, lại đi bộ đội. Nếu có chuyện gì thì người ta bôi tro trát trấu vào mặt tôi; bôi tro trát trấu vào mặt anh. Bây giờ, anh về rồi. Có cả vợ anh đây. Tôi giao cho anh. Từ nay, anh lo liệu. Tôi không còn trách nhiệm nữa. Có việc chi là anh chịu. Anh nghe rõ chưa?
- Vâng để con xem cụ thể thế nào?
Cả Ngoãn nhăn mặt nhăn mũi. Anh bị bất ngờ, anh hoang mang. Anh chưa biết sự thể ra sao? Bố anh nói vậy mà Hân chỉ khóc thút thít là nghĩa làm sao? Nếu oan uổng cô phải giãy lên chứ? Mà nữa, mối quan hẹ giữa vợ anh với Nhiêu Trường là như thế nào? Đến mức nào?
Tối hôm đó, hai vợ chồng lên giường sớm. Buồng trong cách nhà ngoài một cái vách gỗ, chỗ các miếng ván ghép với nhau, ánh sáng lọt qua dễ dàng. Nói chuyện rì rầm trong nhà, ngoài nhà có thể nghe được. Và ông Ngoãn đang nghe. Mọi khi, vào giờ này, ông đã ngủ. Nhưng hôm nay thì không. Thoạt đầu, ông nghe cả Ngoãn tra xét vợ. Ông chỉ nghe con dâu khóc sụt sịt. Sau đó, cô thì thầm lí nhí, ông nghe câu được câu chăng. Chắp vá lại, ông cũng hiểu rằng cô đang kể khổ cái thân cô từ khi về làm dâu nhà Ngoãn. Cô sống cô đơn, gia đình lạnh lùng với cô. Việc cô đi làm, sinh hoạt với Nhiêu Trường bình thường như bất kỳ người nào khác trong đội, có gì đâu mà nghi ngờ, mà riếc móc. Hình như vợ Ngoãn than vãn gì đó nữa, ông Ngoãn nghe không được nhưng tiếng Ngoãn thì ông nghe rõ lắm: “Em cũng thông cảm, bố là người còn có đầu óc phong kiến”. Nghe đến đây, dưới lưng ông Ngoãn như có lửa đốt phừng phực. Nhưng ông chưa kịp làm gì thì tiếng Hân rành rọt: “Rõ thật là bề ngoài thơn thớt nói cười, mà trong nham hiểm gϊếŧ người không dao”. Cô cố ý đọc to, có linh cảm ngoài kia ông Ngoãn chưa ngủ.
Làm sao ông Ngoãn ngủ được chớ? Nghe những lời thủ thỉ của con dâu mà không thấy cả Ngoãn nói gì, cơn giận trào lên tận ngực ông. Thằng cả chỉ được cái ngang tàng láo lếu với mẹ, với em, chứ thực ra là thằng hèn... Chỉ giỏi rúc váy vợ. Nó không cho vợ nó một trận thì cũng phải vạch ra những việc làm không phải với người đi xa chớ. Nó đi bộ đội mấy năm nay, ông ngỡ đã giỏi giang lên, ai dè đần đến thế. Nó nói với vợ, ông có tư tưởng phong kiến, ông đã muốn vả vào cái mồm bậy bạ ấy. Nghe con dâu đọc câu Kiều, ông biết nó ám chỉ ông. Thủy Hử, Tam
Quốc, Truyện Kiểu... ông thuộc lắm. Láo đến thế thì thôi.
Nó lại ví ông với Hoạn Thư. Hừ. Nhẽ ra thằng Ngoãn phải đập nát mặt nó ra, vậy mà vẫn nằm im. Hỗn hào quá lắm, nhục quá lắm rồi. Ông chưa từng bị ai xúc phạm đến thế.
- Cả Ngoãn! - Ông thét lên - Mày để vợ mày chửi tao thế à? Ra đây, cả hai đứa ra đây.
Trong phòng im thin thít. Ông Ngoãn đã ngồi dậy trên giường. Cả Ngoãn biết lôi thôi to rồi. Anh nói vọng ra:
- Thôi, con xin bố, có gì mai hẵng hay. Giờ khuya, để hàng xóm còn ngủ.
- Ngủ này. - Ông Ngoãn nhổ ngay chiếc cọc màn trên giường, xông thẳng vào buồng của Ngoãn. Tối, ông không nhìn thấy gì nên cứ dùng cọc màn nện ra trò vào chiếc giường có Ngoãn và Hân. Cũng là may lắm, chiếc gậy phang xuống vướng phải chiếc màn đôi. Tiêng vải màn rách loạt soạt. Ngoãn nằm phía ngoài. Chiếc gậy đυ.ng được đến da thịt Ngoãn thì đã yếu hẳn. Ông Ngoãn vẫn bặm môi cố sức giơ gậy lên, dập gậy xuống nhưng vải màn quấn lấy đầu gậy. Ông càng tức điên, tưởng Ngoãn túm lấy chiếc gậy.
- A! Mày chống tao. Mày đánh lại tao hả?
- Chạy đi. Chạy đi. - Ngoãn giục vợ - Không. Không. Con có dám đâu ạ! Đấy là cái màn... cái màn...
- Mày đánh tao. Mày còn cãi. - Lúc này thì quả thực Ngoãn đã túm lấy đầu gậy của ông. Anh không nhanh tay thì chiếc gậy đã vụt vào đầu Hân. Mất đà, ông ngã uỵch trên sàn gạch, ông tru tréo.
- Ôi làng xóm ơi. Thằng cả Ngoãn nó đánh tôi. Thằng con mất dạy đang định gϊếŧ tôi đây.
Bà Ngoãn cuống cuồng chạy vào đỡ lấy ông Ngoãn. Bà chưa hiểu đầu cua tai nheo ra sao.
- ôi tròi đất ơi! Sự thể thê nào mà ra nông nỗi. Khổ thân tôi. Ới ông ơi là ông ơi! Ới con ơi là con ơi! Tôi cắn rơm cắn cỏ lạy ông. Mẹ cắn rơm cắn cỏ lạy các con...
Vốn là người sợ sệt những chuyên xô xát, vạy mà bỗng dưng bà hăng lên. Bà lăn xả vào. Bà nắm chắc lấy chiếc gậy trong tay chồng. Ngoãn nhảy ra khỏi giường phóng ra ngoài. Ông Ngoãn hất bà ngã, nằm chỏng trơ trên sàn gạch. Máu ông đang bốc rần rật. Không thể tha cho chúng được. Tại bà rồ dại nên chúng nó mới chạy thoát. Ông chạy theo Ngoãn, vớ được hòn gạch vấp dưới chân. Nhăm nhăm hòn gạch trong tay, ông cố đuổi cho vừa tầm ném. Nhưng làm sao ông chạy kịp một thanh niên trai tráng thế kia.
- Bố về đi thôi. Đừng theo con vô ích. - Ngoãn quay lại nói.
Chỉ một lúc sau, Ngoãn đã tan biến trong màn đêm. Ông Ngoãn đành cay đắng trở về.
6
Hân mất mấy ngày vẫn thần hồn nát thần tính, không dám về nhà. Ngoãn thì chỉ một ngày sau đã đối mặt với ông Ngoãn. Anh đoán bố đã dịu lại. Mà có vác gậy hoặc cầm đá, cầm gạch lùa thì anh chạy. Điều đáng sợ là làm sao hàn gắn hạnh phúc gia đình đã tan nát như mảnh gương vỡ. Trong những cuộc ẩu đả, vị thuốc hữu hiệu dẫn đến sự hoà giải, sự bình yên là thời gian. Nhưng những ngày trả phép của anh đã cận kề. Anh đi. Vợ sẽ ở với ai, ở đâu. Tạm vài ngày bên ngoại còn được, chứ làm sao lâu dài?
- Thôi thì trăm sự con xin bố. Con có lỗi. Nhà con có lỗi. Cũng là do con ở xa không nắm được tình hình. Có gì bố tha cho.
- Tôi không bố con gì với anh nữa. Anh rõ chưa? Tôi không có thứ con như anh. Vợ anh rỉa rói tôi như thế mà anh nằm im. Anh còn bênh nó, đánh lại tôi, thách thức tôi. Hỗn láo với tôi. Anh cậy anh là bộ đội, anh khoẻ. Tiên sư bố anh chớ. Sinh ra anh, nuôi nấng anh để bây giờ anh bất hiếu bất nghĩa như thế...
- Bố cứ nói quá! Con đâu dám đánh lại. Con đâu dám bênh che vợ con?
Ông Ngoãn đang ngó quanh quất xem có hòn đá, chiếc gậy gì không.
Ngoãn biết cơn giận của bố chưa qua. Anh biết chưa thể nói gì với bố. Bây giờ, anh có nói gì bố cũng chẳng nghe. Bố có thể lại đánh, lại đuổi anh ra khỏi nhà. Anh lẳng lặng cúi đầu lui dần.
- Tiên sư nhà anh chớ. Tôi giữ gìn danh dự cho anh. Tôi giữ gìn cho vợ anh khỏi hư hỏng điều tiếng. Anh không biết ơn tôi thì thôi. Anh lại để cho vợ anh hất đất hất tro vào mặt tôi. Anh là thằng đểu...
Cái cách tốt nhất mà Ngoãn đã nhận ra ở bố là đừng đôi co gì cả. Nín nhịn. Anh đã trách mẹ biết bao về sự bạc nhược. Mẹ quá nhẫn nhục. Mẹ quá sợ đòn. Bây giờ, anh hiểu, đó là cả một bài học của đời mẹ. Anh bây giờ không còn phụ thuộc. Đánh đuổi ư? Anh về đơn vị. Vợ anh cùng lắm về nhà bố mẹ đẻ. Vậy mà anh cũng không dám ho he. Ban đêm, bố anh đã xông vào đánh cả hai vợ chồng đang ở trên giường. Vậy thì còn điều gì ông không dám làm. Nhưng vì sao bố giận đến thế. Việc quan hệ của Hân nếu chỉ như bố nói cũng chưa có gì quá lắm. Cái thời nam nữ thụ thụ bất thân của bố qua rồi. Sao bố bắt cô ấy cứ phải cọc cõi một mình, không được thân với ai, không được chơi với ai. Hay còn có chuyện gì nữa, bố không tiện nói ra? Một thoáng nghi ngờ lướt qua đầu anh. Cũng rất có thể xa chồng lâu quá, Hân không chịu được cảnh giường đơn gối chiếc. Đi làm với nhau, ăn cơm chung là chuyện thường tình, nhưng mang khăn mặt, quần áo đến nhà người ta phơi là quá đáng. Anh đã ra ngoài, hiểu biết nhiều hơn. nhưng những điều ấy vẫn lẩn cẩn trong đẩu anh như nước quẩn trong một vụng xoáy.
Anh hỏi mẹ:
- Bố nói vậy, mẹ nghĩ thế nào? Mẹ nói đi chớ?
- Trời ơi, tao tối mặt tối mũi ngoài đồng, ngoài chợ, lúc trên rừng, lúc dưới nước còn biết mô tê chi hả con? Nhưng con phải nghe bố chớ. Chẵng lẽ bố đơm dặt cho vợ con. Mà đơm đặt làm cái chi chớ?
- Thì mẹ cũng biết đấy. Không đơm đặt là gì! Con mới túm lấy đầu gậy để bố khỏi phang vào đầu vợ con, thế mà bố đã la lên là con đánh.
- Thì đêm hôm tối tăm, bố mày tưởng vậy chớ sao. Mà con ạ! Có chuyện đơn sai của bố thì cũng đừng để bụng. Người ta bảo “muốn nói ngoa làm cha mà nói”.
Anh hỏi thằng em rốt:
- Bố nói vậy, mẹ nói vậy, còn em thấy thế nào, nghĩ thế nào, nói đi?
Khốn khổ cho Tấn, biết trả lời anh sao đây. Tấn quý chị dâu. Sao không quý chớ. Có chị dâu, nhà thêm lao động. Từ ngày chị dâu về, Tấn thấy nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng. Học tận trường huyện, thỉnh thoảng Tấn mới về nhà vào chủ nhật hay ngày nghỉ. Tấn thấy chị dịu dàng thương quý mình. Đôi khi chị hỏi Tấn một vài lỗi chính tả, một vài phép tính. Đôi khi chỉ nhờ Tấn đọc một bài viết trên báo. Chị đọc được nhưng đọc chậm và nhiều chữ không đoán ra. Những lúc ấy, Tấn thấy oai ghê lắm.
Công bằng mà nói, Tấn chỉ chê chị keo kiệt, về đây cả năm rồi mà chị chưa cho Tấn lấy một hào bạc. Nhưng rồi Tấn lại nghĩ: có khi chị chẳng có. Chị không đi buôn đi bán, chỉ cặm cụi đi làm với hợp tác xã thế kia lấy tiền đâu ra. Gần đây, Tấn thấy chị ít ở nhà hơn. Tấn để ý thấy chị thường có mặt ở nhà Nhiêu Trường. Ở đó, có lúc chỉ có chị và Nhiêu Trường, nhưng đa phần là có thêm những người khác nữa. Tấn không nghĩ xấu về chị. Nhưng chị vắng nhà, lại vui vẻ với mọi người trong đội thì Tấn buồn. Vậy thôi. Vì sao buồn thì Tấn không hiểu được.
- Bố nói đúng đấy anh ạ. Nhưng em nghĩ chuyện ấy có gì là nghiêm trọng. Cũng phải thông cảm với chị thôi. Anh thì đi vắng. Ngoài việc làm quần quật ở, đồng với mọi người, có gì vui nữa đâu?
- Thế sao mày có học mà hèn vậy? Hử? - Một cái cốc trên đầu Tấn.
Thì ra anh vẫn chưa bỏ được cái tật bướu vào đầu Tấn khi cáu giận. Nhưng cũng có khác hơn trước đây đâu. Cái bướu nhẹ, không đau lắm. Và nhìn mặt cũng biết anh ân hận, anh trót lỡ tay. - Tấn nghĩ thế.
- Lần nào đi học về, thấy bố trách móc, em cũng bênh cho chị.
- Mày bênh thế nào?
- Em lặng im, sầu muộn, thở dài...
Ngoãn bật cười:
- Tao tưởng thế nào. Như vậy mà cũng gọi là bênh. Đúng là đồ trẻ con.
Tấn thầm nhủ “Anh thì cũng có hơn em đâu. Anh thử cãi lại bố xem sao? Lớn tuổi như anh lại là bộ đội, còn không dám, còn bị bố lùa cho chạy khắp xóm, nói gì em”.
Tấn nghĩ như thế là có lý lắm. Tấn không thể nghiêng hẳn về phía bố, cũng không thể nghiêng hẳn về phía chị dâu. Nói với anh, Tấn đứng về phía chị dâu đã là dũng cảm lắm rồi, nếu bố nghe được thì liệu hồn, liệu xác ấy chớ. Tấn bảo anh:
- Những điều em nói, anh đừng để bố biết. Bố mà biết chỉ có nước xuống lỗ.
Như một thói quen, Ngoãn lại cốc vào đầu em cái nữa. Nhưng lần này là cái cốc yêu. Và sau đó anh cười: “Đúng là thằng lo xa. Hoá ra mày cũng đã lớn rồi đấy”.
7
Tình cảnh của Ngoãn khá éo le. Ngoãn đành phải chịu trễ phép vài ngày. Tất nhiên, không thể trễ nhiều hơn. Anh qua bên nhà ngoại nói với vợ:
- Em cứ về nhà, xin lỗi bố. Ngoan ngoãn. Làm việc bình thường để xem thế nào.
- Vâng! Sợ cho anh chứ em sợ gì.
Và Hân về. Chọn đúng buổi sáng ông Ngoãn đang đi vắng. Cô quét dọn, nấu cơm. Nồi nước còn trên bếp. Gạo đang vo... Ông Ngoãn về. Ông giật rá gạo trên tay Hân. Tung toé.
Hân tròn mắt.
Ông Ngoãn vào bếp xách nồi quăng luôn ra thành giếng:
- Cút. Mày cút khỏi cái nhà này, đừng có để tao gây án mạng.
- Bố! Sao bố cố chấp vậy?
Ngoãn chạy từ trong nhà ra ngăn bố.
- Mày lại sắp chửi tao phải không? - Ông Ngoãn vớ luôn chiếc chày giã cua để trong nhà bếp.
Với Hân, ông còn nương tay, chứ với Ngoãn không chạy nhanh chắc là không tránh khỏi một đòn trời giáng.
Như vậy là không còn cách gì sum họp được nữa rồi. Tối hôm đó, anh nói với ông Ngoãn:
- Bố không thương chúng con, chúng con đành xin bố mẹ ra ở riêng vậy.
Đây là điều khó nói nhất, cũng là điều Ngoãn dồn bố vào chỗ bí bách nhất. Anh cho rằng, những chuyện vừa qua chỉ là cơn bực tức đột xuất, không sớm thì muộn bố sẽ nguôi ngoai. Đây mới là con bài của vợ chồng anh. Ra ở riêng là ước mong của bao nhiêu cặp vợ chồng trẻ. Tự do. Kinh tế sẽ khấm khá.
Vợ anh có nai lưng ra làm cũng không lại với việc ăn việc uống của bố. Anh có tiết kiệm được đồng nào chẳng lẽ cứ bo bo giữ lấy trong khi hai thằng em cần tiền ăn học. Bố dám cho ở riêng ư? Một mình mẹ đi làm nuôi một ông chồng nghiện không chịu làm lụng nhưng thích ăn ngon mặc đẹp. Hai thằng con còn đi học, chưa làm ra tiền gạo. Không hiểu nếu vợ chồng anh ra ở riêng, sự thể sẽ ra sao? Không lẽ bố không tính đến. Vậy thì bố cứ việc hung hăng đi. Bố sẽ gầm lên, sẽ gây ra cảnh om sòm tan nát một lần nữa, để rồi sau đó chính bố hoặc mẹ phải nỉ non với vợ chồng anh, dỗ dành vợ chồng anh.
- Cái đó vợ chồng anh khỏi phải xin xỏ gì, - ông Ngoãn trả lòi đủng đỉnh, mặt nhẹ tâng - càng đi nhanh càng tốt.
Ngoãn nghe mà như không tin ở lỗ tai minh. Cha lẽ mọi việc lại đơn giản thế. Và bây giờ chính là anh hoảng hốt chứ không phải ai khác. “Ra khỏi nhà càng nhanh càng tốt”, vậy vợ chồng anh ở đâu? ở bên ngoại nhất thiết là không được rồi. Bên ấy, có một đống người. Bỏ tiền ra đi mua nhà mua đất chăng? Tiền đâu?
- Nhưng bố ạ! Cũng không thể nhanh được. Con còn trong quân ngũ, vợ con hai bàn tay trắng. Muốn ra ở riêng phải có nhà cửa.
- Đó là việc của vợ chồng anh, sao lại hỏi tôi hử?
Tóc gáy Ngoãn hình như đang dựng đứng. Chiến trường có những khó khăn, nhưng đâu có thứ khó khăn như thế này. Không có chỗ ở, không có tiền... mà lại chỉ là việc riêng của vợ chồng anh ư? Chí ít bố mẹ cũng phải cho vợ chồng anh một thứ gì chứ? Một túp lều, một chút đất chẳng hạn... Đây cũng là một ý nghĩ táo tợn Ngoãn chưa bao giờ dám nghĩ đến. Ông Ngoãn là người chỉ nhận chứ chưa cho ai bao giờ. Huống hồ, ngỏ lời xin ông dù là một căn bếp, chút đất cũng vậy thôi, trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay, đất phần trăm cũng là một kế sinh nhai của gia đình xã viên. Mất cả người lao động, mất cả đất phần trăm, liệu rồi bố có thét lên không? Có tìm gậy, tìm gạch đá choảng cho thằng con khốn khổ này không? Bất ngờ vì sự cho ở riêng quá dễ dàng của bố, lại quá lo lắng vì chưa chuẩn bị gì, Ngoãn vô cùng đắn đo, không biết phải xử trí thế nào. Không, anh không dám nói với bố, chỉ dám thỏ thẻ với mẹ. Bà Ngoãn bỗng hoảng hốt khi nghe con thổ lộ nỗi lòng. Một chuyện động trời như vậy mà sao con bà dám nghĩ đến. Bà không khỏi nơm nớp lo âu nhưng chiều con, thương con bà đành tìm dịp tốt nhất để thưa với chồng.
- Được. Cho nó đất phần trăm, bếp, ngày mai bảo nó dỡ ngay đi.
Nghe ông Ngoãn nói vậy, bà Ngoãn rụng rời tay chân. Lần đầu tiên bà bạo mồm bạo miệng:
- Ông say hay sao hử? Nó đi ở riêng, một mình tôi lo sao được ba miệng ăn.
Lạ lùng, ông Ngoãn không giận, không nao núng. Ông cười nói với bà:
- Bà khỏi lo. Trời sinh voi, trời sinh cỏ.; Với lại bây giờ có hợp tác xã không ai để mẹ con nhà bà chết đâu. Còn tôi, tôi đã có cách.
Được anh em bà con xúm lại giúp, chỉ hai ngày, trên miếng đất phần trăm của nhà ông Ngoãn mọc lên một túp lều tranh. Ngoãn sống với vợ được đúng hai ngày ở ngôi nhà tạm bợ đó rồi vội vã lên đường về đơn vị.