Thủy Triều Đen

Chương 1Sáu giờ mười sáng.

Khi ánh nắng ban mai xuyên qua lớp kính cửa sổ phòng ngủ, Charles Friedman mới thả chiếc gậy gỗ truyền tay chạy tiếp sức xuống.

Đã nhiều năm rồi Charles không hề gặp lại giấc mơ đó, ấy vậy mà giờ đây anh thấy mình đang đứng đó, cao lớn ở cái tuổi mười hai, chạy tiếp sức vòng ba trong cuộc thi cắm trại hè, cuộc đua đấu loại trực tiếp giữa đội Xanh và đội Xám. Bầu trời xanh đến tận cùng, đám đông ngoài kia đang nhấp nhô như những làn sóng - làn sóng những đầu đinh, những cái má đỏ hồng mà cậu sẽ chẳng bao giờ được thấy ở một nơi nào khác ngoại trừ nơi này. Đồng đội của cậu là Kyle Bergman đang chạy về phía Charles, dẫn trước đội bạn ở khoảng cách không nhiều, hai má phập phồng theo từng nhịp thở.

Tới rồi...

Charles chuẩn bị tinh thần, sẵn sàng đón lấy chiếc gậy tiếp sức. Những ngón tay cậu giật nhẹ, chờ đón chiếc gậy đập vào lòng bàn tay.

Và đây rồi! Đã đến lúc! Charles đón lấy chiếc gậy.

Bỗng nhiên một tiếng rên lớn vang lên.

Charles ngừng lại, nhìn xuống hoảng sợ. Chiếc gậy nằm chỏng chơ dưới đường chạy. Đội Xám đã hoàn tất cung tiếp sức, vụt qua trước mặt Charles để tiến tới một chiến thắng mà trước đây không chắc sẽ xảy đến với họ. Đám cổ động viên cho đội Xám rồ lên vui sướиɠ, tiếng hoan hô mừng vui hoà lẫn trong những lời chế giễu đầy thất vọng cứ vọng mãi trong đầu Charles.

Đó cũng chính là lúc Charles bừng tỉnh. Bao giờ cũng vậy. Tỉnh dậy, thở nặng nhọc, ga trải giường ướt đẫm mồ hôi. Charles đưa mắt nhìn hai bàn tay trống không. Anh đập xuống tấm ga trải giường như thể chiếc gậy tiếp sức vẫn còn ở đó, sau ba mươi năm đã qua.

Nhưng ở đó chỉ có Tobey, chú chó tha mồi Cao nguyên miền Tây màu trắng, đang nằm, hai chân xoài dưới ngực, chăm chăm nhìn anh chờ đợi.

Charles thở dài, thả người xuống gối.

Anh liếc nhìn đồng hồ. Sáu giờ mười. Mười phút trước chuông báo thức. Vợ anh, Karen, đang nằm úp thìa bên cạnh. Anh

ngủ chẳng được bao nhiêu. Anh đã thức trắng từ ba giờ đến bốn giờ sáng, chăm chú theo dõi Giải vô địch Nữ lực sĩ trên kênh ESPN2, không bật tiếng vì không muốn làm ảnh hưởng tới vợ. Có điều gì đó đang đè nặng tâm trí Charles.

Có lẽ đó là cái vị trí lớn lao mà anh đã chiếm được trên thị trường cát dầu ở Canada hôm thứ năm vừa qua và đã nắm giữ vị trí đó suốt mấy ngày cuối tuần đầy rủi ro, khi giá dầu đã bị rò rỉ ra ngoài bằng một cách nào đó. Hoặc có thể là cái cách anh dồn thêm vốn cho các hợp đồng khí đốt có thời hạn sáu tháng, trong khi lại rút bớt đi đối với những hợp đồng một năm. Hôm thứ sáu, chỉ số chứng khoán đối với các mặt hàng nhiên liệu tiếp tục giảm. Anh thực sự sợ hãi mỗi khi bước ra khỏi giường ngủ, bởi sợ không dám nhìn vào màn hình sáng nay để xem những gì đang diễn ra ở đó.

Hay đó là Sasha?

Trong mười năm qua, Charles điều hành quỹ đầu tư hợp tác năng lượng tại Manhattan, có năng lực tài chính thực sự trên mức đi vay lên đến một phần tám. Nhìn bên ngoài, với mái tóc hung hung nâu, cặp kính gọng sừng cùng dáng vẻ bình thản, trông anh giống nhà đầu tư bất động sản hay một nhà tư vấn hơn là một người sống nội tâm (trong cả những giấc mơ) luôn nghĩ về một thực tế là đã và đang phải sống trong địa ngục, mà thậm chí là địa ngục tầng hai.

Charles, trong chiếc quần hộp, chống khuỷu tay đẩy người lên, và ngừng lại. Tobey nhảy ra khỏi giường, cuống quýt cào lên cánh cửa.

“Cho nó ra đi anh.” Karen cựa quậy, cuộn người lăn sang bên, giật mạnh chăn phía trên đầu.

“Có chắc là mày muốn ra ngoài không?” - Charles hỏi lại chú chó, lúc này hai tai đang vểnh lại phía sau, đuôi ngoáy tít, nhảy trên hai chân sau chờ đợi, như thể nó có thể sắp xoay nắm đấm cửa với hai hàm răng của mình đến nơi. - "Mày biết chuyện gì sẽ xảy ra mà.”

“Thôi nào, Charles, sáng nay đến lượt anh đấy. Cho nó ra ngoài đi.”

"Những từ cuối cùng mới thật hay...”

Charles ra khỏi giường, mở cánh cửa dẫn ra khoảnh sân rộng chừng nửa yard (1) có hàng rào bao quanh, một khu nhà gần eo biển ở Old Greenwich. Tobey lao vụt ra khoảnh sân, đuổi theo mùi một con thỏ hay sóc nào đó vừa để lại.

Rồi ngay lập tức, con chó bắt đầu rít lên cái thứ tiếng bản năng có thanh vực cao của nó.

Karen vò chiếc gối trên đầu và cũng thốt ra những tiếng gầm gừ. "Ggggừừ....."

Vậy đấy, mỗi ngày đều bắt đầu như vậy, Charles chậm chạp bước vào bếp, bật kênh CNN và cắm điện bình cà phê, nghe tiếng chó sủa vọng vào từ bên ngoài. Sau đó, anh vào phòng làm việc kiểm tra lượng hàng bán qua mạng ở châu Âu trước khi đi tắm.

Sáng hôm đó, hàng bán không được tốt lắm, chỉ đạt giá 72.10 đô. Lại tiếp tục giảm. Charles làm nhanh một phép tính trong đầu. Anh lại buộc phải bán ra thêm ba hợp đồng nữa. Vài triệu đô đã không cánh mà bay. Charles ngâm mình trong bồn tắm, lúc đó mới chỉ hơn sáu giờ sáng một chút.

Bên ngoài, Tobey đang sủa tới tấp, tới ba phút không nghỉ. Trong phòng tắm, Charles điểm lại hoạt động trong ngày. Anh sẽ phải thay đổi vị trí liên tục. Giải quyết các hợp đồng dầu phi truyền thống, sau đó là họp với một trong những nhà đầu tư vốn. Liệu đã đến lúc anh gột rửa sạch sẽ? Anh đã chuyển tiền vào tài khoản của cô con gái, Sam, để dành cho nó học đại học; mùa thu tới con gái anh sẽ bước vào năm cuối trung học.

Khi đó cũng chính là lúc mọi việc đổ ụp lên anh. Chết tiệt thật!

Anh sẽ phải đi lấy chiếc xe khốn kiếp đó vào sáng nay.

Để bảo dưỡng cho xe Mercedes đã chạy được mười lăm ngàn dặm, tuần trước Karen đã kỳ kèo buộc anh phải làm chuyện này. Thế có nghĩa là anh sẽ phải đi tàu đến nơi làm việc. Anh sẽ bị muộn một chút. Trong khi anh muốn có mặt tại bàn làm việc của mình vào lúc bảy giờ ba mươi để thực hiện những công việc trong ngày như dự kiến. Sau đó Karen sẽ đón anh tại nhà ga vào buổi chiều.

Quần áo chỉnh tề, thường thì giờ này Charles đã sẵn sàng cho giờ cao điểm. Đúng sáu giờ ba mươi, việc cần làm là đánh thức Karen dậy, gõ cửa phòng hai đứa con Alex và Samatha cho chúng kịp đến trường. Và còn một việc nữa là lướt qua tiêu đề các bài viết trên tờ Tạp chí Phố Wall (2) được đưa tới ở cửa trước.

Sáng nay, cũng nhờ chiếc Mercedes của Karen mà anh có thêm chút thời gian nhấm nháp một tách cà phê.

Gia đình Charles sống trong căn nhà trên một đường phố sầm uất với kiến trúc cổ từ thời thuộc địa đã được sửa sang lại, với hai hàng cây, chạy dọc hai bên đường. Khu phố thuộc thị trấn Old Greenwich, yên tĩnh. Charles đã phải chi ra một khoản tiền để mua căn nhà này, khoản tiền có lẽ còn lớn hơn nhiều so với tất cả những gì bố anh, một doanh nhân chuyên buôn bán cà-vạt từ Scranton, kiếm được cả đời. Có thể anh chẳng dám so với một vài người bạn trong giới thượng lưu đang ở trong những căn nhà siêu lớn ở khu phố phía Bắc, nhưng anh đã hoàn thành xuất sắc được nhiều việc. Charles đã thực sự trải qua cả một cuộc chiến để được chấp nhận vào học tại trường đại học Pennsylvania trong số bảy trăm bạn học cùng phổ thông, trở thành nhân vật xuất sắc nhất trong công việc kinh doanh năng lượng của tập đoàn tài chính Morgan Stanley, lôi kéo được một số khách hàng tư nhân theo mình khi anh mở công ty riêng, Công ty tài chính Harbor (Harbor Capital). Gia đình anh sở hữu một căn nhà nghỉ đông ở Vermont, phí tổn cho con vào đại học cũng đã được chi trả, và còn đem lại cho vợ con những kỳ nghỉ kỳ thú.

Vậy thì anh đã sai lầm điều quái quỷ gì chứ?

Ngoài kia, Tobey đang đưa chân cào cào lên cánh cửa nhà bếp, cố tìm cách để quay vào. Được rồi, ổn thôi. Charles thở dài.

Tuần trước, con chó tha mồi Sasha của họ đã bị cán chết. Ngay tại khu phố yên tĩnh này, ngay trước cửa nhà họ. Chính Charles lại là người nhìn thấy nó, máu me loang lổ, không còn đủ sức để lê về. Mọi người còn đang buồn rầu thì lại anh nhận được một tin nhắn, mẩu giấy nhắn tin được gài vào giỏ hoa gửi đến văn phòng của anh chỉ ngay sau đó một ngày. Nó khiến anh toát mồ hôi lạnh và còn vào cả những giấc mơ kia nữa.

Charles, rất xin lỗi về con chó. Có lẽ tiếp theo sẽ là lũ trẻ nhà anh chăng?

Làm sao câu chuyện lại diễn ra đến thế này kia chứ?

Charles đứng dậy nhìn đồng hồ trên bếp, đã sáu giờ bốn lăm. May mắn thì anh có thể thoát khỏi cái khu bảo dưỡng ô tô ấy vào lúc bảy giờ ba mươi, tới bến tàu vào lúc bảy giờ năm mươi mốt, tới nơi làm việc tại đường Bốn chín, đại lộ Ba sau đó năm mươi phút. Đã rõ những việc phải làm, Charles mở cửa, con chó lập tức phi vụt qua anh băng qua phòng khách, vọt ra khỏi cửa trước, vừa chạy vừa tru lên ăng ẳng. Cánh cửa Charles đã quên không đóng lại, và giờ thì anh đã đánh thức cả khu phố.

Tobey còn ồn ào hơn cả lũ trẻ!

“Karen, anh đi đây!” - Charles kêu to, tay với lấy chiếc cặp, kẹp tờ Tạp chí dưới nách.

“Hôn anh.” - Karen vẫn còn quấn quanh tấm khăn tắm chạy vội từ phòng tắm ra đáp lại.

Trông cô vẫn còn hấp dẫn với mái tóc rối màu nâu nhạt còn ướt nước. Karen vẫn rất đẹp, dáng người đẹp và hấp dẫn là kết quả của nhiều năm tập yoga, nước da của cô cũng vẫn còn mượt mà, còn đôi mắt màu hạt dẻ mơ màng nhìn như bám lấy, xoắn lấy người khác. Charles thoáng chút hối hận đã không nằm rốn thêm một chút với Karen và để cơ hội ngẫu nhiên kéo hai người đi khi Tobey vụt chạy ra ngoài. Nhưng anh lại nói với Karen điều gì đó về chiếc xe anh sắp mang đi bảo dưỡng tại Metro-North, và rằng có thể anh sẽ gọi lại cho cô sau và cô sẽ đón khi anh về lấy xe.

"Yêu anh!” - Karen đáp lại qua tiếng ù ù của chiếc máy sấy tóc.

“Yêu em!”

“Mình sẽ đi chơi sau khi Alex thi đấu...”

Thật tuyệt, đúng không nhỉ, Alex sẽ chơi trận bóng vợt đầu tiên của mùa giải. Charles quay vào nhà, nguệch ngoạc vài chữ trên quầy bar của nhà bếp.

Gửi nhà vô địch, sát thủ số một của bố! Hãy cho đối thủ nếm mùi bại trận! CHÚC MAY MẮN!!!

Charles ký tắt chữ cái đầu, rồi lại xóa đi mà viết vào đó chỉ một chữ Bố. Anh nhìn dòng chữ chăm chăm. Anh phải chặn điều này lại. Dầu có xảy ra điều gì thì anh cũng không bao giờ cho phép bất cứ chuyện gì xảy đến với lũ trẻ.

Charles đi về phía ga-ra, lẫn trong tiếng cánh cửa ga-ra đang tự động mở và tiếng chó sủa ngoài sân, anh vẫn nghe tiếng vợ kêu to từ phía sau chiếc máy sấy tóc “Charles, nhốt ngay con chó đáng ghét ấy lại cho em!”

Chú Thích:

1. Yard: đơn vị đo độ dài thường được dùng ở Anh, Mỹ, Úc, tương đương 0.9144 mét.

2. Phố Wall: khu diễn ra các hoạt động kinh doanh, thị trường chứng khoán lớn nhất nước Mỹ và toàn thế giới, tại New York, Mỹ.Chương 2Tám giờ ba mươi.

Karen đang ở phòng tập yoga.

Cô đã đánh thức Alex và Samantha dậy, chuẩn bị bữa sáng cho lũ trẻ với bột ngũ cốc và bánh mì nướng, rồi tìm thấy chiếc áo quây trong ngăn kéo quần áo, mà cô con gái kêu với mẹ là đã “biến mất tiêu” và làm trọng tài cho hai cuộc cãi vã: ai sẽ là người lái xe chở người kia đi học sáng nay và rằng con rận trong bồn tắm chung của hai đứa là của đứa nào.

Con chó tha mồi cũng đã được ăn. Karen kiểm tra lại cho chắc chắn là bộ đồng phục bóng vợt của Alex đã được ủi, và khi cuộc cãi vã về việc ai là người gây chuyện trước sắp bùng lên thì cũng là lúc cô đẩy hai đứa ra khỏi cửa, vào chiếc Acura của Sam, hôn rồi vẫy tay tạm biệt lũ trẻ. Sau đó, cô tìm một trích dẫn trong cuốn Cứu lấy rừng cây cho một trong những cây đu cần chặt hạ của gia đình và gửi nhanh hai bức thư điện tử tới thành viên ban quản trị chiến dịch tài chính sắp tới của trường.

Một khởi đầu... Karen thở dài, gật gật đầu chào đáp lễ một vài người quen tại phòng ghi âm Sportplex tại Stamford.

Chiều nay sẽ là một buổi chiều đáng ghét.

Karen năm nay đã bốn mươi hai tuổi; cô biết rằng trông mình ít nhất cũng trẻ hơn năm năm so với tuổi thực. Với đôi mắt nâu sắc, tàn nhang đã thoáng điểm trên hai gò má, Karen thường được so sánh với Sela Ward (1). Mái tóc nâu nhạt được kẹp cao về phía sau gáy, trong bộ đồ bó sát để tập yoga. Karen ngắm nhìn mình trong gương, tự hào về thân hình của mình dù đã làm mẹ của hai đứa con. Trước đây cô đã từng là người gây quỹ hàng đầu cho Hội Ba- lê của thành phố.

Đó cũng là nơi cô và Charlie (2) lần đầu gặp nhau, tại bữa tiệc tối chiêu đãi của các nhà tài trợ lớn. Tất nhiên là anh đến đó với tư cách đại diện của công ty chứ cũng chẳng thể phân biệt được các động tác vũ ba-lê. Cô vẫn đùa anh rằng đến tận bây giờ anh vẫn chưa thể phân biệt được các động tác đó. Lúc đó trông anh có vẻ ngượng ngập và hơi bối rối. Mắt đeo cặp kính gọng sừng, chiếc quần có dây treo, mái tóc hung đỏ, trông anh giống một vị giáo sư khoa học chính trị hơn là một nhân vật mới nổi thuộc phòng kinh doanh năng lượng của tập đoàn Morgan Stanley. Có vẻ như Charlie rất thích thú khi biết rằng cô là người ở nơi khác tới - bằng chứng là giọng nói của cô thường kéo dài hơn so với cách nói của người vùng này. Chiếc găng tay nhung bó lấy bàn tay cứng rắn của cô, anh vẫn thường thán phục gọi bàn tay cô như vậy, bởi anh chưa bao giờ gặp người nào có thể làm được những việc như cô có thể làm.

Giờ thì giọng nói kéo dài theo cách phát âm địa phương không còn nữa, cả hai bờ hông thon thả của cô cũng vậy. Đấy là chưa nói đến cái cảm giác rằng: liệu cô còn có chút nào đó tính chủ động trong cuộc sống của mình.

Cô đã mất đi điều đó khi sinh lũ trẻ.

Karen, tập trung hít thở trong khi ngả người về phía trước trong tư thế toàn thân làm thành một đường thẳng, một tư thế rất khó với cô, vì phải tập trung vào kéo căng cánh tay hết cỡ và giữ cho cột sống thẳng đứng.

"Thẳng ra phía sau." - Cheryl, giáo viên hướng dẫn cao giọng, - "Donna, hai tay áp sát vào tai. Karen, tư thế chưa được. Xem lại vị trí hai đùi."

"Hai xương đùi tôi sắp rời ra rồi.” - Karen rên lên, loạng choạng. Vài tiếng cười vang lên. Nhưng rồi Karen lấy lại được thăng bằng và đứng thẳng.

"Đuợc lắm ” - Cheryl vỗ tay. - "Rất tốt."

Karen lớn lên ở Atlanta. Bố cô có một chuỗi cửa hàng chuyên sơn và tu sửa các công trình. Cô học trường nghệ thuật Emory. Hai mươi ba tuổi, cô và một người bạn gái tới New York và tìm được công việc đầu tiên ở phòng quảng cáo của Sotheby, và rồi mọi thứ dường như bắt đầu từ đó. Mọi việc không hề dễ dàng vào thời gian đầu khi cô và Charlie mới kết hôn. Cô nghỉ việc, về ở vùng quê này và bắt đầu cuộc sống gia đình. Charlie thì làm việc liên tục -hoặc đi vắng- mà ngay cả khi có mặt ở nhà thì anh cũng chẳng mấy khi rời được chiếc điện thoại.

Công việc ban đầu có chút mạo hiểm. Charlie đã có những bước đi chưa được đúng khi anh bắt đầu mở công ty nên suýt chút nữa là phá sản. Nhưng thật may là có một người thầy có kinh nghiệm ở Morgan Stanley đã giang tay giúp anh, rồi kể từ đó, mọi việc lại trở nên suông sẻ.

Nhưng đó cũng chẳng phải là một cuộc sống của giới thượng lưu bề thế - như một vài người họ quen biết đang sống điền viên trong những pháo đài kiểu Noócmăngđi khổng lồ ở Palm Beach và con cái của bọn họ thì chẳng bao giờ đi máy bay hạng bình dân. Nhưng có ai muốn được như vậy chứ? Gia đình Karen có khu nghỉ ở Vermont, một chiếc thuyền trong câu lạc bộ du thuyền ở Greenwich. Karen vẫn đi mua các loại rau quả và lái xe ra khỏi nhà. Cô cũng gây được quỹ quà tặng cho Trung tâm Thiếu niên, trong khi vẫn quản lý các hóa đơn chi tiêu trong gia đình. Sắc hồng nơi hai gò má như muốn nói rằng cô đang rất hạnh phúc. Cô yêu gia đình mình hơn bất cứ điều gì trên thế giới này.

Vẫn thở mạnh, cô chuyển sang tư thế ngồi. Thật thoải mái khi ít nhất là trong khoảng một giờ đồng hồ nữa cô không phải quanh quẩn với lũ trẻ, đàn chó và đống hóa đơn chất cao trên bàn làm việc ở nhà.

Qua gương, Karen bỗng để ý thấy có điều gì đó. Mọi người đang tập trung lại tại quầy lễ tân, mắt dán vào chiếc ti-vi treo trên đầu.

"Hãy nghĩ đến một nơi nào đó thật đẹp...” - Cheryl hướng dẫn. "Hít sâu. Hãy để hơi thở đưa mình đến đó...."

Karen như thấy mình đang phiêu diêu đến cái nơi cô luôn nghĩ tới, mội khu vịnh nhỏ ngoài đảo Tortola, vùng biển Ca-ri-bê. Cô, Charlie, và lũ trẻ đã tình cờ đến nơi này khi cả gia đình đang du ngoạn gần đó. Họ đã rẽ vào đây và dành trọn một ngày trên khu vịnh ngập tràn màu xanh lam tuyệt đẹp đó. Đó là một thế giới không điện thoại di động cũng chẳng có Nhà hát Hài kịch trung tâm. Karen chưa bao giờ thấy chồng mình thanh thản và thoải mái đến vậy. Anh luôn nói rằng khi lũ trẻ không còn sống chung với hai người nữa, khi anh có thể sắp xếp được công việc của mình, thì hai vợ chồng sẽ tới đó. Đúng thế, trong lòng Karen luôn khấp khởi một niềm vui. Charlie như một kẻ bị kết án chung thân trong công việc: Anh yêu thích nghề kinh doanh chứng khoán, yêu thích sự mạo hiểm. Vì vậy, khu vịnh này có thể sẽ tạo ra cho họ một khoảng cách, nếu có thể. Trong lòng ngập tràn hạnh phúc, cô mỉm cười khi thấy bóng mình trong gương.

Chợt Karen thấy đám đông phía quầy lễ tân bỗng trở nên đông hơn. Vài người đang tập chạy trên băng chuyền cũng bỏ ra xem, mắt họ dán vào chiếc ti-vi. Ngay cả một số huấn luyện viên cũng có mặt ở đó.

Có chuyện rồi!

Cheryl đang cố vỗ tay lôi kéo sự chú ý của mọi người. - “Thôi nào, mọi người, tập trung vào!” - Nhung chẳng ích gì.

Cứ lần lượt từng người một rời bỏ tư thế đang tập mà nhìn chăm chăm ra ngoài.

Một phụ nữ trong câu lạc bộ chạy tới, mở toang cửa. "Có chuyện xảy ra rồi!” - Người phụ nữ mặt trắng bệch thảng thốt. - “Cháy nhà ga trung tâm Grand Central rồi! Hình như có vụ đánh bom sao đó?"

Chú Thích:

1 Sela Ward: nữ diễn viên nổi tiếng người Mỹ.

2 Charlie: Tên gọi thân mật trong gia đình của CharlesChương 3Karen chạy vội qua cửa, chen vào trước màn hình ti-vi.

Tất cả mọi người đều chạy theo.

Trên màn hình là một phóng viên đang thu hình tại một con phố trong khu Manhattan đối diện nhà ga, ngập ngừng khẳng định lại thông tin rằng đã có một vụ nổ bên trong nhà ga. "Có thể đã xảy ra nhiều vụ nổ liên tiếp trong nhà ga..." Ngay sau đó, màn hình ti-vi chuyển sang cảnh quay từ trên trực thăng. Từng đám khói lớn cuộn lên từ phía trong nhà ga.

“Ôi, lạy Chúa.” - Karen thì thầm, mắt dán chặt màn hình sợ hãi. - "Chuyện gì đã xảy ra kia chứ...?”

“Đám cháy ở ngay trên đường rầy.” - Một phụ nữ trong bộ đồ tập đứng cạnh Karen nói. - “Họ cho rằng đã có một quả bom nào đó phát nổ trên một trong những đoàn tàu tới nhà ga.”

“Trời ơi, sáng nay con trai tôi đi làm bằng tàu.” - Một người phụ nữ thở hổn hển kêu lên, một tay đưa lên bịt chặt miệng.

Người khác với chiếc khăn bông quàng quanh cổ cố kìm nước mắt nói: “Chồng tôi cũng vậy.”

Trước khi Karen kịp suy nghĩ thì một loạt tin mới tiếp tục được đưa ra: Một vụ nổ, vài vụ nổ, nổ ngay trên đường rầy, ngay khi chuyến tàu tới Metro-North vào ga. Một đám cháy đang cuộn lên ở đó. Khói tràn cả lên đường phố. Hàng chục, thậm chí hàng trăm người đang mắc kẹt dưới ga điện ngầm. Tình hình thật tồi tệ!

"Kẻ nào đã làm chuyện này?” - Mọi người bàn tán xôn xao. "Họ cho rằng đó là do bọn khủng bố.” - Một trong những nhân viên huấn luyện lắc lắc cái đầu. - “Họ cũng không biết...”

Trước đây họ đều đã phải trải qua những giây phút kinh hoàng như vậy. Karen và Charlie đều có người quen, những người đã không bao giờ trở lại sau vụ 11 tháng 9. Ban đầu Karen còn xem tin với nỗi lo lắng cảm thông của một người mà cuộc sống của mình không bị ảnh hưởng bởi tấn thảm kịch đang diễn ra trước mắt. Những con người không tên, không hình dạng, mà có lẽ cô đã gặp hàng trăm lần - đối mặt nhau trên tàu, hay đọc những trang báo thể thao ấy, hoặc vội vã trên đường để đón được chuyến tàu... Những con mắt đang dán lên màn hình ti-vi, giờ đây rất nhiều người trong câu lạc bộ đang nắm chặt lấy tay nhau.

Rồi bỗng nhiên, có điều gì đó đổ ụp lên Karen.

Không quá đột ngột - mà là cảm giác chết lặng đi, tê tái trong l*иg ngực, rồi cảm giác đó ngày càng mạnh hơn, cùng với đó là nỗi kinh hoàng treo lơ lửng trước mắt.

Charlie đã gọi với vào nói với cô điều gì đó - về việc anh sẽ đi tàu sáng nay, lẫn trong tiếng máy sấy tóc.....Về việc anh phải mang xe đi bảo trì và cô sẽ phải đón anh chiều hôm đó.

Ôi, Chúa ơi...

Có cảm giác như vật gì đang xiết chặt lấy ngực cô. Karen liếc nhanh nhìn đồng hồ. Cô cuống cuồng sắp xếp lại lịch trình. Charlie, anh rời nhà lúc mấy giờ, bây giờ là mấy giờ... Cô bắt đầu cảm thấy hoảng sợ. Tim đập nhanh dần như tiếng trống gõ nhịp tốc độ cao.

Bản tin mới nhất lại được phát. Karen căng cứng cả người. "Có lẽ là chúng ta đang chứng kiến một vụ nổ bom.” - người phóng viên thông báo, - "trên chuyến tàu tới Metro-North ngay khi nó đang vào ga Trung tâm Grand Central. Thông tin này đã được kiểm chứng. Vụ nổ xảy ra ở nhánh Stamford."

Nhiều tiếng thở hắt ra vang lên từ phòng thu. Hầu hết những người trong số họ đều ở quanh khu vực đó. Tất cả mọi người đều biết đến những ai thường xuyên di chuyển bằng tàu điện ngầm, đó là người thân, bạn bè của họ. Những khuôn mặt đỏ bừng vì sốc. Mọi người quay ra nhìn nhau mà thậm chí không còn biết mình đang đứng cạnh ai nữa, điều duy nhất họ cần lúc đó là tìm kiếm sự chia sẻ, cảm thông trong ánh mắt nhau.

“Thật đáng sợ.” - Người phụ nữ đứng cạnh Karen lắc lắc đầu.

Karen thậm chí không thể đáp lại nổi câu nói của người phụ nữ đó. Cơn ớn lạnh đã kiểm soát toàn bộ cơ thể cô, nó lần chạy chậm chạp như từng nhát dao cứa vào xương thịt cô.

Chuyến tàu nhánh Stamford chạy qua Greenwich.

Cô chỉ còn biết nhìn lên đồng hồ và hoảng sợ - tám giờ năm mươi tư phút. Ngực nhói lên bóp nghẹt nhịp thở cô.

Người phụ nữ nhìn cô chăm chăm: “Này, cô có sao không thế?”

“Tôi cũng không biết...” - Ánh mắt Karen tràn ngập nỗi sợ hãi. - “Có lẽ chồng tôi trên chuyến tàu đó.”Chương 4Tám giờ bốn mươi lăm sáng.

Ty Hauck đang trên đường tới nơi làm việc.

Anh giảm động cơ còn năm dặm một giờ để đưa chiếc thuyền đánh cá loại nhỏ Merrily dài cỡ hai mươi tư foot (1) vào cảng Greenwich.

Hauck vẫn thường đi thuyền như vậy mỗi khi thời tiết đẹp. Sáng nay, bầu trời trong sáng, làn gió tháng tư khô và hơi lạnh, anh nhìn lên từ bàn làm việc và lẩm bẩm: Những ngày hè đã chính thức bắt đầu rồi! Hai mươi lăm phút tới eo Long Island từ chỗ ở của anh gần đảo Cove, Stamford cũng chẳng dài hơn việc phải đi như rùa tới đường 1-95 vào giờ này buổi sáng. Và cơn gió lộng thổi tung mái tóc khiến anh nhanh chóng tỉnh ngủ hơn bất cứ loại cà phê tốt nhất nào ở Starbucks (2). Anh bật chiếc máy nghe nhạc. Giọng ca của Fleetwood Mac vang lên một giai điệu yêu thích của Hauck:

Rhinannon cất tiếng vang như chuông chiều muộn

Anh lại chẳng thích được yêu cô ấy hay sao.

Đó là lý do tại sao anh chuyển đến đây bốn năm trước sau cái tai nạn đó, sau khi hôn nhân của anh tan vỡ. Có người cho rằng đó chỉ là một sự chạy trốn. Có lẽ cũng là thế thật, nhưng chỉ một chút thôi, nhưng nếu đúng thế thì đã sao?

Hauck là chỉ huy Cơ quan Điều tra tội phạm bạo lực thuộc Phòng Cảnh sát Greenwich. Mọi người đặt niềm tin lên anh. Liệu điều đó có phải là trốn chạy hay không? Đôi khi anh lấy thuyền chạy lòng vòng khoảng một tiếng trước khi đến nơi làm việc trong cái bình lặng đỏ hồng của mỗi buổi sáng trước bình minh, câu loại cá ngạnh màu xanh và loại có sọc. Liệu có phải đó là trốn chạy?

Anh đã lớn lên ở đây, trong gia đình trung lưu Byram, gần cảng Chester, ngay biên giới với bang New York, về địa lý thì chỉ cách cái khu bất động sản kếch sù vài dặm đường, nhưng đó lại là khoảng cách cả một đời người. Đó là cái khu bất động sản nằm dọc theo con đường về miền quê, đó là những cánh cổng giờ đây anh đã chạy qua để theo kịp đứa trẻ ranh đã lật ngược chiếc xe Hummer trị giá sáu mươi ngàn đô la của anh.

Nhưng giờ thì mọi việc đã khác. Những gia đình thôn dã đã sinh ra và lớn lên ở đó trong suốt tuổi thanh niên của anh đã phải nhường chỗ cho những gã nhà giàu kếch sù với những khoản quỹ đầu tư hợp tác lên tới con số trên ba mươi triệu. Đó là những kẻ đã kéo sập những khu nhà cũ rồi thay thế vào đó những pháo đài nằm phía sau cổng sắt với những chiếc bể bơi có kích thước của cả một chiếc hồ và cả nhà hát trong đó nữa. Bất cứ ai có tiền đều sẽ bước vào đó. Giờ thì những gã lắm tiền người Nga -có trời mới biết được bọn chúng lấy tiền ở đâu ra- đang mua sạch những khu bất động sản vùng quê nuôi ngựa ở trang trại Conyers, và xây trên đó cả những sân bay cho trực thăng hạ cánh.

Những gã tỷ phú đang làm hỏng mọi thứ chỉ dành cho triệu phú. Hauck lắc đầu.

Hai mươi năm trước, anh đã tham gia một cuộc phá án ở đồi Greenwich. Sau đó anh tiếp tục chuyển sang Colby, đơn vị số 3. Chẳng phải là vị trí cao hẳn nằm trong tốp ten, nhưng sự nổi tiếng cũng khiến anh thăng tiến nhanh trong chương trình đào tạo thanh tra của Sở cảnh sát New York. Điều này khiến bố anh, người đã dành cả đời mình cho chính quyền thành phố Greenwich Water, rất tự hào. Anh đã phá được một vài vụ án quan trọng và thăng tiến. Sau đó, anh chuyển sang làm ở Phòng thông tin của Sở khi xảy ra vụ tòa Tháp đôi bị tấn công.

Giờ anh lại quay trở lại.

Khi anh đưa thuyền vào cảng, phía bên trái là bãi cỏ có tên Bến cảng xinh đẹp được cắt tỉa gọn gàng, một vài chiếc thuyền nhỏ chạy ngang qua anh -chủ nhân những chiếc thuyền ấy cũng giống anh, vượt qua eo biển đến nơi làm việc ở Long Island trong thời gian chưa đến nửa giờ đồng hồ.

Hauck vẫy tay.

Anh thích nơi này, dẫu rằng đã có rất nhiều nỗi đau đã để lại dấu ấn của nó ở đây.

Kể từ khi hôn nhân với Beth tan vỡ, anh thấy mình thật lẻ loi. Anh cũng có hẹn hò đôi chút: với một cô thư ký xinh đẹp cho Tổng giám đốc điều hành của tập đoàn Tái bảo hiểm General, cô đã làm công việc tiếp thị ở Altria một thời gian. Ngoài ra anh còn hẹn hò với vài cô cùng làm trong ngành nữa, nhưng anh cũng chẳng tìm được ai có thể chia sẻ quãng đời còn lại. Thế mà Beth lại làm được điều đó.

Thi thoảng anh có tụ tập cùng vài người bạn cũ ở cùng thị trấn, một vài người đã kiếm được bộn tiền từ công việc xây dựng nhà ở, vài người khác lại chỉ là thợ sửa chữa đường ống hay môi giới chứng khoán hoặc sở hữu cả một công ty xây dựng vườn hoa. "Đôi chân huyền thoại," đó là cái cách mà mọi người thường gọi anh, với âm cuối đọc nhỏ đi, như ở trong từ “huyền thoại.” Những người nhiều tuổi hơn vẫn thường khen ngợi rằng đó là một trận thi đấu hay nhất mà họ từng được xem kể từ thời Steve Young và còn đãi bia anh nữa. Họ vẫn nhớ anh đã ào tới khu vực về đích, đánh bại Stamford West để dành lấy vương miện của hạt Lower Fairfield.

Nhưng điều lớn nhất đơn giản chỉ là anh cảm thấy tự do. Rằng quá khứ không còn đeo đẳng nữa. Anh đã cố gắng làm một điều gì đó tốt trong ngày, tạo ra những khoảng thời gian nghỉ ngơi cho mọi người. Đảm bảo công bằng, anh còn có Jessica bên cạnh nữa, con bé đã lên mười tuổi. Cuối tuần họ thường đi câu cá và đi đá bóng ở Tod’s Point rồi nấu ăn ngoài trời ở đó nữa. Các chiều chủ nhật, anh lại đưa con bé về Brooklyn, nơi nó đang sống, trên chiếc Bronco anh đã dùng tám năm nay. Những buổi tối thứ sáu mùa đông, anh thường chơi khúc côn cầu ở câu lạc bộ của những người trên bốn mươi tuổi của địa phương.

Cơ bản mà nói, mỗi ngày anh lại đẩy lùi điều đó về phía sau một chút - cố gắng tìm kiếm, đưa bản thân trở lại với cái thời điểm mà mọi thứ chưa đổ sập xuống anh. Cái thời điểm trước tai nạn đó, trước khi hôn nhân tan vỡ, trước cả khi anh đầu hàng.

Vậy thì tại sao lại quay lại đó, Ty?

Dầu có cố gắng đến đâu thì người ta cũng không thể đẩy mọi thứ về phía sau được. Cuộc sống không cho phép người ta làm điều đó.

Hauck đã nhìn thấy bến đỗ du thuyền của Câu lạc bộ du thuyền Indian Habour. Trên bến là người phụ trách bến, Hank Gordon, một người bạn cũ của Hauck, người vẫn thường cho anh đậu thuyền trong ngày, Hauck nhấc máy bộ đàm.

“Gordon, tôi đang vào bến...”

Nhưng Gordon vẫn đứng đợi anh ở cầu cảng.

“Anh làm cái quái gì ở đây vậy, Ty?"

“Mùa hè đã đến, anh bạn ạ!” - Hauck nói to. Anh quay đầu đưa chiếc Merrily vào bến.

Gordon tung sợi dây buộc chiếc thuyền lại. Hauck tắt máy. Anh bước tới phía đuôi thuyền khi con thuyền chạm chiếc phao lót, đáp vào cầu cảng.

“Ngoài kia chẳng khác nào một giấc mơ cả.”

“Ác mộng thì có,” - Hank nói. - “Cứ để tôi giữ nó ở đây, Ty. Tốt hơn hết là cậu nên lên phía trên đồi kia mà xem.”

Có điều gì đó trong ánh mắt Hank khiến Hauck khó hiểu. Anh liếc nhìn đồng hồ - tám giờ năm mươi hai phút. Anh và Gordon vẫn thường tán gẫu vài câu về đội Rangers hay những gì cảnh sát đã phát hiện ra vào tối hôm trước.

Cũng chính lúc đó tiếng chuông di động của Hauck vang lên. Điện thoại từ cơ quan. Hai-ba-bảy.

Hai-ba-bảy là số khẩn cấp của sở cảnh sát.

“Cậu không bật đài đúng không?” - Gordon hỏi, tay vẫn đang siết chặt lại sợi dây.

Hauck ngây ra lắc đầu.

“Vậy thì chắc chắn là cậu chưa hề biết rằng chuyện gì đang xảy ra ở đó cả, phải vậy không, trung úy?”

Chú Thích:

1 (foot) đơn vị đo lường Anh - Mỹ = 0,3048m

2 Starbucks: chuỗi cửa hàng cà phê nổi tiếng của MỹChương 5Lúc đầu Karen cũng rất bình tĩnh. Làm rối mọi chuyện lên không phải là tính cách của cô. Cô phải luôn tự nhủ không biết bao nhiêu lần rằng mình phải bình tĩnh, thật bình tĩnh. Charlie có thể ở một nơi nào đó, bất cứ nơi nào khác.

Karen, mày còn chưa biết chắc rằng Charlie có đi chuyến tàu đó hay không kia mà.

Cách đây vài năm, đã có chuyện tương tự xảy ra với họ. Lúc đó Samantha mới chỉ bốn hoặc năm tuổi. Hai vợ chồng Karen tưởng đã mất con bé ở siêu thị Bloomie. Sau khi tìm kiếm hoảng loạn, lần cả lại những nơi cả gia đình đã đi qua, gọi cho người quản lý, và bắt đầu có ý nghĩ là phải chấp nhận một thực tế là một chuyện khủng khϊếp đã xảy ra - rằng đây chẳng phải là sự ngẫu nhiên hay một báo động giả nào đó! - thì cả hai bỗng thấy con bé đang đứng đó bình thản như thể đang đứng trên sân khấu trường học của mình, tay giơ lên vẫy bố mẹ, tay đang lần giở mấy trang của một trong những cuốn sách yêu thích trên đống thảm phương Đông.

Bây giờ mọi chuyện có thể cũng giống vậy, Karen tự trấn tĩnh. Cần phải bình tĩnh, Karen. Khốn thật, phải thật bình tĩnh!

Cô chạy vào phòng tập yoga, tìm chiếc túi, lục tìm điện thoại di động. Tim đập rộn từng hồi, cô ấn mạnh phím tắt gọi cho Charlie. Nào, thôi nào... Ngón tay cô run lên bần bật.

Trong khi đợi điện thoại kết nối, Karen cố gắng nhớ lịch trình buổi sáng hôm đó của Charlie. Anh rời nhà khoảng lúc bảy giờ. Lúc đó cô đang sắp sấy tóc xong. Mất mười phút để vào phố, mười phút nữa để tới nơi bảo dưỡng để xe ở đó để họ kiểm tra kỹ lưỡng những gì cần phải bảo dưỡng. Vậy thì lúc đó sẽ là bảy giờ hai mươi, phải không nhỉ? Cũng sẽ mất khoảng mười phút nữa để tới nhà ga. Bản tin có nói rằng vụ nổ xảy ra lúc tám giờ bốn mươi mốt phút. Có thể anh đi chuyến sớm hơn. Hay cũng có thể gặp một doanh nhân vay vốn nào đó và đi ô tô tới nơi làm việc. Trong giây lát, Karen cảm thấy nhẹ hẳn người. Bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra... Charlie là người có tài xoay xở nhất mà cô từng biết.

Bắt đầu có tiếng chuông điện thoại. Karen bỗng thấy tay mình run lên. Nào, nhấc máy đi, trả lời điện thoại đi Charlie...

Giọng nói Charlie vang lên, nhưng chỉ là trong hộp thư thoại, khiến Karen mất hết bình tĩnh. "Đây là số điện thoại của Charlie Friedman..."

“Charlie, em đây. ” - Karen bật lên. - “Em thật sự lo lắng. Em biết anh đi tàu. Anh phải gọi cho em ngay sau khi anh nhận được tin này nhé. Em không quan tâm anh đang làm gì, Charlie, chỉ cần anh gọi, anh...”

Cô ấn nút tắt điện thoại trong tâm trạng hoàn toàn vô vọng. Rồi cô nhận ra rằng có một tin nhắn thoại tới điện thoại mình! Máu chạy rần rật trong huyết quản, cô nhanh chóng lần tới phần nhật ký các cuộc gọi tới gần nhất.

Chính là số của Charlie! Lạy Chúa! Tim cô như muốn vỡ tung ra vì hạnh phúc.

Tâm trạng bồn chồn, Karen nhập mã số, đưa điện thoại lên tai nghe. Giọng nói quen thuộc của Charlie vang lên, bình thản. “Nghe này, em yêu, anh nghĩ là khi nào tới nhà ga trung tâm Grand Central, anh sẽ mua một ít bít-tết ướp mà em ưa thích ở cửa hàng Ottomanelli trên đường về nhà, chúng mình sẽ nướng chứ không đi ăn hàng nữa... Nghe có vẻ cũng hay đấy chứ? Báo cho anh biết xem có được không nhé. Anh sẽ tới cơ quan vào lúc chín giờ. Anh cúp máy đây. Ở chỗ bảo dưỡng thật ồn ào và náo loạn. Thế nhé. "

Karen nhìn tin nhắn thoại, lúc đó là tám giờ ba mươi tư phút. Anh ấy đang trên đường tới ga Grand Central khi gọi cho mình. Lúc đó vẫn đang trên tàu. Mồ hôi bắt đầu túa ra. Cô nhìn lại màn hình ti-vi, nhìn lại cái màn khói đen đang phủ kín nhà ga Grand Central, một sự hỗn loạn và lộn xộn đang hiện ra trên màn hình.

Bỗng nhiên cô chợt hiểu ra, từ trong sâu thẳm trái tim. Cô chẳng thể phủ nhận được điều đó nữa.

Charlie đã đi trên chuyến tàu đó. Chồng cô đã đi trên chuyến tàu đó.

Không thể kiềm chế hơn được nữa, Karen vội vàng nhấn số điện thoại cơ quan Charlie. Thôi nào, nào, cô cứ lặp đi lặp lại câu nói đó trong suốt những giây đồng hồ kéo dài đầy đau đớn chờ đợi kết nối với điện thoại cơ quan Charlie. Cuối cùng thì Heather, trợ lý của Charlie, cũng nhấc ống nghe.

“Văn phòng Charles Friedman xin nghe.”

“Heather à, Karen đây.” - Karen cố giữ bình tĩnh. "Cô đã thấy chồng tôi đến cơ quan chưa?”

“Chưa, thưa bà Friedman. Nhưng trước đó ông nhà đã gửi cho tôi một email từ điện thoại di động nói rằng sáng nay ông phải mang xe đi bảo dưỡng hay gì đó. Chắc chắn tôi sẽ gặp ông nhà sớm thôi.”

“Tôi biết anh ấy đem xe đi bảo dưỡng. Đó chính là điều tôi đang lo lắng. Cô có xem tin không? Anh ấy đi tàu đến cơ quan."

"Ôi lạy Chúa tôi! ” - Cô trợ lý hoảng sợ, thực tế ập dến. Tất nhiên là cô ta đã xem thời sự. Tất cả mọi người đều đã xem tin ấy. Cả văn phòng đang xem.

“Cô Friedman, để tôi thử gọi lại cho ông nhà xem sao. Tôi chắc là hiện tại ở nhà ga Grand Central đang lộn xộn lắm. Có thể ông nhà đang tìm đường lên khỏi nhà ga tàu điện và ở đó điện thoại không có sóng. Có thể ông nhà đi chuyến tàu muộn hơn. - ”

“Anh ấy có gọi cho tôi! Lúc tám giờ ba mươi tư phút. Anh ấy nói rằng chỉ vài phút nữa là tàu vào nhà ga Grand Central...” - Giọng Karen trở nên run rẩy. - “Tám giờ ba mươi tư phút, Heather à! Anh ấy đã đi chuyến tàu ấy. Nếu không anh ấy đã gọi cho tôi rồi. Tôi nghĩ anh ấy đã đi chuyến tàu ấy... "

Heather khuyên Karen hãy bình tĩnh và nói rằng cô sẽ gửi thư điện tử cho Charlie, rằng cô chắc chắn sẽ sớm biết tin tức của Charlie. Karen đồng ý, nhưng khi cô bỏ điện thoại xuống, tim cô muốn nhảy vọt ra khỏi l*иg ngực, máu chạy trong huyết quản dường như không còn nằm trong tầm kiểm soát của cô nữa. Karen không biết sẽ phải làm gì. Cô úp chặt chiếc điện thoại vào ngực, gọi cho Charlie một lần nữa.

Thôi nào, Charlie... Charlie, em xin anh đấy...

Phía ngoài nhà ga trung tâm Grand Central, viên phóng viên thời sự đang khẳng định lại thông tin rằng có ít nhất một quả bom đã phát nổ. Một vài người thoát nạn đang lên khỏi nhà ga. Họ túm lại phía trên đường, mặt mũi còn đầy hoảng hốt cùng những vệt máu ám khói. Họ đang nói điều gì đó về đường rầy số 109, đã có ít nhất hai vụ nổ lớn và một đám cháy đã bùng lên ở đó, rất nhiều người còn đang bị kẹt lại. Có vật nào đó phát nổ ở phía hai toa xe đầu tiên.

Karen chết điếng. Cuối cùng nước mắt cũng bắt đầu tràn xuống hai má.

Đó chính là nơi Charlie vẫn thường ngồi. Ngồi ở đó giống như một nghi lễ đối với anh vậy. Anh luôn ngồi ở toa đầu tiên!

Thôi nào, Charlie... Karen thầm cầu xin, mắt vẫn hướng lên màn hình phía bên ngoài. Người ta đang điều tra nguyên nhân. Hãy nhìn xem, người ta đang phỏng vấn những người thoát nạn.

Karen quay số Charlie một lần nữa, phó mặc toàn thân cho nỗi sợ hãi đến tận cùng.

“Charlie, trả lời điện thoại đi chứ, Charlie!"Chương 6Karen bỗng nhớ đến Samantha và Alex. Cô nhận ra rằng mình phải về nhà. Cô sẽ phải nói gì với lũ trẻ đây? Charlie vẫn luôn lái xe đi làm. Anh có nơi để xe riêng ở tòa nhà nơi làm việc. Thói quen đó đã kéo dài nhiều năm nay.

Vậy mà cái buổi sáng chết tiệt ấy anh lại đi tàu đến nơi làm việc!

Karen nhét chiếc áo đẫm mồ hôi vào túi xách và chạy vội ra ngoài, qua quầy lễ tân và cửa kính phía ngoài. Cô vội vã tới bên

chiếc Lexus của mình, chiếc xe sử dụng công nghệ hybrid (1) Charlie đã mua cho cô cách đây chưa đầy một tháng. Mùi khoang để đồ vẫn còn mới. Cô nhấn nút mở khóa tự động và nhảy vội vào xe.

Từ nơi tập về đến nhà mất mười phút. Chạy ra khỏi bãi đỗ xe, Karen bật điện thoại Bluetooth (2) về chế độ tự động gọi tới số máy của Charlie. Charlie, xin anh đấy, trả lời điện thoại đi Charlie!

Tim cô như sụi xuống. “Đây là số máy của Charlie Friedman..."

Nước mắt vẫn chảy dài trên má dẫu cô có cố kìm lại những dòng nước mắt tồi tệ nhất. Chuyện này không thể xảy ra!

Karen đột ngột ngoặt phải ra khỏi bãi đỗ xe của Sportsplex, ngay tại Prospect, vượt qua đèn giao thông ngay góc cua, và tăng tốc khi chạy vào đường 1-95. Các phương tiện giao thông đang di chuyển ngược trở lại, làm chậm tất cả những gì hướng tới trung tâm Greenwich.

Tất cả các loại bản tin mới nhất, mâu thuẫn nhau nhất cũng đang được truyền đi. Đài phát thanh cho rằng đã có nhiều tiếng nổ phát ra từ nhà ga. Rằng một đám cháy đã bùng lên giữa các đường rầy, người ta đang không thể kiếm soát được đám cháy. Rằng sức nóng tăng mạnh và khói độc khiến lính cứu hỏa không thể tiếp cận gần hơn chút nào với mục tiêu. Rằng con số thương vong là rất lớn.

Tất cả những thứ đó đang khiến Karen hoảng loạn thực sự.

Rất có thể Charlie đang bị mắc kẹt ở dưới đó. Hay ở bất cứ chỗ nào. Anh có thể đã bị bỏng hay bị thương mà không thể thoát ra khỏi chỗ đó. Hay cũng có thể anh đang trên đường tới bệnh viện. Có đến hàng tỷ kịch bản có thể xảy ra. Karen tiếp tục quay số Charlie.

“Charlie, anh đang ở đâu, chúa ơi? Thôi nào, Charlie... "

Karen lại nghĩ đến Samantha và Alex. Lũ trẻ chưa biết đã có chuyện gì xảy ra. Ngay cả khi chúng biết tin về vụ nổ thì chúng cũng không nghĩ đến điều gì vì Charlie luôn đi làm bằng ô tô.

Karen rẽ vào đường nhánh số 5, Old Greenwich, chạy vào đường Post Road. Đột nhiên điện thoại cô vang lên. Ơn Chúa! Tim cô như muốn nhảy ra khỏi l*иg ngực.

Nhưng đó là Paula, bạn thân của Karen, nhà ở khu ven hồ, chỉ cách nhà cô vài phút đi đường.

"Cậu có nghe chuyện gì đang xảy ra không?” - Tiếng ti-vi loáng thoáng trong điện thoại.

"Tớ biết rồi, Paula à. Tớ.."

"Người ta nói rằng chuyến tàu tới từ ga Greenwich. Có thể có những người chúng ta - "

“Paula," - Karen ngắt lời, khó nhọc nói từng từ. -"Tớ nghĩ là Charlie đã đi chuyến tàu đó."

“Cái gì?"

Karen kể cho Paula về chuyện chiếc xe và rằng cô không thể liên lạc được với Charlie. Cô cũng nói cô đang trên đường về nhà và không muốn có cuộc điện thoại gọi đến phòng trường hợp Charlie hoặc văn phòng anh gọi điện tới.

“Chắc chắn rồi, bạn à. Tớ hiểu, Karen. Charlie sẽ ổn thôi. Anh ấy luôn biết cách thoát ra khỏi mọi trường hợp khó khăn. Cậu biết điều đó, phải không nào, Karen?”

"Tớ biết,” - Karen nói, dẫu rằng tự cô cũng biết rằng mình đang tự huyễn hoặc bản thân. - “Tớ biết mà.”

Karen chạy xe qua phố, tim đập dồn dập. Cô rẽ vào đường Shore Road gần eo biển, rồi tới Sea Wall. Cô đưa chiếc Lexus vào đường chạy xe vào khu nhà của mình. Chiếc Mustang cũ của Charlic đậu trong khoang thứ ba của ga-ra, vẫn vậy, như cách đây một giờ đồng hồ. Cô chạy thẳng từ ga-ra vào nhà bếp. Hy vọng trào lên trong cô khi thấy tin nhắn đang nhấp nháy trên máy gây âm cuộc gọi. Lạy Chúa... , cô thầm cầu nguyện và ấn nút play, máu chạy rần rật, sợ hãi.

"Xin chào bà Friedman...” - Một giọng nói u ám vang lên. Là Mal, thợ làm ống nước của họ, luôn than phiền về hệ thống làm nóng nước cô muốn sửa trước đó, về một cái van chết tiệt nào đó mà hắn đã phải bỏ công tìm kiếm. Nước mắt tràn xuống hai má, hai chân không còn đứng vững, cô dựa người vào tường, từ từ sụp xuống một cách vô vọng. Tobey ve vẩy đuôi, đưa mũi hít hít người Karen. Cô đưa hai lòng bàn tay lau nước mắt. " Thôi nào, Tobey, không phải bây giờ...”

Karen sờ soạng tìm kiếm chiếc điều khiển. Cô bật ti-vi. Tình hình đã trở nên xấu hơn. Matt Lauer đang xuất hiện trên màn hình ti-vi cùng Brian Williams -các bản tin đều đưa rằng con số thương vong ở dưới đường tàu điện ngầm đã lên tới hàng chục người, đám cháy đang lan rộng và chưa thể kiểm soát. Một phần phía dưới ga tàu điện đã bị sập, và trong khi người ta chuyển cảnh quay tới một chuyên gia về Al Qaeda thì một khung nhỏ màn hình đang hiện lên cảnh từng đám khói đen đang bốc lên bầu trời Manhattan.

Chắc anh ấy đã gọi điện cho họ, Karen biết, ít nhất là gọi cho Heather ở văn phòng -nếu không có chuyện gì xảy ra với anh. Thậm chí có thể còn trước khi gọi cho cô. Đó chính là điều khiến cô sợ nhất. Cô nhắm mắt.

Chỉ cần anh bình an là được, Charlie, dẫu anh có ở nơi nào. Chi cần không có chuyện gì xảy ra.

Có tiếng cửa ô tô đóng mạnh phía ngoài. Chuông cửa vang lên. Có ai đó vừa gọi tên cô vừa chạy thẳng vào nhà.

Là Paula. Paula nhìn chằm chằm vào Karen đang nằm rúm ró trên sàn nhà với ánh mắt cô chưa từng bao giờ nhìn thấy. Paula vội ngồi sụp xuống bên cạnh, hai người ôm lấy nhau, nước mắt tràn ra trên má hai người.

“Sẽ ổn thôi mà.” - Paula vuốt tóc Karen. - “Tớ biết là sẽ ổn cả thôi mà. Ở dưới ấy có tới hàng trăm người ấy chứ. Có thể dưới đó không có sóng điện thoại. Có lẽ anh ấy đang được nhân viên y tế chăm sóc. Anh ấy có thể là một trong những người thoát nạn. Nếu có ai đó thoát ra khỏi được nơi ấy thì đó phải là Charlie. Karen à, rồi cậu sẽ thấy. Sẽ ổn cả thôi mà.”

Karen gật đầu liên tục, miệng lặp đi lặp lại "Tớ biết, tớ biết..." và đưa ống tay áo lên lau mắt.

Cả hai thay nhau quay số Charlie. Biết làm sao được? Hết số điện thoại cùa Charlie lại đến số điện thoại cơ quan. Có lẽ phải đến ba mươi hay bốn mươi lần gì đó.

Đôi lúc Karen còn sụt sịt mỉm cười nói “Cậu biết không, Charlie sẽ phát điên lên mất nếu biết tớ kiểm soát anh ấy ở văn phòng như thế này.”

Chín giờ bốn mươi lăm phút, cả hai ra ngồi trên đi-văng trong phòng khách. Cũng chính lúc đó, cả hai nghe tiếng xe chạy tới và tiếng cửa ô tô sập mở. Alex và Samantha chạy ào vào bếp la lên "Được nghỉ học! ”

Lũ trẻ thò đầu vào phòng ti-vi. - “Mẹ biết đã xảy ra chuyện gì chưa?” Alex hỏi.

Karen không cất được lời. Sự xuất hiện của lũ trẻ khiến nỗi sợ hãi trào lên trong cô. Cô bảo lũ trẻ ngồi xuống. Giờ thì cả hai đều nhận ra nỗi sợ hãi và buồn rầu đang hiện lên trên mặt mẹ, nhận ra rằng có điều gì đó rất tồi tệ đã xảy ra.

Samantha ngồi xuống trước mặt cô.

“Mẹ, có chuyện gì sao?”

“Sáng nay bố con mang xe đi bảo dưỡng,” - Karen nói.

“Vậy thì sao chứ?”

Karen nuốt tiếng nấc nghẹn - nếu không, chắc hẳn cô đã bật lên tiếng khóc.

“Sau đó,” - cô ngừng lại. - “Mẹ nghĩ là bố con vào thành phố bằng tàu điện ngầm.”

Hai đứa trợn tròn mắt và cũng giống như Karen, bốn con mắt vội hướng về phía màn hình ti-vi.

“Bố đang ở đó sao? Ở nhà ga Trung tâm Grand Central? - Thằng con trai hỏi.

"Mẹ không biết, con à. Chúng ta chưa có tin tức gì của bố. Đó chính là điều đáng lo nhất. Bố đã gọi cho mẹ trước đó báo rằng bố đang ở trên tàu. Lúc đó là tám giờ ba mươi tư phút. Mà vụ này bắt đầu xảy ra lúc tám giờ bốn mươi mốt phút. Mẹ không biết...."

Karen cố gắng hết sức để tỏ ra lạc quan và mạnh mẽ, cố gắng bằng cả con tim mình để không làm lũ trẻ lo lắng, bởi cô biết rằng với cùng một điều chắc chắn không hề thay đổi ấy là bất cứ khi nào Charlie cũng sẽ gọi điện báo với họ rằng anh không hề gì. Vì vậy cô thậm chí còn không cảm nhận được những vệt nước mắt đang chảy dài hai bên má, rơi xuống đùi. Samantha đang nhìn mẹ chăm chăm, miệng mếu đi và cũng đang sắp khóc, còn Alex khốn khổ của cô thì mặt trắng như tờ giấy, mắt nhìn như bị thôi miên vào cột khói đang cuộn lên trên bầu trời Manhattan.

Một lúc lâu không ai nói một lời. Họ chỉ nhìn, tất cả đều chìm đắm vào cái thế giới của hy vọng và không tin vào những gì đang xảy ra trước mắt. Sam vòng tay lỏng ôm cổ Alex, gục đầu lo lắng trên vai anh trai, còn Alex thì lần đầu tiên trong năm, cậu nắm chặt tay mẹ, nhìn màn hình chăm chú, chờ đợi sự xuất hiện của bố. Paula đang chống khuỷu tay trên gối bỗng chỉ tay vào màn hình mà kêu lên: Nhìn kìa, Charlie đấy! và nhảy dựng lên sung sướиɠ, chờ đợi với niềm tin chắc chắn rằng cô sẽ được nghe tiếng chuông điện thoại sẽ reo lên.

Alex quay qua Karen: - “Bố sẽ tìm được cách xoay xỏa mà. Phải vậy không mẹ?”

“Chắc chắn rồi con à.” - Karen xiết chặt tay cậu con trai. - “Con biết bố con mà. Nếu có ai đó xoay xở được thì đó chính là bố con.”

Cũng chính lúc đó, họ bỗng nghe một tiếng vang trầm đυ.c. Màn hình camera rung lắc mạnh trong một tiếng nổ bị bóp nghẹt lại. Những người đứng xem thét lên khi một cột khói đen đặc nữa lại bốc lên từ nhà ga.

Samantha rền rĩ: "Không, Chúa ơi... ”

Karen thấy chân tay như rụng rời. Cô nắm chặt tay Alex, xiết mạnh: “ Ôi không, Charlie, Charlie, Charlie...”

“Lại có nhiều vụ nổ tiếp theo...” - Chỉ huy lực lượng cứu hỏa thì thào khi bước lên khỏi nhà ga, lắc đầu kết luận - “Có rất nhiều người đang mắc kẹt dưới đó. Chúng tôi thậm chí không thể tiếp cận được với họ.”

Chú Thích:

1 Công nghệ hybrid: công nghệ ô tô cho phép chạy được bằng hai loại nhiên liệu khác nhau (thường là gas và xăng)

2 Bluetooth: công nghệ truyền thông không dây tầm gần, thường tích hợp với điện thoại, máy tính và các thiết bị cầm tay khác.Chương 7Chiều

Hauck đang gọi điện cho phòng Xử lý tình trạng khẩn cấp thuộc Sở cảnh sát New York thì có điện thoại.

Có thể là ở 634. Hiện đang rời hiện trường vụ tai nạn. Phố West Street và Post Road.

Đã cả sáng nay Hauck không rời mắt khỏi vụ rối loạn đang diễn ra trong thành phố. Không liên lạc được với người thân của mình, không biết làm gì hơn, cả ngày hôm nay nhiều người hoảng loạn đã gọi đến Sở cảnh sát. Khi Tòa tháp đôi bị tấn công, anh đang làm việc ở phòng thông tin của Sở, và công việc của anh trong nhiều tuần sau đó là tìm kiếm số phận của những người đang mất tích - ở bệnh viện, trong đống đổ nát, trong mạng phản ứng nhanh. Hauck cũng có bạn bè ở dưới đó. Anh nhìn danh sách tên những người anh đã đưa xuống: Pomery. Bashtar. Grace. O'Connor.

Lần đầu, trong số hàng trăm người chưa rõ số mạng ra sao, người ta mới chỉ tìm thấy hai người.

“Có thể là 634 Ty à!” - viên trung sỹ trực ban lại một lần nữa thông báo. Chạy thôi. Về hướng đường Post Road, sát bên phố West Street, gần đại lý đồ ăn nhanh và điểm bán và bảo dưỡng ô tô.

“Không được,” - Hauck đáp lời trung sỹ. - “Gọi Munoz đi. Tôi đang bận việc khác.”

“Munoz đang ở hiện trường rồi, thưa trung úy. Đây là một vụ gϊếŧ người. Có vẻ như đang có một xác người ở đó.”

Chỉ mất vài phút Hauck đã đưa chiếc Grand Corona ra khỏi bãi xe bên ngoài, chạy thẳng đến Mason, chiếc mũ bay phần phật trên đầu, chạy thẳng về đầu đại lộ gần công viên Greenwich Office, xuống đường Post Road đến phố West Street, đối diện điểm bán và bảo dưỡng ô tô Acura.

Chính vì anh là người đứng đầu đội điều tra tội phạm bạo lực nên cuộc gọi này là dành cho anh. Thường thì đội của anh hay phá những vụ lẻ tẻ ở trường trung học, đôi khi là vài vụ đột nhập nhà riêng và ẩu đả giữa các cặp vợ chồng. Những vụ ẩu đả dẫn đến án mạng ít khi xảy ra ở Greenwich.

Lừa đảo chứng khoán là loại tội phạm thường thấy ở đây hơn. Cuối đại lộ là bốn viên cảnh sát địa phương đang chặn con đường lớn, đèn cảnh sát lấp lóe. Các phương tiện giao thông được hướng vào một làn đường. Hauck chạy chậm lại, gật đầu chào một vài viên cảnh sát tuần tra anh quen. Freddy Munoz, một trong những thanh tra thuộc quyền Hauck bước tới khi anh ra khỏi xe.

"Cậu đang đùa đấy chứ, Freddy.” - Hauck lắc đầu vẻ không tin. - "Ngày hôm nay của tất cả mọi ngày...”

Viên thanh tra phác một cử chỉ dứt khoát về phía một đυ.n nhỏ đã được trùm vải che đi giữa đường West Street, nơi giao cắt với đường Post Road và cắt tới đại lộ Railroad và 1-95.

"Trông có giống chúng tôi đang đùa không, trung úy?”

Mấy chiếc xe tuần tra đã được sắp thành vòng tròn bảo vệ quanh cái xác. Một chiếc xe cứu thương đã tới, nhưng các nhân viên y tế đang đứng quanh xe chờ đợi đội y tế địa phương ở Farmington. Hauck quỳ gối kéo tấm nilon.

Chúa ơi! Anh kêu lên khó nhọc.

Nạn nhân mới chỉ ở độ tuổi khoảng hai mươi hai đến hai mươi ba tuổi, da hơi trắng, mặc bộ đồng phục lao động màu nâu, tóc tết thành từng túm nhỏ màu đỏ sát da đầu giống người thổ dân Jamaica. Cái xác bị biến dạng, hai bên hông vặn đi, hơi vắt lên vỉa hè trong khi lưng nằm thẳng dưới lòng đường, mặt ngửa lên trời. Hai mẳt nạn nhân mở to, trong hai con ngươi còn hằn lên nỗi hoảng sợ. Một dòng máu chảy từ khóe miệng nạn nhân lên phía vỉa hè.

"Đã biết tên nạn nhân chưa?”

"Họ Raymond. Tên Abel. Đệm John. Thường viết AJ, thông tin do ông chủ của nạn nhân ở cửa hàng sửa chữa ô-tô đàng kia cung cấp. Đó cũng chính là nơi làm việc của nạn nhân."

Một viên sỹ quan trẻ đứng bên cạnh với cuốn sổ ghi chép. Biển tên STASIO. Hauck đoán chắc đây là lần đầu tiên cậu ta có mặt tại hiện trường.

“Cậu ấy vừa mới thay ca," - Munoz nói - “nói là đi ra ngoài mua thuốc lá và gọi điện.” - Munoz chỉ sang phía bên kia đường.

- "Có vẻ như cậu ta va vào toa xe đằng kia.”

Hauck liếc mắt nhìn về phía mà anh biết ở đó là toa xe bán đồ ăn tối Fairfield, nơi thỉnh thoảng cánh cảnh sát vẫn thường đến. Anh cũng đã tới ăn tối ở đó một vài lần.

“Các anh đã tìm được những gì về toa xe đó rồi?”

Munoz gọi viên sỹ quan Stasio, trông có vẻ như mới hết khóa huấn luyện cách đây một tháng, đang giở đọc chiếc sổ gáy xoắn, trên mặt hiện lên chút lo lắng. “Có vẻ như chiếc xe gây tai nạn là một chiếc xe thể thao, thưa Trung úy. Chiếc xe này chạy tới từ phía đường Post Road và rẽ đột ngột vào đường West Street này... và đâm vào nạn nhân khi cậu ta đang sang đường. Chúng tôi đã tìm được hai người chứng kiến toàn bộ sự việc.”

Stasio chỉ về phía hai người đàn ông, một có thân hình to bè mặc áo khoác thể thao, để ria mép, ngồi trên ghế trước của chiếc xe tuần tra, đang đưa tay vuốt tóc. Người còn lại mặc chiếc áo bông xốp màu xanh đang nói chuyện với một viên sỹ quan, chiếc đầu ủ rũ lắc lắc. “Chúng tôi tìm được một người ở bãi đỗ xe Arby đằng kia. Hóa ra ông ta cũng đã từng là cảnh sát. Người thứ hai ở ngân hàng phía bên kia đường.”

Viên sỹ quan trẻ tổng hợp thông tin khá tốt.

“Tốt lắm, Stasio.”

“Cảm ơn trung úy.”

Hauck chầm chậm đứng dậy, hai đầu gối kêu lục khục, hậu quả của những ngày tập bóng đá. Anh quay lại nhìn vệt bánh xe xám xịt trên đường West Street - hai vệt cao su rộng khoảng hai mươi foot cán qua điện thoại di động và cặp kính của nạn nhân. Vệt phanh xe chỉ xuất hiện sau điểm va chạm với nạn nhân. Hauck hít một hơi nặng nhọc, bụng cuồn lên.

Thằng chó chết đó thậm chí đã chẳng thèm phanh lại.

Anh nhìn qua Stasio. “Có ổn không con trai?” Lần đầu tiên nỗi hoảng sợ hiện lên rõ ràng trên khuôn mặt viên sỹ quan trẻ. Stasio gật đầu. - “ Ổn thưa sếp.”

“Không dễ chút nào, phải không.” - Hauck vỗ vai viên sỹ quan. - “Điều này đúng với tất cả chúng ta.”

“Cảm ơn trung úy.”

Hauck kéo Munoz sang một bên, đưa mắt lướt dọc đường Post Road chạy về phía nam, hướng chiếc xe gây án chạy, rồi nhìn theo hướng của hai vệt bánh xe trên vỉa hè.

“Freddy, thấy không?”

Viên thanh tra gật đầu dứt khoát: - “Thằng khốn không thèm phanh lại."

"Đúng vậy.” - Hauck lôi đôi găng tay cao su từ túi áo khoác l*иg vào tay.

“Được.” - Anh quỳ xuống bên cạnh cái xác. - “Để xem cái này cho ta biết những gì...”

Hauck nâng phần cơ thể phía trên của Abel Raymond, đủ để kéo chiếc ví của nạn nhân ra khỏi túi quần. Trong đó là một bằng lái xe mang tên Abel John Raymond, do bang Florida cấp, một thẻ sinh viên ép plastic của trường Cao đẳng Seminole, cấp cách đây hai năm. Vẫn là nụ cười với đôi mắt sáng bừng trên tấm bằng lái xe, tóc có ngắn hơn một chút. Có lẽ nạn nhân đã bỏ học giữa chừng.

Trong ví còn có một thẻ MasterCard mang tên nạn nhân, một chiếc của Sears, vài chiếc khác của các hãng Costco, ExxonMobil, một thẻ an sinh xã hội, bốn mươi hai đô-la tiền mặt, một chiếc cuống vé xem bóng đá trận Orange Bowl 1996, Notre Dame, bang Florida. Hauck vẫn nhớ trận đấu ngày hôm ấy. Ngăn ngoài chiếc ví gài tấm hình một phụ nữ tóc đen hấp dẫn quãng ngoài hai mươi tuổi bế một bé trai trên tay. Hauck đưa chiếc ví cho Munoz.

"Trông không giống em gái.” - Viên thanh tra nhún vai. Nạn nhân không đeo nhẫn cưới. - “Có thể là bạn gái.”

Họ sẽ phải tìm hiểu xem nhân vật này là ai.

“Sẽ có người chẳng mấy hạnh phúc đêm nay.” - Freddy Munoz thở dài.

Hauck nhét tấm ảnh lại vào chiếc ví và thở hắt ra. - “ Tôi e là sẽ có cả một danh sách dài dằng dặc, Freddy à.”

"Thật điên rồ phải không, thưa trung úy?” - Munoz lẳc lắc đầu. Anh không còn nói về vụ tai nạn nữa. - “Trung úy biết không, anh vợ tôi đi chuyến tàu 7:57 sáng nay. Ra khỏi ga tàu ngay trước khi chuyện này xảy ra. Cô vợ anh ta như hóa điên. Cô ấy không làm sao liên lạc được với anh ta cho tới tận khi anh ta đến văn phòng. Anh biết không, anh ta ngủ rốn thêm một chút, rồi lại bị tắc đường ở một cột đèn giao thông, lỡ chuyến tàu... Anh ta thật là may mắn, phải không?”

Hauck nghĩ đến danh sách những cái tên sẽ chờ anh trên bàn làm việc, những giọng nói đầy hoảng sợ, đầy hy vọng của những người đã gọi đến để biết thông tin về họ. Anh liếc nhìn về phía những người làm chứng của Stasio.

“Nào Freddy, chúng ta đi tìm chiếc xe đó thôi.”Chương 8Hauck hỏi người mặc áo jacket, Freddy chọn nhân chứng mặc áo bông xù North Face.

Nhân chứng Hauck lấy lời khai hóa ra lại là một viên cảnh sát đã nghỉ hưu của bang South Jersey, tên Phil Dietz. Ông ta cho biết mục đích đến đây là để tiếp thị cho các hệ thống an ninh hiện đại - “Anh biết đấy, đó là các kiểu ‘nhà thông minh,’ nhận dạng dấu vân tay, nhận dạng danh tính, các hệ thống kiểu như vậy.” - Đó là những hệ thống ông ta đã vận hành, sử dụng từ khi ông nghỉ hưu cách đây ba năm. Khi Dietz mới chỉ tấp vào bên đường Arby để mua một chiếc bánh kẹp thì phải chứng kiến toàn bộ sự việc xảy ra.

“Hắn phóng xe tương đối nhanh,” - Dietz người mập và thấp với mái tóc hoa râm hơi mỏng phía trên đỉnh đầu, có bộ ria rậm. Dietz nói, hai tay cánh tay mập mạp khua mạnh: - "Tôi nghe tiếng máy rú lên. Hắn tăng tốc khi chạy dọc con đường này rồi ngoặt rẽ ở chỗ đó.” - Dietz đưa tay chỉ về phía giao cắt giữa đường West Street và Post Road. - ‘‘Thằng khốn đó thậm chí còn không thèm nhấn phanh khi đâm phải thằng bé. Khi tôi nhận ra thì đã quá muộn rồi.”

"Ông có nhớ được chiếc xe đó hiệu gì không?” - Hauck hỏi.

Dietz gật đầu. - “Đó là một chiếc xe thể thao đời mới màu trắng. Tôi nghĩ là Honda hay Acura gì đó. Tôi có thể nhận đuợc

qua ảnh. Biển số xe cũng nền trắng, chữ xanh lục hoặc xanh dương." - Dietz lắc lắc đầu. - “Xa quá. Mắt tôi lại không được tốt như lúc tôi còn làm việc.” - Ông ta đưa tay lắc lắc cặp kính đọc sách gài trên túi áo ngực nói. - “Bây giờ tôi phải dùng đến cái này nếu muốn đọc địa chỉ hộp thư.”

Hauck mỉm cười viết mẩu chú thích trong sổ ghi chép. - "Không phải biển số ở vùng này chứ?”

Dietz lắc đầu. '"Không. Có lẽ là ở New Hampshire hoặc Massachussetts. Xin lỗi tôi không đọc rõ được chữ nào. Thằng khốn đó ngừng lại một giây - sau đó. Tôi kêu lên: “Này, anh kia!" và bắt đầu chạy về phía vụ tai nạn thì hắn rồ máy vọt đi. Tôi cố gắng chụp một tấm hình bằng điện thoại di động nhưng không kịp, mọi việc xảy ra nhanh quá. Lúc đó thì hắn đã biến mất rồi.”

Dietz chỉ lên phía trên đồi, chỗ đỉnh cao nhất của đại lộ Railroad. Đường West Street chạy thành một khúc quanh khi đi qua một khoảng đất trống và một tòa nhà văn phòng. Khi tới đó, chạy tới đường cao tốc 1-95 chỉ mất khoảng một đến hai phút. Hauck biết rằng chỉ có điều cực kỳ may mắn xảy ra với anh nếu như có ai đó nhìn thấy hắn chạy qua đó.

Hauck bước gần tới phía Dietz: - " Ông nói ông nghe tiếng động cơ tăng tốc?"

"Đúng thế. Lúc đó tôi đang bước ra khỏi xe và nghĩ rằng mình sẽ phải đợi một chút trước khi đến với cuộc hẹn sắp tới.” - Dietz vòng hai bàn tay với những ngón tay đan vào nhau ra phía sau đầu. - "Cố gắng lên... Đừng bỏ cuộc.”

"Tôi sẽ cố không bỏ cuộc.” - Hauck cười, chỉ về phía nam. - "Chiếc xe chạy từ phía đó phải không? Ông đã phát hiện và theo dõi trước khi nó đến đoạn rẽ?”

“Đúng vậy. Tôi phát hiện ra khi nó bắt đầu tăng tốc.” - Dietz gật đầu.

"Lái xe là đàn ông phải không?”

"Chính xác.”

“Ông có thể mô tả qua được không?”

Dietz lắc đầu: “Sau khi chiếc xe dừng lại, thằng khốn đó nhìn lại phía sau qua gương chiếu hậu một thoáng rất nhanh. Có lẽ lúc đó hắn đang nghĩ cách khác cho việc hắn đã làm. Không thể phát hiện ra mặt hắn. Cửa sổ ô tô làm bằng kính tối màu. Tin tôi đi, tôi cũng mong mình có thể nhìn thấy hắn.”

Hauck quay lại nhìn lên đồi, tâm trí trôi theo dòng tưởng tượng về đường đi của nạn nhân xấu số. Nếu làm việc ở xưởng sơn sửa ô-tô J&D thì cậu ta sẽ phải băng qua đường West Street, sau đó lại qua bên kia đường ở đường Post Road ngay tại chỗ đèn giao thông rồi mới đến được chỗ toa xe bán đồ ăn.

" Ông nói ông đã từng phục vụ trong ngành cảnh sát?”

“Cảnh sát Tiểu hạt Freehold ” - Ánh mắt Dietz bừng sáng. - "Bang South Jersey. Gần Atlantic City. Tôi đã phục vụ trong ngành hai mươi ba năm.”

“Rất tốt. Vậy thì ông có thể hiểu những gì tôi sắp hỏi ông. Ông có nhận thấy chiếc xe đã chạy với tốc độ cao liên tục trước khi rẽ không? Hay chiếc xe chỉ bắt đầu tăng tốc khi thấy nạn nhân bước xuống đường?”

“Anh đang xác định xem đây là một vụ tai nạn hay là gϊếŧ người có chủ định?” — Viên cảnh sát nghỉ hưu gật gật đầu.

“Tôi chỉ tìm cách dựng lại toàn bộ khung cảnh của sự việc.” - Hauck đáp lời.

“Tôi nghe tiếng động cơ từ phía đằng kia.” - Dietz chỉ về phía tòa nhà hướng đại lộ Arby. - "Hắn phi xuống dốc, sau đó quặt vào chỗ rẽ, không làm chủ được tốc độ. Tôi nghĩ có vẻ như hắn đã uống rất nhiều. Tôi cũng không rõ. Tôi chỉ kịp nhìn lên khi nghe tiếng va chạm. Chiếc xe kéo lê nạn nhân như kéo một chiếc bao tải bột mì. Anh vẫn còn thấy hai vết xe đấy. Sau đó hắn dừng xe. Tôi nghĩ nạn nhân nằm dưới gầm xe vào thời điểm đó, trước khi hắn rú ga phóng đi."

Dietz nói ông ta sẽ rất vui nếu được nhìn qua vài mẫu xe thể thao màu trắng để cố hạn chế lại nhãn hiệu và đời xe. - ‘'Nếu bắt được thằng khốn đó, trung úy à, hãy cho tôi biết tôi có thể giúp gì. Tôi sẽ là người đóng đinh lên chiếc quan tài cho hắn."

Hauck cám ơn Dietz. Không có gì nhiều để tiếp tục lấy lời khai như anh đã muốn trước đó. Munoz bước tới. Nhân chứng mà cậu ta lấy lời khai đã chứng kiến tai nạn từ phía bên kia đường. Một hướng dẫn viên lái máy cày ở Wilton, cách đó hai mươi dặm, đúng tuýp nông dân điển hình - anh ta cũng xác định cùng một kiểu xe màu trắng, biển số của bang khác. - “Có vẻ như biển số là AD hay cái gì đó như vậy, có thể là số 8 nữa...” - Anh ta vừa mới bước ra vỉa hè sau khi rút tiền ở máy ATM ngân hàng. Mọi chuyện xảy ra quá nhanh nên anh ta cũng không kịp nhìn thấy gì. Lời khai cũng chỉ là một bức tranh mờ nhạt về những gì đã xảy ra.

Munoz nhún vai thất vọng. - "Chẳng có gì nhiều để tiếp tục điều tra cả, phải vậy không, trung úy?”

Hauck mím môi thất vọng: - "Phải."

Anh đi về phía xe mình, gọi một cuộc điện thoại khẩn cấp tìm kiếm một chiếc xe thể thao đời mới màu trắng, lái xe là người da trắng, - "có thể là một chiếc Honda hoặc Acura, biển kiểm soát có thể là của bang Massachussetts hoặc New Hampshire, có khả năng bắt đầu bằng các ký tự AD8, có thể có vết va chạm ở phần đầu xe.” - Mẩu tin này sẽ được gửi đến cho các trạm cảnh sát và các cửa hàng sửa chữa ô tô trên toàn bộ vùng đông bắc. Họ sẽ tìm kiếm thông tin từ mọi người dọc theo đường West Street xem liệu có ai phát hiện ra thủ phạm chạy qua hay không. Có thể có một số camera kiểm soát tốc độ dọc theo đường cao tốc nữa. Đây chính là hy vọng lớn nhất của họ.

Tất nhiên là trừ trường hợp có người đến nhận trách nhiệm về vụ Abel Raymond.

Một người đàn ông đội mũ lưỡi trai miền Bắc đứng gần đó, tay khoanh lại trước ngực vì lạnh. Stasio đưa anh ta tới. Đó là Dave Corso, chủ cửa hàng sơn sửa ô tô nơi AJ Raymond làm việc.

“Cậu ấy rất ngoan.” - Corso lắc lắc đầu, tỏ vẻ đau buồn. - "Cậu ấy làm việc cho tôi được khoảng một năm nay. Abel rất có khiếu. Cậu ấy đã tự mình dựng lại các mẫu xe cổ. Cậu ấy tới từ Florida.”

Hauck nhớ tới chiếc bằng lái xe của Abel và hỏi. - “Ông có biết chính xác là ở đâu không?”

Người chủ cửa hàng nhún vai, - “Tôi không biết, có thể là Tallahassee, Pensacola hay đâu đó... Cậu ấy bao giờ cũng mặc những chiếc áo phông đỏ, kiểu của người Seminole (1) ở bang Florida. Tôi nghĩ cậu ấy đã đãi tất cả mọi người một chầu bia khi bang này giành chiến thắng trong giải bóng đá giữa các trường đại học năm ngoái. Tôi cho rằng bố cậu ấy là một thủy thủ hoặc làm nghề gì đó ở dưới tàu.

“Ý ông là hải quân?”

"Không. Tàu kéo hay gì đó. Cậu ấy luôn treo hình ông ấy trên bảng. Tấm hình vẫn còn ở đó.”

Hauck gật đầu. - “Raymond ở chỗ nào?”

“ Ở trên Bridgeport, tôi chắc chắn đấy. Tôi biết vì chúng tôi có lưu hồ sơ, nhưng anh biết rồi đấy - mọi thứ đều có thể thay đổi. Nhưng tôi biết cậu ấy gửi tiền ở ngân hàng First City...” - Người chủ cửa hàng khai thêm rằng AJ nhận một cuộc điện thoại, khoảng hai mươi phút trước khi cậu ấy đi. Lúc đó Abel đang sơn dở. Sau đó cậu ấy tới nói với ông ta rằng cậu muốn nghỉ giải lao sớm một chút. - “Hình như có ai đó tên là Marty gọi cho cậu ấy. Abel nói cậu ấy sẽ qua bên kia đường mua vài điếu thuốc. Tôi nghĩ là cậu ấy đến chỗ quầy bán đồ ăn. Ở đó có một chiếc máy bán hàng.” - Corso liếc nhìn về phía có ụ đất nhỏ bị che khuất bên đường. - "Thế rồi... Không thể hiểu nổi.”

Hauck rút chiếc ví của nạn nhân ra khỏi túi ni-lon, đưa cho Corso xem tấm hình cô gái và đứa con trai. - “Ông có biết người này không? "

Người chủ cửa hàng ô tô nhún vai tiếp. - “Tôi nghĩ là cậu ấy có một người bạn gái nào đó ở chỗ ở... hoặc có thể là ở Stamford. Cô ấy đã đến đón cậu ấy một, hai lần gì đó. Để tôi xem nào... Đúng, chắc chắn là cô ấy. Abel đam mê làm việc với các loại xe cổ và tân trang lại chúng, ông biết rồi đấy. Các loại xe như Corvettes, LeSabres, Mustangs. Có lẽ cậu ấy mới đến một cuộc triển lãm xe cổ vào tuần trước, Chúa ơi...."

“ Ông Corso.” - Hauck kéo người đàn ông sang một bên. - “Ông có nghĩ là có ai đó muốn làm hại Raymond không? Cậu ấy có nợ nần ai không? Có đánh bạc, sử dụng ma túy không? Hay ông có thông tin gì có thể có ích cho chúng tôi không.”

“Ông cho rằng đây không phải là một vụ tai nạn giao thông?" - Ông chủ của nạn nhân trợn mắt kinh ngạc.

“Chỉ là thủ tục công việc thôi mà.” - Munoz nói.

" Ờ, tôi không biết. Với tôi thì cậu ấy chỉ là một thằng bé lớn xác. Cậu ấy đến và làm việc ở đây. Mọi người đều quý cậu ấy nhưng nếu ông đã nói vậy thì cô bạn gái của cậu ấy... tôi nghĩ là đã có chồng hoặc vừa mới ly dị. Tôi nhớ là đã có lúc Abel nói rằng cậu ấy gặp rắc rối với chồng cũ của cô ta. Có thể Jackie sẽ biết nội tình. Jackie gần gũi với cậu ấy hơn mọi người.”

Hauck gật đầu. Anh ra hiệu cho Munoz tiến hành việc đó.

"Ông Corso ạ, trong khi chúng tôi đang ở đây, chúng tôi có thể kiểm tra xem cuộc gọi Abel tới từ đâu được không?” - Có điều gì đó gợn lên trong Hauck, có điều gì đó không ổn lắm.

Anh bước ra ngoài, đi về phía mé đường, nhìn vào hiện trường xảy ra tai nạn. Rất rõ ràng. Ngay điểm rẽ từ đường West Street, không có vật gì che khuất tầm nhìn. Chiếc xe gây tai nạn đã không hề giảm tốc độ, chẳng hề có động thái nào dừng xe lại hay tránh nạn nhân. Nếu kẻ gây tai nạn đã ở trong tình trạng say xỉn thì chắc sẽ không tránh khỏi bị lao ra khỏi xe, vì đã mất khả năng kiểm soát, vào một buổi trưa ngày thứ hai như thế này khi đâm thẳng đầu xe vào nạn nhân.

Đội pháp y từ phía bắc của bang cuối cùng cũng đã tới. Hauck quay xuống dưới đồi, lấy chiếc điện thoại di động của nạn nhân, kiểm tra các số đã gọi gần đây nhất. Sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên nếu số điện thoại gọi đến số máy của nạn nhân có thể truy được tới hung thủ.

Những chuyện thế này vẫn thường cho kết quả tốt theo cách đó.

Hauck quỳ xuống bên xác Abel Raymond một lần cuối, nhìn kỹ khuôn mặt cậu thanh niên. Ta sẽ tìm bằng được hung thủ, con trai à, Hauck tự hứa. Và bỗng tâm trí anh đột nhiên nhớ đến vụ đánh bom tàu điện ngầm. Sẽ có rất nhiều người trong thành phố không về nhà đêm nay. Ở đây thì chỉ có một. Nhưng một người này chính là người anh có thể làm được điều gì đó. Cậu thanh niên này - Hauck nhìn chằm chằm vào lọn tóc đỏ, một nỗi đau dâng lên trong anh, đau đớn tột cùng - đã từng có một khuôn mặt của riêng mình.

Trước khi đứng dậy, Hauck kiểm tra túi quần, áo nạn nhân lần cuối. Trong túi quần Abel, Hauck thấy một hóa đơn thanh toán xăng và một ít tiền lẻ. Sau đó anh tìm túi áo ngực, ngay phía dưới hai chữ cái AJ được thêu nổi. Hauck đưa một ngón tay tìm kiếm quanh túi áo và phát hiện một mẩu giấy màu vàng, loại nhắc việc, trên đó có viết một cái tên và số điện thoại, số của tổng đài điện thoại địa phương.

Rất có thể đó là người AJ Raymond đang trên đường đi gặp. Cũng có thể mẩu giấy đã nằm trong túi áo nạn nhân nhiều tuần rồi. Hauck nhét mẩu giấy vào túi cùng những vật chứng khác anh thu thập được. Một đầu mối nữa để kiểm tra.

Charles Friedman.Chương 9Tôi không bao giờ còn gặp chồng mình nữa. Tôi chưa bao giờ biết chuyện gì đã xảy ra.

Ngọn lửa đã bùng lên và cháy dữ dội tại nhà ga trung tâm Grand Central hầu như cả ngày hôm đó. Đã có một phản ứng hóa học rất mạnh xảy ra. Bốn tiếng nổ cả thảy. Hai tiếng nổ phát ra từ toa xe đầu tiên của chuyến tàu chạy lúc 7 giờ 51 từ Greenwich, ngay khi chúng vừa đến điểm đỗ. Hai tiếng nổ còn lại là từ các thùng rác đặt dọc theo sân ga. Đã có hàng trăm kí thuốc nổ hexagen được nhồi trong đó, đủ để phá sập cả một tòa nhà cỡ lớn vỡ vụn thành từng mảnh nhỏ như người ta nói. Như ở Irắc. Không thể tưởng tượng nổi. Charlie căm thù cuộc chiến ở Irắc. Người ta đã tìm thấy những cái tên, những tấm hình của nhà ga, dấu vết của hóa chất nơi những quả bom được tạo ra. Đám lửa đã cháy trong nhà ga gần hai ngày, nhiệt độ trong đó đã lên gần tới hai nghìn ba trăm độ.

Chúng tôi đã chờ đợi. Chúng tôi chờ đợi cả ngày hôm đó mong nghe được thông tin nào đó. Bất cứ thông tin nào. Giọng nói của Charlie. Hay tin nhắn của một bệnh viện rằng anh đang ở đó. Gần như chúng tôi đã gọi điện thoại cho cả thế giới này để tìm kiếm: Sở Cảnh sát New York, đường dây nóng mới được thành lập sau vụ đánh bom. Đại biểu nghị viện của chúng tôi ở địa phương có quen biết với Charlie.

Chúng tôi đã chẳng còn nhận được một thông tin gì nữa.

Một trăm mười một người đã chết, trong đó có ba thủ phạm đánh bom mà người ta cho rằng đã ngồi ở hai toa xe đầu tiên. Ở chính toa xe Charlie vẫn thường ngồi. Rất nhiều nạn nhân trong số đó không xác định được danh tính. Không còn một chút thi hài nào sót lại có thể nhận dạng được. Những con người đó như thể đã đi làm vào một buổi sáng và rồi biến mất hoàn toàn trên thế gian này. Đó là Charlie. Người chồng mười tám năm của tôi. Anh đã chào tạm biệt tôi qua tiếng máy sấy tóc rồi đi lấy xe bảo dưỡng.

Và rồi không còn trở về nữa.

Thứ duy nhất người ta tìm được là chiếc quai cặp da lũ trẻ tặng anh năm ngoái - miếng da đính bên trên vẫn còn dính lại, hằn lên ở chỗ cháy, đó là chữ l*иg chạm nổi, CMF, ba chữ cái này lần đầu tiên đã kết thúc sự chờ đợi của chúng tôi và khiến chúng tôi bật khóc.

Đó chính là ba chữ viết tắt của Charles Michael Friedman.

Trong những ngày đầu tiên tôi cứ ngỡ anh sắp lết ra khỏi được đống hỗn độn đó. Charlie có thể thoát khỏi mọi tình huống.

Anh có thể ngã lộn nhào từ mái nhà trong khi sửa ăng-ten, nhưng lại nhẹ nhàng tiếp đất bằng hai chân. Người ta có thể tin tưởng rất nhiều vào một người như Charlie.

Nhưng anh đã không về. Chẳng có cú điện thoại nào, không có một mảnh quần áo nào của anh còn sót lại, thậm chí chẳng còn một chút tro tàn.

Và tôi sẽ không bao giờ biết được. Tôi sẽ không bao giờ biết được rằng anh đã không còn trên cõi đời này nữa ngay từ khi bom phát nổ hay trong đám cháy. Không biết rằng anh còn tỉnh táo vào lúc đó hay có cảm thấy đau đớn hay không. Liệu anh có kịp nghĩ, ý nghĩ cuối cùng, về chúng tôi không. Không biết liệu anh có gọi tên chúng tôi vào lúc đó hay không.

Một phần trong tôi muốn có một cơ hội cuối cùng là được ôm lấy vai anh mà hét lên: “Làm sao anh có thể cho phép mình ra đi ở nơi đó chứ, Charlie? Tại sao?”

Giờ thì tôi cho rằng mình phải chấp nhận sự thật là anh đã ra đi. Rằng anh sẽ không bao giờ trở lại. Dẫu rằng chấp nhận sự thật khốn kiếp đó thật khó khăn... Rằng anh sẽ chẳng bao giờ đưa Samantha tới trường ngày đầu tiên nó vào đại học; hay được xem Alex ghi bàn thắng; hay có thể thấy được lũ trẻ lớn lên thành những con người ra sao. Tất cả những điều đã khiến anh thực sự tự hào.

Và chúng tôi sẽ cùng về già. Sẽ tới cái vịnh ở vùng biển Caribê đó. Giờ thì anh đã chẳng còn nữa. Anh ra đi chỉ trong một tích tắc.

Mười tám năm chung sống trong cuộc đời.

Mười tám năm...

Tôi đã thậm chí chẳng còn kịp hôn từ biệt anh.Chương 10Vài ngày sau - thứ sáu, thứ bảy, Karen đã không còn nhớ gì nữa - một viên thanh tra cảnh sát lại tới.

Ông không phải là cảnh sát thành phố hay là người của Sở cảnh sát New York và FBI đã vài lần tìm cách lần ra những hoạt động của Charlie trong ngày hôm đó. Đây là viên cảnh sát địa phương. Anh ta gọi trước khi tới và hỏi xem liệu có thể nói chuyện với Karen đôi chút về một vấn đề không liên quan tới vụ đánh bom. Karen đồng ý. Bất cứ điều gì có thể giúp cô không nghĩ tới những chuyện đó nữa giờ đều là điều mong đợi của cô.

Cô đang trong nhà bếp, cắm mấy bông hoa, đuợc gửi tới từ một trong những cửa hàng Charlie đã trang trải hết nợ nần, thì viên cảnh sát tới.

Karen biết trông cô giờ hơi nhếch nhác. Giờ cô không chăm chút cho vẻ bề ngoài mấy nữa. Bố cô, ông Sid, người luôn lo lắng bảo vệ cho cô, vừa mới tới từ Alanta, đưa viên cảnh sát vào.

“Tôi là trung úy Hauck.” - Viên cảnh sát nói. Với vai trò một viên cảnh sát, anh ăn mặc rất hợp mắt với chiếc áo khoác thể thao vải tuýt, chiếc quần ống rộng, và một chiếc cà vạt trang nhã. - “Tôi đã gặp cô trong buổi gặp mặt ở thành phố vào buổi tối hôm thứ hai. Tôi chỉ xin cô vài phút thôi. Tôi rất lấy làm tiếc với những mất mát của gia đình cô.”

"Cảm ơn anh.” - Karen gật đầu, đưa tay hất mớ tóc ra sau khi cả hai cùng ngồi xuống trong phòng khách có nhiều cửa sổ, cố gắng thay đổi tâm trạng bằng một nụ cười biết ơn.

“Con gái tôi không được khỏe lắm.” - Bố cô cắt ngang. - “Vì vậy, bất cứ đó là việc gì thì cũng xin anh...”

“Bố, con ổn mà.” - Karen mỉm cười. Cô đưa mắt nhìn bố trìu mến, sau đó quay ra và bắt gặp ánh mắt viên trung úy. - "Không sao đâu. Để con nói chuyện với anh ấy.”

"Thôi được, thôi được...” - Bố Karen nói. - “Bố sẽ đợi ở ngoài kia. Nếu cần thì..." - Ông đi vào phòng xem ti-vi và đóng cửa lại.

"Bố tôi chẳng biết phải làm sao.” - Karen thở dài. - "Không ai biết phải làm gì. Giờ đây mọi việc đều thật sự khó khăn với tất cả mọi người.”

"Rất cám ơn cô đã đồng ý gặp tôi.” - Hauck nói. - “Sẽ không lâu đâu." - Hauck ngồi xuống, đối diện Karen và lấy từ trong túi ra một vật. - "Tôi không biết liệu cô có biết rằng vào ngày thứ hai hôm đó, cũng xảy ra một sự việc khác hay không. Đó là một vụ tai nạn giao thông mà thủ phạm đã bỏ trốn, xảy ra ở đường Post Road. Một thanh niên đã thiệt mạng.”

"Không, tôi không rõ.” - Karen ngạc nhiên nói.

"Tên nạn nhân là Raymond. Abel John Raymond." - Viên trung uý đưa Karen tấm hình một thanh niên thân hình cân đối đang mỉm cười với mái tóc tết thành lọn màu đỏ, đứng bên chiếc ván lướt sóng trên bãi biển. - '"Cậu ấy còn được gọi là AJ, làm việc tại một cửa hàng tân trang ô tô trong thành phố. Trong khi băng qua đường West Street, cậu đã bị một chiếc xe thể thao chạy với tốc độ cao cán phải trong khi quẹo. Kẻ gây tai nạn đó thậm chí đã không thèm dừng lại. Hắn kéo nạn nhân đi khoảng năm mươi foot trước khi bỏ chạy luôn."

“Thật kinh khủng.” - Karen nói, chăm chú nhìn lại khuôn mặt trong ảnh, cảm giác như có mũi dao đầy đau đớn xuyên qua người. Dầu có điều gì đã xảy ra với cô thì ở đây vẫn chỉ là một thành phố nhỏ. Điều đó có thể xảy ra với bất cứ ai. Hay với bất cứ con trai của người nào. Cùng vào cái ngày cô mất Charlie.

Karen ngẩng lên nhìn viên trung úy. - “Nhưng chuyện này thì có liên quan gì đến tôi?”

'‘Cô đã gặp người trong ảnh bao giờ chưa?”

Karen lại ngắm nhìn tấm hình. Một khuôn mặt ưa nhìn, đầy sức sống. Những lọn tóc đỏ chắc sẽ là ấn tượng khó quên với những ai đã từng gặp. - “Không. Tôi không nghĩ là mình quen cậu ấy.”

“Cô cũng chưa bao giờ nghe thấy ai nhắc tới cái tên Abel Raymond hay có thể là AJ Raymond sao?”

Karen nhìn tấm hình một lần nữa, lắc đầu. - “Tôi không nghĩ là vậy, thưa trung úy. Nhưng vì sao chứ?”

Viên thanh tra cảnh sát tỏ vẻ thất vọng. Anh lại đưa tay vào túi, lần này là một mẩu giấy vàng, loại giấy nhắc việc đã nhàu nát đựng trong túi ni-lon. - “Chúng tôi tìm thấy cái này trong bộ quần áo lao động của nạn nhân tại hiện trường.”

Karen nhìn tờ giấy, người cô như căng ra, hai mắt trợn tròn kinh ngạc.

“Đây là tên chồng cô phải không? Charles Friedman. Và cả số di động của ông nhà nữa?”

Karen bối rối ngẩng lên nhìn, gật đầu. - “Đúng vậy.”

“Có chắc cô chưa bao giờ nghe thấy chồng mình nhắc đến tên của nạn nhân? Raymond? Cậu ấy chuyên sơn và vẽ hình trên ô-tô tại một cửa hàng tân trang ô tô trong thành phố.”

“Sơn ô tô?" - Karen lắc đầu, mắt ánh lên nụ cười. - "Trừ khi Charlie đã sẵn sàng cho một cuộc khủng hoảng tuổi trung niên nào đó mà anh ấy không cho tôi biết.”

Hauck mỉm cười đáp lại, nhưng Karen có thể nhìn rõ sự thất vọng của viên trung úy.

‘‘Tôi cũng muốn giúp được điều gì đó, thưa trung úy. Có phải anh cho rằng đây là một vụ tai nạn có chủ ý?”

"Chỉ là xem xét sự việc kỹ lưỡng hơn thôi mà.” - Hauck lấy lại tấm hình và mẩu giấy có tên Charlie. Quả thật là một viên cảnh sát hấp dẫn, Karen nghĩ, hấp dẫn theo kiểu xù xì và thô nhám với đôi mắt xanh nghiêm nghị. Nhưng trong đó lấp lánh ánh nhìn đầy quan tâm, chu đáo. Chắc hẳn đã rất khó khăn Hauck mới có thể đưa ra quyết định tới đây ngày hôm nay. Rõ ràng anh muốn đem lại công bằng cho nạn nhân.

Karen nhún vai. - “Có đôi chút trùng hợp phải không trung úy? Tên của chồng tôi trên mảnh giấy đó ấy mà. Nó ở trong túi áo của nạn nhân. Và cũng trong cùng một ngày hôm đó... và anh phải đến đây thế này?”

“Một ngày tồi tệ.” - Hauck gật đầu, chật vật mỉm cười. - "Vâng. Tôi sẽ không làm phiền cô nữa.” - Cả hai cùng đứng dậy. - "Nếu cô nhớ ra điều gì thì hãy báo cho tôi. Đây là danh thϊếp của tôi.”

"Tất nhiên rồi.” - Karen nhận danh thϊếp, trên đó ghi dòng chữ:

Ty Hauck

ĐỘI TRƯỞNG THANH TRA TỘI PHẠM BẠO LỰC.

CẢNH SÁT GREEWICH.

”Tôi rất tiếc về việc của ông nhà.” - Viên cảnh sát nhắc lại. Đôi mắt Hauck hướng về phía tấm hình Karen để trên giá. Đó là hình chụp cô và Charlie trong trang phục trang trọng tại lễ cưới em họ Meredith của cô. Karen vẫn rất thích mỗi khi hai người cùng ngắm nhìn tấm hình đó.

Cô mỉm cười buồn bã. - “Mười tám năm chung sống. Vậy mà tôi cũng chẳng kịp hôn từ biệt anh ấy.”

Trong một thoáng, cả hai cùng đứng lại trước tấm hình. Mỗi người theo đuổi một ý nghĩ. Karen ước gì mình đã không nói câu đó; còn Hauck, anh đổi chân, dường như đang suy nghĩ điều gì đó và có đôi chút gắng gượng, không tự nhiên. Sau cùng anh lên tiếng, - "Ngày 11 tháng 9, khi đó tôi đang làm việc ở phòng Thông tin, Sở cảnh sát thành phố New York. Việc của tôi là tìm kiếm người mất tích. Cô biết đấy, những người được cho là ở trong tòa tháp đôi, và đã biến mất. Đó là công việc đầy khó khăn. Tôi đã gặp rất nhiều gia đình.." Hauck liếʍ môi - ''Trong cùng một hoàn cảnh như thế này. Tôi cho rằng tất cả những gì tôi muốn nói là tôi cũng hiểu được đôi chút những gì cô đang phải trải qua.....”

Có cái gì đó nhói lên ở đuôi mắt Karen. Cô ngẩng lên nhìn, cố nở một nụ cười nhưng chẳng biết nói thêm điều gì nữa.

"Hãy cho tôi biết nếu tôi có thể giúp cô được điều gì.” — Hauck bước ra cửa. “Một vài đồng nghiệp của tôi vẫn đang tiếp tục công việc điều tra ở dưới ga tàu điện ngầm đó.”

“Cám ơn trung úy.” - Cô đưa viên cảnh sát qua nhà bếp tới cửa sau để tránh đám đông phía cửa trước. - “Thật khủng khϊếp, tôi mong anh may mắn trong việc truy tìm hung thủ. Tôi ước gì có thể giúp được anh nhiều hơn.”

“Cô cũng có điều bận tâm riêng của mình mà.” - Hauck nói và đưa tay mở cửa.

Karen nhìn viên cảnh sát. Hy vọng bỗng dâng lên trong giọng nói: “Vậy, khi anh làm công việc tìm kiếm đó, đã có ai trở lại chưa?”

"Hai người.” - Hauck nhún vai. - “Một ở bệnh viện thánh Vincent, bị chấn thương do mảnh vỡ của tòa nhà đổ vào người. Người còn lại thì không đến được nơi làm việc vào ngày hôm đó. Anh ta đã chứng kiến tất cả sự việc xảy ra và lại không thể về nhà trong vài ngày liền."

“Cũng chắng phải là điều ngớ ngẩn tuyệt vời nhất.” - Karen mỉm cười, nhìn viên cảnh sát như thể cô hiểu điều anh có thể nghĩ tới. — “Sẽ là thật tốt, anh biết đấy, nếu có điều gì đó..."

"Chúc cô cùng gia đình điều tốt đẹp nhất, thưa cô Friedman." - Hauck mở cửa. - “Rất tiếc về những mất mát của gia đình."

Bước ra ngoài, Hauck đứng một lúc lâu trên đường ra.

Anh đã hy vọng cái tên và số điện thoại lấy được từ túi áo AJ Raymond hứa hẹn nhiều hơn. Đó cũng gần như là tất cả những gì anh có. Việc kiểm tra danh mục các cuộc gọi tới nơi nạn nhân làm việc đã không mang lại kết quả gì. Cuộc gọi tới nạn nhân, mà theo mô tả của người chủ cửa hàng, là của ai đó tên Marty, được gọi tới từ một số điện thoại ẩn số, từ điện thoại di động, và giờ thì hoàn toàn không thể truy tìm được tung tích.

Cà người chồng cũ của bạn gái nạn nhân cũng vậy, gã này hóa ra đã từng phạm tội, có lẽ là tội đánh vợ, nhưng chứng cớ ngoại phạm của hắn đã được kiểm chứng. Vào thời điểm xảy ra tai nạn, hắn đang có mặt tại trường học của con, và dù sao thì hắn cũng đang chạy một chiếc Toyota Corolla màu xanh nước biển, chứ không phải xe thể thao. Hauck đã kiểm tra manh mối này nhiều lần. Giờ thì tất cả những gì anh có là hai lời khai trái ngược nhau của hai nhân chứng và thông báo về chiếc xe thể thao màu trẳng.

Thế cũng có nghĩa là gần như chẳng có gì.

Vụ này cứ như lửa đốt trong lòng Hauck. Ngọn lửa chẳng khác nào những lọn tóc đỏ của AJ Raymond vậy. Có kẻ nhởn nhơ sau khi gây án mạng, còn anh thì lại không thể chứng minh được điều đó.

Karen Friedman là một người phụ nữ hấp dẫn và dễ chịu. Anh ước gì mình có thể giúp đỡ cô chút nào đó. Quả thật khi nhìn nỗi đau và sự vô định trong mắt cô anh cũng thấy đau, nhất là khi anh biết rõ điều cô đang phải trải qua, điều gì cô sẽ phải đối mặt. Có điều gì đó đè nặng trái tim anh, anh biết nỗi đau đó không dữ dội như nỗi đau của những nạn nhân ngày 11 tháng 9 như anh đã nói, nhưng nỗi đau đó như sâu hơn, và lại không hề xa lạ.

Norah. Nếu còn, con bé mới lên tám, phải vậy không?

Ý nghĩ về con bé như một mũi dao găm vào tim anh, như nó vẫn thường vậy. Con bé trong chiếc áo ngắn tay và quần có dây đeo màu xanh lơ, đang chơi cùng chị gái trên vỉa hè. Đồ chơi là chiếc tàu kéo Annie.

Anh vẫn còn nhớ giọng con bé âm vang ngọt ngào. Merily, Merily, Merily, Merily...

Anh vẫn thấy ẩn hiện bím tóc đỏ của con bé.

Một chiếc xe xịch đỗ bên đường, kéo anh trở lại thực tại. Hauck ngẩng nhìn lên, thấy một đôi nam nữ ăn mặc ưa nhìn, ôm bó hoa bước vào cửa trước nhà Karen.

Một vật đập vào mắt Hauck.

Một cánh cửa ga-ra vẫn mở từ lúc anh đến. Người giúp việc đang kéo lê túi rác. Trong ga-ra là một chiếc Mustang màu đồng, Hauck đoán là đời '65' hay '66’ gì đó thuộc loại có thể tháo mui trần. Một miếng đề-can hình trái tim màu đỏ dán trên chắn sốc phía sau, và một vệt trắng chạy dọc bên thân xe.

Biển kiểm soát là CHRLYS BABY. Hauck bước tới, quỳ xuống, đưa tay lần dọc theo đường viền vàng mịn mượt, tinh tế.

Khốn kiếp...

Đó chính là tác phẩm của AJ Raymond! Trong thoáng chốc, điều đó suýt khiến Hauck bật cười to. Anh cũng chẳng chắc lắm rằng điều này khiến anh cảm thấy thế nào, là thất vọng hay thoải mái khi trút được gánh nặng, đầu mối truy tìm cuối cùng của anh thế là cũng không còn nữa.

Vẫn đi cắt ngang đường về nơi đỗ xe, anh nghĩ ít nhất thì anh cũng biết được vì sao nạn nhân lại có số điện thoại của Charles Friedman.Chương 11Pensacola, Florida

Con tàu chở dầu khổng lồ màu xám dần hiện ra trong đám sương mù và tắt máy ngay khi tiến vào cảng.

Khu công nghiệp nặng hiện lên: tất cả những bộ khung thép xám đen, nhũng bể lọc dầu với hệ thống bơm thủy lực khổng lồ đang chờ đợi khí đốt và dầu thô, tất cả nằm lặng lẽ trên đường vào cảng của con tàu.

Một chiếc tàu kéo chạy thẳng ra phía tàu chở dầu. Trên bánh lái, người hoa tiêu có tên là Pappy đã áp sát con tàu chở dầu. Với vị trí trợ lý quản lý cầu cảng, Đội quản lý cảng Pensacola, việc của ông là hoa tiêu cho các loại tàu cỡ lớn qua những nơi nước cạn đáy nhiều cát và đá vôi quanh khu vực Singleton rồi sau đó dẫn đường vào các làn thuộc cầu cảng phía trong mà lúc nào cũng bận rộn với giao thông thương mại mỗi khi ngày ngả về chiều. Ông đã làm công việc đưa dẫn tàu cỡ lớn từ khi mới hai mươi hai tuổi, một công việc mang nặng nét truyền thống được truyền lại từ đời bố ông, người cũng bắt đầu công việc từ lúc mới hai mươi hai tuổi. Gần ba mươi năm, Pappy đã làm công việc này rất nhiều lần đến mức có thể làm được việc ngay cả khi đang ngủ, trong cái yên bình của đêm tối trước khi ánh bình minh hé rạng - nếu đó cũng là một buổi sáng như tất cả những buổi sáng bình thường khác và cũng là những con tàu chở dầu như thế - thì đây cũng chính là lúc ông chuẩn bị bước vào làm việc.

Con tàu đã chờ đợi ở đó, cao lớn và hùng vĩ, Pappy ghi nhận khi nhìn vào vỏ tàu.

Con tàu quả thật là quá lớn. Vạch mớm nước hiện ra rõ nét. Ông chăm chú nhìn biểu tượng nơi mũi tàu. Trước đây ông cũng đã từng gặp loại tàu như thế này.

Thường thì kỹ năng thực sự nằm ở việc đo chuẩn đường viền ngoài của con tàu đang kéo và dẫn con tàu qua những dải cát phía rìa ngoài cảng. Sau đó đơn giản chỉ cần đi theo các làn dẫn, mà vào lúc mười giờ sáng sẽ nguy hiểm hơn so với đường vòng đi vào thành phố, rồi quay một góc rộng vào cầu cảng số 12, nơi con tàu Persephone, theo biên bản đã ghi là chở đầy dầu từ Venezuela, được xếp vào đổ dầu.

Nhưng điều đó không diễn ra sáng hôm nay.

Chiếc tàu kéo của Pappy tiếp cận chiếc tàu chở dầu từ mé bên của cảng. Khi tới gần, ông nhìn kỹ cái biểu tượng con cá heo đang nhảy trên vỏ tàu Persephone.

Công ty dầu lửa Dolphin (Cá heo).

Pappy đưa cánh tay dãi dầu sương gió gãi gãi ria mép đoạn lướt qua tập giấy nhập dầu của Cục quản lý Hàng hải: 2,3 triệu tấn dầu thô hiện đang đợi trên tàu, con tàu này chỉ mất chưa đến mười bốn tiếng để đi từ Trinidad tới đây. Nhanh, Pappy nhận xét, đặc biệt là với loại tàu lớp ULCC 1970 cũ kỹ và chở nặng hết công suất thế này.

Quả là rất nhanh.

Dầu lửa Dolphin.

Lần đầu tiên ông cảm thấy ngạc nhiên là khi chuyến tầu tới từ Jakarta. Ông cứ băn khoăn mãi làm sao một con tàu chở đầy thứ chất lỏng thế này lại có thể đi với vận tốc nhanh đến vậy. Lần thứ hai cũng chỉ mới cách đây vài tuần thôi, thực ra ông đã lẻn chui xuống dưới hầm tầu sau khi vào cảng, lẻn qua đám thủy thủ không để ý, và kiểm tra mấy bể dầu phía trước.

Trống trơn, thật chẳng có gì đáng ngạc nhiên cả. Ít nhất là đối với ông.

Sạch như chùi vậy.

Ông đã đem chuyện này nói lại với quản lý cảng, không chỉ một mà đến hai lần. Nhưng ông ta chỉ vỗ vỗ vào lưng Pappy như thể ông là một lão già ngu xuẩn và hỏi ông về kế hoạch sắp tới khi ông nghỉ hưu. Lần này, mặc dầu vậy, sẽ không có nhân viên bàn giấy nào dấu nó xuống dưới đống giấy tờ được nữa. Pappy biết nhiều người. Những người làm việc ở chỗ ấy. Những người quan tâm tới những vấn đề như thế này. Lần này, khi ông cho tầu vào nơi quy định, ông sẽ chứng tỏ được điều đó.

2.3 triệu thùng...

2.3 triệu thùng cái con khỉ.

Pappy kéo còi và chạy dọc theo mũi con tầu. Bạn ông, Al, đứng cầm bánh lái. Một chiếc cầu di động được được hạ xuống từ boong chính. Ông chuẩn bị lên tầu.

Chính khi đó thì điện thoại di động của ông rung lên. Ông với lấy điện thoại, bây giờ là năm giờ ba mươi sáng. Bất cứ một người bình thường nào cũng đều đang ngủ vào giờ này. Trên màn hình hiện lên chữ SỐ MÁY CÁ NHÂN. Một tin nhắn.

Có vẻ như đó là một bức hình gì đó.

Pappy gọi to về phía Al để dừng tàu lại và lùi lại từ chiếc cầu nối lên chiếc Persephone. Trong cái ánh sáng mờ mờ khi bình minh sắp đến, ông ghé mắt nhìn tấm hình trong điện thoại.

Và ông bỗng chết đứng.

Một xác chết. Nằm lăn lóc và biến dạng trên đường phố. Pappy nhận ra một vũng máu đã thâm lại dưới đầu cái xác.

Ông ghé sát mẳt hơn vào màn hình điện thoại để có thêm ánh sáng.

Và "Ôi, Chúa ơi, không...”

Ông trừng trừng nhìn những búi tóc dài và đỏ của nạn nhân trong ảnh. Tim ông ngập tràn đau đớn như có ai đó đã đâm vào đó bằng một con dao nhọn. Ông ngã vật ra sau, như có một chiếc ngoàm sắt đang bóp nát từng rẻ xương sườn.

“Pappy!” - Al cất tiếng gọi từ phía cầu tầu. - “Anh không sao chứ?”

Không. Ông không hề ổn chút nào.

“Là Abel,” - ông thở gấp, khí quản như bít chặt lại. - "Con trai tôi!"

Đột nhiên, điện thoại lại rung lên, một tin nhắn nữa lại đến. Vẫn là tin nhắn từ cái điện thoại ẩn số đó.

Lần này chỉ có ba từ nhảy múa trên màn hình.

Pappy giật toang cổ áo, cố thở. Nhưng nỗi đau như càng cứa sâu hơn vào tim ông, hơn cả một cơn đau tim. Và cơn thịnh nộ nổi lên - từ lòng kiêu hãnh.

Ông sụp xuống sàn boong tàu, ba con chữ cứ nhảy múa trong đầu.

XEM ĐÃ CHƯA?Chương 12Một tháng sau - chỉ vài ngày sau khi cuối cùng cũng tổ chức một buổi tưởng niệm cho Charlie, còn Karen thì đang gắng hết sức để sống lạc quan hơn, nhưng quả thật là không hề dễ dàng chút nào, vì quả là thật khó - nhân viên chuyển phát nhanh gửi một gói bưu phẩm trước nhà Karen.

Lúc đó là khoảng giữa ngày, lũ trẻ đều đã tới trường. Karen cũng đang chuẩn bị đi. Cô có cuộc họp với ban lãnh đạo ở trường của lũ trẻ. Cô đang cố gắng hết sức để có thể trở lại với những hoạt động thường ngày của mình.

Đúng lúc đó thì Rita, người giúp việc gia đình, mang gói bưu phẩm, gõ cửa phòng ngủ Karen.

Đó là một chiếc phong bì cỡ lớn, rất dày. Karen kiểm tra địa chỉ người nhận thì thấy ghi được gửi từ một đại lý của công ty vận chuyển Shipping Plus tại Brooklyn. Không có tên và địa chỉ hoàn lại. Karen không nghĩ mình có quen ai ở Brooklyn.

Cô đi vào nhà bếp, lấy dao mở chiếc phong bì. Nội dung bên trong được bọc một lớp giấy bóng bọt. Cô cẩn thận mở túi giấy bóng, nhấc nội dung của chiếc phong bì ra.

Đó là một chiếc khung hình chữ nhật, có lẽ là kích thước mười nhân mười hai inch. Người đóng gói chắc cũng rất vất vả với cái này. Bên trong là một cái gì đó giống tờ giấy xé từ sổ ghi chép, cháy xém, có nhiều vết ố bẩn, mé trên bên phải đã bị rách. Một loạt những con số ngẫu nhiên nguệch ngoạc trên tờ giấy, và cả một cái tên nữa.

Karen cảm thấy nghẹt thở vì trên đó là dòng chữ Từ bàn làm việc của Charles Friedman. Những con số và cái tên nguệch ngoạc trên đó là của Charlie.

“Quà tặng phải không ạ?” - Rita hỏi trong khi đưa tay vơ đám giấy gói.

Karen gật đầu, cố gắng cất tiếng - "Đúng vậy. "

Cô mang chiếc khung về phòng khách, ngồi xuống bên cửa sổ, bên ngoài trời đang mưa tầm tã. Đó là mẩu ghi chép của chồng cô. Tập giấy văn phòng phẩm tự tay Karen đã mua cho anh vài năm trước. Tờ giấy này đã bị xé ra từ đó. Những con số trên đó chẳng có ý nghĩa gì với cô, cả cái tên ngoằn ngoèo trên đó cũng chẳng quen thuộc gì với Karen. Megan Walsh. Một góc mảnh giấy đã bị cháy xém. Trông tờ giấy có vẻ như đã phải nằm dưới đất rất lâu rồi.

Nhưng đó chính là Charlie - là chữ viết của Charlie. Karen thấy toàn thân nóng bừng. Một mảnh giấy đính kèm vào chiếc khung, nội dung: Tôi tìm thấy cái này ba ngày sau khi xảy ra vụ đánh bom nhà ga trung tâm Grand Central. Chắc cái này đã bay ra khỏi đó. Tôi đã giữ nó bởi tôi không biết nó sẽ làm cho nỗi đau lớn hơn hay giúp ích được điều gì đó. Tôi mong là nó sẽ có ích.

Không có chữ ký của người viết.

Karen không tin vào mắt mình nữa. Ti-vi đưa tin đã có hàng nghìn mảnh giấy bay ra từ nhà ga sau vụ đánh bom. Chúng rơi vãi khắp nơi, chẳng khác nào những bông hoa giấy sau một cuộc diễu hành.

Karen chăm chú nhìn những nét chữ của Charlie. Chỉ là một loạt những con số và cái tên vô nghĩa mà cô chẳng thể nhận ra, được viết ở những góc viết rất lạ. Nó được viết vào ngày 22/3, nhiều tuần trước khi Charlie không còn nữa. Không còn nghi ngờ gì nữa, đây là những tin nhắn ngẫu nhiên.

Nhưng đó là của Charlie. Là chữ viết của Charlie, là một phần của anh trước cái ngày định mệnh ấy.

Họ cũng chẳng đem trả lại cho cô mảnh da còn sót lại từ chiếc cặp của anh mà người ta đã tìm thấy. Và đây là tất cả những gì cô còn lại. Áp mảnh giấy vào lòng, trong một thoáng, Karen như cảm thấy anh đang ở cạnh bên cô.

Mắt cô lại ngấn nước. “Ôi, Charlie của em.."

Như thể anh đang nói lời từ biệt với cô.

Tôi không biết nó sẽ làm cho nỗi đau lớn hơn hay giúp ích được điều gì đó, người gửi đã viết vậy.

Có chứ, giúp ích nhiều lắm chứ. Và còn hơn cả thế nữa... Karen ấp chặt hơn mảnh giấy. Hơn thế ngàn lần.

Đó chỉ là những con số ngu xuẩn, không trật tự và một cái tên do Charlie viết ra, nhưng đó là tất cả những gì cô còn lại.

Cô đã không thể khóc tại buổi tưởng niệm vì có quá nhiều nguời tới dự. Bức hình phóng to của Charlie dập dờn quanh họ, và họ muốn buổi tưởng niệm phải đem lại sự lạc quan chứ không phải nỗi buồn, và cô đã cố gắng tỏ ra cứng rắn.

Nhưng giờ đây, tại đây, ngay bên khung cửa sổ này, cô cảm thấy mọi việc đều ổn khi ôm chặt những nét chữ của chồng mình vào tim. Cô thầm nhủ: Charlie, em đang ở đây, bên anh, và cuối cùng cô cũng thực sự cho phép mình được khóc.Chương 13Dưới đường, một người đàn ông đang cúi người trong chiếc xe tối màu, dòng nước mưa đang chảy dài theo kính xe. Người đàn ông châm thuốc hút trong khi vẫn đưa mắt canh chừng ngôi nhà, kéo cửa kính xuống đôi chút, vẩy tàn thuốc xuống đường.

Chiếc xe của hãng chuyển phát nhanh cũng chỉ vừa mới rời khỏi. Người đàn ông biết rằng thứ mà hãng mang tới cho ngôi nhà này sẽ khiến mọi việc xoay chuyển. Không lâu sau, Karen Friedman che áo mưa trên đầu, chạy vội ra khỏi nhà, nhảy lên chiếc Lexus.

Hứa hẹn sẽ có những điều thú vị xảy ra.

Karen lui xe ra khỏi đường vào nhà, vào đường chính, quay đầu xe chạy thẳng về hướng chiếc xe người đàn ông đang ngồi. Người đàn ông hụp thấp đầu hơn nữa trong xe, đèn pha chiếc Lexus rọi thẳng vào kính xe của người đàn ông, lấp lánh dưới mưa khi chạy ngang qua.

Loại xe hai tính năng. Người đàn ông tỏ vẻ thán phục khi quan sát qua gương chiếu hậu khi chiếc xe chạy qua. Ông ta nhấc điện thoại đặt bên cạnh ghế lái, cạnh chiếc Walther P38, nhập số máy cá nhân, mắt nhìn xuống đôi bàn tay xù xì, thô ráp của một người quen với công việc nặng nhọc.

Lại phải nhúng chàm một lần nữa, người đàn ông thở dài.

“Kế hoạch A có vẻ như không ổn.” - Người đàn ông nói khi đầu dây bên kia trả lời điện thoại.

“Chúng ta không phải làm như vậy mãi.” — Giọng nói phía bên kia đầu dây đáp lại.

"Tôi đang rất hào hứng.” - Người đàn ông thở ra một hơi thuốc, khởi động xe, búng tàn thuốc qua cửa sổ và tăng tốc chầm chậm chạy theo chiếc Lexus. - "Tôi đã sẵn sàng tiến hành kế hoạch B."Chương 14Một trong những việc Karen đang phải giải quyết vài tuần sau đó là việc giải thể công ty của Charlie.

Cô chưa từng bao giờ có liên quan sâu vào công việc kinh doanh của chồng. Harbor là công ty “cổ đông trách nhiệm hữu hạn chung." Thỏa thuận về cổ phần, trong trường hợp đối tác chính qua đời hay không thể tiếp tục cộng tác, là phần tài sản của công ty sẽ được chia lại cho các đối tác khác. Charlie nắm giữ một khoản tương đối nhỏ, với giá trị tài sản vào khoảng 250 triệu đô la. Người nắm giữ cổ phần lớn nhất là Goldman Sachs, nơi Charlie bắt đầu làm việc nhiều năm trước đây, và một vài gia đình giàu có mà anh lôi kéo được những năm sau đó.

Saul Lennick, sếp đầu tiên của Charlie tại công ty Goldman Sachs, người đã giúp anh bắt đầu công việc kinh doanh, là ủy viên quản trị. Thật khó để Karen vượt qua giai đoạn này. Một giai đoạn có vị ngọt cay đắng. Charlie chỉ có bảy người giúp việc cho mình: một nhân viên giao dịch thuộc quyền, Sally -nhân viên trông coi sổ sách, cũng là người quản lý phần bảo mật thông tin văn phòng và đã bắt đầu làm việc cho Charlie kể từ ngày đầu tiên anh bắt đầu công việc kinh doanh. Một thư ký, Heather, người xử lý rất nhiều vấn đề cá nhân của họ. Karen gần như hiểu rõ tất cả những nhân viên này.

Lennick bảo cô rằng sẽ phải mất vài tháng để mọi việc đi vào ổn định. Và điều này cũng tốt với cô. Charlie chắc hẳn cũng muốn mọi thứ đều phải được chăm nom cẩn thận. “Chúa ạ, ông biết đấy, những năm vừa qua Charlie dành nhiều thời gian cho những thứ này hơn là thời gian dành cho mình,” cô mỉm cười nói với Saul. Dù sao thì tiền cũng chẳng phải là vấn đề cần quan tâm lúc này.

Về tài chính thì cô và lũ trẻ vẫn ổn. Cô vẫn có ngôi nhà, sở hữu khu trượt tuyết ở Vermont. Thêm nữa là Charlie cũng đã kịp rút ra một khoản tiền sau những năm kinh doanh. Nhưng khó có thể chịu đựng được việc phải chứng kiến những gì Charlie từng yêu quý lần lượt bị dỡ bỏ. Nhiều vị trí đã bị bán đi, văn phòng tại đại lộ Park đã phải rao giá cho thuê. Nhân viên của anh cũng lần lượt phải đi tìm việc khác và bắt đầu rời khỏi công ty.

Chẳng khác nào những dấu ấn nhỏ nhoi của anh, những dấu ấn cuối cùng của anh đã biến mất.

Trong khoảng thời gian đó, nhân viên giao dịch của Charlie, Jonathan Lauer, mới chỉ tới công ty vài tháng trước đây, gọi điện về nhà cho cô. Lúc đó Karen không có nhà. Anh ta đã để lại mẩu tin nhắn qua điện thoại: “Bà Friedman, tôi muốn nói chuyện với bà. Vào lúc nào bà thấy thuận tiện. Có một vài chuyện bà cần phải biết.”

Một vài điều... Bất cứ đó là điều gì thì cô cũng chưa đủ khả năng để giải quyết ngay vào thời điểm đó được. Jonathan là nhân viên mới, anh ta mới chỉ bắt đầu làm việc cho Charlie từ năm ngoái. Charlie đã lôi kéo được anh ta sang làm việc cho mình từ tập đoàn Morgan. Cô đã gửi tin nhắn đó cho Saul.

"Đừng lo. Tôi sẽ xử lý vụ này." - Saul bảo cô. - “Với tất cả những công việc khó khăn như đóng cửa một công ty thế này. Người ta đang tìm kiếm thỏa thuận cho riêng mình. Có thể đã có một thỏa thuận về tiền thưởng được tính tới trước đó. Charlie không phải là người lưu trữ tốt lắm những vấn đề như thế này. Cô không cần phải giải quyết bất cứ vấn đề nào như vậy ngay vào thời điểm này.”

Ông ấy nói đúng, cô không thể giải quyết được vấn đề vào lúc này được. Vào tháng bảy, cô sẽ rất cần có một tuần nghỉ ngơi tại nhà Paula và Rick tại Sag Habour. Cô lại tiếp tục tham gia vào nhóm đã đăng ký, bắt đầu tập lại yoga. Chúa ơi, cô rất cần phải có tuần nghỉ ngơi đó. Cơ thể cô đã bắt đầu quay trở lại với chính nó, và cảm thấy tràn đầy sức sống. Dần dần tinh thần cô cũng phải vậy.

Tháng tám đã tới. Samantha đã kiếm được việc làm ở một câu lạc bộ ở bãi biển địa phương. Alex đang đi dã ngoại đánh bóng vợt. Karen đang cân nhắc có lẽ cô nên xem xét việc xin đăng ký bất động sản.

Jonathan Lauer lại tiếp tục gọi cho cô.

Lần này cô ở nhà, nhưng vẫn không nhấc máy. Cô vẫn nghe cái tin nhắn đầy bí ẩn qua máy ghi âm: “Cô Friedman, tôi nghĩ điều quan trọng là chúng ta nên nói chuyện...”

Nhưng Karen vẫn để cho mẩu tin nhắn tiếp tục chạy cho đến hết, cô không muốn né tránh anh ta. Charlie đã luôn đánh giá rất cao nhân vật này. Người ta đang tìm kiếm thỏa thuận cho riêng mình...

Cô không thể trả lời điện thoại. Nghe giọng nói của anh ta trôi qua mà cô cảm thấy buồn.Chương 15Một ngày tháng chín, khi lũ trẻ đã trở lại trường học, thì Karen ngẫu nhiên gặp lại trung úy Hauck, viên thanh tra cảnh sát Greenwich.

Khi đó là giờ giải lao giữa trận bóng đá cấp ba tại sân Greenwich, tranh giải Stamford West. Karen đã tình nguyện bán vé đặt cược đua xe Teen Center của phòng thể dục thể thao. Tất cả những chỗ đứng đều đã chật kín. Đó là một buổi sáng thứ bảy đầu thu khô lạnh. Ban nhạc Huskies đang chơi dưới sân bóng. Karen đi về phía quầy bán đồ uống mua một tách cà phê cho đỡ lạnh.

Ban đầu cô gần như không nhận ra viên cảnh sát. Anh mặc quần jeans và áo len chui đầu bông xù. Một cô bé xinh xắn khoảng chín, mười tuổi đang ngồi trên vai anh. Cả hai gần như đã đâm sầm vào nhau trong đám đông.

"Trung úy...?”

“Hauck." - Anh quay đầu và dừng lại, mắt ánh lên nét mừng rỡ.

“Tôi, Karen Friedman đây.” - Cô gật đầu chào, đưa tay che ánh nắng mặt trời đang rọi vào mắt.

"Tất nhiên tôi nhớ chứ." - Anh thả cô bé xuống. - “Jess, chào cô Friedman đi con.”

“Chào cô ạ.” - Cô bé xinh xắn đưa tay vẫy, hơi ngượng nghịu. - “Rất vui được gặp cô.”

“Cô cũng rất vui được gặp cháu, cưng ạ." - Karen mỉm cười, - "Con gái anh phải không?"

Hauck gật đầu. - "Đúng vậy.” - Viên cảnh sát rêи ɾỉ, tay giữ lấy thắt lưng. - "con bé đã quá lớn để tôi kiệu trên vai lâu như thế này. Đúng không, con? Con đi trước tìm các bạn nhé. Lát nữa bố sẽ tới đón.”

“Vâng ạ.” - Con bé chạy đi, lẫn vào đám đông, về phía đường biên bên kia.

“Tôi đoán nhé, con bé lên chín?” - Karen nói, cặp lông mày hơi nhướng lên tò mò.

"Mười tuổi rồi. Vậy mà đôi lúc con bé vẫn đòi tôi phải kiệu. Tôi đoán mình cũng chỉ làm vậy được một hai năm nữa trước khi con bé bắt đầu phát ngượng lên mỗi khi tôi bảo con bé ngồi lên vai cho tôi kiệu.”

"Không phải giữa con gái và bố.” - Karen lắc đầu cười. - "Dẫu sao thì vịệc đó cũng chẳng khác nào cái miệng chuông cả.

Một lúc nào đó sẽ lặp lại thôi. Mọi người nói với tôi như vậy. Tôi cũng đang chờ đợi điều đó xảy ra đây.

Hai người đứng đó vài phút, giữa đám đông. Mộc nguời đàn ông cao to chắc nịch trong chiếc áo lạnh ngắn tay Greenwich vỗ mạnh vào vai Hauck khi bước ngang qua: “Này, anh bạn..."

“ Ô, Rollie.” - Hauck vẫy tay đáp lại.

“Tôi đến cửa hàng đồ uống mua một tách cà phê.” - Karen nói.

“Để tôi.” - Hauck đề nghị. - “Tin tôi đi, cô không lấy được đâu.”

Cả hai cùng bước tới dãy bán đồ uống. Người phụ nữ đang bán hàng tại quầy cà phê nhận ra Hauck. - “ Chào Ty! Dạo này thế nào, trung úy? Có vẻ như hôm nay chúng tôi có thể trông đợi vào anh được đấy nhỉ.”

“Đúng thế, chỉ cần cho tôi hai mươi tách này cộng thêm một mũi tiêm chống viêm vào cả hai đầu gối là được.” - Hauck rút trong túi ra vài tờ một đô.

"Đãi anh luôn, trung úy à.” - Người phụ nữ vẫy tay. - "Chương trình ủng hộ mà."

“Cám ơn Mary.” - Hauck nháy mắt, đưa một tách cà phê cho Karen. Anh chỉ về phía một chiếc bàn còn trống, mỗi người cầm một chiếc ghế sắt.

“Thấy không?” - Hauck nhấp một ngụm cà phê. - “Một trong những cái lợi về mặt pháp lý mà tôi có đấy.”

“Chức vụ có đặc quyền đặc lợi riêng của nó.” - Karen nháy mắt, giả vờ như rất ấn tượng.

"Đâu có.” - Hauck nhún vai. - “Là do vị trí phòng thủ của tôi trong đội Greenwich High năm 1975. Chúng tôi đã vào tận đến vòng chung kết năm đó. Họ không bao giờ quên.”

Karen mỉm cười. Cô hất mái tóc ra sau chiếc áo rét có mũ trùm đầu của đội Greenwich High, rồi đưa tay ôm lấy tách cà phê nóng.

"Vậy, dạo này tình hình cô thế nào?” - Hauck hỏi. - "Thực sự tôi đã muốn gọi cho cô một vài lần. Lần cuối cùng tôi gặp cô, mọi thứ vẫn còn tương đối khó khăn."

“Tôi biết."' - Karen lại nhún vai. - "Đúng vậy. Giờ tôi đã khá hơn rồi. Thời gian.. - Cô thở dài, nghiêng nghiêng tách cà phê.

"Vâng, như người ta vẫn nói..." - Viên trung úy cũng nhún vai mỉm cười. - "Vậy, hai cháu đang học trung học?”

“Hai đứa. Samatha năm nay tốt nghiệp. Alex đang học đại học năm thứ hai. Thằng bé chơi bóng vợt. Hiện thằng bé đang rất cố gắng và bận bịu.”

“Chắc chắn rồi." - Viên trung úy nói. Có người chạm nhẹ vào lưng anh khi đi ngang qua. Anh gật đầu, môi mím lại, còn nói được gì nữa?

"Lúc đó anh đang điều tra vụ tai nạn giao thông.” - Karen chuyển chủ đề. - “Nạn nhân là một cậu bé nào đó ở Florida. Anh đã tìm thấy hung thủ chưa?"

''Không. Nhưng tôi phát hiện ra lý do tại sao tên chồng cô lại nằm trong túi nạn nhân.”

Hauck kể cho Karen về chiếc Mustang.

"Chiếc xe Charlie yêu thích. ” - Karen gật đầu mỉm cười. - “Cũng dễ hiểu. Tôi vẫn giữ chiếc xe đó. Charlic đã viết trong di chúc là không được bán. Còn về chiếc xe thì sao, Trung úy? anh muốn có biểu tượng của nước Mỹ không, chỉ có năm đó sản xuất mầu Emberglow. Và mất khoảng tám nghìn đô một năm để đem đi báo dưỡng một vài lần.”

“Xin lỗi. Tôi cũng có biểu tượng nước Mỹ của riêng mình rồi. Đó là tài khoản đại học.” - Hauck cười.

Loa phóng thanh thông báo hai đội đang bắt đầu quay lại sân thi đấu. Ban nhạc Huskies rời sân trong hành khúc: “Ai nói em không thể về nhà?” của Bon Jovi. Con gái Hauck chạy ra khỏi đám đông, kêu lên: “Bố ơi, đi thôi! Con muốn ngồi với Elyse!”

“Hiệp hai bắt đầu rồi.” - Hauck lên tiếng.

“Con bé xinh quá.” - Karen nhận xét. - “Cháu là con út phải không?”

“Tôi chỉ có mình cháu. ” - Hauck đáp lời sau một chút im lặng. - “Cảm ơn cô, Karen.”

Trong giây lát, bốn mắt gặp nhau. Karen cảm thấy có điều gì đó ẩn chứa sau đôi mắt sâu thẳm kia.

“Vậy còn chuyện vé đặt cược xem đua xe này thì sao?” - Karen hỏi. - “Vé bán với mục đích tốt mà. Chương trình ủng hộ.” - Cô cười lục khục. - “Mua đi nào, tôi bán hơi chậm đây này.”

"Tôi e là tôi đã đóng thuế rồi kia mà.” - Hauck thở dài cam chịu, tay vỗ vỗ vào hai đầu gối.

Karen xé một chiếc vé, ghi tên Hauck vào chỗ trống.

"Tặng anh làm kỷ niệm nhé. Anh biết đấy, hôm ấy anh đã nói với tôi những điều thật tốt. Rằng anh hiểu những gì tôi đang phải trải qua lúc đó. Tôi cho rằng lúc đó tôi rất cần có một điều gì như vậy và tôi rất biết ơn anh vì hôm ấy.”

“Chúa ơi...” - Hauck lắc lắc đầu, đưa tay nhận chiếc vé từ tay Karen, những ngón tay họ vô tình chạm nhau, rất nhanh. - “Những món quà chẳng chịu bỏ tôi ngày hôm nay.”

“'Xứng đáng với việc tốt anh đã làm mà, trung úy.”

Cả hai đứng dậy. Con gái Hauck gọi to nôn nóng. - “Bố ơi, đi thôi!"

"Chúc cô bán được nhiều vé.” - Hauck nói. - “Cô biết đấy, có lẽ sẽ tốt hơn nếu cô bán được vài chiếc ngày hôm nay.”

Karen cười lớn. - “Rất vui được gặp anh hôm nay.” - Cô lắc lắc hai nắm tay như đang nắm hai quả cầu tua của đội cổ vũ: "Tiến lên, Huskies!”

Hauck vẫy tay, lẫn vào trong đám đông. - “Hẹn gặp lại cô.”Chương 16Một điều bất ngờ đã đến với Hauck đêm hôm đó. Hauck đã quyết định khi anh chấm lên bức tranh sơn dầu trong căn nhà hai phòng ngủ anh thuê tại đại lộclid ở Stamford. Căn nhà nhìn ra vịnh Holly.

Vẫn một bức tranh bến du thuyền. Một chiếc tàu tuần tra nhỏ, đang chạy chậm dần lại. Rất giống với cảnh anh nhìn thấy từ ban-công. Đó là tất cả những gì anh từng vẽ. Những con tầu...

Jessie (1) đang ở trong phòng, xem ti-vi và nhắn tin qua điện thoại di động. Hai bố con đã ăn bánh pizza trước đó tại nhà hàng Mona Lisa trong phố và đi xem phim hoạt hình mới phát hành. Jessie vờ tỏ ra chán, Hauck thì rất thích bộ phim.

"Bộ phim này dành cho trẻ lên ba mà bố.” - Jessie nheo nheo mắt.

“ Ồ.” - Hauck ngừng quảng cáo. - “Những chú chim cánh cụt tuyệt đấy chứ.”

Hauck thích nơi này, căn nhà hai tầng kiểu thập niên sáu mươi, trên dải đất nhô ra vịnh. Chỉ cách vịnh có một khu nhà. Chủ nhà đã gia công sửa lại trước đó. Từ trên ban-công tầng hai, nơi bố trí phòng khách, có thể nhìn thấy eo Long Island. Láng giềng là một cặp vợ chồng người Pháp, Richard và Jacqueline, làm nghề sửa chữa nội thất trong nhà - xưởng làm việc của họ được đặt trong ga-ra. Họ vẫn thường mời anh tới dự tiệc bên nhà, có rất nhiều người tới dự với đủ loại tiếng Anh của các vùng, và rượu vang thì cũng không đến nỗi tồi lắm.

Đúng vậy, điều đó khiến anh bất ngờ. Điều anh đang cảm nhận được. Anh đã cảm nhận đôi mắt của cô ra sao - xanh và to hấp dẫn. Ánh mắt chết người như một nét phù hợp thật tự nhiên. Giọng nói của cô mới nhẹ nhàng và du dương như thể không phải là cô đang đứng đó. Mái tóc nâu vàng của cô buộc gọn đuôi gà trẻ trung phía sau gáy.

Cảm nhận cả cái cách cô nhét chiếc vé đặt cược vào túi anh và cố tìm cách khiến anh mỉm cười.

Không giống Beth. Khi thế giới của cô tan vỡ.

Hauck đưa bút vẽ dọc một đường nhỏ theo cột buồm của chiếc thuyền và hòa lẫn nó với màu xanh của nước biển. Xong, anh nhìn chăm chú. Trông thật chẳng ra sao. Không ai có thể nhầm lẫn anh với Picasso được.

Cô đã hỏi anh rằng Jess có phải là con út hay không, và anh đã trả lời, sau một chút ngập ngừng mà tưởng chừng như vô tận - Tôi chỉ có mình cháu. Lẽ ra anh đã có thể nói với cô điều đó. Cô có thể đã hiểu. Cô cũng đã phải trải qua nỗi đau đó.

Thôi nào, Ty, lại sao lại cứ phải quay lại với điều đó?

Lúc đó, cả hai đã có tất cả. Anh cùng Beth. Thật khó có thể nhớ được rằng họ đã từng rất yêu nhau. Beth đã từng cho rằng anh là người đàn ông hấp dẫn nhất trên thế giới này, và anh cũng nghĩ về cô như vậy.

Chỉ có mình cháu...

Anh đã quên điều gì tại cái cửa hàng đã khiến anh chạy vội trở lại? Đó là món snack pudding... .

Vội vàng đỗ xe vào bãi, đã bao nhiêu lần anh làm việc đó và nó vẫn sẽ còn nguyên như vậy? Một nghìn lần chăng? Hay một vạn lần?

"Cẩn thận nào. Bố sẽ lùi xe vào ga-ra...”

Khi anh quay trở lại ga-ra, trên tay là tấm hóa đơn và ví tiền, họ đã nghe thấy tiếng kêu. Đó là Jessie. Beth tròn mắt kinh sợ - "Ôi, Chúa ơi, Ty, không! ” - qua cửa sổ nhà bếp, họ thấy chiếc xe tải đang lùi lại.

Norah đã không còn kịp kêu lên một tiếng nào.

Hauck đặt cây cọ xuống. Anh đưa tay ôm trán. Điều đó đã lấy đi cuộc hôn nhân của anh. Nó đã khiến anh không còn có thể nhìn vào trong gương mà không phải bật lên tiếng khóc. Và trong một thời gian rất lâu sau đó, anh không thể đưa tay ôm Jess vào lòng.

Và tất cả mọi thứ.

Tâm trí anh quay lại với buổi sáng hôm đó. Những vệt nắng như nhảy múa trên má cô, khiến anh phải mỉm cười.

Thực tế vào, Ty... Có lẽ cô ấy đang sở hữu chiếc xe còn đắt hơn cả tổng số lương hưu của anh ấy chứ. Chồng cô ấy vừa mới mất. Có thể sẽ là một cuộc sống khác.

Một thời điểm khác.

Nhưng anh vẫn ngạc nhiên khi lại cầm đến cây cọ. Ngạc nhiên về điều nó khiến anh phải nghĩ tới... điều anh cảm nhận được.

Một sự thức tỉnh.

Và điều đó thật lạ lùng, bởi không còn điều gì có thể khiến anh ngạc nhiên hơn được nữa.

Chú Thích:

1 Jessie: Tên gọi trang trọng của Jess.Chương 17Tháng mười hai

Cuộc sống của họ đã bắt đầu có chút trở lại với cái bình yên thường nhật. Sam đang làm thủ tục xét tuyển vào đại học, hai lựa chọn đầu bảng của con bé là trường đại học Tufts và Bucknell. Karen đã cùng với con bé đến thăm hai trường theo quy định bắt buộc.

Cũng chính vào thời điểm đó thì có hai nguời đàn ông tới từ Archer gõ cửa nhà cô.

"Bà Friedman phải không ạ?” - Người thấp hơn đứng trước cửa cất tiếng hỏi. Đó là người có bộ mặt như chiếc đυ.c thợ mộc với mái tóc húi cua cắt rất sát. Người này mặc bộ vét doanh nhân màu xám bên trong chiếc áo đi mưa. Người còn lại gầy guộc và cao hơn, đeo một cặp kính gọng sừng, mang một chiếc cặp da luật sư.

"Bà Friedman, chúng tôi từ công ty kiểm toán tư nhân. Chúng tôi có làm phiền bà không?”

Ban đầu Karen có một ý nghĩ thoáng qua rằng họ tới từ một quỹ nào đó của chính phủ đã được thành lập cho các gia đình nạn nhân, cô đã nghe được điều này từ nhóm bạn vận động ủng hộ rằng những người này có thể trông rất lạnh lùng và không chuyên nghiệp. Cô mở cửa.

“Cảm ơn bà.” - Người tóc ngắn có giọng nói pha trộn của người châu Âu đưa cô tấm danh thϊếp. Hiệp hội Archer và Bey. Johannesburg, Nam Mỹ. - “Tên tôi là Paul Roos, còn đây là Alan Gillespie. Chúng tôi sẽ không làm mất nhiều thì giờ của bà. Chúng tôi có thể ngồi được chứ?”

“Tất nhiên...” - Karen hơi ngập ngừng. Có điều gì đó lạnh lùng và vô cảm ở hai con người này. Cô nhìn kỹ hơn tấm danh thϊếp. — “Nếu là điều gì đó liên quan tới chồng tôi thì các ông biết đấy, Saul Lennick, nhân viên Tập đoàn Tài chính Whiteacre, hiện đang phụ trách việc sắp xếp các quỹ.”

“Chúng tôi đã liên hệ với ông Lennick rồi.” - Người tên Roos đáp lời, giọng nói có chút thực tế. Người này tiến thêm một bước về phía phòng khách. - “Nếu không phiền...."

Karen đưa cả hai tới bên đi-văng.

“Bà có một căn nhà rất đẹp.” - Roos nói, mắt nhìn quanh căn nhà chăm chú.

“Cám ơn ông. Ông nói các ông là nhân viên kiểm toán.” - Karen đáp lời. - “Tôi nghĩ chồng tôi đuợc quản lý bởi một người không nằm trong khu vực thành phố, Ross và Weiner. Tôi không nhớ có tên công ty của các ông.”

“Thực ra chúng tôi không đến đây đại diện cho chồng bà." Người đàn ông Nam Phi gác chân lên nhau. - “Chúng tôi đại diện cho một số nhà đầu tư của ông ấy.”

“Các nhà đầu tư?”

Karen chỉ biết Morgan Stanley là nhà đầu tư lớn nhất của Charlie cho đến thời điểm này. Sau đó là O'Flynns và Hazens, đó là những nhà đầu tư đã theo anh suốt từ những ngày đầu kinh doanh.

“Nhà đầu tư nào vậy?” - Karen nhìn người đàn ông, khó hiểu.

Roos nhìn Karen, mỉm cười do dự. - "chỉ là... những nhà đầu tư thôi." - Nụ cười khiến Karen cảm thấy bất an.

Người đồng hành tên Gillespie mở cặp. - “Bà Friedman, bà đã nhận được tiền thu được từ việc giải thể tài sản công ty của chồng bà chưa?"

"Nghe có vẻ như là một cuộc kiểm toán vậy.” - Karen dè dặt. - “Rồi. Có điều gì không ổn sao?” - Thủ tục với các quỹ đã hoàn tất. Cổ phần của Charlie, trừ đi một vài chi trả cuối cùng cho việc đóng cửa công ty, vào khoảng dưới bốn triệu đô một chút. - "Có lẽ ông có thể nói cho tôi biết rằng chuyện này liên quan tới cái gì được chứ.”

“Chúng tôi đang kiểm tra lại một số hoạt động giao dịch.” - Gillespie đặt một tập báo cáo dày lên mặt bàn trước mặt.

“Các ông nghe này, tôi vốn không quan tâm nhiều đến công việc kinh doanh của chồng tôi.” - Karen lên tiếng. Điều này bắt đầu khiến cô cảm thấy lo lắng. — “Tôi chắc rằng nếu các ông làm việc với ông Lennick...”

"Đúng ra là thâm hụt tài chính.'’ - Người nhân viên kiểm toán tự sửa lại, mắt hấp háy.

Karen không thích loại người như vậy. Cô không hiểu tại sao họ lại có thể có mặt ở đây. Cô lại ghé nhìn tấm danh thϊếp. - “Các ông là kiểm toán viên?”

“Chúng tôi là kiểm toán viên, và điều tra viên pháp lý, thưa bà Friedman.” - Paul Roos đáp lời.

"Điều tra viên...?”

"Chúng tôi đang chắp nối lại một vài lĩnh vực nhất định của công ty chồng bà.” - Gillespie giải thích. - “Sổ sách của công ty cho thấy có đôi chút... có thể nói là mập mờ. Chúng tôi nhận thấy với tư cách là một quỹ đầu tư hợp tác, chồng bà chịu sự ràng buộc của một số thủ tục."

"Nghe này, tôi nghĩ tốt hơn hết là các ông nên đi. Tốt hơn hết là các ông nên dừng lại nếu các ông đưa chuyện này đến chỗ..."

"Nhưng rõ ràng là không thể tránh khỏi việc đã có một luợng tiền lớn bị thất thoát.” - Người đàn ông tiếp tục.

“Thất thoát... ” Karen nhìn thẳng vào mắt người đàn ông, giận dữ. Saul không bao giờ nhắc tới bất cứ điều gì liên quan tới thất thoát tài chính. - “Đó chính là lý do các ông có mặt tại đây sao? Ô, chuyện này có phải là tồi tệ lắm không, ông Gillespie? Chồng tôi đã không còn nữa, có vẻ như các ông cũng biết điều đó. Anh ấy đi làm vào một buổi sáng cách đây tám tháng và không còn bao giờ có thể về nhà được nữa. Vậy thì làm ơn hãy nói cho tôi biết.” - Ánh mắt Karen cháy lên, thiêu đốt Gillespie như tia quang tuyến X. Rồi cô đứng dậy. - “Hãy nói đi xem khoản tiền các ông đang nói đến là bao nhiêu, thưa ông Gillespie. Tôi sẽ đi lấy ví ngay đây.”

"Số tiền đó là hai trăm năm mươi triệu đô la, thưa bà Friedman. Bà có giữ số tiền lớn như vậy bằng tiền mặt hay không?”

Karen muốn xỉu. Cô ngồi phịch xuống, những con số như từng viên đạn găm vào người cô. Hai người đàn ông không hề thay đổi thái độ.

"Các ông nói cái quái quỷ gì thế?”

Roos hơi nhoài người về phía trước, nhắc lại. “Điều chúng tôi muốn nói là đã có rất nhiều tiền không được kiểm toán cho công ty của chồng bà, bà Friedman ạ. Và khách hàng của chúng tôi muốn điều tra xem số tiền đó biến đi đâu.”

Hai trăm năm mươi triệu đô. Karen quá choáng váng đến nỗi không còn cười được nữa. Số tiền thu lại từ việc giải thể công ty đã được hoàn tất không chút bất ngờ nào. Toàn bộ giá trị kinh doanh của Charlie cũng khó có thể vượt qua được con số đó.

Cô quay ra nhìn lại vào những đôi mắt vô tri, vô cảm của hai người đàn ông. Cô biết họ đang ẩn ý điều gì đó về chồng mình. Charlie đã mất. Anh không thể tự bào chữa cho bản thân.

"Tôi không chắc là chúng ta còn có điều gì để bàn nữa, thưa ông Gillespie và ông Roos.” - Karen lại đứng dậy. Cô muốn những người này biến khỏi nhà mình. Biến khỏi nhà cô, ngay bây giờ. - “Tôi đã nói với hai ông rằng tôi không bao giờ quan tâm tới công việc kinh doanh của chồng tôi. Các ông sẽ phải nói chuyện với Lennick. Giờ thì tôi muốn hai ông đi cho.”

Hai người đàn ông nhìn nhau. Gillespie gấp tập hồ sơ, nhét lại vào cặp, đóng sập lại. Cả hai cùng đứng dậy.

"Chúng tôi không có ý xúc phạm gì ở đây, thưa bà Friedman.” - Roos nói, giọng hòa hoãn. - “Nhưng dẫu sao thì điều tôi muốn nói là sẽ có một cuộc điều tra. Tôi sẽ không đυ.ng đến một chút nào trong số tiền giải thể mà bà vừa mới nhận.” - Người đàn ông mỉm cười vẻ trong sáng và đưa mắt nhìn quanh.

“Như tôi đã nói, bà có một căn nhà rất đẹp... Nhưng sẽ là công bằng hơn khi cảnh báo trước cho bà.” - Roos quay ra cửa. - "Các tài khoản cá nhân cũng sẽ bị kiểm tra.”

Nghe vậy, Karen bỗng dựng tóc gáy.Chương 18Chỉ mất vài phút để Karen đang hoảng loạn, gọi điện thoại cho Saul Lennick.

Văn phòng của ông ta cũng khó có thể tìm được Saul. Ông đang đi công tác ở nước ngoài. Nhưng thư ký của Saul đã nhận ra sự lo lắng trong giọng nói của Karen. Và cuối cùng thì người ta cũng tìm được ông.

“Karen à...?”

“Saul, tôi xin lỗi đã làm phiền.” - Bằng giọng muốn khóc, cô kể cho Saul nghe về chuyến viếng thăm của hai người từ hãng Archer.

"Ai?"

“Họ tới từ một Tập đoàn nào đó có tên là Archer & Bey. Là những nhân viên điều tra pháp lý và là kiếm toán viên, từ Nam Phi và nói rằng đã nói chuyện với ông trước khi đến gặp tôi."

Saul bảo Karen kể lại toàn bộ chi tiết sự việc, đôi lúc chen vào vài câu hỏi về tên tuổi và đặc biệt là những nội dung họ nói.

“Nghe này, Karen. Trước tiên tôi muốn nói rằng cô không phải lo lắng điều gì cả. Việc giải thể của công ty hợp doanh Habour đang diễn ra suông sẻ, và tôi đảm bảo với cô một trăm phần trăm về sổ sách. Còn về ghi chép tài chính thì đúng, Charlie đã bị thua lỗ chút ít trong thời gian cuối. Charlie đã đầu tư rất nhiều vào các hợp đồng dầu lửa Canada có tăng trưởng."

“Những người đó là ai vậy, Saul?”

“Tôi cũng không biết. Tôi nghi đó là một tập đoàn kiểm toán nước ngoài, nhưng tôi sẽ tìm ra thôi. Có thể họ được một trong những nhà đầu tư của Charlie ở nước ngoài thuê với hy vọng ngăn chặn quy trình giải thể.”

“Họ nói về khoản tiền hàng trăm triệu đô la, Saul à! Ông biết là Charlie không quản lý tài chính kiểu như vậy mà. Họ bóng gió và cảnh báo tôi không nên sử dụng chút nào trong số tiền thu được từ việc giải thể công ty. Đó là tiền của Charlie mà Paul! Thật đáng sợ. Họ nói rằng kể cả các tài khoản cá nhân của tôi cũng sẽ bị kiểm tra.”

"Sẽ không có chuyện đó xảy ra, Karen. Xem này, có một vài chi tiết đang bị treo mà người khác có thể đưa thêm thông tin vào nếu muốn.”

“Chi tiết gì thế, Paul?” - Cô chưa từng bao giờ nghe thấy bất cứ điều gì về chuyện này cả.

“Có thể là một vài chi tiết mà người ta có thể đặt nghi vấn. Một vài chi tiết không được tốt trong hợp đồng cho vay của Charlie. Nhưng tôi không muốn đi trước một bước. Chưa đến lúc.”

"Charlie đã không còn nữa, Saul à! Anh ấy sẽ không thể tự bảo vệ mình được nữa. Tôi muốn nói là đã bao nhiều lần tôi nghe thấy anh ấy than phiền về những khoản tiền chết tiệt dành cho khách hàng của anh ấy chứ. Chỉ là một phần của một con số nào đó. Và những kẻ đó, với những lời ám chỉ bóng gió như vậy... Họ không có quyền đến đây, Saul à.”

“Karen, tôi đảm bảo rằng không có chút căn cứ nào về những gì họ nói cả. Dầu họ có là ai, họ cũng chỉ đang tìm cách quấy rối mà thôi. Nhưng họ cũng đã đi sai đường.”

“Đúng, đúng vậy.” - Nỗi bực tức trong cô bắt đầu giảm xuống. - “Đúng là họ đã đi lầm đường. Tôi không muốn họ quay lại nhà tôi nữa. Thật may mắn là Samantha và Alex không có mặt ở nhà lúc đó.”

"Nghe này Karen, tôi muốn cô fax cho tôi cái danh thϊếp đó. Tôi sẽ xem qua. Tôi hứa sẽ đảm bảo điều đó không xảy ra nữa.”

“Charlie là người đáng tin cậy, Saul à. Ông biết điều đó rõ hơn ai hết.”

“Tôi hiểu, Karen. Tôi coi Charlie như đứa con thứ hai của tôi. Cô biết là tôi thực sự luôn quan tâm đến lợi ích của cô mà.”

Karen đưa tay vuốt tóc cho bớt cơn tức giận. - “Tôi hiểu mà..."

"Karen, gửi cho tôi tấm danh thϊếp. Tôi muốn là người đầu tiên được thông tin xem họ có quay lại hay không.”

“Cám ơn ông, Saul.”

Bỗng nhiên có điều gì đó thật lạ ùa đến bên Karen, những dòng nước mắt trào dâng đột ngột không thể lý giải được. Có những lúc điều đó thường xảy ra. Không vì sao cả. Là ý nghĩ phải bảo vệ người chồng quá cố. Cô im lặng một quãng trước khi lấy lại bình tĩnh.

“Thật sự, Saul à... Thật sự cám ơn ông.”

Giọng người thầy già dặn của chồng cô vang lên nhỏ nhẹ: "Cô không cần phải nói điều đó, Karen.”

oOo

Hiện tại, ông chẳng có đủ can đảm để nói với cô. Hay cũng có thể là không đủ ý chí. Lennick gác ống nghe tại hành lang Thế giới cổ của Khách sạn Vier Jahreszeiten ở Munich.

Một tuần trước, đối tác của ông tại Ngân hàng Hoàng gia Scotland đã gọi tới, đó là một trong những nhà cho vay tài chính ông đã sắp xếp cho Charlie, người đã giúp đỡ cho các quỹ của công ty. Nghe có vẻ hình thức, người chủ nhà hăng này hơi tỏ ra lo ngại vì một đợt kiểm tra ngẫu nhiên của nhân viên hải quan trên một tàu chở dầu tại Jarkarta làm họ phải chú ý.

Tim Lennick như ngừng đập. Ông đẩy chiếc ghế quay lưng vào bàn làm việc hỏi: “Tại sao?”

“Đã có sự khác biệt giữa thực tế và số hàng khai báo.” - Người chủ nhà băng giải thích. Theo đó thì trên tàu phải chở 1,4 triệu thùng dầu. Nhưng theo người chủ ngân hàng thì chiếc tầu chở dầu đó hoàn toàn rỗng không.

Lennick tái mặt.

"Tôi chắc là đã có một sự nhầm lẫn nào đó.” - Người chủ ngân hàng Scotland nói. Có vẻ như 1,4 triệu thùng dầu với giá 66 đô/thùng đã được ký trong hợp đồng với Charles Friedman truớc đó dưới dạng ký gửi cho số tiền vay.

Người chủ ngân hàng hắng giọng. - “Có nguyên nhân nào đáng báo động không?”

Lennick cảm thấy một luồng lo lắng ớn lạnh chạy dọc sống lưng. Ông nói với người chủ ngân hàng rằng ông sẽ xem xét vấn đề này, và như vậy cũng đủ để người ở đầu dây bên kia yên tâm. Nhưng ngay khi đặt ống nghe xuống, Lennick đã phải nhắm nghiền hai mắt.

Ông nghĩ tới những khoản lỗ gần đây của Charlie, nghĩ tới áp lực ông đang phải gánh chịu. Áp lực mà tất cả mọi người trong số họ đã phải gánh chịu. Nghĩ tới việc ông đã phải chịu một gánh nặng tài chính lớn thế vào cho Charlie.

Charlie, cậu thật là một thằng ngu xuẩn khốn kiếp. Lennick thở dài. Ông đưa tay với ống nghe và quay số. Sao cậu có thể liều lĩnh như vậy, đúng là đồ xuẩn ngốc, làm sao có thể bất cẩn đến như vậy chứ? Cậu không biết một chút cóc khô rằng những người này là ai hay sao ?

Những người không muốn người khác xía vào việc của mình, hay người khác kiểm tra việc làm ăn của mình. Giờ thì tất cả mọi thứ đều phải bắt đầu lại từ đầu. Mọi thứ, Charlie ạ.

Và hiện tại, đã nhiều tuần trôi qua, tại hành lang của khách sạn Vier Jahreszeiten, câu hỏi quá tế nhị của người chủ ngân hàng vẫn khiến Lennick cảm thấy miệng mình đắng ngắt.

Có nguyên nhân nào đáng báo động không?Chương 19Đã sang ngày tập thứ hai của khúc côn cầu trên cỏ vào gần cuối tháng hai. Sam Friedman quẳng chiếc gậy vào đáy tủ đựng đồ.

Cô đang chơi ở vị trí tiền đạo cánh phải cho đội nữ. Năm ngoái đội đã bị mất một vài vị trí tấn công giỏi nhất, vì vậy mùa giải này chắc chắn sẽ rất khó khăn. Sam với lấy chiếc áo có mũ trùm đầu ra khỏi mắc áo, đưa mắt lướt qua một vài cuốn sách. Ngày mai cô sẽ phải làm một bài kiểm tra về một cuốn truyện của tác giả Tobias Wolfe, một chương về Việt Nam. Kể từ khi được nhận vào trường đại học Tufts, quyết định sớm thứ hai vào hồi tháng một, Sam đã trượt dốc tương đối nhiều. Tối nay một nhóm bạn sẽ tụ tập trong phố tại Thataways với đồ ăn sẵn mua về và có thể còn lén uống một chút bia nữa.

Khu sinh viên khóa trên sẽ chơi tới bến đêm nay.

Ra ngoài, Sam bước tới bên chiếc xe thể thao Acura màu xanh cô để ở bãi xe phía tây sau khi xong bữa trưa. Sam bước vào, vứt túi lên ghế xe và nổ máy. Sam đặt chiếc iPod vào giá và bật giai điệu ưa thích.

"Anh nói với em rằng anh sẽ không rời bỏ... ” Sam hát theo, cố gắng bắt chước thật giống Jennifer Hudson trong album Dreamgirls, rồi nhả côn cho chiếc Acura vụt đi.

Ngay lúc đó, một bàn tay bịt chặt lấy miệng cô và giật mạnh đầu cô về phía sau.

Samantha đảo mắt nhìn ra phía sau và cố bật lên một tiếng kêu. Nhưng một giọng nói vang lên từ phía sau: “Không được kêu, Samantha.”

Ôi, Chúa ơi! Samantha càng cảm thấy sợ hãi hơn khi người đó biết cả tên cô. Nỗi sợ hãi bủn rủn chạy dọc sống lưng. Sam đảo mắt cố tìm cách nhìn mặt kẻ phía sau qua gương chiếc hậu.

“Á chà, Samantha.” - Kẻ tấn công vặn đầu Sam trở lại phía trước. - “Đừng có tìm cách nhìn tao. Tốt hơn hết là đừng làm như vậy.”

Làm sao hắn có thể biết được tên cô?

Chuyện này thật tệ. Cô đã đọc qua cả tỷ thứ cô vẫn nghe nói trong trường hợp như thế này xảy ra. Đừng tìm cách chống cự. Hãy cứ để hắn làm điều hắn muốn. Đưa tiền, trang sức cho hắn, thậm chí ngay cả thứ gì quan trọng nữa thì cũng cứ để hắn được vừa ý.

Bất cứ thứ gì.

“Sợ hãi, phải không Samantha?” - Gã đàn ông hạ thấp giọng hỏi. Bàn tay hắn vẫn bịt chặt miệng Samantha, hai mắt cô căng lên muốn rách.

Sam gật đầu.

“Đừng tự trách mình. Tao cũng sợ.”

Samantha liếc mắt nhìn ra ngoài, hy vọng có ai đó đi ngang qua. Nhưng lúc đó đã muộn, bên ngoài trời đã rất tối. Bãi đỗ xe thì trống không. Cô cảm nhận được hơi thở của hắn, nóng hổi phía sau gáy. Samantha nhắm mắt. Ôi, Chúa ơi, hắn sắp hãʍ Ꮒϊếp mình rồi. Mà có thể còn tệ hơn...

“Nhưng hôm nay vẫn là ngày may mắn của mày đấy. Tao sẽ không làm gì mày cả. Tao chỉ muốn mày gửi tin đến cho một người. Có được không?”

Được, Samantha gật đầu, được. Bình tĩnh nào, bình tĩnh. Cô tự nhủ. Hắn sẽ tha cho mình.

“Gửi tin đến cho mẹ mày.”

Mẹ mình... Mẹ mình có liên quan gì đến chuyện này chứ?

“Tao muốn mày nói với mẹ mày, Sam ạ, rằng cuộc điều tra sẽ sớm bắt đầu. Và nó sẽ rất riêng tư đấy. Mẹ mày sẽ hiểu. Và rằng chúng tao không phải là loại người mãi kiên nhẫn được đâu. Tao nghĩ là mày nhớ chứ, phải không? Hiểu không, Samantha?”

Sam nhắm mắt. Toàn thân run lên. Cô gật đầu.

“Tốt. Nhớ nói với mẹ mày là đồng hồ thời gian đã bắt đầu chạy. Và mẹ mày chắc không muốn để cho nó chạy qua thời hạn của mình. Có nghe không, Sam?” - Gã nới lỏng tay bịt miệng.

“Có. ” - Sam run rẩy thì thào.

“Giờ thì đừng có quay lại. Tao sẽ ra khỏi xe từ phía sau.” - Kẻ tấn công mặc chiếc áo có mũ trùm đầu che kín mặt. - “Tin tao đi, càng nhìn thấy ít càng tốt cho mày đấy.”

Samantha ngồi chết cứng. Đầu gật lên gật xuống. “Tôi hiểu.”

"Tốt." - Kẻ tấn công mở cửa xe và nhảy ra. Cô không nhìn lên, cũng không quay lại nhìn. Cô chỉ ngồi đó chăm chăm nhìn về phía trước, đúng như mệnh lệnh.

"Mày là con gái nhỏ bé của Charlie phải vậy không, Sam?”

Samantha tròn mẳt.

“Nhớ lấy con số. Hai trăm năm mươi triệu đô-la. Nói với mẹ mày là chúng tao không đợi lâu đâu."Chương 20Karen ôm chặt lấy con gái trên chiếc đi-văng phòng khách. Samantha đang sụt sịt khóc, đầu gục trên vai mẹ, không nói lên lời. Cô đã gọi Karen ngay sau khi gã đàn ông rời khỏi xe, và lái xe về nhà trong cơn hoảng loạn. Karen ngay lập tức gọi cảnh sát. Phía bên ngoài, con đường vắng lặng sáng rực ánh đèn xe cảnh sát.

Karen kể lại sự việc với những viên sỹ quan cảnh sát tới đầu tiên: “Tại sao trường học lại không được bảo vệ? Tại sao một kẻ như vậy có thể lọt được vào trường học như vậy chứ?” Rồi quay sang Samantha, Karen hỏi: “Mà tại sao con lại không khóa xe?”

“Con không biết mà mẹ. ”

Nhưng trong lòng, Karen hiểu - những ngón tay Samantha đan chặt với nhau, run rẩy, khuôn mặt nhòe nước mắt - rằng đó chẳng phải vì Samantha, không phải vì việc bảo vệ trường học, cũng chẳng phải bởi việc Samantha không khóa cửa xe.

Đó là vì Charlie.

Vì một việc gì đó anh đã làm. Một việc gì đó mà cô đang ngày càng cảm thấy sợ hãi anh đã dấu không cho cô biết.

Chúng có thể tìm được Samantha ở khu buôn bán, ở nhà ai đó, hay ở câu lạc bộ nơi con bé làm việc. Nhưng cô biết lý do không phải bởi chúng quan tâm tới Samantha.

Chúng đang gây áp lực lên cô.

Đáng sợ nhất là cô không hề biết những kẻ này muốn điều gì ở cô.

Khi thấy trung úy Hauck bước qua cửa chính, Karen gần như muốn quỵ xuống. Cô bật dậy lao về phía Hauck, và cố gắng lắm mới không ôm choàng lấy anh.

Anh đặt một tay lên vai Karen, hỏi. - “Con bé có ổn không?”

“ Ổn.” - Karen gật đầu như trút được gánh nặng. - “Tôi nghĩ là con bé ổn.”

“Tôi biết là Samantha đã phải trải qua nỗi sợ hãi vài lần rồi, nhưng tôi cũng cần phải nói chuyện với con bé.”

“Được.” - Và Karen đưa Hauck tới chỗ Samantha.

Hauck ngồi xuống bên bàn trà đối diện Samantha. - “Sam này, chú là Hauck, là chỉ huy trưởng thanh tra lực luợng cảnh sát của Greenwich. Chú biết mẹ cháu đôi chút sau cái chết của cha cháu. Chú muốn cháu kể lại chính xác mọi chi tiết sự việc xảy ra.”

Karen gật đầu với Sam và ngồi xuống bên cạnh, cầm tay con bé. Samantha gắng gượng không khóc và kể lại toàn bộ sự việc. Từ lúc cô rời khỏi phòng thể dục dụng cụ sau giờ tập, bước ra xe, đặt iPod vào khay ra sao, đến việc gã đàn ông ngồi ở băng ghế sau, khiến cô hoàn toàn bất ngờ như thế nào. Rồi hắn bịt chặt miệng không cho cô kêu, giọng nói của gã thật lạnh lùng và ngay sát bên tai khiến từng từ thốt ra từ miệng gã như từng mũi kim nhói lên dọc sống lưng cô.

“Chuyện này thật là điên rồ, mẹ à.”

Karen ôm lấy Samantha. - “Mẹ biết, con à, mẹ biết.."

Sam bảo Hauck rằng cô không nhìn rõ người đàn ông đó. - “Hẳn ra lệnh cho cháu không được nhìn.” - Lúc đó Sam chắc rằng mình sẽ bị hãʍ Ꮒϊếp hoặc có thể bị gϊếŧ nữa.

"Cháu đã làm đúng, Sam à.” - Hauck nói.

‘‘Hắn nói rằng việc điều tra sẽ nhanh chóng được thực hiện. Và rằng nó sẽ rất riêng tư. Hắn có nói điều gì đó về một con số hai trăm năm mươi triệu đô la.” - Samantha ngẩng lên nhìn Karen hỏi. - "Hắn định ám chỉ điều quái quỷ gì thế mẹ?"

Karen lắc đầu ngập ngừng. - “Mẹ cũng không biết.”

Khi cả hai đã nói xong việc, Karen rời khỏi con gái. Cô đề nghị Hauck ra ngoài cùng cô. Mái hiên che sân vẫn chưa được kéo lên. Trời vẫn còn rất lạnh. Trong bóng tối, ánh đèn xe cảnh sát vẫn lấp lóe trong tiếng còi.

“Cô có hiểu những gì Sam nói không?” - Hauck hỏi.

Karen hít một hơi thật sâu rồi gật đầu. - “Có.”

Mà cũng không...

Cô kể qua cho Hauck về chuyến viếng thăm của hai người đàn ông tới từ công ty Archer & Bey, những người này đã gây áp lực cho cô về khoản tiền thất thoát. - “Hai trăm năm mươi triệu đô la.” - Karen thừa nhận.

Giờ thì đến lượt chuyện này xảy ra.

“Tôi không biết có chuyện quái quỷ gì đang xảy ra nữa." - Karen lắc lắc đầu, mắt lấp lánh ánh đèn. - “Người ủy nhiệm của Charlie và cũng là một nguời bạn của anh ấy đảm bảo rằng mọi việc trong quan hệ hợp doanh là đúng một trăm phần trăm theo sổ sách. Và tôi cũng tin là như vậy. Những kẻ này...” - Karen nhìn Hauck bối rối. - “Charlie là người tốt. Anh ấy không bao giờ động đến những đồng tiền như thế này. Hình như chúng đã chọn nhầm mục tiêu, Trung úy à. Chồng tôi có rất nhiều khách hàng. Tập đoàn Morgan Stanley và một số gia đình khá giả mà anh ấy đã có quan hệ trong nhiều năm.”

“Cô biết đấy, tôi sẽ phải điều tra vụ này.” - Hauck nói.

Karen gật đầu.

“Nhưng tôi cũng cần phải nói rằng Sam không mô tả được ngoại hình của gã đàn ông đó sẽ khiến công việc điều tra rất khó khăn. Ở cổng ra vào của trường học có gắn ca-mê-ra. Có lẽ có ai đó quanh đấy sẽ phát hiện ra chiếc xe. Nhưng vào thời điểm đó trời tối và rất vắng vẻ. Thêm nữa, dẫu gã đó có là ai thì rõ ràng là gã đã làm việc đó một cách rất chuyên nghiệp.”

Karen gật đầu. - “Tôi biết.”

Cô ngả người về phía Hauck, đột nhiên có quá nhiều điều nghi vấn khiến cô như rơi vào cơn mê sảng, hai đầu gối muốn đổ sụp xuống. Viên trung úy đặt một tay lên vai Karen. Cô cứ để nguyên như vậy. không tránh né.

Cô đã trải qua cái chết của Charlie, những tháng ngày đằng đẵng vô định và cô đơn, việc kinh doanh của anh đổ vỡ. Nhưng thế này thì thật là quá sức. Nước mắt ầng ậc dâng lên trong mắt cô - nóng bỏng. Nước mắt của nỗi sợ hãi và hoảng loạn ngày càng tăng lên. Sợ rằng lũ trẻ bỗng đột nhiên liên quan tới vấn đề, sợ điều cô không được biết, nước mắt nhỏ xuống nhiều hơn. Cô ghét cảm giác này. Cảm giác nghi ngờ về chồng cô bất ngờ dấy lên. Cô ghét những con người đã xâm phạm vào cuộc sống của gia đình cô.

“Tôi sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ an toàn cho cô.” - Hauck nói, tay siết chặt vai Karen. - “Tôi sẽ cho người gác bên ngoài nhà cô. Chúng tôi cũng sẽ theo dõi xem có ai bám theo lũ trẻ khi chúng đến trường hay không trong một thời gian.”

Cô nhìn Hauck, hít một hơi thật sâu: - “Tôi có cảm giác rằng chồng tôi đã làm điều gì đó, trung úy ạ. Trong công việc kinh doanh, Charlie luôn mạo hiểm, và bây giờ thì một trong số đó đang quay lại đây ám ảnh chúng tôi. Nhưng anh ấy đã không còn nữa. Charlie không còn có thể gỡ rối được vấn đề cho chúng tôi nữa."

Karen đưa tay lau mắt: - “Anh ấy không còn nữa, nhưng chúng tôi thì vẫn ở lại đây.”

“Tôi cần có danh sách các khách hàng của Charlie.” - Hauck nói, tay vẫn đặt trên vai Karen.

“Đuợc mà.”

“Và tôi cũng cần phải nói chuyện với Lennick, người ủy nhiệm của Charlie.”

“Tôi hiểu.” - Karen lùi lại, hít một hơi dài, cố trấn tĩnh. Lớp mascara (1) đã chảy hết, cô đưa tay chấm nhẹ lên mắt.

“Tôi sẽ tìm ra điều gì đó. Tôi hứa. Tôi sẽ cố hết sức để đảm bảo cô được an toàn.”

“Cảm ơn anh, trung úy.” - Karen tựa vào Hauck. - “Về tất cả.” Tĩnh điện từ chiếc áo len của Karen gợn lên trong tay Hauck khi anh rút tay về.

“Nghe này.” - Anh nói. - “Tôi không phải là một tay buôn phố Wall (2), nhưng tôi không cho rằng đó là cách Morgan Stanley đi đòi nợ.”

Chú Thích:

1 Mascara: mỹ phẩm chải lông mi mắt

2 Phố Wall: thị trường chứng khoán MỹChương 21Cuộc điện thoại gọi đến vào lúc mười một giờ ba mươi đêm hôm đó. Chiếc xe hơi sang trọng thả Saul Lennick trước cửa căn hộ của ông tại đại lộ Park. Hai vợ chồng vừa đi xem ôpêra về. Trong nhà tắm, vợ ông, Mimi, đang tẩy lớp trang điểm.

“Anh nghe điện đi, Saul.”

Lennick vừa mới kịp cởi giầy và tháo càvạt. Ông biết điện thoại vào giờ muộn như thế này thường là về nội dung gì. Ông nhấc ống nghe thất vọng. Không đợi đến sáng được hay sao?

“Alô”

“Saul phải không? ”

Là Karen Friedman. Giọng cô có điều gì đó đổ vỡ và rất buồn. Ông biết có điều gì đó không ổn. - “Có chuyện gì vậy, Karen?”

Giọng bực tức, Karen kể lại chuyện vừa xảy ra với Samantha khi rời trường học.

Lennick đứng bật dậy. Samantha đối với ông chẳng khác nào cháu gái. Ông đã có mặt ở lễ tròn mười ba tuổi của con bé. Ông cũng đã lập tài khoản riêng cho con bé cùng với Alex tại công ty của mình. Mọi khớp xương trong cái cơ thể già nua của ông như cứng lại.

"Chúa ơi, con bé có sao không, Karen? ”

“Con bé ổn rồi...” - Karen sụt sịt, thất vọng. - “Nhưng...” Cô kể lại điều gã đàn ông đó đã bắt con bé phải báo lại cho cô, về việc đòi khoản tiền của chúng, vẫn là con số hai trăm năm mươi triệu đô la như lần trước, cả câu nói con bé là con gái bé bỏng của Charlie nữa.

"Saul, bọn chúng đang muốn nói đến cái quái quỷ gì thế? Có phải đây là một kiểu đe dọa hay không?”

Vẫn mặc bộ đồ lót và chưa kịp cởi tất, Lennick ngồi phịch xuống giường. Tâm trí ông quay lại với Charles và cơn tuyết lở anh đã làm.

Đúng là đồ ngu xuẩn chết tiệt, ông lắc đầu thở dài.

“Có chuyện gì đó đang xảy ra phải không Saul. Ông đã định nói với tôi điều gì đó vài tuần trước đây. Ông nói lúc đó chưa phải thời điểm để nói... Giờ thì tôi đang đưa con bé vào giường ngủ.” — Giọng Karen đanh lại. — "Con bé đang sợ đến từng lỗ chân lông. Ông nghĩ sao, Saul - bây giờ đã đúng là thời điểm để nói hay chưa?”Chương 22Hóa ra Archer & Bey là một công ty ma.

Nó chỉ có cái tên trên tấm danh thϊếp. Một cuộc điện thoại tới một người quen cũ làm việc tại Interpol và việc rà soát trên mạng toàn bộ các công ty đăng ký tại Nam Phi đã xác định điều đó. Thậm chí ngay cả địa chỉ và số điện thoại tại Johannesburg cũng là giả mạo.

Có kẻ nào đó đang tìm cách tống tiền Karen, Hauck hiểu điều đó. Phải là một kẻ nào đó rất quen với những giao dịch buôn bán của chồng cô. Thậm chí cả người ủy nhiệm của Charlie, Lennick, người có vẻ như rất đứng đắn mà Hauck đã trao đổi trước đó cũng đồng ý với điều này.

“Điện thoại của Người ấy, trung úy! ”

Có tiếng gọi từ phòng họp của đội, tiếp sau là ai đó giả tiếng rít của đạn cối bay trong không khí và phát nổ. “Người ấy” là từ mà mọi người dùng để chỉ mỗi khi vợ cũ của Hauck gọi điện.

Hauck nắm ống nghe, ngừng một giây trước khi nhấc lên. - “Beth à, em khỏe không?”

“Vẫn khỏe. Còn anh?”

“Rick ổn chứ?”

“Anh ấy vẫn khỏe. Địa bàn kinh doanh của anh ấy vừa mới được mở rộng thêm. Bây giờ anh ấy có thêm cả hai bang Pennsylvania và Maryland nữa.” - Chồng mới của Beth là người quản lý khu vực kinh doanh của một công ty cho vay thế chấp.

“Thật tốt. Chúc mừng. Jess cũng đã nói đến chuyện này rồi.”

“Đó là lý do em gọi điện. Bọn em nghĩ rằng đã đến lúc hai vợ chồng em phải thực hiện chuyến du lịch đã bị hoãn lại quá lâu rồi. Anh biết là con bé đã được hứa cho đi Orlando chứ? Đến công viên giải trí ấy.”

Hauck ngồi thẳng dậy: - “Em biết là anh vẫn muốn đi cùng con bé mà, Beth.”

“Đúng vậy, em hiểu anh luôn nói câu đó, Ty. Nhưng... chuyến đi này là thật.”

Câu chỉ trích như găm thẳng vào bên sườn Hauck, nhưng có thể Beth nói đúng. - “Vậy thì khi nào hai nguời dự định bắt đầu chuyến đi?”

Beth trả lời sau một lúc ngập ngừng: - “Bọn em đang cân nhắc dịp Lễ Tạ ơn, Ty à.”

“Lễ Tạ ơn? ” - Lần này câu nói thậm chí còn khía sâu hơn vào Hauck. - “Anh nghĩ là chúng ta đã thỏa thuận rằng năm nay Lễ Tạ ơn con bé sẽ ở với anh, Beth. Anh sẽ đưa con bé tới chơi nhà chị gái anh ở Boston. Để con bé có cơ hội đuợc gặp anh em họ của nó. Đã lâu rồi con bé chưa về đó.”

“Em chắc là con bé sẽ rất thích như vậy, nhưng hiện đang có cơ hội cho chuyến đi này, và đây là chuyến đi tới Thế giới Disney.”

Hauck khịt mũi khó chịu. - “Gì cơ? Có phải Rick đi hội nghị bán hàng ở đó hay đại loại một cái gì tương tự thế vào dịp này không?”

Beth không trả lời. - “Đó là chuyến đi tới Thế giới Disney. Con bé có thể ở với anh vào dịp Lễ Giáng sinh mà.”

"Không. ’’ - Hauck ném chiếc bút xuống mặt bàn. - “Con bé không thể ở với anh vào dịp Giáng sinh được. Chúng ta đã bàn và lập kế hoạch với nhau rồi. Anh sẽ phải đi xa trong dịp Giáng sinh.” - Hauck đã lập kế hoạch đi câu cá cảnh ở Bahamas với một nhóm bạn học thời phổ thông. Đây sẽ là lần đầu tiên anh đi xa trong một thời gian dài như vậy. - “Chúng ta đã thống nhất rồi mà Beth!"

"‘Đúng vậy." - Beth thở dài như thể điều đó không hiểu sao lại vuột khỏi trí nhớ của cô. - “Anh nói đúng. Giờ thì em nhớ ra rồi.”

“Tại sao không hỏi ý kiến Jess?”

“Hỏi ý kiến Jess ư, Ty?”

“Hỏi xem con bé muốn đi đâu.”

“Em không phải hỏi ý kiến Jess. Em là mẹ nó.”

Anh muốn đáp trả một câu: Mẹ kiếp, tôi cũng là bố nó! nhưng anh hiểu câu nói đó sẽ dẫn đến đâu.

“Ty, bọn em thực ra đã đặt vé trước rồi. Em xin lỗi. Em thực sự không phải gọi điện chỉ để cãi vã.”

Hauck thở dài, ngán ngẩm. - “Em biết là con bé thích đến đó đẻ chơi với anh chị em họ của mình. Lũ trẻ cũng đang mong được gặp con bé. Điều đó tốt cho con bé ở thời điểm hiện tại - tốt cho con bé nếu nó được tới đó một vài lần trong năm.”

“Em biết, Ty. Anh nói đúng. Lần sau, em hứa, con bé sẽ được đến đó.” - Lại một khoảng lặng kéo dài. - “Nghe này, em rất vui nếu anh hiểu.”

Cả hai cúp máy. Anh xoay chiếc ghế lại phía sau, đưa mắt ngắm nhìn tấm hình chụp Jessie và Norah anh vẫn để trong phòng làm việc của mình. Hai đứa, một lên năm, một lên ba. Ảnh chụp một năm trước khi xảy ra vụ tai nạn. Tất cả đều đang mỉm cười.

Thật khó có thể nhớ được rằng họ đã từng yêu nhau.

Bỗng có tiếng gõ cửa khiến Hauck giật mình. - "Này, cười lên nào! ”

Đó là Steve Christofel, phụ trách tội phạm cờ bạc và lừa đảo.

“Chuyện gì vậy, Steve?”

Viên thanh tra nhún vai vẻ biết lỗi, trên tay là một tập giấy ghi chép. - “Có lẽ tôi sẽ quay lại sau, sếp ạ. Có thể lúc này không phải là thời điểm thích hợp.”

“Không, ổn mà. Vào đây.” - Hauck quay ghế lại bàn làm việc, cảm thấy muốn xỉ vả chính mình. - “Xin lỗi cậu. Cậu biết đấy, thói quen mà.”

“Luôn là có chuyện gì đó, phải không sếp? Nhưng mà này, trung úy, anh có phiền không nếu tôi xem qua hồ sơ vụ án mà anh lúc nào cũng giữ ở đây ấy?”

“Hồ sơ?”

“Anh biết mà, tập hồ sơ anh dấu trong bàn làm việc ở đằng kia.” - Viên thanh tra cười. - “Hồ sơ về cái vụ gây tai nạn và bỏ chạy từ lâu rồi ấy. Nạn nhân Raymond. ”

“À, cái đó.” - Hauck nhún vai như thể bị đứng trước nguy cơ bị ai bóc mẽ. Anh vẫn luôn để tập hồ sơ dưới cả đống hồ sơ để mở khác. Nhưng chưa từng bao giờ quên nó, dù chỉ là một giây. Chỉ là chưa giải quyết thôi. Anh nhấc đống giấy tờ, lấy ra tập hồ sơ màu vàng từ dưới đáy. - “Có chuyện gì vậy?”

“Tôi nhớ hơi lờ mờ một chút, trung úy à. Nhưng hình như có một cái tên liên quan đến vụ này ở đâu đó đúng không nhi? Marty hay gì đó?”

Hauck gật đầu. Chính là người đã gọi AJ Raymond ở cửa hàng ngay trước khi cậu ta bước qua bên kia đường. Có vẻ như là Marty, người chủ cửa hàng đã nói vậy. Nhưng chi tiết này chưa bao giờ dẫn đến điều gì cả.

“Nhưng tại sao?”

“Tin vừa gửi đến.” - Christotel bước quanh phòng và đặt mẩu giấy lên bàn Hauck. - “Một đơn vị phụ trách tội phạm lừa đảo thẻ tín dụng hiện đang truy tìm cái tên này. Một chiếc thẻ tín dụng Amex thuộc về một người nào đó có cái tên là Thomas Mardy - M-A-R-D-Y anh rõ không - đã được dùng để thanh toán cho hợp đồng thuê một chiếc xe sang trọng tới Greenwich. Chiếc xe này thả ông ta xuống quầy bán đồ ăn Fairfield ngay trước buổi trưa. Trưa ngày mùng chín tháng tư."

Hauck ngẩng nhìn lên, máu chảy rần rật trong huyết quản. Mùng chín tháng tư. Đó chính là sáng ngày xảy ra vụ đâm xe. Mardy, không phải Marty - thật phù hợp. Một kẻ có tên Thomas Mardy đã dừng lại bên đường nơi AJ Raymond bị sát hại.

Mọi tế bào trong người anh như đột ngột bừng tỉnh.

“Chỉ có điều.” - Viên thanh tra gãi đầu. - “Trung úy nghe này... Người có tên Thomas Mardy là chủ nhân chiếc thẻ Amex thực ra đã chết trong vụ đánh bom nhà ga trung tâm Grand Central vào ngày mùng chín tháng tư. Chết khi đang đi tàu điện ngầm...”

Hauck ngẩng lên nhìn chẳm chằm vào viên thanh tra.

“Và thời điểm đó là ba giờ đồng hồ,” - viên thanh tra tiếp tục. - “trước khi xảy ra vụ đâm xe tại Greenwich.”Chương 23Hauck không tài nào ngủ được. Lúc đó đã quá mười hai giờ đêm một chút. Anh ra khỏi giường. Chương trình trao thưởng cho những học sinh có thành tích thể thao đang được phát trên truyền hình nhưng anh không xem. Hauck bước tới bên cửa sổ nhìn ra eo biển. Một cơn gió lạnh cất qua không gian. Tâm trí anh đang như một dòng nước lũ.

Tại sao lại như vậy được kia chứ?

Làm sao mà một người đã chết trên tàu điện ngầm, mà nhiều giờ sau thẻ tín dụng của người đó lại có thể được sử dụng để trả cho hợp đồng thuê xe tới quầy bán đồ ăn Fairfield cơ chứ? Lại ở ngay đúng địa điểm xảy ra vụ án mạng.

Có ai đó đã gọi cho Raymond ngay trước khi cậu đi qua bên kia đường. Hình như ai đó tên là Marty...

Là Mardy.

Tại sao Charles và AJ Raymond lại có liên hệ với nhau. Liên hệ như thế nào?

Anh đang thiếu một đầu mối nào đó.

Anh mặc áo rét và chiếc quần jeans, xỏ đôi giày đinh cũ kỹ. Bên ngoài, không khí lạnh sắc. Hauck chui vào chiếc Bronco của mình. Cả khu nhà tối đen.

Hauck nhấn ga.

Hôm nay là ngày thứ tư Hauck cho người đảm bảo an ninh cho Karen. Anh đã cho một chiếc xe gác trước cửa nhà và một chiếc khác đi theo lũ trẻ tới trường, vẫn chẳng có gì xảy ra cả. Cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Có lẽ kẻ gây rối cho Karen đã tạm nghỉ chăng? Sức nóng đã được tăng lên tương đối cao.

Hauck rời đường cao tốc tại đường nhánh số 5. Anh biết rõ Old Greenwich như thể anh có một bộ định vị toàn cầu sinh học vậy. Hauck chạy thẳng về hướng Sound Beach để đi vào phố. Khu phố chính vắng tanh và tối đen. Anh rẽ phải về phía Shore hướng biển, rồi rẽ phải thêm một lần nữa về phía Sea Wall.

Hauck dừng lại cách nhà Karen chừng hai mươi yard. Hôm nay là phiên trực của viên sỹ quan mới ra trường, Stasio. Hauck nhìn thấy chiếc xe tuần tra tắt đèn đỗ đối điện ngôi nhà. Anh đi tới gõ vào cửa xe. Viên sỹ quan trẻ quay cửa kính xuống, ngạc nhiên. - “Trung úy?”

"Trông cậu hơi mệt mỏi. Cậu lập gia đình rồi đúng không?”

"Vâng thưa sếp.” - Stasio đáp. - “Cách đây hai năm.”

“Cậu về đi. Ngủ một chút đi. Tôi sẽ ở lại gác.” - Hauck nói.

“Sếp. Tôi ổn mà.” - Viên sỹ quan trẻ phản đối.

“Không sao. Cứ về đi.” - Hauck nháy mắt. - “Tôi đánh giá cao cậu đã làm nhiệm vụ ở đây.”

Viên sỹ quan trẻ phản đối lần cuối, nhưng rồi cuối cùng cũng phải đồng ý.

Còn lại một mình, Hauck nhét chặt hai nắm tay trong chiếc áo rét vì lạnh. Bên kia đường, căn nhà tối đen, không hề có ánh điện mờ tối từ tầng trên chiếu qua rèm cửa. Hauck nhìn đồng hồ. Anh có cuộc gặp với chỉ huy trưởng Fitzpatrick vào chín giờ sáng. Ca trực sẽ tới sáu giờ sáng. Anh hít sâu một hơi khí lạnh và ẩm ướt từ eo biển.

Thật điên rồ, Ty à.

Anh quay lại chiếc Bronco của mình, mở cửa. Ngay khi anh định bước vào trong xe thì nhận thấy tấm rèm tầng trên mở toang. Bóng người nhìn ra. Trong thoáng chốc, và trong bóng tối, ánh mắt họ gặp nhau.

Hauck thấy mình làm một cử chỉ gì đó như nở nhẹ một nụ cười.

Ty đây mà. Anh ngẩng lên nói to. Anh đã muốn nói to lên như vậy mỗi khi cô gọi anh: “Trung úy à.”

Ty đây mà.

Và về người chồng đã quá cố của em thì điều em đang phải trải qua, đang phải cảm nhận... cũng chính là những gì anh hiểu.

Anh hiểu rất rõ.

Hauck vẫy tay, nháy mắt ra dấu mà anh cũng chẳng dám chắc cô có nhận ra không. Sau đó, Hauck chui vào chiếc Bronco, đóng cửa. Khi anh ngẩng đầu nhìn lên, tấm rèm đã khép lại.

Nhưng có sao đâu.

Anh hiểu rằng cô cảm thấy an toàn vì biết rằng anh đang ở đó. Có lẽ anh cũng cảm thấy như vậy.

Hauck ngả người lên ghế lái, bật đài.

Là Ty đây. Hauck tặc lưỡi. Đó là tất cả những gì mình muốn nói.Chương 24Tháng tư.

Đã một năm trôi qua.

Một năm vắng bóng Charlie. Một năm tự mình nuôi dạy lũ trẻ. Một năm chăn đơn gối chiếc. Đó là ngày kỷ niệm tròn một năm mà cô sợ hãi nhất.

Thời gian là liều thuốc tiên, phải vậy không nhỉ? Đó là điều mọi người vẫn thường nói. Nhưng ban đầu, Karen còn không cho phép mình tin vào điều đó. Mọi thứ đều nhắc cô nhớ đến Charlie; tất cả những gì cô đυ.ng tới quanh nhà; hay mỗi khi cô đi chơi với bạn bè; mỗi lúc xem ti-vi; những bài hát; nỗi đau vẫn còn nhói buốt.

Nhưng dần dần, ngày qua ngày, từng tháng trôi qua, nỗi đau dường như cứ giảm dần đi mỗi ban mai. Ai cũng sẽ phải quen với nó, gần như là trái ngược với lý trí.

Cuộc sống vẫn cứ trôi qua.

Sam đã đi Acapulco với bạn học khóa trên để đổi gió và đang rất vui vẻ ở đó. Alex đã ghi điểm đạt mục tiêu thắng giải trong môn bóng vợt, thằng bé hiện đang rất nổi. Thật tuyệt khi lại được thấy sức sống trở lại trên khuôn mặt lũ trẻ. Karen phải làm một điều gì đó. Cô quyết định đăng ký bất động sản. Cô cũng đã hẹn hò một vài lần gì đó, với một vài người đã ly dị vợ, những nhà tài phiệt giàu có ở Greenwich. Họ không phải là tuýp người cô thích. Một trong số đó đã muốn đưa cô bay đến Paris vào một kỳ cuối tuần, bay bằng máy bay riêng của ông ta. Sau khi lũ trẻ gặp mặt- cả hai đều lắc đầu chê “già quá” và ra dấu không ổn.

Vả lại lúc đó vẫn còn quá sớm, -vẫn khiến người ta cảm thấy rùng mình- và hình như không được đúng cho lắm.

Điều tốt nhất là toàn bộ sự việc liên quan tới công ty Ma Archer đã dần không còn được nhắc tới nữa. Có lẽ thời điểm đó là quá nóng vội, và kẻ nào đó tìm cách tống tiền đã không còn đủ can đảm và cuối cùng là từ bỏ ý định. Dần dà mọi việc cũng trở nên ổn thỏa, trạm gác đảm bảo an ninh cho gia đình Karen đã được xóa bỏ, nỗi sợ hãi cũng tan dần, như thể là tất thảy màn kịch kinh hoàng đó đã không còn nữa.

Hay ít nhất đó cũng là điều mà Karen luôn cầu nguyện vào mỗi đêm trước khi tắt dèn đi ngủ.

Ngày mùng tám tháng tư, một đêm trước ngày tròn một năm của vụ đánh bom, ti-vi có đưa một đoạn phim tài liệu. Đoạn phim được ghi lại bởi nhóm quay phim đi cùng đội cứu hỏa và những đoạn phim ghi lại từ ca-mê-ra cầm tay của những người qua đường ngẫu nhiên ở nhà ga Trung tâm hoặc trên đường phố vào thời điểm xảy ra vụ đánh bom.

Ngay cả đến bây giờ, Karen vẫn chưa hề xem bất cứ tư liệu nào liên quan tới ngày hôm đó.

Cô không thể. Đó không phải một sự kiện nào khác đối với cô -mà đó chính là cái ngày chồng cô không bao giờ trở về nữa.- Nhưng nó được xen kẽ không ngừng trên các chương trình Thời sự, chương trình về Luật và các Quy định, và thậm chí là cả ở các chương trình bóng đá, bóng rổ...

Vì thế, tất cả gia đình lại ngồi nhớ lại câu chuyện. Lập kế hoạch chỉ riêng gia đình sẽ cùng nhau tổ chức tưởng niệm một năm ngày Charlie ra đi vào tối ngày hôm sau. Tối ngày hôm trước chỉ khiến mọi người rối trí mà thôi. Sam và Alex không muốn xem tin tức liên quan tới sự kiện, vì vậy cả hai đứa đã đi chơi với lũ bạn. Paula và Rick cũng mời Karen đi chơi, nhưng cô từ chối.

Cô không biết và cũng không chắc lý do tại sao từ chối.

Có lẽ bởi cô muốn chứng tỏ mình mạnh mẽ. Không phải là trốn tránh. Charlie đã phải trải qua điều đáng sợ đó, thực sự đã trải qua.

Vì thế cô cũng có thể làm được như vậỵ.

Nhưng có lẽ cũng chỉ một phần của điều này là sự thúc giục rất nhỏ nhoi thôi. Cô đôi lúc sẽ phải đối mặt với nó, và có thể là ngay lúc này.

Dẫu lý do có là gì thì Karen cũng tự làm món sa-lát vào buổi tối, đọc qua một vài cuốn tạp chí đã chất đống cả lên, sắp xếp lại một chút những danh mục bất động sản có sức cạnh tranh trên máy tính, uống một ly rượu vang. Tất cả khoảng thời gian Karen làm những công việc đó luôn như có một con mắt nội tâm đang khắc khoải gắn chặt vào chiếc đồng hồ.

Được mà Karen. Đừng có tìm cách trốn chạy.

Chín giờ tối, Karen tắt máy tính, chuyển ti-vi sang kênh NBC.

Khi chương trình bắt đầu, Karen cảm thấy hơi bất an. Cô tự trấn an bản thân: Charlie đã phải trải qua nỗi kinh hoàng này, cô tự nhủ. Vì vậy mình cũng có thể chịu đựng được.

Phát thanh viên tuyên bố chương trình về sự kiện đánh bom bắt đầu bằng việc quay trở lại với chuyến tầu lúc 7 giờ 51 phút tới nhà ga trung tâm Grand Central. Đó là một bộ phim dựng lại dựa trên những sự kiện có thật từ chuyến tàu khởi hành từ nhà ga Stamford.

Hành khách đang đọc báo, giải ô chữ và bàn chuyện với nhau về trận đấu của đội Knicks tối hôm trước.

Tim Karen bắt đầu đập mạnh. Cô gần như còn hình dung thấy Charlie ngồi trên toa đầu, vùi đầu vào tờ tạp chí. Sau đó, ca-mê-ra chuyển qua cảnh hai vị khách Trung đông với ba lô đeo sau lưng, một trong số hai kẻ đó kéo xe đẩy chở một chiếc va-li hành lý. Karen kéo Tobey vào lòng và ôm chặt lấy con vật. Cô cảm giác như cơ thể mình bỗng trở nên trống rỗng, có lẽ đây không phải là ý tưởng hay ho gì.

Tiếp sau đó, màn hình bỗng hiện lên dòng chữ 8:41. Đó là thời điểm xảy ra vụ nổ. Karen quay mặt đi. Ôi, Chúa ơi...

Đó là lúc camêra giám sát an ninh tại nhà ga trung tâm Grand Central ghi lại được tình huống. Cả nhà ga rung chuyển, một tia sáng lóe lên, sáng lòa. Đèn điện trên tàu tắt ngấm. Lúc này những hình ảnh ghi lại được là từ những chiếc điện thoại có gắn camêra. Nhà ga lại rung lên. Bóng tối bao trùm. Tiếng người la hét vang lên.

Các lớp bêtông sụp xuống dưới chấn động của hàng trăm pao thuốc nổ và chất xúc tác gia tăng lượng nổ - ngọn lửa bùng lên, tới gần hai nghìn độ, khói cuộn từ phòng chờ chính của nhà ga lên đường phố, tiếp đó là những cảnh được ghi lại từ trên không. Đó cũng chính là những cảnh Karen chứng kiến vào buổi sáng đáng sợ cách đây một năm ấy. Tất cả đổ sập xuống. Dòng người hoảng loạn túa ra từ nhà ga, ho sặc sụa. Từng chùm khói đen độc hại cuộn lên cao.

Không, đây là một sai lầm. Karen siết chặt hai nắm tay, lắc đầu. Cô ôm chặt lấy Tobey, nước mắt giàn giụa. Thật sai lầm. Cô không thể xem những thước phim này được. Tâm trí cô chợt hướng tới Charlie đang mắc kẹt dưới đó. Tới những gì anh phải trải qua. Karen ngồi lặng yên như hóa đá, dội ngược lại phía sau bởi chính nỗi hoảng loạn của ngày hôm đó. Với cô, điều đó gần như không thể chịu đựng được. Nhiều người đang chết dần dưới nhà ga, và chồng cô cũng ở dưới đó...

Không. Em xin lỗi, anh yêu, em không thể xem được nữa.

Cô với chiếc điều khiển, chuẩn bị nhấn nút tắt ti-vi.

Cũng ngay lúc đó, trên ti-vi chuyển qua hình ảnh trên hè phố. Đó là cảnh ghi lại được ở một trong những cổng ra vào xa nhất ở đường Bốn mươi tám và Madison. Hình ảnh cũng được ghi lại bởi camêra cầm tay của người qua đường. Những hình ảnh lướt qua: hành khách lảo đảo buớc lên đường phố, bàng hoàng và choáng váng, nôn ọe, mặt mũi đen sạm vì khói bụi, nhiều người ngã vật ra trên hè phố. Có người bật khóc, có người mắt rơm rớm, hạnh phúc vì mình còn đuợc sống.

Thật kinh khủng. Cô không thể tiếp tục xem thêm được nữa.

Ngay khi cô chuẩn bị tắt ti-vi thì một cảnh tượng đập vào mắt cô. Và Karen chớp mắt, không tin vào mắt mình.

Cảnh tượng đó chỉ diễn ra trong giây lát - một thoáng rất nhanh. Karen có cảm giác như đôi mắt cô đang chơi một trò chơi tàn độc. Không thể như vậy được...

Cô nhấn nút tua lại trên điều khiển, đợi vài giây trước khi cho chiếu lại, chầm chậm, chầm chậm tiến lại gần hơn với màn hình ti-vi. Dòng người đang chen lấn nhau đổ ra khỏi nhà ga...

Mỗi tế bào trong cô như đông cứng lại. Quá hoảng loạn, Karen tua lại một lần nữa, tim cô như muốn đứng lại. Khi quay lại đúng cảnh tượng đó lần thứ ba, Karen hít một hơi thật sâu, và ngừng lại.

Ôi, Chúa ơi...

Hai mắt Karen căng ra muốn rách. Ngực cô se thắt lại. Karen đứng bật dậy, miệng đắng ngắt, chầm chậm đi lại phía màn hình ti-vi. Không thể thế được...

Đó là một khuôn mặt.

Khuôn mặt mà tâm trí cô muốn gào lên với chính bản thân rằng đó không phải là sự thật.

Bên ngoài nhà ga; giữa tất cả những hỗn loạn; sau vụ đánh bom; không quay về hướng camêra.

Đó là khuôn mặt của Charlie.

Bụng dạ cô như đảo lộn hết cả.

Không ai để ý đến cảnh tượng đó. Không ai ngoại trừ cô. Và nếu như cô chỉ cần chớp mắt một cái thôi, hay chỉ quay khỏi màn hình một chút thôi là toàn bộ cảnh tượng đó sẽ tan biến. Nhưng cảnh tượng đó là sự thật, được ghi lại ngay tại nhà ga, dẫu Karen có muốn phủ nhận điều đó đến đâu đi chăng nữa!

Đó chính là khuôn mặt của Charlie.

Karen nhìn chăm chăm vào gương mặt chồng mình.Chương 25Buổi sáng hôm đó thật trong lành, đường phố ngoại ô New Jersey hoàn toàn vắng bóng xe cộ, ngoại trừ khoảng ba muơi cuarơ đường phố đang cùng nhau đạp xe trong bộ đồng phục áo len bó.

Thả cho xe lao dốc ngay ở đội hình đầu nhóm, Jonathan đưa mắt lướt nhìn về phía sau tìm bóng dáng chiếc áo len bó màu xanh nhạt của bạn mình là Gary Eddings, một người chuyên kinh doanh trái phiếu tại Merrill. Jonathan thoáng nhận ra bóng người bạn bị vây quanh bởi đám cua-rơ. Cơ hội hoàn hảo! Luồn qua một khe nhỏ. Jonathan bắt đầu guồng mạnh và len lỏi qua đám cua-rơ dẫn đầu trong nhóm. Khi một khoảng trống mở ra trước mắt, Jonathan vượt thoát lên trên.

Lauer, một giọng nói của người giới thiệu chương trình tưởng tượng vang lên trong đầu, một hành động táo bạo và đầy tự tin!

Trong khi hầu hết phần còn lại chỉ là một nhúm khoảng hơn ba mươi người đang vã mồ hôi đốt cháy chút ít năng lượng trong một buổi sáng chủ nhật như thế này thì cá nhân Gary và Jonathan lại đang thưởng thức trò chơi này. Mà còn hơn cả một trò chơi, đúng ra là một thử thách, cả hai đều ganh đua để mỗi người phải cố gắng hết sức mình. Họ luôn đua nhau ở những chặng đường cuối, luôn chờ đợi động thái đầu tiên từ một trong hai người. Người thắng cuộc được phép khoác lác và mặc áo len bó màu vàng trong vòng một tuần. Ai thua sẽ phải bỏ tiền đãi bia người còn lại.

Các bắp chân guồng mạnh, đổ cả người về phía trước trên chiếc ghi-đông sợi các-bon mới tinh mang hiệu LeMond của mình, Jonathan lượn bên mép đường khoảng hai mươi yard, rồi đổ dốc không hãm phanh vào góc cua. Đích đến, khúc cua sau đoạn cắt với đường 287, chỉ còn cách nửa dậm nữa.

Quay lại phía sau, Jonathan bắt gặp hình ảnh Gary đang cố gắng thoát khỏi đám đông cua-rơ. Máu trong người Jonathan bắt đầu chạy rần rật, biến con đường miền quê thành con đường thẳng băng đến hoàn hảo trong nửa dặm còn lại. Jonathan đã hành động đúng lúc!

Guồng liên lục, hai bắp đùi Jonathan như tan chảy ra, nóng bỏng. Anh không còn nghĩ đến công việc anh mới bắt đầu làm cách đây vài tuần là phụ trách bộ phận năng lượng của công ty Chứng khoán Man, một trong những công ty thực sự nổi tiếng - một cơ hội kiếm được rất nhiều tiền sau tình trạng hỗn loạn ở công ty Harbor.

Jonathan cũng chẳng nghĩ đến việc vừa mới tuần trước đã phải cung cấp bằng chứng với một nhân viên kiểm toán của Ngân hàng Scotland và một luật sư của Parker & Kegg đã buộc anh phải làm chứng chống lại công ty cũ của mình sau khi nhận hợp đồng chi trả hấp dẫn dành cho anh khi công ty đóng cửa.

Không, tất cả những gì Jonathan đang nghĩ đến vào buổi sáng hôm đó chỉ là chạy đua về tới cái đích tưởng tượng trước người bạn của mình. Gary đã thoát khỏi đám đông và chạy được một quãng đường. Đoạn giao cắt chỉ còn cách Jonathan khoảng một trăm yard (1). Jonathan nhắm thẳng phía trước guồng mạnh, bó cơ hai đùi đau rần, hai lá phổi như bị nung trong lò lửa. Jonathan lén nhìn về phía sau một lần cuối. Gary đang vượt lên trước. Hạ màn, hầu như không còn nhìn thấy ai trong đoàn cua-rơ nữa, giờ thì chẳng còn cách nào để Gary có thể bắt kịp anh được nữa. Jonathan đổ dốc dưới cầu vượt 287, lượn quanh đường cua, giơ hai tay kêu lên trong niềm vui chiến thắng.

Anh đã cho Gary hít khói!

Một lúc sau, Jonathan đã chầm chậm đạp về nhà qua khu dân cư Upper Montclair. Giao thông vẫn còn thưa thớt. Tâm trí Jonathan thả theo hoạt động của chỉ số chứng khoán năng lượng rắc rối. Anh tận hưởng chiến thắng và niềm vui khi sẽ nói với đứa con trai tám tuổi của mình, Stevie, rằng bố nó đã cho mọi người hôm nay hít khói ra sao.

Khi tới gần khu nhà ở, đường đi trở nên lượn khúc và dốc hơn. Anh đổ dốc xuống con đường chạy thẳng Westerly, lên dốc Mountain View, quả đồi cuối cùng. Jonathan thở hổn hển, nghĩ đến việc anh đã hứa đưa Stevie đi mua giày đá bóng ra sao. Chi còn một phần tư dặm là sẽ đến nhà.

Đó cũng chính là lúc anh phát hiện ra chiếc xe. Chiếc xe hình như có mặt ngoài màu đen, một chiếc Navigator hay Escalade gì đó với lớp vỏ bên ngoài mạ vàng lấp lóa. Chiếc xe chạy thẳng về phía con đường anh đang đi.

Trong một giây, Jonathan Lauer cảm thấy bực bội. Nhấn phanh giảm tốc độ đi chứ. Đây là khu dân cư mà. Khoảng cách giữa anh và chiếc xe vẫn còn rất xa. Không có ai giữa họ. Jonathan chợt nghĩ rằng có lẽ anh đã vào cua hơi rộng. Nhưng Jonathan không nghe tiếng phanh nào cả.

Thay vào đó là một âm thanh khác. Một âm thanh điên rồ, nỗi bực dọc trong anh nhanh chóng biến thành một cái gì đó khác hẳn. Một cái gì đó đáng sợ khi chiếc xe thể thao lao tới ngày càng gần hơn.

Tiếng xe tăng tốc.

Chú Thích:

1 Yard: đơn vị đo lường của Anh, 1 yard tương đương 0,9144mChương 26Trong những ngày sau đó, Karen đã xem đi xem lại đoạn phim ngắn ngủi chỉ có hai giây ấy hàng trăm lần. Những gì cô cảm nhận chỉ là sự hoảng sợ. Rối trí. Và không hiểu nổi những gì mình đang xem.

Đó là khuôn mặt người đàn ông cô đã chung sống suốt mười tám năm. Đó là người đàn ông cô đã thương khóc, đã nhớ thương. Người mà chiếc gối của anh hằng đêm cô vẫn ôm trong giấc ngủ. Đó là người mà cô vẫn thì thầm nhắc tên. Đó là Charlie, chồng cô, bị ghi lại khi ca-mê-ra ngẫu nhiên lướt qua trong một cảnh tượng không hề mong đợi.

Cảnh tượng đó diễn ra ngay bên ngoài nhà ga trung tâm Grand Central. Ngay sau vụ đánh bom.

Làm sao đó lại có thể là anh được chứ, Charlie... ?

Karen không còn biết phải làm gì. Cô có thể nói chuyện này cho ai được chứ? Cô ra ngoài chạy thể thao với Paula tới Tod’s Point, và nghe cô bạn không ngừng kể về một buổi dạ tiệc nào đó Paula và Rick đã được dự, tại một ngôi nhà khiến mọi người phải sửng sốt ở Stanwich. Đó cũng chính là lúc cô muốn lập tức ngắt lời Paula, nhìn thẳng vào cô bạn mà nói: Tớ đã nhìn thấy Charlie, Paula à.

Còn lũ trẻ nữa chứ, chúng suy sụp mất nếu nhìn thấy Charlie ở đó. Lũ trẻ sẽ chết mất. Còn những người bạn của cô thì sao? Làm sao cô có thể giải thích được với họ đây? Làm sao có thể nói được trước khi cô biết rõ đuợc mọi chuyện?

Nói với Saul? Với người mà Charlie mắc nợ quá nhiều điều ư? Không.

Vì vậy, Karen giữ điều bí mật đó cho riêng mình. Cô xem lại hình ảnh ghi lại ấy, xem đi xem lại, cho tới khi nó khiến cô phát điên lên. Sự rối trí quá độ đã biến thành cơn thịnh nộ. Cơn thịnh nộ gặm nhấm sâu vào nỗi đau.

Tại sao? Tại sao hả Charlie? Làm sao đó lại có thể là anh chứ? Sao anh có thể làm điều đó với ba mẹ con em, Charlie?

Karen lần lượt điểm lại những gì cô được biết. Đầu tiên là tên Charlie tìm thấy trên tờ chuyển tiền của doanh nghiệp kinh doanh ô tô Mercedes. Rồi người ta tìm thấy phần còn lại của chiếc cặp da đã bị vỡ tung, mẩu giấy cháy xém trong sổ ghi chép của Charlie. Charlie cũng đã gọi cho cô! Vào lúc 8 giờ 43. Tất cả chẳng có ý nghĩa gì với Karen.

Anh đã ở đó, trên chuyến tàu đó!

Ban đầu, cô cố gắng tìm cách thuyết phục bản thân rằng đó không thể là Charlie. Anh sẽ không bao giờ làm như vậy với cô, với lũ trẻ. Không thể là Charlie... mà vì sao chứ? Tại sao? Cô nhìn chăm chăm vào khuôn mặt trong đoạn phim. Có nhiều người giống nhau lắm, đôi mắt, và cả niềm hy vọng nữa - có thể đánh lừa được mọi người. Hình ảnh cũng hơi mờ. Nhưng mỗi khi cô xem lại hình ảnh đó, cô đã tua đi tua lại đến cả nghìn lần rồi - thì đúng là như vậy. Không thể sai được. Mồ hôi túa ra khắp người. Lời buộc tội như cứa vào gan ruột. Hai chân cô rã rời, mềm ra như bún.

Tại sao?

Nhiều ngày đã trôi qua. Cô cố gắng để tỏ ra mình vẫn bình thường, nhưng sự việc đó đã khiến cô thật mệt mỏi và rối trí. Tất cả những gì Karen có thể làm là thu mình lại trên giường ngủ, Cô nói với lũ trẻ rằng cô bị bệnh. Vì buổi tưởng niệm một năm ngày mất của Charlie. Tất cả những cảm giác đó như sầm sập đổ ụp xuống Karen. Thậm chí một buổi tối, lũ trẻ còn phải mang bữa ăn tối lên cho cô. Súp gà lũ trẻ mua ở nhà hàng cùng một ly trà xanh. Karen nói cảm ơn và nhìn vào những đôi mắt đầy quan tâm của chúng. - “Mẹ cố lên. Sẽ ổn thôi mà.” - Ngay sau khi lũ trẻ ra khỏi phòng, cô đã bật khóc.

Rồi sau đó, khi lũ trẻ đã ngủ hay đến trường, Karen thường đi quanh nhà, nhìn ngắm kỹ lại khuôn mặt chồng trong các tấm ảnh được đặt khắp mọi nơi trong nhà. Những tấm hình đó là tất cả đối với Karen. Là tất cả những gì cô có. Đó là những tấm hình chụp Charlie trong chiếc áo sơ mi bãi biển, đeo kính mát Ray-Bans mà hai vợ chồng đã phóng to để làm kỷ niệm. Là tấm hình Charlie và cô trong trang phục trang trọng tại đám cưới em họ cô. Là những vật dụng cô chưa bao giờ dọn đi khỏi bàn trang điểm trong phòng anh: tất cả những danh thϊếp, hóa đơn, và cả những chiếc đồng hồ đeo tay của anh nữa.

Anh không thể làm thế với em được, Charlie. Không thể làm thế với mẹ con em được... Đó không thể là anh...

Chắc phải là một sự trùng hợp nào đó. Một sự trùng hợp quái đản. Em tin anh, Charlie... Em đã tin anh bằng cả cuộc sống của mình, và bây giờ sẽ vẫn tin. Thật khó có thể nghĩ rằng anh lại khiến cô đau đớn bằng cách này.

Karen tiếp tục lục lại những thông tin cô có được về Charlie. Mảnh giấy cháy xém được xé ra từ sổ ghi chép ai đó đã tìm thấy ở nhà ga trung tâm Grand Central với dòng chữ Tìm được từ bàn làm việc của Charlie Friedman.

Cô cảm nhận được rằng anh đã ở đó. Sự tin tưởng phải chiến thắng. Niềm tin của mười tám năm chung sống. Dầu cô có nhìn thấy gì trên màn hình, thì từ sâu thẳm trong tim, cô hiểu chồng mình là người thế nào.

Lần đầu tiên, Karen xem lại mẩu giấy. Xem lại theo đúng nghĩa của nó. Không phải để lưu giữ làm kỷ vật. Megan Walsh. Cái tên ngẫu nhiên ngoằn ngoèo trên tờ giấy rất khó đọc. Những con số điện thoại nguệch ngoạc có thể đọc được là: 964-1650. Và còn một số nữa, được viết đậm và gạch chân: B1254. Karen nhắm mắt.

Đừng bao giờ nghĩ vậy, Karen tự rũ bỏ khi ý nghĩ nghi ngờ luồn vào trong cô. Đó không phải là Charlie. Không thể là Charlie.

Nhưng bỗng đột nhiên mắt Karen như căng ra khi bắt gặp những con số nhằng nhịt. Nỗi nghi ngờ lại giằng xé trong cô. Khuôn mặt Charlie trên màn hình như một phần quá khứ của anh, là cầu nối với Charlie - và chỉ có một cầu nối đó.

Dầu có điên rồ thì cũng phải gọi số điện thoại này, Karen à.

Nếu không muốn mình phải hóa điên.Chương 27Sẽ rất khó khăn để Karen làm được điều đó. Làm theo cách mà cô cảm thấy mình đang lừa dối Charlie, đang lừa dối chính những ký ức về anh. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu người xuất hiện trên màn hình không phải là Charlie? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu cô chỉ làm cho mọi việc rối tung lên về một người chỉ đơn giản là trông giống Charlie?

Chồng cô đã mất cách đây hơn một năm rồi kia mà!

Nhưng cô vẫn quay số, thầm cầu mong đó không phải là số điện thoại ở một khách sạn nào đó mà B1254 là số phòng, và đó không phải là cách mà cô sẽ phải nghĩ về anh. Nỗi ngờ vực khó hiểu chợt lóe lên trong đầu Karen.

“JP Morgan Chase. Chi nhánh bốn mươi và đại lộ số ba xin nghe.” - Một giọng nói phụ nữ vang lên đầu dây đằng kia.

Karen hít một hơi dài, trấn tĩnh bản thân hòa với một chút ngượng ngùng. Nhưng nếu cô đã hành động được tới đây thì cô hoàn toàn có thể đi hết cả chặng đường. - “Làm ơn cho tôi nói chuyện với bà Megan Walsh.”

“Xin bà chờ một lát.”

Hóa ra Megan Walsh là giám đốc phụ trách Phòng Kinh doanh ngân hàng tư nhân tại đó. Và sau khi cô giải thích rằng chồng mình đã chết và rằng Karen là người duy nhất thừa hưởng bất động sản của Charlie, thì hóa ra B1254 lại là một két sắt an toàn được mở tại chi nhánh này một năm trước đây.

Két sắt này mang tên Charlie.

Sáng hôm sau, Karen lái xe vào phố. Đây là một ngân hàng lớn, nhà có trần cao, chỉ cách văn phòng của Charlie vài khu nhà. Megan Walsh là một phụ nữ hấp dẫn tuổi độ ba mươi, với mái tóc đen dài, trong trang phục rất có thẩm mỹ. Cô ta đưa Karen vào văn phòng chia khoang cùng với các nhân viên quản lý khác.

"Tôi vẫn nhớ ông Friedman.” - Megan nói với Karen, đôi môi mím lại cảm thông. - "Chính tôi đã mở tài khoản cho ông ấy. Tôi rất lấy làm tiếc về những mất mát của bà.”

"Tôi cũng chỉ mới đang bắt đầu xem qua những thứ của Charlie." - Karen nói. - “Cái này thậm chí còn không được liệt kê vào một phần danh sách bất động sản của anh ấy. Tôi còn chưa hề biết rằng tài khoản này tồn tại.”

Megan xem kỹ bản sao chứng tử của Charlie cũng như thư yêu cầu thi hành từ bất động sản. Cô ta hỏi Karen một vài câu hỏi: trước tiên là tên chú chó, Karen mỉm cười (hóa ra là anh đã cho Sasha vào danh mục), tiếp theo là tên thời con gái của mẹ Charlie. Sau đó cô ta đưa Karen trở lại phòng riêng gần mái vòm của khu nhà.

“Tài khoản này được mở cách đây khoảng mười tám tháng, vào tháng chín năm ngoái.” Megan đưa Karen xem giấy tờ liên quan. Chữ ký trên két rõ ràng là của Charlie. Karen cho rằng có lẽ trong đó chỉ chứa những giấy tờ liên quan công việc kinh doanh. Cô sẽ xem xem trong đó có những gì và dẫu nó có là gì thì cô cũng sẽ gửi tất cả cho Saul.

Megan Walsh xin phép ra ngoài và lát sau quay lại với một chiếc két sắt lớn.

“Bà cứ tự nhiên, xem bao lâu cũng được.” - Megan giải thích. Cô ta đặt chiếc hộp trên bàn, mở khóa cài với sự có mặt của Karen bằng một chiếc chìa sơ-cua. - “Nếu bà cần điều gì hoặc muốn chuyển bất cứ thứ gì vào tài khoàn két sắt này, tôi sẽ rất vui được phục vụ khi bà xem xong.”

“Cảm ơn cô.” - Karen gật đầu.

Cô lưỡng lự mất một lúc, sau khi cánh cửa phòng đóng lại. Chỉ còn mình cô với cái mà Charlie chưa bao giờ cho cô biết. Thật sự sốc khi nhìn thấy khuôn mặt anh trên màn hình trong bộ phim tài liệu ngày hôm ấy, và giờ thì đến lượt chiếc két sắt chưa bao giờ được nhắc tới với tư cách là một phần tài sản hay được nhắc tới trong bất kỳ hợp đồng kinh doanh nào của Charlie. Karen lướt bàn tay dọc theo những tấm thép, hành động hơi có chút cẩn trọng. Trong này liệu có thể là cái gì được nhi? Là cái gì mà anh phải giấu cô?

Karen mở nắp phía trên chiếc hộp và nhìn vào bên trong. Hai mắt cô muốn bật khỏi tròng vì kinh ngạc.

Chiếc hộp xếp đầy từng chồng ngay ngắn những tờ một trăm đô. Những tờ trái phiếu được buộc gọn lại bằng những sợi dây chun với những hàng chữ viết tay của Charlie chạy ngoằn ngoèo trên đó với những mệnh giá: 76.000 đô la, 210.000 đô la. Karen nhấc một vài tập lên xem, nín thở.

Ít nhất ở đây cũng phải có đến hàng triệu đô la.

Cô hiểu ngay rằng có điều gì đó không ổn. Charlie có thể kiếm đâu ra được khoản tiền này chứ? Hai người đã chia sẻ với nhau tất cả mọi thứ. Lặng người đi, Karen thả rơi tập tiền vào lại trong két sắt. Tại sao anh lại giấu cô tất cả những thứ này?

Lòng dạ cô rối bời. Karen đột nhiên nhớ lại hai người đàn ông tới từ công ty Archer hai tháng trước. Một khoản tiền lớn đã biến mất. Và cả sự việc xảy ra với Samanthan ở bãi đậu xe. Haitrăm năm mươi triệu đô la. Đây chỉ là một phần nhỏ của khoản tiền đó.

Karen vẫn còn kinh ngạc với những gì nhìn thấy trong chiếc két sắt - cô bắt đầu cảm thấy sợ hãi. Chuyện quái quỷ gì đang diễn ra thế này, Charlie? Phía dưới chiếc hộp còn nhiều thứ hơn nữa. Karen thọc tay xuống dưới và rút ra một chiếc phong bì khổ to. Cô mở nắp gài, dốc toàn bộ nội dung bên trong ra ngoài. Và cô không còn tin vào mắt mình được nữa.

Một cuốn hộ chiếu. Nó hoàn toàn mới, chưa một lần sử dụng. Karen lật qua vài trang. Trong cuốn hộ chiếu là ảnh của Charlie. Là khuôn mặt của Charlie - nhưng lại mang cái tên hoàn toàn khác. Một cái tên giả. Đó là Weitzman. Alan Weitzman. Thêm vào đó là một số thẻ tín dụng, tất cả đều mang cái tên giả kia. Quai hàm Karen như cứng lại. Đầu đau như búa bổ. Charlie, anh còn che dấu em điều gì nữa?

Hoang mang và bối rối, Karen ngồi sụp xuống ghế. Chẳng có lý do gì để cho cô có thể hiểu được tất cả những điều đang diễn ra ở đây. Có thể khuôn mặt cô nhìn thấy trên màn hình không thực sự là Charlie.

Nhưng ở đây thì không thể sai được... Đột nhiên ngụy biện bằng bất cứ điều gì đã trở thành không thể. Cô đưa mắt nhìn xuống biên bản hoạt động của két sắt một lần nữa. Tài khoản két sắt được mở cách đây hai năm. Ngày 24 tháng mười. Sáu tháng trước cái chết của Charlie. Chữ ký của Charlie còn đó, rõ như ban ngày. Chữ ký đó xuất hiện ở tất cả các khoản mục, một vài chữ ký nữa xuất hiện một thời gian không lâu sau khi tài khoản đuợc mở. Và sau đó thì cứ khoảng một hay hai lần một tháng, đều đặn như vòng chạy kim đồng hồ, như thể anh đang chuẩn bị cho điều gì đó. Karen đọc lướt cho đến dòng cuối, và cô không thể rời mắt khỏi khoản mục cuối cùng.

Ở đó là chữ ký của Charlie. Dòng chữ nguệch ngoạc nghiêng về phía trước. Nhưng ngày ký lại là... ngày mùng chín tháng tư. Ngày nhà ga trung tâm Grand Central bị đánh bom. Karen dán mắt vào mục thời gian ký - là mười ba giờ ba mươi nhăm phút. Mồ hôi túa ra toàn thân Karen.

Khi đó là bốn giờ sau thời điểm được cho là Charlie đã chết.Chương 28Karen cố gắng để khỏi nôn thốc tháo tất cả những gì trong bụng ra ngoài. Cô cảm thấy choáng váng. Đầu óc bỗng trở nên trống rỗng, nắm chặt lấy mép bàn để khỏi ngã, không sao rời mắt khỏi những gì nhìn thấy trên tờ giấy.

Mười ba giờ ba mươi nhăm phút.

Điều đó bỗng trở nên chẳng có ý nghĩa gì đối với Karen, ngay lúc này. Nhưng có một điều đáng để ý khi cô chợt nhớ lại hình ảnh mờ mờ của Charlie xuất hiện trong đoạn phim quay bằng ca-mê-ra cầm tay trên ti-vi.

Chắc chắn chồng cô vẫn còn sống.

Karen hối hả, quay cuồng xem lại một lượt những thứ trong chiếc két sắt, chấp nhận rằng mọi thứ cô đã từng cảm nhận, đã từng tin tưởng trong một năm vừa qua, nỗi sợ hãi về sự mất mát, về những khoảnh khắc cô đã phải băn khoăn một cách rất cảm thông rằng Charlie đã phải trải qua, mỗi khi lần bước tới bên giường ngủ và ôm chặt lấy chiếc gối của anh mà tự hỏi Tại sao... tại sao chứ? - chấp nhận rằng tất cả những điều đó chỉ là một sự dối trá.

Charlie đã giấu cô tất cả những điều đó. Anh đã lập kế hoạch cho tất cả từ trước. Charlie đã không chết ở nhà ga trung tâm vào ngày đó, trong vụ đánh bom, hay trong những ngọn lửa tới từ địa ngục đó.

Anh vẫn còn sống.

Karen chợt nhớ lại buổi sáng hôm ấy... Charlie gọi cô trong tiếng máy sấy tóc, về việc đi lấy xe. Trong lúc vội vã, đó là những từ mà cô không kịp nghe thấy.

Charlie vẫn còn sống.

Tiếp đó là nỗi kinh hoàng bám chặt lấy cô ở phòng tập. Khi dán mắt vào chiếc ti-vi, nỗi sợ hãi xâm lấn tâm can cô, cô đã dần chấp nhận một sự thật rằng anh đã ở trên chuyến tàu đó. Cú điện thoại của anh nữa - là những lời nói cuối cùng - rằng anh sẽ mang bữa tối về cho cô đêm ấy. Lúc đó là 8 giờ 34 phút. Rồi tới mảnh da cháy xém từ chiếc cặp có chữ viết tắt tên anh, mẩu giấy cũng cháy xém ai đó đã gửi cho cô.

Tất cả mọi thứ ào ạt đổ về, chìm đắm trong sức mạnh của cơn bão đang gào rú trong tâm trí Karen. Tất cả những nỗi đau đớn, thống khổ và cả những giọt nước mắt cô đã phải trải qua...

Charlie đã ở đó. Trên chuyến tàu đó. Chỉ có điều anh không chết.

Ban đầu, ý nghĩ đó như những cơn đau dạ dày đảo tung tất cả những gì trong lòng Karen. Cô gắng gượng để không nôn thốc ra. Cô phải vui sướиɠ chứ. Charlie vẫn còn sống kia mà! Nhưng rồi cô thần người nhìn đống tiền với cuốn hộ chiếu giả. Anh đã không cho cô biết điều gì cả. Anh đã để cô phải chịu đựng tất cả ý nghĩ rằng anh đã chết trong suốt một năm qua. Sự bối rối khó hiểu trong cô đã biến thành nỗi giận dữ. Cô ngồi đó, chăm chú nhìn tấm hình trong cuốn hộ chiếu. Weitzman. Tại sao, Charlỉe, tại sao chứ? Anh đang bày ra trò gì thế? Làm sao anh có thể làm điều đó với em được chứ? Làm sao anh có thể làm điều đó với mẹ con em, Charlie?

Ta đã từng yêu nhau. Đã từng chung sống. Đã có một mái ấm gia đình. Đã đi nghỉ cùng nhau. Hai người đã nói về những điều sẽ làm khi lũ trẻ trưởng thành. Vẫn làʍ t̠ìиɦ với nhau. Vậy mà tại sao anh lại có thể giả dối thế chứ? Làm sao anh có thể làm như vậy với một người anh yêu?

Bỗng nhiên hai chân Karen như mềm nhũn. Tất cả số tiền này, cả cuốn hộ chiếu kia nữa, nghĩa là sao? Phải chăng Charlie đã phạm tội nào đó? Căn phòng như thu hẹp lại, thu hẹp lại mãi quanh cô. Karen muốn ra khỏi căn phòng này, ngay lập tức. Karen đóng nắp hộp và gọi người. Megan Walsh xuất hiện tức khẳc.

“Tôi muốn về ngay lập tức, nếu có thể.” - Karen nói, tay lau mồ hôi đang lăn trên má.

"Tất nhiên thưa bà.” - Megan đáp lời. - “Tôi sẽ gửi danh thϊếp tho bà.”

Karen hỏi. - “Đã có ai mở được chiếc hộp này ra chưa?”

"Không. Chỉ có ông nhà thôi.” - Megan nhìn Karen ngạc nhiên. - "Có chuyện gì không ạ?”

"Không." - Karen đáp. Cô với tay lấy ví xách nhưng trước khi đi, cô đề nghị xin một bản danh mục hoạt động của tài khoản két sắt. - “Vài ngày nữa tôi sẽ quay lại và quyết định sẽ làm gì.”

“Được thưa bà Friedman. Chỉ cần báo trước cho tôi.”

Khi đã ra đến đường, Karen hít một hơi thật sâu luồng không khí mát lạnh và tựa vào cột chỉ đường, dần tĩnh tâm lại. Chuyện quái quỷ gì đang xảy ra vậy, Charlie? Karen không dám nhìn người qua đường, sợ mọi người nghĩ mình là một kẻ điên quay cuồng với những hành động kỳ quặc trên đường phố.

Có phải em đã không quan tâm đúng mức tới anh? Phải chăng em không đủ tốt với anh? Em đã yêu anh. Đã đặt cả niềm tin vào anh. Đã khóc thương cho anh, Charlie. Em đã đau khổ đến chừng nào khi nghĩ rằng anh đã chết.

Vậy mà sao anh có thể vẫn còn sống được kia chứ?Chương 29Văn phòng của Saul Lennick cũng gần đó, nằm trên tầng bốn mươi hai của một trong những cao ốc văn phòng toàn làm bằng kính tại nơi giao cắt đường Bốn mươi bảy và đường Park. Karen chạy vội tới chỗ Saul, thậm chí còn quên cả gọi điện thoại, trong lòng thầm cầu sao Saul có mặt ở đó. Maureen, thư ký của Saul vừa bước ra và ngay lập tức nhìn thấy sự lo lắng và nỗi buồn trên gương mặt Karen.

“Tôi lấy cho bà thứ gì nhé, bà Friedman.” - Maureen hỏi một cách lo lắng. - “Một ly nước được không ạ?”

Karen lắc đầu.

"Mời bà vào trong. Ông Lennick đang rảnh, ông ấy có thể gặp bà ngay bây giờ.”

"Cảm ơn cô.” - Karen thở phào một hơi, nhẹ nhõm. Cảm ơn Chúa!

Saul Lennick sở hữu một phòng làm việc rộng, bề thế, treo một bộ sưu tập mặt nạ châu Phi và những đồ làm để tạo tuỳ táng của người Bali, cửa sổ căn phòng nhìn ra bầu trời Manhattan và về phía bắc là khu Công viên Trung tâm Central Park. Lennick vừa mới kết thúc một cuộc điện thoại, ông lo lắng đứng đợi khi Maureen báo rằng Karen đến.

“Karen?”

“Có một chuyện đang xảy ra, ông Saul à. Tôi không hiểu đó là điều gì nữa. Nhưng Charlie đã làm chuyện gì đó... trong công việc kinh doanh của anh ấy.”

“Cái gì cơ?” - Lennick hỏi lại. Ông quay lại kéo một chiếc ghế cho Karen ngồi xuống trước bàn làm việc của mình và ông cũng ngồi xuống.

Karen đang định tuôn ra tất cả những điều cô biết và vừa mới phát hiện ra - bắt đầu bằng việc nhìn thấy Charlie xuất hiện trên bộ phim tài liệu, và rằng Charlie vẫn còn sống. Nhưng cô đã cố gắng bình tĩnh lại ngay vào giây phút cuối cùng, sợ rằng có thể Saul sẽ cho rằng ông đang nói chuyện với một người mất trí, và quyết định chỉ kể lại cho ông những gì cô thấy ngày hôm nay.

"Tôi bất ngờ phát hiện ra một điều, Saul à. Charlie đã viết ra trước khi anh ấy mất. Tôi thậm chí còn không biết phải giải thích từ đâu, nhưng tôi biết nó hoàn toàn khớp với tất cả nhũng điều quái gở đang diễn ra. Việc những kẻ đến từ công ty Archer. Vụ của Samantha. Tôi không biết phải làm gì Saul à.”

"Về điều gì kia chứ?"

Trong trạng thái bị kích động mạnh, Karen kể lại cho Lennick nghe về việc mình phát hiện ra tài khoản két sắt. Về số tiền và trái phiếu, về cuốn hộ chiếu giả. Và cả về hình Charlie được đặt cạnh một cái tên giả.

“Ban đầu tôi tưởng đó chỉ là chuyện Charlie với một người đàn bà khác, nhưng không phải, Saul à. Chuyện này còn tồi tệ hơn thế. Nhìn tôi mà xem, Saul, tôi hoàn toàn suy sụp.” - Karen ngừng lại thở một hơi. - “Charlie đã làm chuyện gì đó mà tôi không hề được biết. Anh ấy là chồng tôi. Và tôi cảm thấy sợ hãi. Tôi có cảm giác những kẻ đó sẽ quay trở lại. Những kẻ đó đang theo sát chúng tôi, bây giờ tôi lại phát hiện ra một chiếc hộp đựng đầy tiền cùng một cái tên giả mạo. Tôi sẽ không để cho lũ trẻ phải gặp nguy hiểm, Saul à. Tại sao Charlie lại có thể dấu tôi tất cả những thứ đó chứ? Tôi biết là ông biết điều gì đó. Có chuyện gì đang xảy ra vậy, Saul? Ông còn nợ tôi điều đó mà, Saul, - đó là chuyện gì vậy?

Lennick dựa hẳn lưng vào chiếc ghế bọc da. Phía sau ông là khoảng trời New York rộng lớn trải dài như một cái phông hình toàn cảnh khổng lồ. Saul thở hắt ra.

“Thôi được, Karen à. Tôi đã hy vọng sẽ không bao giờ phải nói ra điều này. Rằng vì lý do nào đó nó đã không còn nữa.”

“Cái gì, Saul? Cái gì không còn nữa?”

Saul ngả người về phía trước. - “Charlie có bao giờ nhắc đến cái tên Coombs không? Ian Coombs ấy?

“Coombs?” - Karen lắc đầu. - “Tôi không nghĩ là vậy. Tôi không nhớ.”

“Vậy còn về hãng đầu tư có tên Công ty chứng khoán Baltic thì sao? Charlie có nói đến bao giờ không?”

“Tại sao ông lại hỏi tôi về tất cả những điều đó, Saul? Thực sự tôi không có liên quan tới công việc kinh doanh của Charlie. Ông và tất cả mọi người đều biết điều đó.”

“Tôi rất biết điều đó, Karen à. Chỉ là vì..."

“Vì điều gì, Saul? Charlie không còn ở đây nữa. Và đột nhiên tất cả mọi người đều nói những lời bóng gió về anh ấy. Cuối cùng thì Charlie đã làm cái quái quỷ gì vậy?"

Lennick đứng dậy. Ông đang bận một bộ véc sọc nhỏ màu xanh hải quân viền vàng quanh hai ống tay áo. Ông đi quanh chiếc bàn trước mặt Karen và ngồi xuống cạnh bàn. - “Karen này, có khi nào Charlie nói đến những tài khoản khác mà anh ấy quản lý không?”

“Tài khoản khác?”

Lennik gật đầu. - “Những tài khoản hoàn toàn không liên quan tới công ty Harbor. Có thể là tài khoản ở ngân hàng nước ngoài - ở Bahamas hay đảo Cayman chẳng hạn? Những thứ không bị quản lý bởi ủy ban chứng khoán hay luật tài chính của nước Mỹ." - Ánh mắt Lennick thăm dò, rất thận trọng.

"Ông đang làm tôi hoảng sợ, Saul à. Charlie là người đứng đắn. Anh ấy sẽ không che dấu những thứ đó với ai. Ít nhất là với ông và những người khác ở công ty."

“Tôi hiểu, Karen, và tôi đã không đưa ra ý kiến này, ngoại trừ..."

Karen nhìn Saul chăm chú: - “Ngoại trừ sao?”

“Ngoại trừ cô phát hiện ra những gì cô đã phát hiện. Karen à. Khoản tiền đó, cuốn hộ chiếu đó. Cả hai thứ với tôi đều không có vẻ gì là đứng đắn.”

Karen sững lại. Trong đầu cô lại lóe lên hình ảnh trên màn hình ti-vi. Cả cuộc sống mà hai người đã từng chung sống. Họ đã có thật nhiều điều tươi đẹp. Những điều liên quan tới lũ trẻ, tới tài chính của họ. Cả những khi họ bực tức với nhau, thậm chí cả những việc xảy ra với mấy chú chó trong nhà nữa. Đó là cái cách họ sống với nhau, là sự tin tưởng lẫn nhau. Giờ thì trong lòng, Karen cảm thấy ngờ vực điều đó. Nó khiến cô ớn lạnh, ngờ vực Charlie. Đó là cảm giác cô chưa từng bao giờ trải qua, chưa từng bao giờ có.

“Chúng ta đang nói đến khoản tiền của ai vậy, Saul?”

Saul không trả lời. Ông chỉ mím chặt môi và đưa tay vuốt ngược mái tóc mỏng, xám màu ra sau.

"Đó là tiền của ai? ” - Karen nhìn thẳng vào mắt Lennick.

Người ủy nhiệm cho chồng cô thở dài. Những ngón tay của ông gõ gõ, như bài hát buồn trong đám tang, trên chiếc bàn làm bàng gỗ óc chó.

Ông nhún vai. - "Đó mới là vấn đề, Karen à. Không ai biết chắc chắn điều đó.”Chương 30Karen như phát điên. Những ngày sau đó, cô gần như không thể ra khỏi giường, không biết sẽ phải làm gì. Samantha bắt đầu lo lắng. Đã gần một tuần kể từ khi Karen xử sự không còn giống chính cô nữa, từ lúc cô nhìn thấy Charlie trên màn hình ngày hôm đó. Ánh mắt Samantha như muốn nói rằng có điều gì đó không ổn. - “Có chuyện gì vậy, mẹ?”

Dầu cô rất muốn nói ra sự thật, nhưng cô có thể nói cho Samantha thế nào đây? Nói rằng người Samantha khâm phục nhất trên thế gian này, người luôn lo liệu mọi việc cho con bé và khiến nó trở nên mạnh mẽ đã lừa dối nó như vậy sao? Mà Saul đã nói điều gì nhỉ? Về việc lập nhiều tài khoản, chuyển tiền cho những người cô không hề biết. Người nước ngoài chăng?

Nhưng người đó là ai?

Tất cả khoản tiền đó khiến Karen sợ hãi. Để làm gì chứ? Karen bắt đầu nghĩ rằng có thể Charlie đã phạm một tội nào đó. Đã bao giờ Charlie nhắc đến tài khoản nào khác mà anh quản lý không?

Không, cô đã trả lời Saul như vậy. Ông biết Charlie rồi đấy. Anh ấy là người thẳng thắn. Anh ấy lo đến từng xu nhỏ cho khách hàng.

Nhưng liệu có phải cô đã tự lừa dối mình từng ấy năm hay không?

Lại vài ngày nữa trôi qua. Karen đang lái xe, gần như mất trí trong khi nghĩ rằng Charlie đang ở một nơi nào đó, và điều đó có nghĩa gì. Đó là một buổi tối muộn. Đèn điện trong phòng lũ trẻ đã tắt từ lâu. Tobey cũng đã đi ngủ. Karen xuống bếp pha một tách trà.

Khung hình của Charlie nằm trên quầy bar trong bếp. Đó là tấm hình kỷ niệm, anh mặc áo thun cổ tròn màu trắng với chiếc quần soóc ka-ki, mang giầy đi thuyền của hãng Topsiders và kính phi công của hãng Ray-Bans. Họ vẫn luôn coi đó là hình ảnh trung thực nhất của Charlie, quay lưng lại con thuyền trên vùng biển Caribê - điện thoại áp bên tai.

Tôi hiểu anh ấy mà, Saul...

Karen cầm khung hình lên, và lần đầu tiên cô phải kìm nén lắm mới không ném vào tường cho vỡ tan ra trong cơn giận dữ. Nhưng ngay sau đó, một kỷ niệm kỳ lạ nhất bỗng trở lại trong Karen. Kỷ niệm trỗi dậy từ nơi sâu kín nhất của cuộc sống mà họ đã cùng chia sẻ.

Charlie đang vẫy tay với cô.

Đó là khoảng thời gian cuối cùng của một tuần tuyệt vời đi du thuyền trên biển Caribê. Bắt đầu từ St. Bart, tới Virgin Gorda, và cuối cùng là Tortola. Lũ trẻ phải trở lại trường học ngay ngày hôm sau. Bỗng dưng sau đó Charlie đưa ra một quyết định kỳ lạ là ở lại thêm một thời gian. Chương trình đã thay đổi vì Charlie phải gặp một người tại đó.

Thế có đáng ngạc nhiên không?

Vì vậy, anh đã đưa ba mẹ con tới sân bay địa phương. Một chiếc máy bay nhỏ, loại mười hai chỗ ngồi, đưa ba mẹ con trở về San Juan. Karen luôn cảm thấy bất an khi bay trên những loại máy bay nhỏ như vậy. Mỗi khi cất cánh và hạ cánh, bao giờ cô cũng nắm chặt lấy tay Charlie. Mọi người vẫn thường trêu cô về điều ấy...

Mà tại sao tất cả những chuyện này lại rủ nhau quay về kia chứ?

Charlie chào tạm biệt ba mẹ con ở cửa tạm của phi trường, trông giống một chiếc cửa kính dẫn ra đường băng. “Em sẽ ổn thôi mà.” - Charlie bảo khi ôm lấy cô. - “Anh sẽ trở về miền Bắc sau hai ngày nữa.” Thế nhưng khi thắt dây an toàn trên chiếc máy bay hai động cơ, Karen có một cảm giác choáng sợ không lý giải nổi chạy dọc thân mình. Như thể cô sẽ không bao giờ còn được gặp lại Charlie nữa. Cô đã nghĩ Tại sao anh không đi cùng em, Charlie? và một cảm giác cô đơn thoáng lướt qua khiến cô phải nắm lấy tay Alex.

Khi động cơ máy bắt đầu quay, Karen hướng nhìn ra ngoài cửa sổ, thấy Charlie đứng trên ban-công của nhà ga hàng không nhỏ xíu, trong chiếc áo phông tắm biển và cặp kính Ray-Bans, mắt kính ánh lên dưới mặt trời.

Anh đang vẫy tay.

Vẫy tay nhưng tay kia đang áp điện thoại di động lên tai, mắt dõi theo chiếc phi cơ nhỏ bé đang bắt đầu chuyển bánh. Ngoài khơi, Saul đã nói với cô như vậy. Tới đảo Tortola hoặc đảo Cayman.

Giờ nỗi sợ hãi đó lại gợn lên trong Karen khi cô nhìn tấm hình của Charlie. Giờ thì vì một lý do nào đó cô chưa thực sự hiểu anh. Không phải theo cách đó. Đôi mắt Charlie trong tấm hình giờ đây tối lại, không phản xạ ánh sáng mặt trời nữa mà sâu thẳm, xa lạ - như một hang đá dẫn đến bao vực thẳm. Những vực thẳm cô chưa từng biết đến trước đây.

Điều đó khiến cô hoảng sợ. Karen đặt tấm hình xuống. Cô nghĩ Charlie vẫn ở đó. Có thể giờ này anh cũng đang nghĩ đến cô. Có thể anh cũng đang băn khoăn: liệu cô có phát hiện ra, nghi ngờ, hay cảm giác anh vẫn còn sống hay không. Nghĩ tới đó, cô cảm thấy ớn lạnh. Anh đã làm cái quái quỷ gì thế, Charlie?

Cô biết mình không thể kìm nén mãi được. Cô sẽ phát điên lên mất. Cô cần phải biết: Tại sao anh lại làm như vậy, và anh đã ở đâu. Karen ngồi sụp xuống chiếc ghế cạnh quầy bar, gục đầu lên hai tay. Chưa bao giờ cô cảm thấy bối rối và đơn độc như lúc này.

Cô chỉ có thể nghĩ được đến một nơi duy nhất.Chương 31Từ mấy gian tạm giam dưới hầm, Hauck quay trở lại văn phòng của mình ở tầng trên. Anh cùng Freddy Munoz vừa mới lấy được lời khai từ một thiếu niên gốc la-tinh đang hoảng loạn. Đây là thành viên của một nhóm tới từ Norwalk chuyên trộm cắp các loại xe đẹp tại các vùng quê thưa người ở Greenwich. Lời khai anh vừa lấy được có thể giúp phá án. Joe Horner, một thanh tra thuộc sở cảnh sát Norwalk, đang chờ anh ở phía đầu dây điện thoại bên kia.

Khi Hauck bước vào từ hành lang, Debbie, trợ lý của đội, vẫy tay ra hiệu cho anh: “Ty, có người cần gặp anh.”

Karen đang ngồi đợi anh trên băng ghế phía bên ngoài văn phòng. Cô mặc một chiếc len cổ lọ và áo khoác nhẹ màu be. Chiếc túi xách phụ nữ đặt trên băng ghế bên cạnh. Hauck không hề dấu diếm nỗi vui mừng được gặp cô.

“Deb1, nói với Horner tôi sẽ gọi lại cho anh ấy sau.”

Karen đứng dậy, mỉm cười, vẻ bồn chồn. Hauck đã không gặp cô vài tháng nay từ sau vụ những người quấy rối cô không còn đến nữa và đội của Hauck cũng đã rút trạm gác an ninh trước nhà cô. Anh cũng đã gọi cho cô một vài lần để đảm bảo rằng mọi việc vẫn ổn. Hauck mỉm cười đi về phía Karen. Trông cô giờ xanh xao, ủ rũ.

“Anh đã nói tôi có thể gọi cho anh.” - Karen nhún vai. - "Nếu xảy ra chuyện.”

"Tất nhiên rồi.”

Karen ngẩng lên nhìn Hauck. - “Xảy ra chuyện rồi.”

“Vào phòng tôi rồi ta nói nào.” - Hauck nắm lấy khuỷu tay Karen. Ty bảo Debbie rằng anh sẽ gọi lại cho viên thanh tra Norwalk sau, rồi đưa Karen đi ngang qua dãy ghế dành cho các thanh tra phía bên kia tấm kính ngăn, đi vào văn phòng của mình. Ty kéo chiếc ghế kim loại bình dân từ phía chiếc bàn trong đối diện bàn làm việc của mình ra bảo: “Mời cô ngồi.”

Karen lộ rõ vẻ không vui. - “Cô uống thứ gì không? Nước lọc hay cà phê?” - Karen lắc đầu từ chối. Hauck kéo một chiếc ghế nữa lại và ngồi xuống, đối diện Karen, hai tay chắp lại sau lưng. - “Vậy hãy cho tôi biết có chuyện gì đã xảy ra.”

Karen hít sâu, mím chặt môi, rồi với đưa tay vào trong túi xách, gương mặt đã có chút biểu hiện của sự dễ chịu và nhẹ nhõm. Cô hỏi: “Anh có máy tính ở đây không, trung úy?”

“Có.” - Hauck gật đầu, ra dấu về phía kệ tủ bên cạnh bàn làm việc của mình.

Karen đưa anh chiếc đĩa. - “Anh bật cái này lên đi.”

Hauck cúi xuống, đưa chiếc đĩa vào máy tính. Chiếc dĩa quay tít và bắt đầu bật lên, một chương trình ti vi hay chương trình thời sự nào đó hiện lên màn hình. Một đám đông chạy trên đường phố New York. Một quang cảnh hỗn loạn. Đoạn phim được quay do một người không chuyên nghiệp, từ máy quay cầm tay trong đám đông. Và ngay lập tức Ty nhận ra mình đang xem lại quang cảnh hậu quả của vụ đánh bom nhà ga Trung tâm.

Karen hỏi, - “Anh đã xem đoạn băng này chưa, trung úy? Nó được phát sóng vào tối thứ tư vừa rồi.”

Hauck lắc đầu. - “Chưa. Lúc đó tôi còn đang làm việc.”

“Nhưng tôi đã xem.” - Karen kéo Ty trở lại với chiếc đĩa: từ nhà ga, người ta chạy túa ra đường. - “Khó có thể chịu đựng được khi xem lại đoạn băng này. Là một sai lầm lớn, như thể một lần nữa phải sống lại những khoảnh khắc đó.”

“Tôi có thể hiểu cảm giác của cô.”

Karen nhấn mạnh. - “Đến quãng này thì tôi không thể xem tiếp được nữa. Tôi bước tới định tắt ti vi.” - Karen bước tới phía sau lưng Hauck, cúi người qua vai anh về phía màn hình. - “Như thể tôi đã hóa điên trong lòng vậy. Phải xem lại cái chết của Charlie khi tất cả đã qua.”

Hauck không hiểu tất cả chuyện này rồi sẽ dẫn đến đâu. Karen với lấy chuột máy tính. Cô chờ đợi, cho tới khi hình ảnh trên màn hình mở ra, mọi người loạng choạng lao ra từ một lối ra ở phía xa của nhà ga, ho sặc sụa, nôn thốc tháo, mặt mũi xạm đen vì khói. Máy quay giật nhẹ lên.

"Khi tôi nhìn thấy cảnh tượng này.” - Karen chỉ. Cô đặt trỏ chuột lên thanh công cụ, nhấn chuột. Khung hình trên màn hình dừng lại. Lúc đó là 9 giờ 16 phút buổi sáng.

Trong khung hình là một người phụ nữ đang đưa tay an ủi ai đó đã gục xuống trên đường phố. Phía trước người phụ nữ là một người khác, một người đàn ông, khuôn mặt hơi quay đi khỏi máy quay. Người đàn ông đang chạy qua máy quay. Hai mắt Karen như dán chặt vào màn hình máy tính, có điều gì đó gần như đông cứng lại trong cô, đông cứng lại nhưng cùng lúc Hauck cũng nhận thấy ở đó còn có cả nỗi buồn.

“Đó là chồng tôi.” - Karen nói, cố kiềm chế để giọng nói của mình không lạc đi. Cô nhìn thẳng vào mặt Ty. - "Đó là Charlie, trung úy à."

Tim Hauck như ngừng đập. Phải mất một vài giây anh mới hiểu ý nghĩa những gì Karen vừa nói. Chồng Karen đã chết ở nhà ga này. Cách đây đã một năm rồi. Anh cũng đã tới nhà cô, tới dự lễ tưởng niệm Charlie. Điều đó là quá rõ ràng. Anh quay lại nhìn màn hình máy tính. Những đường nét trên khuôn mặt trong đó hơi giống so với những tấm hình anh đã nhìn thấy ở nhà Karen. Hauck chớp mắt quay ra nhìn Karen.

“Ý cô là sao?”

“Tôi không biết ý tôi là gì nữa.” - Karen nói. - “Charlie đã đi chuyến tàu đó, - đó là điều tôi biết rõ nhất. Charlie đã gọi điện cho tôi khi đang ngồi trên tàu, ngay trước khi vụ nổ xảy ra. Người ta cũng đã tìm thấy nhiều mẩu da từ chiếc cặp của anh ấy trong đống đổ nát...” - Karen lắc đầu. - “Nhưng bằng cách nào đó, Charlie đã không chết.”

Hauck đẩy xa người khỏi bàn, đôi mắt lại dán chặt vào màn hình. — "Có đến hàng trăm người trông giống vậy. Anh ấy chìm trong đám khói bụi. Chưa chắc đã phải là Charlie.”

"Đó cũng là điều tôi đã tự nhủ,” - Karen nói — “Đó là lúc ban đầu. Ít nhất thì đó cũng là những gì tôi hy vọng.” - Karen quay trở lại bên chiếc bàn họp. - “Tuần vừa rồi, tôi đã xem đi xem lại cảnh này tới cả nghìn lần." Cô với tay lấy một mảnh giấy trong túi xách. - “Sau đó, tôi phát hiện ra điều này. Dẫu đó có là chuyện gì thì cũng chẳng quan trọng. Điều quan trọng là nó đã đưa tôi tìm ra một chiếc két sắt ký gửi tại một ngân hàng ở Manhattan mà tôi chưa từng biết chồng tôi có nó.”

Cô đẩy mảnh giấy qua bàn về phía Hauck.

Đó là bản phô-tô mẫu kích hoạt tài khoản từ ngân hàng Chase dành cho một chiếc két sắt và kèm theo đó có vẻ là một danh mục ghi lại nhật ký của tài khoản. Đã có nhiều hoạt động được ghi lại trong nhật ký trong một vài năm trở lại đây. Tất cả những mục này đều có chữ ký xác nhận của cùng một người. Đó là Charlie Friedman.

Hauck đọc lướt nhanh xuống dưới.

“Anh hãy kiểm tra ngày cuối cùng,” - Karen nói. - “Và thời gian của ngày đó nữa.”

Hauck nhìn theo, rồi cảm thấy như ngực mình bị nỗi đau bén ngọt xé toang ra. Đôi mắt đen của anh nhìn cô, không hiểu nổi. Không thể...

“Charlie vẫn còn sống.” - Karen Friedman nhìn vào mẳt Hauck. Hai con ngươi long lên. - “Charlie đã tới đó, tới ngân hàng đó, bốn tiếng rưỡi sau khi vụ đánh bom xảy ra. Bốn tiếng rưỡi sau khi tôi cho rằng anh ấy đã chết.”

"Đó chính là Charlie.” - Karen gật đầu, đưa mắt nhìn sang màn hình. - "Chồng tôi, trung úy ạ. ”

Chú Thích:

(1) Deb: Tên thân mật của DebbieChương 32“Cô đã nói chuyện này với ai chưa?”

“Chưa.” - Karen nhìn Ty chăm chăm. - “Làm sao tôi có thể nói được chứ? Lũ trẻ... sau tất cả những gì chúng phải trải qua, chuyện này sẽ khiến chúng chết mất, trung úy à. Thậm chí làm sao chúng có thể bắt đầu hiểu nổi cơ chứ? Cả bạn bè tôi nữa?"- Karen lắc đầu, mắt ầng ậc nước. - “Tôi phải nói gì với họ đây, Trung úy? Rằng đây chỉ là một sai lầm điên rồ hay sao? Hay “Xin lỗi, Charlie chưa chết thực sự. Anh ấy chỉ lừa dối tôi trong một năm vừa qua thôi. Lừa dối tất cả chúng ta!” ư? Lúc đầu, tôi nghĩ có thể do mình đã từng nghe đến những trường hợp thoát khỏi những tình huống có thể thay đổi cuộc đời mình, anh biết đấy, tôi bị ảnh hưởng bởi điều đó....” - Karen đặt một ngón tay lên những mẫu khai của ngân hàng. - “Nhưng rồi tôi phát hiện ra những thứ này. Tôi đã nghĩ đến việc mang tất cả những thứ này đến cho Saul Lennick. Ông ta coi Charlie như con. Nhưng tôi sợ. Tôi nghĩ, chuyện gì sẽ xảy ra nếu Charlie đã làm một điều gì đó? Trung úy à, một điều gì đó tồi tệ. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi có buớc đi sai lầm...? Chuyện đó sẽ ảnh hưởng tới mọi người ra sao. Tôi sợ tất cả những chuyện đó. Anh hiểu tôi muốn nói gì không? "

Hauck gật đầu, áp lực đè nặng rõ ràng trong giọng nói của Karen.

“Vì vậy, tôi đã đến đây.”

Hauck cầm số giấy tờ ngân hàng lên. Vì anh là cảnh sát nên đã nhiều năm qua anh học được cách không bộc lộ phản ứng của mình. Thu thập chứng cứ, một chút thận trọng, cho tới khi bức tranh toàn bộ sự thật trở nên rõ ràng. Anh nhìn số giấy tờ. Charlie Friedman đã tới đó.

“Cô muốn tôi phải làm gì bây giờ?”

“Tôi không biết nữa.” - Karen lắc đầu lo sợ. - “Tôi thậm chí còn không biết chồng mình đã làm gì. Nhưng đó phải là một điều gì đó... tôi biết, Charlie không làm việc này với chúng tôi. Anh ấy không phải là loại người như vậy.” - Cô hất lọn tóc che trước mặt, đưa gan bàn tay lau mắt, nước mắt nhòe nhoẹt. - “Sự thật là tôi không biết tôi muốn anh phải làm gì, trung úy à.”

‘‘Không sao.” - Hauck nắm tay Karen, quay lại nhìn lên màn hình máy tính. Anh nghĩ tới những phản ứng thường thấy ở một người bình thường. Có thể Charlie trải qua phản ứng do sốc mạnh - người ta gọi là chứng quên lãng - do vụ đánh bom gây ra. Nhưng những tờ mẫu ngân hàng kia đã nhanh chóng xóa ngay phản ứng đó. Hay nguyên nhân là Charlie có người phụ nữ khác? Biển thủ công quỹ? Hauck nhớ lại chuyện đã xảy ra với con gái Karen trong bãi đậu xe. Hai trăm năm mươi triệu đô la. Thế nhưng, Saul Lennick đã đảm bảo với anh rằng quỹ đầu tư của Charlie không hề bị ảnh hưởng.

“Nếu không phiền thì cô có thể cho tôi biết cô đã tìm thấy gì ở ngân hàng đó không?” - Hauck hỏi, tay chỉ vào bản ghi chép liên quan đến chiếc két sắt ký gửi.

“Tiền. ” - Karen thở hắt ra, - “Rất nhiều tiền. Và một quyển hộ chiếu. Trong đó có ảnh của Charlie với một cái tên hoàn toàn giả mạo. Một vài thẻ tín dụng...”

“Anh ấy đã để lại tất cả những thứ này sao?” - Cách đây một năm. - “Có thể đây là một dạng dự phòng.” - Hauck nhún vai. - “Tôi cho rằng cô hiểu điều đó, chuyện này hoàn toàn không phải là không có dự tính. Charlie đã lên kế hoạch trước đó.”

Karen cắn môi, gật đầu. - “Tôi hiểu.”

Nhưng Hauck hiểu rằng điều Charlie chưa bao giờ lên kế hoạch là làm thế nào để thực hiện được kế hoạch của mình. Chờ cho tới thời điểm thích hợp. Và ý nghĩ của anh dừng lại ở một cái tên khác. Thomas Mardy.

“Nghe này.” - Hauck quay ghế lại phía Karen. - “Tôi phải hỏi cô điều này, Charlie có bao giờ có những hành động như... cô biết đấy...”

“Làm sao cơ?” - Karen nhìn Hauck chăm chú. - “Anh ấy có chơi bời không ư? Tôi không biết. Cách đây một tuần tôi có thể nói điều đó là không thể. Nhưng giờ thì tôi sẽ vui mừng biết bao nếu điều không thể đó là thật. Anh ấy đã làm quyển hộ chiếu đó, cả những chiếc thẻ tín dụng đó nữa... Charlie đã lên kế hoạch cho mọi thứ. Trong khi chúng tôi đã ngủ chung giường. Trong khi Charlie vẫn tích cực động viên cổ vũ cho lũ trẻ ở trường học. Rồi anh ấy bằng cách nào đó thoát khỏi chiếc tàu bị đánh bom đó, thoát khỏi đám đông hỗn loạn mà nói: "Giờ thì kế hoạch sẽ diễn ra. Đến lúc rồi. Đã đến lúc phải bước ra khỏi cuộc đời mình."

Im lặng kéo dài tới mấy giây.

Cuối cùng, Hauck mím môi và lại hỏi: “Giờ cô muốn tôi phải làm gì?”

"Tôi không biết. Một phần tôi muốn ôm Charlie vào lòng mà nói rằng tôi rất hạnh phúc khi biết anh vẫn còn sống. Phần còn lại thì... khi tôi mở chiếc két đó ra và nhận ra rằng anh ấy đã dấu kín cả một phần đời của mình mà không hề cho tôi biết. Dấu kín cả với người gọi là người anh ấy yêu. Tôi không biết phải làm gì nữa trung úy à! Tát thẳng vào mặt Charlie chăng. Hay tống Charlie vào ngục. Tôi thậm chí còn không biết liệu anh ấy có phạm tội gì hay không. Ngoại trừ một điều là anh ấy đã khiến tôi phải đau khổ. Nhưng điều đó không quan trọng. Đó không phải là lý do tại sao tôi có mặt ở đây.”

Hauck kéo ghế gần lại với Karen hơn. - “Vậy thì tại sao?”

"Tại sao tôi lại ở đây ư? ” - Nước mắt lại chảy dài, vòng quanh đôi mẳt Karen. Cô nắm chặt hai bàn tay, gõ lên bàn một cách vô vọng, và Karen ngẩng lên nhìn Hauck: - “Quá rõ ràng, phải không? Tôi tới đây vì tôi chẳng còn biết đi tới đâu nữa!"

Hauck đi tới bên Karen ngay kịp lúc cô đổ gập xuống, nhẹ bẫng trong tay anh. Cô vùi mặt vào vai anh, hai nắm tay đấm mạnh vào người anh. Hauck giữ chặt lấy thân hình Karen, cảm nhận rõ từng luồng run rẩy của cô. Karen không hề rụt lại.

“Charlie đã chết! Tôi đã than khóc cho anh ấy, đã nhớ thương anh ấy. Tôi đã đau đớn khi nghĩ liệu rằng ý nghĩ cuối cùng của anh ấy có dành cho chúng tôi không. Chưa có một ngày nào mà tôi không ngừng ao ước được nói với Charlie một lần cuối. Để nói rằng tôi đã hy vọng rằng anh ấy bình an. Và giờ thì Charlie chưa chết...”

Karen hít sâu một hơi, lau nước mắt trên hai má ướt đẫm. - "Tôi không muốn dồn anh ấy vào đường cùng. Charlie đã làm những gì anh ấy làm, và chắc hẳn anh ấy phải có một lý do nào dó. Charlie không phải là một gã khốn, trung úy à, dẫu anh có nghĩ thế nào chăng nữa. Tôi thậm chí còn không muốn Charlie quay lại. Quá muộn mất rồi. Tôi thậm chí còn không biết mình cảm thấy thế nào nữa...

Tôi cho rằng mình chỉ muốn biết... Tôi chỉ muốn biết tại sao Charlie lại làm như vậy với tôi, trung úy à. Tôi muốn biết anh ấy đã làm gì. Tôi muốn nhìn thấy anh ấy và muốn được nghe anh ấy kể lại câu chuyện. Sự thật. Thế thôi.”

Hauck gật đầu. Anh siết chặt hai tay cô rồi thả ra. Gần bàn làm việc của anh là một hộp khăn giấy. Anh với tay lấy mấy chiếc đưa cho cô. Karen sụt sịt cười đáp lại. - “Cảm ơn anh.”

"Cũng là một phần công việc của tôi thôi mà. Mọi người dường như lúc nào cũng khóc khi đến đây.”

Karen bật cười, chấm nhẹ lên hai mắt và lên mũi. - “Trông bộ dạng tôi chẳc tơi tả lắm. Bất cứ lúc nào anh gặp tôi.."

“Không.” — Hauck nháy mắt. - “Ngoại trừ điều đó. Tuy vậy, cô luôn tạo ra những tình huống hấp dẫn.”

Karen lại gắng mỉm cười. - “Tôi còn không biết sẽ nhờ anh làm hộ điều gì.”

“Tôi biết điều cô nhờ tôi.” - Hauck đáp lại.

“Tôi không biết phải cầu cứu đến ai, trung úy à.”

“Cứ gọi tôi là Ty.”

Điều anh nói có vẻ như khiến cô ngạc nhiên. Cả hai cứ thế đứng yên mất vài giây, nhìn nhau. Karen hất mái tóc nâu vàng che đôi mắt còn đẫm nước.

“Thôi được.” - Cô hít sâu một hơi và gật đầu. - “Ty... "

“Và câu trả lời là ‘Được’ ” - Hauck ngả người ra phía sau chiếc ghế và gật đầu. - “Tôi sẽ giúp.”Chương 33Hauck đã gật đầu với Karen. Giờ anh xem lại đoạn phim.

Đúng vậy, anh sẽ giúp cô. Đúng, anh biết cô đang cần anh làm gì. Ngay cả khi anh biết rằng trong tình huống này anh có thể không bao giờ hoàn thành được nhiệm vụ.

Tối đó, Hauck lái chiếc Merrily ra ngoài vịnh. Ngồi trong bóng đêm, Hauck tắt máy, mặt nước tĩnh lặng, ánh đèn từ Stamford lung linh trên bờ vịnh.

Tại sao nhỉ? - Hauck tự hỏi.

Bởi anh không thể gạt bỏ được hình ảnh cô ra khỏi tâm trí? Hay bởi cảm giác mềm mại khi cô ngả vào người anh? Mùi hương ngọt ngào trên cơ thể Karen vẫn phảng phất đâu đây, khiến mỗi sợi lông tơ trên cánh tay Hauck dựng lên, mỗi tế bào thần kinh như bừng tỉnh sau giấc ngủ dài.

Liệu đó có phải là lý do không, Ty? Chỉ vậy thôi? Hay có thể đó là do khuôn mặt đã hằn sâu trong tâm trí anh từ lúc ngồi trên mạn thuyền với lon đồ uống Harpoon Ale trong tay. Khuôn mặt, Hauck mang theo bên mình đã nhiều tháng nay nhưng giờ nó bỗng quay lại, sống động đến đáng sợ.

Đó là Abel Raymond.

Những giọt máu đang rỉ ra từ mái tóc đỏ dài của cậu thanh niên. Hauck quỳ xuống bên cái xác mà hứa rằng anh sẽ tìm ra thủ phạm.

Charlie Friedman chưa chết.

Thomas Mardy. Là thanh tra doanh nghiệp kiểm tra tín dụng. Ông ta đã có mặt ở Cos Cob vào lúc 7 giờ 57 phút ngày hôm đó và chết trên chuyến tàu tới nhà ga Trung tâm trong một vụ đánh bom. Thế nhưng không biết bằng cách nào mà thẻ tín dụng của ông vẫn được sử dụng để trả tiền cho chuyến xe chạy tới Greenwich ba giờ đồng hồ sau đó.

Giờ thì Hauck đã hiểu lý do tại sao.

Anh băn khoăn không hiểu chiếc Mustang có phải là một phần của sự trùng lặp ngẫu nhiên hay không? Người tình của Charlie... Nó đã cho Charlie ngã ngựa. Vậy thì nó có thể làm vậy với bất cứ ai.

Nhưng giờ đây, nhìn thấy khuôn mặt Charlie trên màn hình, anh biết - và hiểu rõ hơn Karen có thể hiểu - chồng Karen đã làm gì giữa khoảng thời gian bị máy ghi hình chụp lại khi chạy ra khỏi nhà ga và kết thúc nhiều giờ sau ở nơi ký gửi tại ngân hàng.

Kẻ khốn kiếp vẫn chưa chết.

Chiều hôm đó, Hauck đã kiểm tra tên Charlie trên Trung tâm Thông tin Tội phạm Quốc gia. Kiểm tra tài sản thông thường - thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng, thậm chí cả số liệu về nhập cư. Khi đem những thông tin đó tới cho Hauck, Freddy Munoz gõ của phòng với thái độ dò hỏi. - “Gã này đã chết rồi mà trung úy. Chết vào ngày mùng chín tháng tư.”

Không có thông tin gì cả, nhưng Hauck không ngạc nhiên. Charlie Friedman và AJ Raymond có liên hệ với nhau. Và liên hệ đó không phải vì chiếc Mustang màu đồng. Đó là tất cả những gì giờ đây anh biết. Họ có hai cuộc sống khác nhau, rất khác nhau. Nhưng cả hai đã có liên hệ với nhau.

Vậy thì đó là vì cái quái quỷ gì kia chứ?

Hauck kiểm tra lần cuối trong phần thông tin cảnh sát quốc tế. Câu trả lời không nằm ở đó. Cậu thanh niên có gia đình ở Pensacola. Anh trai cậu ta đã tới để nhận lại đồ đạc. Bố cậu là đội trưởng cầu cảng. Hauck vẫn nhớ tấm hình của ông trong số những vật dụng của AJ.

Đúng, anh sẽ giúp Karen, anh đã nói vậy. Hauck rời ghế đứng dậy, khởi động máy. Chiếc Merrily khùng khục cất tiếng nổ.

Anh sẽ giúp Karen. Anh chỉ hy vọng cô sẽ không phải hối hận với bất cứ điều gì anh phát hiện ra.

oOo

"CARL, TÔI CẦN NGHỈ một thời gian.” - Hauck gõ cửa phòng làm việc của sếp. - “Tôi phải giải quyết một số vấn đề tồn đọng."

Carl Fitzpatrick, cảnh sát trưởng Greenwich, đang ngồi phía sau bàn làm việc, chuẩn bị cho cuộc họp sắp tới. - “Được mà, Ty. Vào đi, ngồi xuống xem nào.” - Carl xoay chiếc ghế quanh bàn làm việc và quay lại với tập tài liệu ghi lịch làm việc. - “Chúng ta đang nói tới khoảng thời gian bao lâu nhỉ, vài ngày được không?”

"Tôi cần nghỉ một vài tuần.” - Hauck đáp lại không ngần ngừ. - “Có thể lâu hơn nữa.”

"Vài tuần?” - Fitzpatrick ngước mắt nhìn Hauck chăm chăm qua cặp kính. - “Tôi không thể cho phép cậu nghỉ với khoảng thời gian như vậy được.”

Hauck nhún vai. - “Có thể lâu hơn.”

"Chúa ơi, Ty...” - Carl vứt cặp kính xuống mặt bàn, nhìn thẳng vào mắt Hauck. - “Có chuyện gì xảy ra vậy?”

"Tôi không thể nói được. Hiện tại mọi việc đều tương đối ổn. Nếu có vấn đề gì xảy ra thì Freddy và Zaro có thể giải quyết tốt. Tôi chưa bao giờ nghỉ quá một tuần trong năm năm vừa qua.”

“Mọi việc vẫn ổn chứ, Ty? Chuyện này liên quan đến Jess phải không?”

“Không, Carl à, mọi việc đều rất ổn.” - Fitzpatrick và Hauck là bạn, còn anh lại ghét những gì mập mờ. — “Đây là một việc mới xảy ra mà tôi phải kiểm tra.”

“Mất vài tuần...” - Carl đưa tay gãi gáy, sắp xếp lại tập hồ sơ. - “Cho tôi vài ngày. Tôi sẽ sắp xếp lại mọi việc ở đây. Khi nào cậu nghỉ?”

“Ngay ngày mai.”

“Ngày mai. ” - Fitzpatrick trợn mắt. - “Ngày mai không thể được, Ty à. Điều này hoàn toàn bất ngờ với tôi.”

“Với anh có lẽ là vậy.” - Hauck chậm rãi đứng dậy. - “Nhưng với tôi thì lại quá chậm chạp.”Chương 34Chuông cửa vang lên. Tobey vừa sủa vừa lao vụt ra phía cửa. Alex đang học ở nhà bạn chuẩn bị cho một môn thi. Samantha đang nói chuyện điện thoại trong phòng khách, hai chân đu đưa phía sau băng ghế trường kỷ. Trên ti vi đang chiếu bộ phim Người hùng.

“Mẹ mở cửa hộ con được không?"

Karen vừa lau xong nhà bếp. Cô vứt tấm giẻ lau xuống và đi ra mở cửa. Mắt cô sáng lên ngạc nhiên khi nhìn thấy người khách đang đợi.

“Có một vài việc cần đến sự giúp đỡ của cô,” - viên trung úy nói, co người trong tấm áo mưa màu be, ngoài trời mưa nhẹ.

“Con gái tôi đang ở nhà,” - Karen nói, đưa mắt nhìn về phía phòng khách, không muốn làm ảnh huởng tới cô con gái. Cô vơ lấy một chiếc áo mưa trên băng ghế dài, khoác lên vai và bước ra ngoài. - “Có chuyện gì vậy?”

“Hãy xem lại tất cả những vật dụng của Charlie. Cả những mẩu giấy ghi chép dán trên bàn làm việc, séc đã hủy, hóa đơn tín dụng. Bất cứ thứ gì quanh mình. Cô có truy nhập được vào máy tính của Charlie không?”

Karen gật đầu. Chưa bao giờ Karen đủ can đảm để dọn tất cả những thứ đó ra khỏi phòng làm việc của Charlie. Vẫn chưa phải lúc để làm việc đó. - “Tôi nghĩ là được.”

“Tốt. Hãy kiểm tra tất cả thư điện tử lưu, bất cứ trang web lữ hành nào Charlie có thể đã truy cập trước khi ra đi, cả nhật ký cuộc gọi nữa. Còn việc này nữa, những thứ liên quan đến công việc của Charlie. Chúng còn ở đó hay không?”

“Tôi vẫn giữ một số thứ người ta gửi lại cho tôi, để cả trong một chiếc hộp tầng dưới nhà. Tôi không chắc là máy tính cơ quan của Charlie ở đâu. Tôi cần phải tìm những gì?”

“Bất cứ thứ gì có thể giúp xác định nơi Charlie có thể đến. Thậm chí là nếu không giúp xác định được nơi Charlie đến thì ít nhất những thứ đó cũng xác định được điểm xuất phát của Charlie. Những thông tin để chúng ta có thể tiếp tục điều tra được...”

Karen đưa tay lên đầu che mưa.- “Đã hơn một năm rồi,”

"Tôi biết, đã hơn một năm rồi. Nhưng vẫn còn những bản ghi chép. Cô hãy liên lạc với thư ký trước đây của anh ấy hoặc hãng lữ hành anh ấy thường đi. Có thể họ đã gửi cho Charlie những bản thông tin đi lại hoặc đặt chỗ trước mà không ai nghĩ là quan trọng ở thời điểm đó. Cô cố thử nghĩ xem Charlie có thể đi đâu. Hai người đã chung sống mười tám năm rồi kia mà.”

“Anh không cho là tôi đã nghĩ nát óc ra rồi sao?” - Mưa bắt đầu nặng hạt dần lên. Karen khoanh tay quanh ngực vì lạnh. - “Tôi sẽ tìm lại xem sao.”

“Tôi sẽ giúp cô sắp xếp một phần việc này nếu cần thiết.”- Hauck nói. - “Tất nhiên là khi nào tôi quay trở về.”

“Khi nào anh về? Anh đi đâu?”

“Pensacola.”

"Pensacola? ” - Karen nheo mắt nhìn Hauck. - "Làm gì kia? Vì việc của tôi ư?”

"Tôi sẽ cho cô biết,” - Hauck đáp lời. - “ngay sau khi việc này được làm sáng tỏ. Trong lúc này tôi muốn cô xem lại toàn bộ những gì cô có. Cố gắng nghĩ lại. Bao giờ cũng có một manh mối nào đó. Một điều gì đó của một người để lại. Tôi sẽ liên lạc với cô khi trở về.”

"Cảm ơn anh” - Karen nói, cô đặt một tay lên chiếc áo mưa của Hauck, mưa đẫm trên khuôn mặt. Mắt cô bỗng nhòe nước. Đã lâu lắm rồi cô mới có được cảm giác có sự hiện diện của một người nào đó trong cuộc đời mình, mà đó lại là một người đàn ông, người mà cô chẳng biết được bao nhiêu về anh, người đã bước vào cuộc đời cô khi cô đang trong tình trạng rối bời sau cái chết của Charlie. Anh đã thấy cô, ngả nghiêng như con tàu giữa những con sóng trong cơn bão tố, và giờ anh là người duy nhất cô có thể níu vào trong thế giới này, như chiếc mỏ neo cho con tàu cuộc đời. Thật lạ.

"Trung úy à, xin lỗi đã lôi anh vào tất cả những chuyện này. Tôi biết công việc của anh cũng đã đủ nặng lắm rồi.”

“Cô không lôi tôi vào chuyện này.” -Hauck lắc đầu.- “Hơn nữa, việc này không nằm trong công việc của tôi ”

“Nghĩa là sao?”

“Cô không muốn công khai việc này phải vậy không? Cô cũng không muốn tôi phải giải quyết bất cứ điều gì xảy đến. Tôi cũng không đủ khả năng để làm điều đó, nếu tôi có mặt ở đó.”

Karen nhìn Hauck bối rối: - “Tôi không hiểu.”

“Phải mất vài tuần." - Hauck bảo, nước mưa chảy xuống cổ áo. Anh nháy mắt. - “Đừng lo về chuyện này. Tôi cũng không biết phải làm gì trong khoảng thời gian ấy. Nhưng chỉ có mình tôi thôi. Không với danh nghĩa cảnh sát. Không có ai đi cùng nữa cả.” - Đôi mắt xanh biếc của Hauck ánh lên khi nụ cười thoảng qua. - "Tôi hy vọng là ổn.”

Liệu có ổn không? Karen không biết cô chờ đợi điều gì khi tới gặp Hauck. Có lẽ chỉ là cần một ai đó có thể lắng nghe. Nhưng giờ thì tim cô đã tan chảy với những gì anh đang sẵn lòng làm vì cô.

“Vì sao...?”

Hauck nhún vai. - “Tất cả mọi người khác - họ hoặc là thực sự bận bịu với công việc hoặc đơn giản chỉ là cần được trả lương.”

Karen mỉm cười, nhìn Hauck. Một cảm giác biết ơn, ấm áp trào lên trong cô. - “Ý tôi là vì sao anh lại làm việc này, trung úy?”

Hauck đổi chân đứng: - “Tôi cũng không thực sự biết tại sao.”

"Anh biết mà. ” — Karen nhìn Hauck. Cô đưa tay hất một lọn tóc ướt đang sà xuống trước mắt. - “Anh sẽ cho tôi biết khi đến thời điểm cần thiết. Nhưng dù sao cũng cảm ơn anh, trung úy. Dẫu điều đó có là gì.”

“Tôi nghĩ chúng ta đã nói về điều này rồi.” - Hauck nói. - “Hãy gọi tôi là Ty.”

“Được rồi. Ty.”

Ánh mắt cô bỗng trở nên ấm áp đầy lòng biết ơn. Karen đưa tay ra. Hauck nắm lấy bàn tay. Họ cứ đứng như vậy, mưa tuôn ào ạt trên đầu.

"Hãy gọi tôi là Karen.” - Karen ngẩng nhìn Hauck. - “Rất vui được gặp anh, Ty"Chương 35Gregory Khodoshevsky tăng ga chiếc mô-tô thể thao ba bánh T-Rex trị giá bảy mươi ngàn đô la. Chiếc mô-tô ba trăm mã lực vọt lên trong sân đua dựng tạm trên diện tích hai mươi mẫu Anh trong khu bất động sản Greenwich. Theo sát phía sau là cậu ấm mười bốn tuổi, Pavel, trong chiếc T-Rex màu đỏ, đang liều lĩnh bám đuổi.

"Nào, con trai!” Khodoshevsky cười to qua chiếc mi-crô gắn trong mũ bảo hiểm trong khi vòng qua bục tròn hình nón, vượt qua phía sau lưng cậu con trai ở phía bên kia. - “Con không để lão già khốt ta bít này vượt mặt chứ hả?”

Pavel mở cua đột ngột, khiến chiếc mô-tô gần như tung lên. Sau đó, cậu lấy lại thẳng hướng và tăng tốc lên gần sáu mươi dặm một giờ, bay vọt lên khi chạy qua một mô đất nhỏ.

“Con đang bám ngay sát phía sau đây, ông già khốt ta bít ơi!"

Cả hai tăng tốc quanh chiếc ao nhân tạo, chạy ngang qua sân đỗ trực thăng, vòng lại con đường thẳng tắp trong khu bất động sản của Khodoshevsky. Trên đỉnh đồi là khu nhà kiểu Gru-di-a rộng mười tám nghìn phút vuông xây bằng gạch đỏ đứng như một lâu đài sừng sững với khoảnh sân rộng lớn có đài phun nước và dãy ga-ra tám khoang đang nằm trễ nải. Trong đó, Khodoshevsky để một chiếc Lamborghini Murcielago, một chiếc Hummer màu vàng dành để Ludmila, vợ ông, đi dạo quanh phố; một chiếc Mercedes Maybach hoàn thiện với lớp kính chống đạn và bộ phận bắt tín hiệu vệ tinh Bloomberg. Chỉ riêng số xe này đã ngốn của ông hết nửa triệu đô la.

Mặc dù mới bốn mươi tám tuổi, Khodoshevsky, đôi lúc được người ta gọi với cái tên là “Gấu Đen,” là một trong những người quyền lực nhất trên thế giới, dẫu rằng người ta không thể tìm được tên tuổi ông ta trong bất cứ danh sách nào. Trong một chính quyền tham nhũng tràn lan chuyển đổi sang tư nhân hóa như ở Nga vào những năm 1990, Khodoshevsky đã thuyết phục được một ngân hàng đầu tư của Pháp mua lại một nhà máy sản xuất phụ tùng ô-tô đang làm ăn thua lỗ ở Irkutsk, sau đó nhảy vào ban quản trị của Tazprost, nhà sản xuất ô-tô lớn nhất - và yếu kém nhất - của Nga, rồi sau cái chết đột ngột của hai thành viên trong ban quản trị ngang ngạnh, vị trí đứng đầu đã rơi vào tay Khodoshevsky khi mới ba mươi sáu tuổi. Từ vị trí đó, Khodoshevsky có quyền mở đại lý phân phối cho Mercedes và Nissan ở Estonia và Latvia, cùng với hàng trăm trạm xăng Gaznost trên khắp lãnh thổ Nga.

Dưới thời Yeltsin, nền kinh tế Nga giống như một khuôn mặt với những vết cứa nhằng nhịt dưới bàn tay của những gã tư sản háo hức với thời cuộc. Theo cách gọi của Khodoshevsky thì đó chẳng khác nào một cửa hàng bánh kẹo khốn kiếp. Trong cuộc loạn đả cuối cùng để trở thành khu vực tài chính công đó, Khodoshevsky đã mở nhiều cửa hàng bách hóa lớn theo mô hình của Harrods chuyên bán các mặt hàng đắt tiền của phương Tây. Ông mua được độc quyền phân phối các loại rượu vang và sâm banh đắt tiền của Pháp. Sau đó là đến lượt các nhà băng và cả các đài phát thanh. Thậm chí cả một hãng hàng không giá rẻ nữa. Hiện tại, qua một công ty mẹ, Khodoshevsky trở thành chủ khách sạn tư nhân lớn nhất Champs-Élysées1!

Trong thời gian mở rộng quyền lực của mình, Khodoshevsky đã làm nhiều điều đáng ngờ. Nhiều bộ trưởng phụ trách kinh tế thương mại trong chính phủ của Putin nằm trong danh sách trả lươrng của Khodoshevsky. Rất nhiều đối thủ của ông bị bắt hoặc bị kết án tù. Không ít đối thủ đã bị thủ tiêu bằng nhiều cách, từ việc ngã từ cửa sổ phòng làm việc hay gặp tai nạn ô-tô không ai lý giải được trên đường đi làm về. Hiện giờ, dòng tiền mặt đầu tư của Khodoshevsky còn lớn hơn cả một nền kinh tế cỡ vừa. Ở nước Nga, nếu có thứ gì không mua được bằng tiền thì Khodoshevsky đánh cắp.

May mắn là Khodoshevsky không phải là loại người mà lương tâm khiến ông ta phải thức giấc lúc nửa đêm. Hàng ngày ông gặp gỡ với đại diện của nhiều nhân vật có thế lực - từ châu Âu, Nam Mỹ, và cả thế giới Ả Rập. Đây là những người có tiềm lực tài chính lớn đến độ về cơ bản thì dòng tài chính đó điều khiển cả thế giới. Đó là dòng tiền đã tạo ra một nền siêu kinh tế, khiến giá bất động sản nhảy vọt, các mặt hàng xa xỉ đua nhau ra đời, khiến các nhà sản xuất du thuyền luôn phải bận bịu, chỉ số chứng khoán phố Wall tăng cao. Họ điều hành các nền kinh tế theo cách IMF đã từng điều hành các quốc gia: mua trọn sản lượng than ở Smolensk, toàn bộ các cánh đồng mía ở Costa Rica để điều chế ê- ta-non, và các nhà máy sắt thép ở Việt Nam. Dẫu đồng tiền có mất giá đến đâu thì họ bao giờ cũng là người được lợi trên cùng. Đó chính là nghề buôn bán Khodoshevsky đã tạo ra. Quỹ đầu tư hợp tác của các quỹ đầu tư khác! Không bao giờ có thất bại ở đây.

Ngoại trừ hôm nay khi ông thư giãn một chút với cậu con trai của mình. - “Nào, Pavel, hãy thể hiện cho bố xem con là người thế nào. Tăng tốc lên đi!”

Cả hai cùng cười và tăng tốc tiến vào đoạn đường thẳng cuối cùng, rồi cua quanh đài phun nước khổng lồ trong sân trước ngôi nhà. Hai chiếc T-Rex máy nóng rực bất ngờ tăng tốc như hai chiếc ô-tô loại nhỏ. Cả hai nhảy vọt trên con đường trải sỏi kiểu Bỉ để tiến về đích.

“Bố đuổi kịp con rồi, Pavel!” - Khodoshevsky kêu to khi tiến gần tới cậu con trai.

“Tin con đi, bố già!” - Cậu con trai cả quyết kéo ga và cười lớn.

Ở cung đường cua cuối cùng, cả hai đều tăng hết tốc lực. Xe nọ thúc vào bánh xe kia, rít lên, tóe lửa. Khodoshevsky lảo đảo quệt vào bồn đài phun nước khổng lồ thiết kế kiểu ba-rốc ông mới mua từ Pháp về. Gầm chiếc T-Rex làm bằng sợi thủy tinh bẹp dúm như một tờ giấy. Pavel giơ hai tay lên trời khi chạy ngang qua bố. “Con thắng rồi!"

Khodoshevsky khó nhọc bước ra khỏi chiếc xe sứt sẹo. Đúng là thất bại hoàn toàn, ông rầu rĩ. Vậy là mất toi bảy mươi ngàn đô. Pavel cũng nhảy ra khỏi xe, chạy lại: - “Bố có sao không?"

“Trông bố có ổn không?" - Khodoshevsky nhấc mũ bảo hiểm, đưa tay vỗ vỗ quanh người kiểm tra. Khuỷu tay có một vết xước nhỏ. - “Không gẫy cái gì. Cú vượt tốt lắm, con trai ạ! Rất vui, đúng không nào? Con sẽ trở thành một tay đua đấy. Giờ thì giúp bố quăng cái đống rác này vào trong ga-ra trước khi mẹ mày thấy.” — Khodoshevsky vò tóc cậu con trai. - “Còn ai khác có thể có được những món đồ chơi như thế này chứ hả?”

Cùng lúc đó, chuông điện thoại vang lên. Khodoshevsky rút chiếc BlackBerry ra khỏi túi quần jeans. Ngay lập tức, ông ta nhận ra số điện thoại gọi tới. - “Bố sẽ đến ngay.” - Khodoshevsky vẫy Pavel. - “Công việc làm ăn, con trai ạ.” - ông ngồi trên thành đài phun nước, bật điện thoại, tay đưa lên vuốt mái tóc rối bù.

“Khodo nghe đây. ”

Đầu dây bên kia vang lên giọng nói của người chủ nhà băng tư nhân mà Khodoshevsky quen biết, - “Tôi gọi để báo cho ông biết rằng số tiền chúng ta nói tới trước đây đã được chuyển. Tôi sẽ tự chuyển đến cho anh ta phần hàng cuối cùng.”

“Tốt.” — Khodoshevsky khịt mũi. — “Hắn chắc chắn phải có hình của ông, để lấy được lòng tin của ông sau khi đã gây ra cả một đống bừa bộn vào năm ngoái, ông phải cho hắn thấy cái giá của việc làm ăn với chúng ta là thế nào. Lần này ông sẽ thấy là hắn sẽ hiểu, hiểu rất rõ”.

“Ông cứ tin tưởng vào tôi.” - Gã chủ nhà băng người Đức đáp lời. - “Tôi sẽ gửi tới hắn ta lời hỏi thăm tốt đẹp nhất của ông.”

Khodoshevsky cúp máy. Đây không phải là lần đầu tiên bàn tay ông nhúng máu. Và chắc chắn đây cũng chẳng phải là lần cuối. Người đàn ông đó đã từng là bạn tốt. Khodoshevsky đã đi ăn nhiều lần với anh ta, đã uống rất nhiều rượu, nhưng điều đó không quan trọng. Khodoshevsky nghiến chặt hai hàm. Không ai mất tiền mà không cảm thấy như vậy.

Không ai cả.

“Nào, con trai.” - Khodoshevsky đứng dậy đi tới vỗ vai Pavel: - “Giúp bố dọn cái đống hổ lốn này vào trong ga-ra nào. Bố còn một chiếc mới tinh ở trong ấy nữa. Sao nhỉ, có cho ông già này thêm một cơ hội nữa không?”

Chú Thích:

1 Champs-Élysées: một đại lộ lớn ở Pa-ri dẫn tới điện Concorde.Chương 36Chương bị nhảy nguồn. Mời các bạn đọc chương kế tiếp nhé!Chương 37Pappy Raymond đang ngần ngại. Tại sao ông ta lại phản đối Hauck quyết liệt đến vậy? Hauck cũng hiểu rằng ông già này là người không dễ gì có thể thay đổi được. Trên đường quay trở lại khách sạn Habour Inn nhìn ra vịnh Pensacola, nơi anh đang ở, Hauck dừng lại ở một cửa hàng quà tặng để mua một chiếc áo phông cho Jesss, trên áo là hàng chữ ĐỒI PENSACOLA. Cuối cùng, anh quyết định uống một vại bia Seminole dưới quán bar rồi nhảy lên giường, với tay bật kênh CNN: Một vụ nổ ở khu lọc dầu ở Lagos, Nigeria đã xảy ra. Hơn một trăm người thiệt mạng. Kết quả là giá dầu tăng mạnh trong ngày hôm nay.

Anh với tay lấy số điện thoại của Pete, anh trai AJ Raymond. Pete đã tới Greenwich sau khi vụ tai nạn xảy ra, để nhận lại đồ dùng cá nhân của AJ.

Anh bấm số. Pete hẹn gặp anh ở quán bar sau ca trực vào ngày hôm sau.

Bow Line nằm phía dưới cảng, nơi Pete làm công việc hoa tiêu cầu cảng như bố mình, sau khi rời khỏi lực lượng gìn giữ bờ biển hai năm trước đây.

“Cứ như thể có điều gì đó vừa mất đi ở ông.” - Pete nói trong khi ngửa cổ tu một ngụm bia. - “AJ bị sát hại. Dẫu chưa ai nói rằng ông như kẻ mất hồn, nhưng có ngày ông muốn làm tất cả những gì có thể về điều đã xảy ra, nhưng ngay hôm sau, điều đó tưởng chừng như đã là quá khứ. Thậm chí còn cấm không ai được nhắc tới nữa. Ông không bao giờ chia sẻ những gì ông đang phải trải qua.”

“Cậu nghĩ một phần trong đó là cảm giác tội lỗi ư?”

"Tội lỗi?"

Hauck nhấp một ngụm bia. - “Tôi đã điều tra một số người, Pete ạ. Và tôi nghĩ bố cậu đang dấu điều gì đó.”

“Về AJ sao?” - Pete nhún vai, đưa tay vuốt lại mái tóc về phía sau chiếc mũ Jacksonville Jaguars của mình. - “Trước đó đã xảy ra một chuyện gì đó... Những người nói chuyện với bố tôi bảo rằng ông ấy đang che dấu một điều gì đó mà ông lỡ đυ.ng chạm tới. Có vài chuyến tàu mà ông cho rằng đã khai khống lượng hàng hóa trên đó. Giống như một điều gì đó rất quan trọng liên quan tới an ninh quốc gia. Ông ấy đã làm lớn chuyện.”

“Và rồi đã xảy ra vụ việc với AJ, và thế là mọi việc đều kết thúc với ông.” - Pete búng ngón tay. - “Đèn đã tắt. Dẫu đó có là cái gì thì tôi cũng không còn bao giờ được nghe thấy bố tôi nhắc lại nữa. Cứ như thể là ngay ngày hôm sau, mọi việc đã được chôn chặt vậy.”

“Tôi không có ý thúc ép cậu phải nói ra điều đó.” - Hauck nói, tay nghiêng chai bia. - “Tất cả những gì tôi muốn là tìm ra kẻ đã gϊếŧ em trai cậu. -Tôi tin chắc đây là một vụ án mạng. Cậu còn quen ai có thể cho tôi biết thêm thông tin về vụ này không?”

Pete trầm ngâm: - “Tôi có thể giới thiệu cho anh một vài cái tên. Đó là những người bạn cũ của bố tôi. Mặc dù tôi cũng không chắc về điều khiến anh nghĩ tất cả những chuyện này liên quan đến nhau.”

Hauck đặt tiền lên quầy thanh toán: - “Như vậy là anh cũng giúp đỡ tôi nhiều lắm rồi.”

“Ba mươi năm.. " - Pete đứng dậy, uống cạn chỗ bia. - “Bố tôi coi nơi đó như nhà. Không có gì xảy ra mà ông không biết hay ông không làm. Giờ thì cứ nhìn ông mà xem. Bố tôi luôn là một người cứng rắn, nhưng tôi cũng không gọi đó là đau khổ. Ông đã đối mặt với những gì xảy ra với em trai tôi một cách khó khăn. Khó khăn hơn tôi nghĩ. Nhất là khi hai người chẳng mấy khi có đồng quan điểm khi AJ còn sống.”

NGÀY HÔM SAU Hauck đi vài vòng quanh cảng. Sáng sớm đã có một vài tàu chở hàng loại trọng tải lớn nhập cảng. Những chiếc cần cẩu khổng lồ và máy nâng thủy lực đang rít lên khi tháo dỡ hàng loạt công-ten-nơ.

Hauck gặp Mack Tyler, người lái tàu kéo với nước da xạm nắng và khuôn ngực rộng, tại phòng hoa tiêu, ông vừa mới trở về sau một ca dẫn tàu.

Ban đầu Tyler tỏ ra thận trọng. Ở đây người ta phải tự bảo vệ lấy chính mình, trong khi lại xuất hiện một viên cảnh sát từ tận miền Bắc tới với đủ các loại câu hỏi. Cần phải có một chút tinh tế mới đủ để Hauck khiến Tyler trở nên cởi mở.

“Tôi nhớ có lần tôi đã cùng ông ấy vào ca trực ngoài đó.” - Tyler nói, lưng dựa vào bức tường chắn, châm một điếu thuốc. - “Ông ấy định lên kiểm tra một con tàu nào đó trước đó chúng tôi đã dẫn vào cảng. Trước đó, Pappy luôn nhắc đến một số tàu ông ta đã từng thấy nộp tờ khai sai với thực tế. Những chuyến tàu đó nếu chở đầy hàng như trong chứng từ thì không thể nổi cao trên mặt nước đến vậy được. Tôi nghĩ ông ấy thậm chí đã có lần lẻn xuống khoang chứa hàng của một chiếc như vậy.

Lần này, chúng tôi dừng lại bên mạn tàu,” - Tyler nhả một hơi thuốc. - “khi cầu tàu đang dần hạ xuống và Pappy chuẩn bị lên boong thì điện thoại của ông vang lên. Mới chỉ hơn năm giờ sáng. Pappy mở điện thoại rồi bỗng nhiên hai chân ông ấy như khuỵu xuống, mặt tái nhợt đi - như thể một cơn nhồi máu cơ tim. Chủng tôi gọi một ca mới ra thay. Tôi phải đưa Pappy vào bờ. Ông ấy nhất quyết không chịu gặp bác sỹ. Ông ấy bảo rằng đó chỉ là do quá hoảng sợ mà thôi. Tại sao ông ấy lại không nói cơ chứ? Hoảng sợ cái quái gì chứ?"

"Ông còn nhớ lúc đó là khi nào chứ” - Hauck hỏi.

"Chắc chắn rồi, tôi nhớ chứ.” - Người thủy thủ già nhả thêm một chùm khói. - "Không lâu sau cái chết của AJ.”

Sau khi đã gặp Tyler, tại một quán cà phê gần khu sân của kho hải quân, Hauck gặp Ray Dubose, một trong những hoa tiêu của cảng.

“Mọi việc lúc đó bắt đầu trở nên quái gở,” - người đàn ông to lớn với mái tóc hung hung đưa tay xoa xoa khoảng đầu hói nói. - “Pappy nói với tất cả mọi người về một công ty dầu lửa nào đó đã khai man tàu hàng của mình. Cả việc những con tàu đó đã nổi cao ra sao trên mặt nước. Việc ông ấy đã nhìn thấy những con tàu đó trước đây nữa. Tất đều của cùng một công ty. Cùng một lô-gô - hình cá voi hay cá mập gì đó, có thể vậy. Tôi cũng không nhớ nổi.”

“Sau đó chuyện gì xảy ra?”

“Quản lý cảng bảo Pappy dừng chuyện đó lại.” - Dubose nhấp một ngụm cà phê. - “Đó là chuyện đã xảy ra. Và đó là việc của hải quan, không phải của chúng tôi. ‘Pappy, chúng ta chỉ có nhiệm vụ kéo những con tàu đó vào.’ Quản lý cảng nói vậy. Nhưng Pappy, Chúa ạ, tiếp tục gây sức ép, làm om sòm sang bên hải quan, như thể vấn đề ông ấy đang lôi ra liên quan tới an ninh quốc gia và Pappy là Bruce Willis (1) hay tương tự vậy."

"Rồi sao nữa?"

Dubose nhún vai. - “Mọi người đều bảo ông ấy ngừng việc kiện tụng đó lại, thế thôi. Nhưng Pappy có bao giờ là người nghe lời đâu. Đúng là một lão già cứng đầu ngu xuẩn. Anh biết những người như thế là thế nào không? Sinh ra đã vậy rồi. Nhưng dẫu sao thì tôi vẫn nhớ lão già Pappy khốn kiếp ấy quá. Ngay sau khi con trai chết, Pappy đóng gói ba mươi năm đã làm việc lại và tuyên bố từ bỏ công việc. Rất cương quyết.

Nhưng điều đáng nực cười ở đây là...” - Dubose bóp nát chiếc cốc cà phê và ném nó vào thùng rác cạnh tường. - "Sau khi sự việc đó xảy ra, tôi không còn thấy ông ấy nói chút gì về những con tàu ngu xuẩn kia nữa.”

Hauck cảm ơn Dubose rồi lái xe trở về khách sạn. Cả buổi chiều còn lại, anh ngồi trên chiếc ban công nhỏ nhìn ra khu vịnh Pensacola xanh biếc và suy nghĩ.

Raymond đang che dấu điều gì đó. Hauck có cảm giác chắc chắn về điều đó. Trước đây anh đã từng gặp những gương mặt như vậy hàng trăm lần rồi. Những khuôn mặt như muốn nói Chẳng có gì anh làm có thể giúp tôi được nữa...

Có thể đó chỉ là cảm giác tội lỗi khi đã đẩy con mình đi xa. Và điều tồi tệ đã xảy ra sau đó. Hoặc cũng có thể là nhiều điều hơn nữa. Rằng vụ tai nạn không đơn giản là ngẫu nhiên. Đó là lý do tại sao người ta không thể tìm được chiếc xe thể thao nào giống với chiếc xe nhân chứng miêu tả. Tại sao lại chẳng có ai khác nhìn thấy chiếc xe đó. Có lẽ kẻ nào đó đã chủ ý tìm cách sát hại AJ Raymond.

Và Hauck chắc chắn rằng vụ này có liên quan tới những con tàu chở dầu ngoài kia.

Hauck nhấp một ngụm bia. Anh nghĩ tới việc gọi về cho Karen xem cô tìm được thông tin gì hay không. Nhưng tâm trí Hauck không thể nào thoát ra khỏi ánh mắt cứng rắn của người thủy thủ già ấy.

Chú thích:

1 Bruce Willis: diễn viên, nhà sản xuất phim người Mỹ sinh năm 1955, nổi tiếng với những vai diễn trong các bộ phim ‘Giác quan thứ sáu,' 'Khủng bố sân bay’...Chương 38Karen xem lại một lượt vật dụng của Charlie để lại theo yêu cầu của Hauck. Cô mở mấy chiếc thùng các-tông trước đó đã được xếp vào tầng hầm, cố gắng không gây sự chú ý của lũ trẻ. Đó là những tập hồ sơ chồng đầy lên tận nắp hộp mà Heather, thư ký của Charlie, đã gửi về cho cô với mẩu tin nhắn: Bà chắc chẳng biết trong đó chứa những thứ gì đâu. Nhưng có thể có thứ gì đó bà muốn giữ lại. Trong đó là một số sách hướng dẫn cho những chuyến du lịch trước đây của gia đình cô. Thông tin liên quan ngôi nhà nghỉ trượt tuyết mà gia đình cô đã thuê năm nào đó ở Whistler. Rồi thư từ, cơ man nào là thư. Một loạt những thứ liên quan tới chiếc Mustang mà Charlie đã yêu cầu Karen, viết trong di chúc của anh, không bán.

Cơ bản đó là tất cả những gì liên quan tới cuộc sống họ đã từng chung sống. Những thứ Karen chưa bao giờ có đủ can đảm để xem lại, nhưng không có thứ gì có thể giúp ích được cho điều cô cần. Đôi lúc cô ngồi bần thần thất vọng, lưng dựa vào tường tầng hầm, thầm nguyền rủa. Charlie, tại làm sao anh lại làm thế với em và các con?

Rồi cô lại soát lại một lượt chiếc máy tính vẫn đang nằm trên bàn làm việc của Charlie. Đây là lần đầu tiên cô bật nó lên sau khi vụ nổ bom xảy ra. Nghe có vẻ khó hiểu, tọc mạch - như thể cô đang xoi mói vào những gì của Charlie. Chữ ký của anh ở khắp mọi nơi. Sẽ chẳng bao giờ cô làm vậy khi anh còn sống. Charlie không bao giờ để mật khẩu. Cô hoàn toàn có thể đoán ngay ra được mật khẩu là gì. Có cái gì để mà phải dấu kia chứ?

Karen lần theo thư mục văn bản của Charlie. Phần lớn trong số đó là thư Charlie viết ở nhà - gửi cho những người cùng ngành, những ấn phẩm thương mại. Có cả đoạn viết nháp cho một vài bài phát biểu. Cô tiếp tục xem qua tài khoản trên AOL1. Bất kỳ bức thư điện tử nào Charlie viết trước khi anh biến mất cũng đều có khả năng đã bị xóa đi từ lâu.

Dường như có vẻ vô vọng, và bẩn thỉu nữa khi phải lục qua một lượt tất cả những vật dụng của Charlie. Karen ngồi yên lặng trước bàn làm việc của Charlie, trong căn phòng làm việc bừa bộn, căn phòng hầu như vẫn vậy kể từ khi Charlie rời bỏ nó một năm trước đây. Đây là nơi anh vẫn viết hóa đơn thanh toán, đọc các tạp chí thương mại và kiểm tra lại vị trí đầu tư của mình, chiếc bàn vẫn chất đầy giấy tờ thương mại và quảng cáo rao hàng.

Ngoài ra chẳng còn gì nữa, Charlie không muốn người khác tìm thấy mình. Anh ta có thể ở bất cứ nơi nào trên cái hành tinh khốn kiếp này. Thật sự là Karen thậm chí còn không biết sẽ phải làm gì với Charlie nếu cô tìm thấy anh.

Cô liên lạc với Heather hiện đã đi làm cho một công ty luật. Và cả Linda Edelstein, người Karen vẫn thỉnh thoảng thuê làm đại lý du lịch. Cô yêu cầu cả hai tìm lại xem Charlie có thực hiện bất cứ giao dịch mua bán gì khác lạ hay không (“một căn nhà ở đâu đó chẳng hạn, dẫu điều đó nghe có vẻ điên rồ, hay là một chiếc ô-tô chăng?”) hoặc có đặt truớc kế hoạch đi đâu đó trong khoảng vài tuần trước khi mất tích hay không. Cô phải bịa ra một câu chuyện điên khùng về việc phát hiện ra trong phòng làm việc của Charlie một thông tin có liên quan tới một chuyến đi bất ngờ mà Charlie đang chuẩn bị, kiểu như để kỷ niệm sự kiện gì đó.

Cô làm sao có thể nói thẳng với họ về những gì mình nghĩ được cơ chứ?

Linda, cũng là bạn của Karen, kiểm tra lại thông tin du lịch lưu giữ trong máy tính. - “Không có Karen à. Nếu có thì mình phải nhớ chứ. Mình xin lỗi. Nhưng không có thông tin nào ở đây cả.”

Thật là điên rồ. Karen ngồi lặng giữa đống vật dụng của chồng, bế tắc. Cô bỗng cảm thấy bực tức và ước sao mình đừng xem bộ phim thời sự ấy. Nó đã làm thay đổi tất cả. Tại sao anh lại làm như vậy với em và con chứ, Charlie? Anh đã làm những chuyện gì?

Nói đi, Charlie!

Cô nhấc đống giấy ném thẳng vào tường. Chỉ khi đó cô mới bất chợt thấy mẩu tin nhắn từ công ty Harbor vẫn nằm đó từ năm ngoái. Cô lướt tìm danh mục phân phối của văn phòng. Có lẽ họ biết. Cô nhận ra một cái tên ở đó - cái tên đã không còn xuất hiện trong tâm trí cô nhiều tháng qua. Cùng với cái tên là một giọng nói vang lên. Giọng nói cô chưa bao giờ đáp lại, nhưng giờ bỗng vang lên, vọng lại nhiều lần bên tai cô, cùng một nội dung ấy: Tôi muốn nói chuyện với bà, thưa bà Friedman... Có một số chuyện bà cần phải biết.

Chú Thích:

1 AOL: America Online - Công ty dịch vụ Inte toàn cầu của Mỹ điều hành bởi Time Warner.Chương 39Karen tìm thấy địa chỉ của Jonathan Lauer ở một trong những tập tài liệu của Charlie. Địa chỉ ghi: số 3135 Đường Mountain View, một con đường địa hình đồi núi chạy qua khu dân cư ở Bắc Montclair, New Jersey. Cô cũng đã kiểm tra xem địa chỉ đó có còn trên thực tế hay không. Cô không muốn nói chuyện qua điện thoại. Đó là buổi chiều ngày thứ bảy.

Có một số chuyện bà cần phải biết.

Saul bảo rằng đó chỉ là những vấn đề liên quan đến nhân sự, tiền bồi thường. Và sau đó Karen không còn bao giờ nghe nhắc tới anh ta nữa. Cũng chẳng phải cô không tin Saul. Đó chẳng qua là bởi nếu lật từng viên gạch lên, theo cách của Ty, cô nghĩ cô có thể được biết điều gì đó từ Lauer. Từ khi Lauer nói chuyện với cô, cô chưa bao giờ gọi lại cho anh. Cả một khoảng thời gian dài đã trôi qua. Nhưng câu nói khó hiểu của anh ta đột nhiên đưa lại một ý nghĩa quan trọng hơn nhiều.

Karen lái xe lên đường chạy vào nhà. Trong ga-ra hai chỗ đã đậu sẵn một chiếc xe tải nhỏ màu trắng. Cửa ga-ra mở. Căn nhà được làm bằng gỗ tuyết tùng và kính với một cửa sổ lớn hai tầng ở phía trước. Một chiếc xe đạp trẻ con nằm trên thảm cỏ, bên cạnh bộ lưới bóng đá xách tay. Hàng cây xanh chạy dọc hai bên lớp đá ốp tường trên lối đi dẫn đến trước cửa nhà. Karen bỗng cảm thấy một chút hồi hộp và lo lắng, nhất là sau chừng ấy thời gian. Cô nhấn chuông gọi cửa.

“Để con ra mở! ” Một bé gái khoảng chừng năm đến sáu tuổi, tóc tết bím, ra mở cửa.

“Chào cháu.” - Karen mỉm cười. - “Bố hay mẹ cháu có nhà không?”

Giọng một người phụ nữ vọng ra. - “Lucy, ai vậy?”

Kathy Lauer bước ra, tay vẫn cầm chiếc cán gỗ nhào bột. Karen đã gặp Kathy một vài lần trước đây - lần đầu tiên là ở buổi gặp gỡ của văn phòng, và lần sau này là ở đám tang Charlie. Kathy là một người phụ nữ xinh xắn và nhỏ nhắn, tóc ngang vai, mặc một chiếc áo len chui đầu. Người phụ nữ ngạc nhiên khi thấy Karen.

“Tôi không biết chị có nhớ tôi không - ” Karen mở đầu.

“Tôi nhớ chứ, bà Friedman,” Kathy đáp lời, đưa tay kéo con gái vào bên người.

“Cứ gọi tôi là Karen," - Karen nói. - “Rất xin lỗi vì đã làm phiền chị. Tôi biết chị đang không hiểu tại sao tôi lại có mặt ở đây bất ngờ như thế này. Không biết chồng chị có nhà không?”

Kathy nhìn Karen đôi chút lạ lùng: - “Chồng tôi ư?”

Rồi cả hai đều im lặng lúng túng.

Karen gật đầu. - “Jon (1) có gọi cho tôi vài lần, sau khi Charlie....” - Cô ngừng lại trước khi nói ra từ cuối: - “Tôi hơi bối rối. Tôi chưa bao giờ gọi lại cho anh ấy. Lúc đó tôi quá bối rối.Tôi biết là cũng lâu lắm rồi. Nhưng chồng chị đã nhắc tới một vài điều...'’

"Một vài điều?” - Kathy nhìn Karen chăm chú. Karen không hiểu đuợc phản ứng của Kathy, lo lắng hay bực bội. Kathy bảo con gái vào bếp, bảo con gái rằng mình sẽ trở vào ngay để làm nốt món bánh bích quy nhào bột. Con bé chạy đi.

“Một vài thông tin gì đó về công việc kinh doanh của chồng tôi.” - Karen nói thêm. - “Anh ấy có nhà không?- Tôi biết thật là khó hiểu khi tôi tới đây vào thời điểm này..."

"Jon chết rồi,” - Kathy nói. - “Tôi nghĩ là bà biết chứ.”

"Chết rồi sao?” - Karen cảm thấy tim mình như ngừng nhịp, máu dồn lên mặt. Cô lắc đầu vụng về. - “Chúa ơi, tôi xin lỗi... Không...”

“Cách đây khoảng một tháng,” - Kathy nói. - “Anh ấy đang đạp xe lên dốc, về Mountain View. Một chiếc ô-tô đã đâm vào anh ấy. Như vậy đấy. Một vụ gây tai nạn và bỏ chạy. Kẻ gây tai nạn đã không buồn dừng lại.”

Chú Thích:

1. Jon: Cách gọi thân mật của JonathanChương 40Dock 39 là một quán bar hôi hám kiểu miền biển ở khu cảng, cách không xa sân kho hải quân. Một tấm biển hiệu như bị chập mạch nhấp nháy phía trên cửa sổ, hình mũi tàu được khắc phía trên cửa chính. Từ ngoài đường, Hauck có thể nhìn thấy chiếc ti-vi bên trong quán bar đang phát chương trình một trận bóng chày. Hôm nay là trận đấu loại quyết định, rất đông người đang quây xung quanh quầy bar la hét.

Hauck bước vào quán bar.

Không gian quán bar tối tăm, đầy mùi khói thuốc và chật cứng những người vừa mới từ dưới cảng lên. Cả một đám đông ồn ào hỗn độn chăm chú theo dõi trận bóng. Đội Pistons đang đấu với đội Heat. Tất cả khán giả đều la hét ồn ào, trên người vẫn đang mang những bộ đồ làm việc của mình. Họ là những công nhân cảng và thủy thủ trên tàu. Không có bất cứ một nhân viên văn phòng nào ở đây. Ray Dubose nhắn Hauck rằng anh sẽ gặp được ông ta ở địa điểm này.

Hauck kêu người phục vụ quán bar lấy một ly Bass ale (1). Anh thoáng nhìn thấy Pappy cùng vài người khác đang uống bia phía đầu đằng kia quán bar. Trông ông ta có vẻ không quan tâm tới trận bóng. Ông nhìn thẳng về phía trước, không để ý tới những tiếng gào bất chợt lại vang lên cũng chẳng để ý cú huých khuỷu tay của người bạn đi cùng khi có một pha bóng đẹp. Lúc sau, Pappy quay lại và nhận ra Hauck, hai mắt ông nhíu lại, hàm nghiến chặt, ông cầm ly bia đứng dậy, rời khỏi chỗ người bạn đang ngồi. Pappy gạt đám đông đi thẳng về phía Hauck.

“Tôi được biết cậu đã hỏi một số người về tôi. Tôi nghĩ là tôi đã bảo cậu nên quay trở về kia mà.”

“Tôi đang tìm cách giải quyết một vụ án mạng.” - Hauck đáp lời.

“Tôi không muốn cậu giải quyết bất cứ vụ án mạng nào hết. Tôi muốn cậu để cho tôi yên và biến khỏi chỗ này.”

“Ông đã rơi vào rắc rối gì vậy?” — Hauck - “Đó có phải là lý do ông không muốn nói chuyện với tôi, phải vậy không? Đó là lý do ông bỏ việc - hoặc là bị gây áp lực phải bỏ việc. Có ai đó đã đe dọa ông. Ông không thể vờ như chuyện đó đã qua. Nó sẽ không đi tới đâu cả. Con trai ông đã chết. Và điều đó có liên quan tới vụ ‘tai nạn’ ở Greenwich, phải vậy không? Tại sao AJ bị gϊếŧ?”

“Cút đi, để cho tôi yên.” - Pappy Raymond đẩy mạnh tay Hauck. Hauck nhận thấy rằng Pappy đã say.

“Tôi đang tìm cách giải quyết vụ án mạng của con trai ông, ông Raymond. Và tôi sẽ làm việc đó dẫu ông có giúp tôi hay không. Tại sao ông không đơn giản chuyện đó đi bằng cách nói cho tôi biết ông đã phát hiện ra những chuyện gì?”

Hauck càng nói, cơn giận dữ càng trở nên dữ dằn hơn trong mắt Raymond. - “Cậu không nghe tôi nói phải không, con trai?” - Pappy dúi ly bia vào ngực Hauck. - “Tôi không muốn sự giúp đỡ của cậu. Tôi không cần. Cút khỏi đây và về nhà đi.”

Hauck nắm lấy tay Pappy: - “Tôi không phải là kẻ thù của ông. Để cho con trai mình phải chết vì mình ở một nơi xa xôi như vậy mà không làm điều gì mới là giúp cho kẻ thù của ông. Những con tàu đó đã làm chuyện man trá. Chúng rỗng không phải vậy không? Có một sự gian dối nào đó đang xảy ra. Đó là lý do tại sao AJ bị gϊếŧ. Không có ‘tai nạn nào’ cả. Tôi biết điều đó - ông cũng biết điều đó. Và tôi sẽ không từ bỏ. Nếu ông không nói với tôi thì sẽ có người khác cho tôi biết. Tôi sẽ dựng lều ngay trước bãi cỏ nhà ông để đợi cho đến khi nào tôi biết được toàn bộ sự thật.”

Cả quán bar bỗng nhiên ồ lên. - “Pappy!” - Một người bạn của Raymond gọi to. - “Wade vừa mới ghi ba điểm. Chúng ta còn thua sáu điểm.”

“Đây là lần cuối cùng tôi nói với cậu.” - Pappy gườm mắt nhìn Hauck. Ánh mắt như đốt cháy mắt Hauck. - “Đi về đi.”

“Không.” - Hauck lắc đầu. - “Không bao giờ.”

Ngay lúc đó, Pappy giơ tay đấm thẳng về phía Hauck. Đó là một cú đấm mạnh, nắm đấm Pappy trượt qua vai một người đàn ông đứng gần, nhưng cú đấm của người đàn ông thành thạo với nắm đấm của mình đã làm Hauck bất ngờ và giáng vào một bên mặt anh. Cốc bia bắn khỏi tay Hauck, vỡ tan dưới sàn nhà, bia đổ lênh láng.

Tất cả mọi người xúm quanh hai người, kêu lên. Ôi trời...!

“Cậu muốn gì ở tôi, thưa quý cậu?” - Pappy túm cổ áo Hauck, nắm đấm lại đưa lên. - “Cậu hãy biến về cái nơi quái quỷ nào cậu đến và để mọi chuyện ở đây tan vào quên lãng được không? Cậu muốn làm anh hùng ư, muốn giải quyết tội ác của người khác ư? Hãy để cho gia đình tôi được yên.”

“Tại sao ông lại bảo vệ những kẻ đó? Dầu là ai thì họ cũng là những người gϊếŧ chết con trai ông.”

Mặt Pappy chỉ cách Hauck vài phân, mùi bia và mùi của giận dữ trùm lên người ông. Pappy lại giơ nắm đấm.

“Tại sao? - Hauck nhìn Pappy chằm chằm. - “Tại sao...?”

“Vì tôi còn có những đứa con khác.” - Pappy đáp lại, đau đớn cháy lên trong mắt ông. Nắm tay ông lưỡng lự. - “Cậu không hiểu điều đó sao? Và chúng cũng có những đứa con của chúng.”

Đột nhiên cơn thịnh nộ trong đôi mắt ông không còn nữa. Trong tròng mắt nóng bỏng, run rẩy chỉ còn lại một điều gì đó rất khác, đó là nỗi vô vọng. Đó là nỗi tuyệt vọng của một người bị kẹt trong bẫy không còn biết chạy đi đâu. “Cậu không biết đâu.” - Pappy nhìn Hauck chăm chăm, nắm đấm hạ xuống, tay kia rời khỏi cổ áo Hauck. - “Cậu không biết được đâu...”

“Tôi biết.” - Hauck nhìn thẳng vào mắt người đàn ông đối diện. - “Tôi biết chính xác cảm giác đó như thế nào. Tôi cũng đã mất một đứa con.”

Hauck ấn vào tay Pappy một vật khi vài người bạn của ông cuối cùng cũng tới bên họ, kéo Pappy đi và nói rằng ông đã uống quá nhiều, và hứa sẽ mua đền cho Hauck một cốc bia khác. Họ kéo Pappy trở lại phía quầy bar lúc trước ông ngồi, giữa đám khói thuốc và những tiếng la hét, khuôn mặt ông đỏ bừng vì rượu và vì những suy nghĩ rời rạc.

Chán nản, Pappy thả lỏng nắm tay, mắt trừng trừng nhìn về phía trước. Rồi ông quay lại nhìn về phía Hauck. Lần này với nỗi tuyệt vọng, ánh mắt ông nói với Hauck: Làm ơn hãy về đi.

Chú Thích:

1 Bass ale: một loại bia của AnhChương 41"Mẹ ơi? ” Samantha gõ cửa phòng ngủ.

Karen quay người lại hỏi: “Sao đó con?”

Karen đang nằm trên giường xem ti-vi nhưng cô thậm chí cũng chẳng biết mình đang xem cái gì. Chuyến đi tới Greenwich đã giáng cho cô một đòn chí mạng - Jonathan đã chết. Chết trong một tai nạn do chiếc ô tô chạy từ trên đồi xuống trong khi anh đang đạp xe về nhà. Anh ấy còn có cả một gia đình với hai đứa con. Và giống như cậu thanh niên đã biến mất cùng một ngày với Charlie, trong người có mẩu giấy mang tên Charlie, Jonathan cũng chết trong một tai nạn. Kẻ gây tai nạn cũng bỏ chạy. Nếu không có ý định tìm gặp Jonathan, cô sẽ chẳng bao giờ biết được chuyện gì đã xảy ra.

Samantha ngồi xuống bên giường: “Có chuyện gì đang xảy ra vậy mẹ?”

Karen vặn nhỏ tiếng ti-vi: “Ý con là sao?”

“Mẹ, đừng mà, bọn con không phải trẻ con nữa. Mẹ đã không còn là mẹ trong hơn một tuần trở lại đây. Không cần phải có chứng chỉ y khoa mới nhận ra rằng mẹ không hề bị cảm cúm. Chắc chắn có chuyện gì đó đã xảy ra. Mẹ có sao không?”

"Chắc chắn rồi. Mẹ không sao mà.” — Karen hiểu rằng tuy nói vậy nhưng gương mặt cô lại biểu lộ điều ngược lại. Làm sao cô có thể nói chuyện này cho con gái mình được đây chứ?

Sam nhìn mẹ chăm chú: - “Con không tin. Mẹ nhìn mà xem. Nhiều ngày rồi mẹ không hề ra khỏi nhà. Mẹ cũng không ra ngoài đi làm hay đi tập yoga. Trông mẹ xanh xao như một cái bóng. Mẹ đang giấu chúng con chuyện gì đó. Chuyện đó có quan trọng không. Mẹ không ốm, đúng không ạ?”

"Không, con à." - Karen nắm lấy tay con gái. - “Mẹ không ốm. Mẹ hứa đấy.”

"Vậy thì chuyện đó là gì?”

Cô có thể nói được gì đây? Rằng những tình tiết đang bắt đầu lắp ghép lại và nó thực sự làm cô hoảng sợ sao? Rằng cô đã nhìn thấy chồng mình sau khi người ta cho rằng anh đã chết? rằng cô đã phát hiện ra hộ chiếu giả và cả tiền nữa? Rằng có thể Charlie đã và đang làm chuyện gì đó bất hợp pháp? Rằng hai người có thể đem lại chút ánh sáng cho chuyện này cuối cùng đều đã chết? Làm sao cô có thể lôi lũ trẻ vào câu chuyện thật rằng cha chúng đã lừa dối chúng bằng cách thức hết sức ghê tởm? Karen tự hỏi mình. Làm sao cô có thể để cho nỗi đau này động tới những người mà cô yêu thương kia chứ?

"Mẹ có bầu chăng?" - Sam thúc giục với nụ cười ngượng ngập.

"Không." - Karen mỉm cười lại. - “Mẹ không thể có bầu được." - Và nước mắt dâng lên nhòa đi trong mắt cô.

“Mẹ buồn vì con đi học đại học sao? Nếu thế, con sẽ không đi nữa. Con có thể đi học ở nơi nào đó trong thành phố này. Con sẽ ở lại đây với mẹ và Alex..."

"Ôi, Samantha.” - Karen kéo con lại gần và ôm chặt. - “Mẹ sẽ không bao giờ làm vậy với con. Mẹ tự hào vì con, con à. Con

đã trải qua những khó khăn đó. Mẹ biết là thật sự khó khăn con mới đặt được điều đó. Mẹ tự hào vì hai con. Các con có cuộc sống của riêng mình. Những gì xảy đến với bố các con cũng không thể làm thay đổi được điều đó.”

“Vậy thì chuyện đó là gì hả mẹ?” - Sam co đầu gối: - “Con đã nhìn thấy viên thanh tra ấy đến nhà mình tối hôm đó. Viên thanh tra từ Greenwich ấy. Cả hai đã ra đứng dưới mưa. Mẹ, mẹ có thể nói cho con được mà. Mẹ luôn muốn con phải thành thực, giờ mẹ cũng phải thế chứ.”

“Mẹ biết.” - Karen nói. Cô vuốt lọn tóc đang che mắt Sam. - “Mẹ đã luôn yêu cầu các con phải trung thực, và các con đã làm như mẹ nói, phải vậy không nào?”

“Gần như là như vậy.” - Samantha nhún vai: - “Con cũng có giữ một vài bí mật cho riêng mình."

“Vậy thôi.” Karen mỉm cười, nhìn thẳng vào mắt cô con gái. - "Đó là tất cả những gì mẹ có thể yêu cầu ở các con, phải vậy không?”

Samantha mỉm cười đáp lại.

“Mẹ biết là mẹ cũng phải vậy, Sam à. Nhưng mẹ không thể nói cho con được. Chưa phải lúc này. Mẹ xin lỗi. Có những điều..."

“Chuyện có liên quan đến bố, phải không? Con đã thấy mẹ lục tìm điều gì đó trong đống đồ của bố.”

“Sam, con phải tin mẹ chứ. Mẹ không thể!”

“Con biết bố yêu mẹ.” - Mắt Samantha sáng bừng lên. - “Bố yêu tất cả chúng ta. Con chỉ mong sau này mình may mắn tìm được người nào đó yêu con như vậy.”

“ Ừ, con yêu à.” - Karen ôm chặt con gái. Nước mắt chảy tràn xuống hai bên má. - “Mẹ biết, con à, mẹ biết!” - Rồi Karen bỗng ngừng bặt giữa câu nói. Có điều gì đó không ổn lướt qua tâm trí cô. Vợ Lauer nói rằng Jonathan được chỉ định làm chứng liên quan đến công ty Harbor vào đúng tuần lễ anh bị sát hại. Saul Lennick chắc phải biết chuyện đó. Để tôi lo chuyện này, Karen... Ông ta đã không hề nói gì thêm với Karen nữa.

Và đột nhiên Karen tự hỏi, Ông ta có biết chuyện này không? Lennick có biết rằng Charlie vẫn còn sống hay không?

“ Ừ, con à..- Karen vuốt tóc con gái - “Mẹ cầu mong cho con tìm được người con mong đợi.”Chương 42Saul Lennick đứng đợi trên cầu Charles tại Prague nhìn sang sông Vltava. Chiếc cầu tràn ngập du khách cùng khách bộ hành qua lại. Nhiều họa sĩ ngồi trước khung giá vẽ lưu giữ lại khung cảnh. Các nghệ sĩ vi-ô-lông say sưa chơi nhạc của Dvorak và Smetana (1). Mùa xuân đã đến, đem lại một không gian và tâm trạng đầy chất lễ hội cho thành phố. Ông đưa mắt nhìn chóp nhọn thiết kế kiểu Gô-tích của tòa Pháo đài Thánh Vitus và Prague. Chỗ này là một trong những điểm ngắm cảnh mà ông yêu thích.

Ba người trong trang phục công sở bước lên nhịp cầu từ lối Linhart Ulice, họ ngừng lại một chút dưới tòa tháp phía đông. Người đàn ông có mái tóc hung, khoác áo choàng, đội mũ nâu và mang một cặp kính gọng kim loại mỏng, khuôn mặt ánh lên nét hồng hào và vui vẻ bước về phía trước, tay xách một chiếc va-li kim loại. Hai người còn lại đứng lùi về phía sau vài bước chân.

Lennick biết rất rõ người đàn ông này. Johann-Pieter Fichte là người Đức. Fichte làm việc cho một vài phòng kinh doanh ngân hàng của tập đoàn tín dụng Suisse và ngân hàng Bundesbank. Fichte đã tốt nghiệp tiến sỹ kinh tế tại trường đại học Basel. Giờ ông là một ông chủ ngân hàng tư nhân, phục vụ cho giới tài phiệt cao cấp nhất. Fichte cũng được biết đến với vai trò đại diện cho những người làm ăn thiếu đứng đắn nhất trên thế giới.

Công việc của Fichte là “buôn tiền.” Fichte có một kỹ xảo đặc biệt là biến bất động sản lớn ở bất cứ nơi nào trên thế giới thành bất cứ hình thức nào khác như tiền, đá quý, vũ khí - thậm chí đôi khi là ma túy - cho tới khi chúng trở thành một khoản tiền hoàn toàn khác và hoàn toàn sạch sẽ có thể dùng vào việc đầu tư. Fichte thực hiện công việc này thông qua một mạng lưới buôn tiền gồm nhiều đầu mối và các công ty ma khác nhau, một mạng lưới phức tạp trải dài từ những góc tối nhất của thế giới ngầm cho tới các phòng họp của các hội đồng quản trị trên toàn thế giới. Trong số các khách hàng ít khi xuất hiện của Fichte có các giáo sĩ Irắc và các viên chỉ huy quân sự Ápganistan, những kẻ đang đυ.c khoét các khoản đầu tư của Mỹ vào nước này; một bộ trưởng dầu mỏ của Kazắcstan, anh em họ của tổng thống, người đã rút ruột đến một phần mười lượng dầu mỏ dự trữ của nước này; một số ông lớn chính trị Nga với công việc làm ăn chính là ma túy và gái điếm; thậm chí còn có các nhóm các-ten (2) ma túy từ Côlômbia.

Fichte đưa tay vẫy và len qua đám đông đi tới. Hai người cộng sự mà Lennick cho là hai vệ sĩ đi phía sau Fichte vài bước. "Saul!” - Fichte gọi, nhìn Lennick cười tươi, đặt chiếc va-li dưới chân Lennick. - “Gặp ông lúc nào cũng rất vui. Cái này là dành cho ông vì đã vất vả đi cả một quãng đường dài đến đây.”

"Đó chỉ là giá dịch vụ thôi mà.” - Lennick cười, bắt tay người chủ nhà băng.

“Đúng vậy, chúng ta chỉ là những gã chạy việc vặt được trả lương cao và cũng chỉ là những nhân viên kế toán cho những gã nhà giàu mà thôi.” - Fichte nhún vai - “Lúc nào cũng phải sẵn sàng khi những kẻ giàu có đó vẫy tay hoặc gọi tới. Bà vợ đáng yêu của ông dạo này thế nào? Con gái ông cũng khỏe chứ hả? Nó còn ở Boston hay không? Đó đúng là một thành phố tuyệt đẹp.”

“Mọi thứ đều ổn, Johann à. Cảm ơn ông đã hỏi thăm. Chúng ta bàn công việc được chưa?”

“À, công việc.” - Fichte thở dài, quay mặt ra phía sông. - "Đúng là phong cách Mỹ... Thiếu tướng Mubuto gửi lời hỏi thăm ông.”

“Rất hân hạnh.” - Lennick vờ vịt. - “Cũng nhờ ông gửi lời hỏi thăm thiếu tướng hộ tôi được chứ?”

"Tất nhiên rồi.” - Fichte cười hết cỡ. Sau đó, Fichte hạ giọng, mắt vẫn nhìn về phía trước như thể đang nhìn theo dấu của một con chim ở nơi xa xăm nào đó vừa mới đáp xuống Vltana. Fichte dẫn giải: “Số tiền đó sẽ được chuyển tới làm bốn lần khác nhau. Lần chuyển đầu tiên đã ở dạng tài khoản của ngân hàng Zurich, sẵn sàng được chuyển tới bất cứ nơi nào mà ông muốn trên thế giới. Khoản thứ hai hiện đang được giữ ở ngân hàng BalticBank ở Estonia, số tiền này được gửi vào dưới dạng vốn trả chậm làm nhân đạo được dùng để tài trợ cho Liên hiệp quốc chuyên chở lương thực tới những vùng dân cư khó khăn ở Đông Phi."

Lennick mỉm cười. Những câu nói của Fichte luôn có một nét mỉa mai sâu sắc.

“Tôi nghĩ ông sẽ thông cảm với chuyện đó. Lượt chuyển tiền thứ ba hiện đang được tiến hành không phải dưới dạng tiền mặt. Đó là các thiết bị quân sự. Tôi được biết một phần trong số đó là của ông. Nó sẽ rời Mỹ trong tuần này. Thiếu tướng luôn nhắc phải đúng thời gian.”

“Sao phải vội vàng như vậy?”

“Việc chưa ngã ngũ về tình trạng leo thang quân sự ở Êtiôpia gần biên giới Suđăng đủ để hiểu rằng Thiếu tướng và gia đình có thể bị buộc phải rời khỏi nước bất cứ lúc nào.” - Fichte nháy mắt.

“Tôi sẽ chịu trách nhiệm, không để các khoản tiền nhàn rỗi quá lâu.” - Lennick hứa với nụ cười trên môi.

“Rất cảm ơn ông về điều đó.” - Ông chủ ngân hàng người Đức cúi người. Giọng Fichte lại trở về với công việc. - “Như đã thỏa thuận, mỗi phần tiền được chuyển sẽ có giá trị bằng hai trăm năm triệu ơrô.

Tất cả là hơn một tỷ đô la. Ngay cả Lennick cũng phải thấy ngạc nhiên. Ông tự hỏi không biết đã có bao nhiêu cái đầu phải rơi và bao nhiêu cơ đồ phải sụp đổ để có được số tiền đó.

Fichte tiếp tục: “Tôi nghĩ thỏa thuận chung đã được chúng ta bàn xong."

"Tổng hợp các loại sản phẩm là tương đối đa dạng và hoàn toàn minh bạch.” - Lennick đáp lời - “Bao gồm các tài sản cầm cố ở Mỹ và trên toàn thế giới, các tập đoàn liên minh bất động sản, quỹ hợp tác. Hai mươi phần trăm sẽ được giữ lại làm quỹ cầm cố riêng của chúng tôi. Như ông đã biết, trung bình chúng tôi có thể nhận được tới hai mươi hai phẩy năm phần trăm thù lao đầu tư trong vòng bảy năm qua, tất nhiên đó là mức ổn định trong các trường hợp biến động không tính trước được.”

"Biến động... " - Fichte gật đầu, ánh mắt thân thiện của ông ta bỗng tối đi. - “Tôi nghĩ là ông đang nói đến cái công ty năng lượng đã phá sản hồi năm ngoái. Tôi hy vọng là sẽ không phải tiếp tục nhìn thấy nỗi thất vọng của khách hàng của tôi qua vụ đó, đuợc chứ Saul?”

“Như tôi đã nói” - Lennick nuốt nước bọt, cố định huớng lại chủ đề câu chuyện - “đó là một sự biến động không lường trước được mà Johann. Chuyện này sẽ không bao giờ xảy ra lần thứ hai.”

Thật ra thì với lượng vốn hiện có trên thế giới hiện nay, Lennick đã biết cách kiếm tiền ở tất cả môi trường thị trường nào có thể nghĩ ra được. Ngay cả trong những thời điểm nền kinh tế phát triển mạnh hay khi trì trệ. Dẫu thị trường đang phát triển tốt hay xấu. Thậm chí ngay cả sau các hoạt động khủng bố. Tâm lý sợ hãi sau ngày 11 tháng 9 sẽ không bao giờ còn lặp lại nữa. Nhưng Lennick đã đầu tư hàng tỷ đô la vào tất cả các khoản phân bố dự toán kinh tế, không quan tâm tới thói đỏng đảnh của việc ai được ai mất. Xu hướng và việc thay đổi trong địa vị chính trị ngày nay đơn thuần chỉ là những giai đoạn ngắt quãng của quá trình chuyển giao vốn trên phạm vì toàn cầu. Đúng vậy, trước đây đã luôn tồn tại những hoạt động như kiểu Charlie, đánh cược với giá dầu một cách bướng bỉnh và không có cách nào có thể che dấu được dấu vết khi tụt dốc. Nhưng nằm phía sau cái đó, tất cả những gì phải làm là xem xét những quỹ đầu tư khổng lồ của Ả-rập Xê-Út và Cô- oét, những nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới, đang tự bảo đảm an toàn cho công việc kinh doanh của mình bằng việc mua tất cả các cánh đồng mía trên thế giới từ đó có thể sản xuất được nhiên liệu ê-ta-non.

Đó là bộ máy gia tăng tiền vốn lớn nhất trên thế giới.

“Chuyện đó không làm ông bạn khó chịu chứ?” - Fichte đột ngột hỏi - “Ông là Do Thái đúng không nào, tuy vậy ông cũng biết rằng số tiền ông nhận thường rơi vào tay của một số nhóm lợi ích không hề tỏ ra thân thiện với chủng tộc của ông."

“Đúng vậy, tôi là người Do Thái.” - Lennick nhìn Fichte nhún vai. - “Nhưng đã từ lâu rồi tôi hiểu một điều, đó là tiền không mang tính chủng tộc, nó hoàn toàn trung tính, Johann à.”

“Đúng, tiền đứng giữa tất cả.” - Fichte đồng tình. - “Tuy vậy, sự kiên nhẫn của khách hàng thì không vậy.” - Giọng Fichte trở nên sắc lạnh - “Việc nửa tỷ tiền vốn của họ biến mất không hề khiến họ dễ chịu và ngồi yên được, Saul ạ. Họ bảo tôi nhắc lại cho ông biết điều đó - ông có hai đứa cháu ở Boston, phải vậy không nhỉ?” - Fichte đưa mắt nhìn thẳng Lennick. - “Một đứa lên hai và một đứa lên bốn?”

Máu như dồn lên trên mặt Lennick.

“Tôi được yêu cầu phải hỏi thăm tình hình sức khỏe của chúng, Saul à. Hy vọng là chúng vẫn ổn. Chỉ là một cách quan tâm từ những người tôi làm thuê cho họ thôi mà. Đừng có nghĩ ngợi làm gì nhiều. Tuy nhiên...” - Nụ cười quay trở lại trên khuôn mặt Fichte, ông ta ân cần vỗ vỗ tay Lennick. - “cũng là một sự động viên để ông - nói sao nhỉ? - giữ cho cái biến động của mình ở mức thấp nhất, được chứ?”

Mồ hôi lạnh túa ra sau lưng trong chiếc áo sơ mi sọc nhỏ hiệu Brioni giá sáu trăm đôla của Lennick.

‘'Người của ông đã làm mất một lượng tiền không nhỏ của chúng tôi," - Fichte nói. - “Ông cũng không cần phải lấy làm ngạc nhiên đến vậy. Ông hiểu mình đang chơi với ai. Không ai đuợc phép đứng ngoài vòng trách nhiệm, ông bạn ạ - ngay cả khi đó là ông. ”

Fichte chụp mũ lên đầu.

Lennick thấy ngực mình như bị ai siết chặt. Hai lòng bàn tay bỗng nhiên túa mồ hôi trong khi đang nắm chặt lấy lan can thành cầu. Lennick gật đầu. - “Ông nói khoản tiền được giao làm bốn lần. Mỗi phần là hai trăm năm mươi triệu ơrô. Nhưng ông mới nhắc đến ba phần.”

"À, phần thứ tư... ” - Fichte mỉm cười, vỗ mạnh vào lưng Lennick, đưa mắt nhìn chiếc va-li kim loại đang đặt dưới chân. “Tôi sẽ chuyển cho ông ngay trong hôm nay. Là trái phiếu vô danh. Người của tôi sẽ rất hân hạnh được hộ tống ông đến bất cứ nơi nào ông muốn cất giữ phần tiền này.”

Chú Thích:

1 Dvorak và Smetana: Hai nhà soạn nhạc người Séc

2 Các-ten: (Cartel) thuật ngữ kinh tế chỉ một nhóm các nhà sản xuất hợp tác với nhau để thống nhất giá cả, tiếp thị và sản xuất hàng hóa.Chương 43Sáng hôm sau, vết sưng trên mặt Hauck đã giảm đi đôi chút. Anh đóng gói đồ đạc, sẵn sàng để vài phút sau là có thể thanh toán và rời khỏi khách sạn. Không cần thiết phải gây thêm áp lực lên lão Raymond già nua nữa. Anh có nhiều cách khác để tìm ra điều anh thực sự muốn biết. Anh liếc nhìn đồng hồ, chuyến bay cất cánh lúc mười giờ sáng.

Khi Hauck mở cửa để rời khỏi khách sạn thì thấy Pappy Raymond đang đứng dựa vào hàng rào chắn phía ngoài. Mặt mũi ông ta phờ phạc, mắt đỏ vằn và lộ rõ nét u buồn. Trông như thể đêm qua ông đã phải ngủ ngoài đường, hoặc như thể ông đã đánh nhau với lũ chồn đêm và kẻ chiến thắng không phải là ông vậy!

“Mắt thế nào rồi?” - Pappy nhìn Hauck hỏi. Trong giọng nói có thể nhận thấy lời xin lỗi.

“Vẫn hoạt động bình thường mà.” - Hauck nhún vai, đưa tay xoa bên mặt bị sưng - “Tôi vẫn thấy bực mình vì mất cốc bia hơn.”

“ Ừ.” - Pappy mỉm cười ngượng ngập. - “Tôi nợ cậu một cốc bia rồi." - Màu xanh ánh lên trong đôi mắt với hai túi nuớc treo nặng bên dưới. - “Cậu đang chuẩn bị về sao?”

“Không hiểu sao tôi cảm thấy ông thích điều đó.”

“ Ừm.” - Pappy khịt mũi - “Làm sao tôi lại để cậu có ý nghĩ đó được nhỉ?”

Hauck đặt hành lý xuống, chờ đợi.

“Cả cuộc đời mình tôi đã là một thằng ngốc." - Cuối cùng Pappy lên tiếng. Ông nhích người khỏi thành rào. - “Bướng bỉnh tới mức không thể hơn được nữa, vấn đề là phải đến lúc già như thế này rồi tôi mới nhận ra điều đó. Nhưng đã quá muộn.”

Pappy lấy từ trong túi chiếc áo liền quần bảo hộ lao động của mình ra mẩu vé xem đội Orange Bowl thi đấu, mà Hauck đã đặt vào tay Pappy tối hôm trước, rồi bặm môi nói: - “Chúng tôi đã chạy xe cả ngày hôm đó để tới xem trận đấu. Có lẽ đó là trận bóng con trai tôi quan tâm hơn cả. Đối với nó là vậy. Seminoles luôn là đội bóng ưa thích của nó.” - Pappy gãi đầu, đôi mắt bỗng trở nên sáng rực. - “Có lẽ tôi phải cảm ơn cậu. Tôi nhớ là tối hôm qua cậu có nói...”

“Con gái tôi lên bốn tuổi.” - Hauck nhìn thẳng vào mắt Pappy. - “Nó bị chính xe của chúng tôi chèn phải, ở ngay trong đường vào nhà tôi. Cách đây đã năm năm rồi. Tôi là người lái xe. Tôi đã nghĩ rằng mình nên đỗ xe ở bãi đỗ. Sau khi nỗi đau dịu đi, cay đắng là điều tôi luôn cảm nhận. Vợ cũ của tôi cũng chưa thể nhìn thẳng vào mắt tôi mà không nghĩ tới tai nạn đó. Vì vậy tôi hiểu... Đó là tất cả những gì tôi muốn nói.”

“Nỗi đau không bao giờ chịu rời bỏ ta, phải vậy không?” - Ravmond đổi chân.

Hauck lắc đầu: - “Không bao giờ.”

Raymond thở dài: - “Tôi đã gặp mấy con tàu khốn kiếp đó vào cảng ba, bốn lần. Từ Venezuela, từ Philippines, từ Trinidad. Hai lần trong số đó chính tôi là người kéo chúng vào cảng. Ngay cả một kẻ điên cũng có thể nhìn ra rằng mấy con tàu đó nổi quá cao so với mặt nước. Chúng chẳng chở chút dầu nào cả. Tôi thậm chí đã có lần còn lẻn vào trong mấy khoang chở hàng của chúng.” - Pappy lắc đầu. - “Sạch như chùi. Những gì họ đang làm là không hề đúng..."

Hauck hỏi: - “Và ông báo điều đó lại với cấp trên của mình chứ?"

“Cấp trên của tôi, quản lý cảng, cả những người bên hải quan... Không có thuế đánh vào lượng dầu, vậy thì họ quan tâm tới cái quái quỷ gì kia chứ? Người ta cũng không nói ai là người được chi trả trong vụ này. Tôi vẫn tiếp tục ý kiến, người ta bảo: 'Ông cứ việc đưa chúng vào cảng, neo chúng lại. Đừng có làm ầm chuyện này lên,' Nhưng tôi vẫn làm ầm lên. Và rồi tôi nhận được cuộc gọi này."

'‘Cuộc điện thoại yêu cầu ông không khuấy vụ này lên?”

Pappy gật đầu. - " 'Đừng có làm cho biển khơi dậy sóng. Ông không biết những con sóng đó sẽ đổ xuống nơi nào đâu.' Và cuối cùng thì có kẻ đến gặp tôi.”

“Ông còn nhớ người đó chứ?”

“Tôi gặp hắn ở quán bar, cũng như cậu hôm qua. Hàm vuông, tóc đen và để ria. Loại khốn mà khi gặp ai cũng cảm thấy rằng hắn sẽ đem lại rắc rối cho mình. Hắn nhắc đến AJ đang ở miền Bắc. Thậm chí hắn còn cho tôi xem ảnh của AJ chụp với một cô gái và một đứa bé con. Tôi hiểu hắn muốn nói gì. Nhưng tôi vẫn không bỏ cuộc. Tôi đã gọi cho người phóng viên tôi quen và bảo rằng tôi sẽ tìm kiếm bằng chứng cho cậu ta. Đó là khi tôi lên tàu. Và rồi một tuần sau thì chúng gửi cho tôi cái này.”

Pappy đưa tay vào túi chiếc quần bảo hộ màu xanh hải quân ông thường mặc khi đi làm để lấy chiếc điện thoại di động của mình, bật máy tìm cho tới khi thấy cuộc gọi được lưu lại trên máy đó. Ông đưa cho Hauck.

Đó là một bức hình chụp AJ nằm chết trên đường. Hauck thở hắt ra.

Pappy chỉ: “Cậu thấy chúng viết gì cho tôi không?”

XEM ĐÃ CHƯA?

Hiểu ra sự việc và cùng với đó là cơn thịnh nộ khiến ngực Hauck như thắt lại. - “Ai đã gửi cho ông tấm hình này?”

Pappy lắc đầu. - “Tôi không biết.”

“ Ông có gửi tấm hình này cho cảnh sát không?”

Lại một cái lắc đầu: “Bọn chúng đã thắng. Không, tôi không gửi.”

“Tôi có thể gửi bức hình này sang máy tôi được không?”

“Cậu cứ gửi đi. Tôi không còn thờ ơ như trước nữa. Giờ nó là của cậu.”

Hauck bấm gửi bức hình và cảm nhận máy mình rung lên khi nhận được tin nhắn.

"Nó là người tốt, con trai ạ.” - Pappy nhìn Hauck. - “Nó thích lướt sóng và đi câu cá. Thích ô-tô nữa. Nó chẳng bao giờ làm đau cả đến một con ruồi. Nó không đáng phải chết như vậy..."

Hauck đưa trả điện thoại cho Pappy và tiến lại đứng bên Pappy trước thành rào: “Những kẻ đó, chính chúng là kẻ đã gây ra cái chết cho AJ chứ không phải là ông. Ông chỉ tìm cách làm những gì ông cho là đúng mà thôi.”

Pappy nhin Hauck chăm chăm: “Tại sao cậu lại làm tất cả những việc này? Cậu cũng chưa bao giờ cho tôi xem phù hiệu cảnh sát của cậu. Cậu làm chuyện này không thể chỉ vì AJ được.”

“Con gái tôi.” - Hauck nhún vai đáp lời. - “Nó cũng có mái tóc màu đỏ.”

“Vậy chúng ta giống nhau.” - Pappy mỉm cười - “Kiểu như vậy. Tôi đã sai rồi trung úy ạ, sai trong cách đối xử với cậu. Tôi sợ cho Pete và Walker, thằng con nữa của tôi, lo sợ cho gia đình hai đứa nó. Sợ khi phải lôi tất cả chuyện này ra. Nhưng cậu đã tìm được chúng. Cậu đã lần ra được những kẻ khốn nạn đã gϊếŧ chết con trai tôi. Tôi không biết chúng làm thế vì lý do gì. Tôi không biết chúng đang bảo vệ cho chuyện gì. Nhưng dẫu đó có là gì thì điều đó cũng không xứng. Cậu đã lần ra chúng, cậu nghe không? Dẫu điều này có dẫn đến đâu. Và khi cậu làm chuyện này” - Pappy nháy mắt, một tia sáng mơ hồ, le lói trong mắt ông - “Cậu phải nghĩ đến việc quẳng chúng vào tù đấy, cậu hiểu không?”

Hauck mỉm cười. Anh bóp mạnh cánh tay người đàn ông già nua: “Vậy cái tên đó là gì?”

Pappy nheo mắt: “'Tên nào?”

“Tên của con tàu?” - Hauck hỏi.

“Nó mang một cái tên Hy Lạp.” - Pappy khịt mũi - “Tôi đã tra tìm từ đó. Tên một vị nữ thần của thế giới ngầm. Tên nó là Persephone."Chương 44Vito Collucci có thể tìm thấy bất cứ thứ gì miễn là thứ đó có liên quan tới tiền bạc. Anh kiếm sống bằng nghề kế toán pháp lý, phát hiện những tài sản bí mật của những ông chồng đàng điếm theo yêu cầu của các bà vợ, và cả những khoản lợi nhuận bí mật của các công ty lớn đang tìm cách tránh các vụ kiện có nhiều nguyên đơn. Trước khi mở phòng luật, anh đã từng làm thanh tra cho cảnh sát Stamford trong mười lăm năm. Chính ở đó Hauck đã quen với Vito.

Vito Collucci vẫn thích nói rằng anh có thể phát hiện ra được con nào kém chất lượng ở ngân hàng t*ng trùng.

“Vito, tớ cần sự giúp đỡ của cậu.” - Hauck gọi điện cho Vito khi đang trên đường ra sân bay ở Pensacola.

Hiện Vito đang điều hành một công ty có quy mô tương đối lớn. Anh là “chuyên gia khách mời” của MSNBC (1), nhưng anh cũng không bao giờ quên được Hauck đã gửi cho anh nhiều vụ khi anh mới bắt đầu mở công ty.

“Khi nào cậu cần?" - Vito hỏi. Khi Hauck gọi, Vito hiểu vấn đề bao giờ cũng có liên quan tới thông tin. Đó là những thông tin bao giờ cũng rất khó tìm.

“Ngay hôm nay,” - Hauck nói. - “Có thể là ngày mai nếu cậu bận.”

“Hôm nay được mà.”

Hauck hạ cánh vào lúc hai giờ, lấy chiếc Bronco anh gửi ở sân bay La Guardia. Khi đi qua Greenwich tới Stamford, cách sở cảnh sát một dặm, anh bỗng nhận ra rằng mình đang dấn sâu vào một việc nằm ngoài phạm vi luật pháp hơn là anh muốn. Anh định gọi cho Karen Friedman, nhưng lại quyết định hoãn lại. Anh đang có một tin nhắn trên điện thoại.

Vẫn ở chỗ cũ. Vito. Ba giờ chiều có thể gặp nhau.

Chỗ cũ là Quán ăn và Nhà hàng pi-za Stamford, một nơi rất bình thường mà cánh cảnh sát thường lui tới, ở đường Main, đi qua trung tâm kinh doanh của thành phố, gần biên giới với Darien.

Vito đã có mặt ở điểm hẹn. Anh đang ngồi bên chiếc bàn dài phủ khăn ca-rô. Vito có dáng người thấp, khuôn ngực vạm vỡ, cánh tay của một đô vật và mái tóc cứng đang chuyển sang màu muối tiêu. Trước mặt Vito đặt một đĩa mì ống, một bát rau diếp quăn và đậu trộn bánh gia vị.

“Tớ đã kiểm tra,” - Vito nói khi Hauck vừa bước tới, “nhưng cậu may mắn đấy, Ellie bắt tớ phải ăn cái món cô-let-xtê-rôn này đây.”

"Hiểu." - Hauck cười và ngồi xuống. Anh cũng gọi cùng một món như Vito. - “Cậu dạo này thế nào?”

“Khỏe.” - Vito đáp, - “Nhưng bận quá.”

“Trên ti-vi trông cậu nhỏ nhắn hơn.”

“Còn cậu thì có vẻ như chẳng già đi tí nào.” - Vito nói - “Ngoại trừ vết bầm kia. Ty, cậu phải hiểu rằng mình không còn có thể ẩu đả với bọn trẻ ranh được nữa chứ.”

“Tớ sẽ nhớ lời cậu.”

Vito đặt chiếc phong bì cỡ lớn trên mặt bàn. Anh đẩy nó về phía Hauck. - "Xem qua đi. Cho cậu xem tớ đã tìm thấy những gì đây."

Hauck chăm chú lật xem bên trong.

"Thông tin về con tàu thì dễ thôi. Tớ tìm thấy nó trên tạp chí Janes's. Persephone, đúng chứ?” - Vito dùng dĩa xiên vài miếng mì ống. - “Loại chở dầu lớp ULCC, được sản xuất ở Đức năm 1978, đã quá cũ. Cậu nghĩ sao, có lẽ quá cũ để có thể chịu được những chuyến vận tải đường biển, nhỉ?”

“Đi trong vịnh thì còn được.” - Hauck gật đầu. - “Nhưng vào cảng thì trông vẫn hơi tệ.” — Hauck đọc lướt qua một trang sao lại từ bộ hướng dẫn đường biển trong đó có hình một con tàu, tải trọng sáu mươi hai ngàn tấn.

“Con tàu này mấy năm gần đây được giao qua bán lại vài lần.” - Vito tiếp tục. - “Lần gần đây nhất nó được bán cho một công ty vận tải đường biển của Hy Lạp - tên là Hàng hải Argos. Cái này có khiến cậu liên hệ được tới điều gì không?”

Hauck lắc đầu.

"Tớ cũng không nghĩ là nó quan trọng, nhưng tớ vẫn tiếp tục. Tớ đã giả làm trợ lý của một luật sư của công ty này để tìm khoản bồi hoàn. Bốn năm vừa qua, công ty chết tiệt này được thuê lại bởi công ty thiết bị thăm dò dầu mỏ nào đó mà tớ không tìm được thông tin nào nữa. Công ty dầu lửa Dolphin.”

Hauck gãi đầu. - "Dolphin là ai?”

“Biết thì còn nói làm chi.” - Vito nhún vai - “Tin tớ đi, tớ đã kiểm tra rồi. Không có bất cứ thông tin nào về nó trên cơ sở dữ liệu các doanh nghiệp cả. Sau đó tớ tìm trên danh sách kinh doanh của các công ty thăm dò và phát triển dầu khí, nhưng cũng chẳng thấy cái tên nào như vậy. Nếu Dolphin là một công ty kinh doanh dầu lửa và khí đốt thì chắc chắn phải có rất nhiều thông tin trích dẫn.”

"Cậu nghĩ đó là một công ty thật sao?”

“Tớ đã nghĩ đúng như vậy.” - Vito đáp, đưa tay đẩy chiếc đĩa sang bên cạnh. - “Vì vậy, tớ vẫn tiếp tục tìm kiếm. Tớ thử tìm trong danh bạ điện thoại được niêm yết của các công ty ngoài nước. Cũng không có thông tin nào về công ty này ở châu Âu và châu Á. Tớ không hiểu tại sao một công ty không có chút thông tin nào trong ngành dầu khí lại đi thuê một con tàu chở dầu lớn như vậy? Cậu có đoán được không? Lật qua trang bên xem.”

Hauck lật sang trang.

Vito cười lớn. - “ Ở ngoài đảo Tortola ấy - Quần đảo Virgin của Anh... Cậu biết gì về nó nào - Công ty dầu lửa Dolphin khốn ấy!”

"Ở Tortola. ”

Vito gật đầu. - “Hiện có rất nhiều công ty được thành lập ở đó. Nó giống như một phiên bản thu nhỏ của Quần đảo Cá sấu (2). Tránh đuợc thuế, vốn đầu tư cũng không bị chính phủ Mỹ nhòm ngó. Tránh được cả sự kiểm soát của ủy ban Chứng khoán nữa, nếu các công ty này niêm yết công khai. Như những gì tớ được biết vì tớ mới chỉ có vài giờ đồng hồ tìm kiếm, Dolphin cơ bản chỉ là một công ty mẹ. Không có thu nhập hay lợi nhuận dưới bất cứ hình thức nào được chuyển tới công ty này. Không giao dịch, chỉ hoàn toàn là một cái vỏ. Ban quản trị có vẻ như chỉ là một nhóm các luật sư ngông cuồng ở đó. Cậu kiểm tra danh sách ban quản trị mà xem - đằng sau tất cả những cái tên trong đó đều có chữ Công ty trách nhiệm hữu hạn. Theo tớ biết thì nó cũng thuộc một công ty đầu tư có trụ sở ở đó. Công ty Hợp tác cổ đông Falcon.”

"Falcon... chưa bao giờ nghe nhắc đến cái tên này.” - Hauck lắc đầu.

"Cậu không thể nghe thấy tên nó được, Ty à. Đó là lý do tại sao nó lại nằm ở đó! Đó là một loại cổ đông đầu tư tư nhân. Hoặc ít nhất thì nó đã là như vậy. Quỹ đầu tư này đã bị giải thể và tài sản đã được phân phối lại cho các cổ đông hữu hạn của nó vào đầu năm nay. Mãi tớ mới phát hiện ra lý do tại sao. Tớ đã hy vọng tìm dược danh sách các cổ đông, nhưng thông tin đó là thông tin cá nhân - hoàn toàn không thể có được. Dẫu những người đó có là ai, thì giờ này có lẽ số tiền cũng đã trở về với nơi ban đầu của nó rồi.”

Hauck đọc lướt qua trang tổng hợp thông tin về công ty Falcon. Trong thâm tâm anh biết mình đang tiến gần tới đích. Dẫu người sở hữu công ty Dolphin có là ai thì người đó cũng đang che đậy một âm mưu tội ác nào đó. Họ đã sử dụng những con tàu chở dầu trống không, nhưng lại khai rằng chúng chở đầy dầu. Pappy đã phát hiện ra điều đó. Họ đã cố tìm cách để ông im miệng, nhưng dẫu bọn họ đang che dấu điều gì thì Pappy cũng không phải là người dễ đầu hàng, và kết cục là con trai ông đã phải chết. Với cái tin nhắn Xem đã chưa ấy. Dolphin đã dẫn anh tới Falcon.

Hauck cảm thấy mình đã tiến đến rất gần. Lông tay anh dựng đứng lên hy vọng. - “Chúng ta phải làm gì để tiếp cận được với Falcon đây, Vito?”

Vito nhìn Hauck chăm chú: - “Để làm gì hả Ty?”

“Làm gì à?”

Vito nhún vai. - “Lần đầu tiên kể từ lúc quen nhau cậu không nói thẳng với tớ. Thám tử của tớ cho biết cậu đang nghỉ phép.”

“Có lẽ thám tử của cậu cũng nói cho cậu biết lý do tại sao.”

“Lý do riêng tư, chấm hết. Một vụ nào đó đang ám ảnh cậu."

"Đó là một vụ gϊếŧ người, Vito à, không quan trọng là tớ đang cần tìm kiếm ai. Và nếu vụ này riêng tư đến vậy thì” - Hauck nhìn Vito, mỉm cười. - “Thì tớ đã gọi cho trang Mat (3) chứ không phải là cậu.”

Vito cười lớn: “Chỉ là nhắc cậu phải giữ mình trong giới hạn thôi. Hết.”

Vito lấy một mẩu giấy gập lại từ trong túi áo khoác đẩy qua bàn: “Falcon có là gì thì họ cũng muốn giữ bí mật. Ban quản trị cũng là những luật sư giống như Dolphin.”

Hauck đọc lướt qua mẩu giấy. Không có gì mới cả. Nhưng đến gần lắm rồi.

“Tuy nhiên còn một điều” - Vito nói thêm - “tớ đã nói là Falcon bao gồm một nhóm cổ đông hữu hạn, những cổ đông này muốn tên tuổi được giữ bí mật, nhưng tên cổ đông chính lại có trong danh mục, có trong thỏa thuận đầu tư, rất rõ ràng. Đó là công ty điều hành quỹ.”

Hauck lật sang trang. Ngay trên đó là một cái tên mà Vito đã đánh dấu bằng bút nhớ dòng màu vàng. Khi nhìn thấy cái tên, tim Hauck như ngừng lại, ngược hẳn với chính cái bước tiến lớn mà anh đã luôn tưởng tượng ra. Anh biết điều này sẽ dẫn mình đến đâu.

Công ty đầu tư Harbor. Cổ đông chính. Và Harbor chính là công ty của chồng Karen.

“Đó là thứ cậu đang kiếm chứ?” - Vito hỏi khi quan sát Hauck đọc ngấu nghiến mẩu giấy.

"Đúng, đấy đúng là thứ tớ cần tìm, Vito à!” - Hauck thở dài.

Chú thích:

1 MSNBC: Kênh truyền hình đặt tại Mỹ nổi tiếng về đưa tin giật gân, tin được nhiều người quan tâm.

2 Quần đảo Cá sấu (Cayman Islands): Quần đảo ở phía Tây Bắc biển Ca-ri-bê. thủ phủ là George Town.

3 Mat: trang web chuyên dành cho hẹn hò.Chương 45Người đàn ông lao vào làn nước xanh lam lóng lánh của khu eo biển Caribê vắng vẻ. Không một bóng người. Ngay cả cái tên cho hòn đảo này cũng không, hòn đảo cũng chẳng đủ để làm thành một chấm nhỏ trên bản đồ thế giới. Những âm thanh duy nhất người ta có thể nghe thấy ở đây là tiếng kêu của lũ chim, khi chúng lao lừ trên cao xuống mặt biển kiếm mồi. Người đàn ông quay nhìn bãi biển làm thành một vòng cát trắng hoàn hảo, gió uể oải lay những cây cọ.

Anh có thể tới bất cứ chỗ nào, bất cứ nơi nào trên thế giới này. Nhưng tại sao anh lại chọn nơi này?

Cách đó hai mươi yard, con thuyền của anh bồng bềnh trong làn thủy triều nhẹ lên. Với anh, có vẻ như cả một cuộc đời đã trôi qua. Anh đã nói với vợ mình rằng anh sẽ dành phần cuối đời của mình ở một nơi như thế này. Một nơi không có thị trường, cũng chẳng có các chỉ số. Không điện thoại di động cũng chẳng có ti-vi. Một nơi không ai tìm thấy mình.

Và ở đó cũng chẳng có ai để mà tìm kiếm anh được.

Càng ngày cái phần cuối cuộc đời của anh càng trở nên xa tâm trí anh hơn. Ý nghĩ đó có một sức hấp dẫn lạ lùng với anh.

Phần đời còn lại.

Anh trồi cao đầu hướng về phía ánh nắng mặt trời ấm áp. Mái tóc của anh giờ đã được cắt ngắn, được cạo theo cách có thể khiến lũ trẻ nhà anh phải trợn mắt ngạc nhiên, kiểu cưa sừng làm nghé. Cơ thể anh còn cường tráng và gọn gàng. Anh cũng không đeo kính nữa. Khuôn mặt lởm chởm râu ria. Nước da cũng đã chuyển sang rám nắng.

Và tiền nữa.

Đủ để sống mãi mãi, nếu anh biết cách kiểm soát số tiền đó. Một cái tên mới Hanson, Steve Hanson. Đó là một cái tên anh phải bỏ tiền ra để mua. Một cái tên không ai biết tới.

Không ai, kể cả vợ anh và lũ trẻ.

Kể cả những kẻ muốn kiếm tìm anh.

Trong cái thế giới phức tạp của máy tính và thông tin cá nhân anh đã không còn tồn tại. Đã biến mất. Một cuộc đời đã kết thúc - trong sự thương tiếc, hối hận với nỗi đau mà anh biết mình đã tạo ra, và niềm tin anh đã phá vỡ. Nhưng anh vẫn phải làm việc đó, vì điều đó là cần thiết. Để cứu họ và cứu cả chính anh.

Một cuộc đời đã chấm đứt - và cuộc đời khác đã bắt đầu.

Khi thời cơ đã xuất hiện, anh không thể từ chối.

Thậm chí giờ đây anh còn chẳng mấy khi nghĩ đến nó nữa. Vụ nổ đó. Chỉ một phút khi anh rời khỏi phía đầu toa để gọi điện thoại thì chớp lửa loé lên sáng loà. Khói đen nổ lốp bốp, ở giữa là quầng lửa nóng rực màu cam. Như thể anh đang đứng trước hoả ngục. Quần áo cháy bùng bùng. Người văng mạnh vào tường. Tiếng người kêu la hỗn loạn. Khói đen trùm lên khắp nơi, cơn thuỷ triều đen tràn qua người anh. Anh thấy rất rõ rằng mình đã chết! Anh nhớ mình đã nghĩ, trong màn khói dày đặc, đó là cách tốt nhất. Cách sẽ giải quyết tất cả mọi việc.

Đơn giản chỉ là chết đi.

Khi bừng tỉnh, anh nhìn toa tàu tan hoang. Cái nơi anh vừa mới ngồi cách đó ít phút giờ đã tan biến. Sạch không còn dấu vết. Toa xe anh mới ngồi trước đó, những người ngồi cạnh anh đọc báo, nghe nhạc từ iPod, tất cả đã tan biến. Tan biến trong biển lửa kinh hoàng. Anh ho sặc sụa trong màn khói. Phải ra khỏi chỗ này thôi, anh nghĩ. Đầu óc ù đi. Tê cứng. Anh lảo đảo chạy ra, bước lên sân ga. Một cảnh tượng kinh hoàng - máu văng khắp nơi, mùi co-đít (1) trộn lẫn mùi da thịt cháy thành than khét lẹt. Tiếng người rên la, kêu gọi tìm kiếm sự giúp đỡ. Anh có thể làm gì được đây? Anh phải thoát khỏi đây, phải báo cho Karen biết rằng anh vẫn còn sống.

Và rồi ý nghĩ đó chợt trở nên rõ ràng đến sửng sốt.

Chính là bằng cách này. Cơ hội đã tự tìm đến anh.

Anh có thể chết.

Anh vấp phải một vật gì đó. Một cái xác. Khuôn mặt người chết gần như không còn nhận được ra nữa. Trong đám hỗn loạn, anh hiểu mình cần phải trở thành một người nào đó. Anh lục tìm trong túi quần nạn nhân. Bị bao trùm trong màn khói, cả nhà ga tối đen. Và anh đã tìm thấy nó. Anh thậm chí còn không cần nhìn cái tên. Điều đó có quan trọng gì kia chứ? Rồi anh bắt đầu chạy. Trí não anh bỗng trở nên sáng suốt hơn bất cứ khi nào trước đó. Bằng cách này đây! Lại chạy, lại vấp ngã, anh không chạy ra phía lối ra nhà ga mà là về phía đầu kia của đường rầy. Chạy ra xa khỏi đám cháy. Mọi người ở những toa xe phía sau đang đổ dồn ra phía đó. Có một việc anh cần phải làm, việc đó vẫn vang lên trong đầu anh. Abel Raymond. Anh nhìn lại toa xe đang cháy một lần cuối.

Anh có thể chết.

“Ông Hanson!” - Một giọng nói bất ngờ vang lên đưa anh về với thực tại, xen vào dòng suy tưởng về một ký ức đen tối. Ngửa người ra trong làn nước, Charles nhìn về phía con tàu. Viên thuyền trưởng người Trinidad đang cúi xuống phía mũi tàu. - “Ông Hanson, chúng ta phải khởi hành ngay nếu muốn đến đó vào buổi tối."

Nơi đó. Là bất cứ nơi nào họ đến. Một dấu chấm trên bản đồ. Có ngân hàng. Có người buôn đá quý. Điều đó quan trọng gì?

“Được. Vài phút nữa tôi sẽ lên.” - Anh đáp lại. Đứng trong làn nước, anh đưa mắt nhìn khu eo biển bình dị một lần cuối.

Vì sao anh đến đây? Ký ức chỉ khiến anh đau đớn. Những giọng nói vui vẻ và hồi tưởng chỉ khiến tâm trí anh tràn ngập tiếc nuối và hổ thẹn. Anh cầu mong cô tìm được cho mình cuộc sống mới, tìm được cho cô một người nào đó yêu thương mình. Còn Sam và Alex... Đó là niềm hy vọng cuối cùng còn rộng mở với anh. Đã có lần anh nói với cô: Chúng ta có thể sống suốt đời ở nơi này.

Phần cuối cuộc đời.

Charles Friedman bơi về phía con tàu đang đậu, tên con tàu được sơn màu vàng trên phần đuôi. Đó là sự liên hệ duy nhất mà anh cho phép bản thân mình, điều gợi nhớ duy nhất. Emberglow.

Chú thích:

1 Co-đít: thuốc nổ không khói.Chương 46Tuần hai lần, vào thứ ba và thứ năm, Ronald Torbor thường ăn trưa ở nhà. Hiện ông Carty, quản lý cao cấp nhà băng sẽ thế chỗ anh từ lúc một giờ đến ba giờ.

Là trợ lý giám đốc của nhà băng First Caribbean trên đảo Nevis, Ronald sống trong một căn nhà xây bằng đá có ba phòng ngủ ngay gần đường ra sân bay. Căn nhà đủ rộng cho gia đình anh - gồm vợ anh, Edith, Alya, Peter và Ezra và mẹ vợ anh nữa. Ở ngân hàng, mọi người tìm đến anh để mở tài khoản, xin vay tiền - vị trí của anh, dưới con mắt của người dân địa phương, là tương đối quan trọng. Anh cũng hài lòng đảm bảo nhu cầu cho một nhóm khách hàng giàu có trên đảo. Mặc dù lớn lên trên sân bóng đá nhem nhuốc, Ronald giờ lại thích chơi gôn vào cuối tuần ở Saint Kitt. Khi Tổng giám đốc, người sẽ sớm được chuyển đi, đến lúc về nhà thì Ronald thấy chắc chắn mình đang nắm một cơ hội lớn để trở thành giám đốc ngân hàng đầu tiên là người địa phương.

Thứ ba hôm đó, Edith đã chuẩn bị món ăn yêu thích cho anh - gà hầm cà-ri xanh. Lúc này đang là tháng năm. Cũng chẳng có nhiều việc ở văn phòng. Khi mùa du lịch đi qua, Nevis cơ bản trở thành hòn đảo nhỏ say ngủ giữa đại dương- Những ngày này, thay vì việc vẫy tay chào Carty rằng anh đã quay lại văn phòng, anh cảm thấy không cần thiết phải vội vã trở lại với cái bàn làm việc của mình.

Ronald ngồi bên bàn đọc lướt qua tờ báo: kết quả giải vô địch cri-ket vùng Ca-ri-bê đang diễn ra ở Jamaica. Cậu con trai sáu tuổi, Ezra, đã đi học về. Sau bữa trưa, Edith sẽ đưa nó đi khám bác sỹ. Thằng bé bị mắc hội chứng Asperger, một dạng tự kỷ cấp độ thấp. Ở đảo Nevis này, dẫu tiền và các công ty phát triển đang đổ xô vào, nhưng dịch vụ chăm sóc y tế không được tốt lắm.

“Sau giờ làm việc anh có thể đến xem Peter đá bóng.” Edith nói khi đang ngồi trên ghế cạnh Ezra. Thằng bé đang nghịch chiếc xe tải đồ chơi, la hét ầm ĩ.

“Được rồi, Edith.” - Ronald thở dài, tận hưởng sự bình yên của mình. Anh xem tới kết quả môn quyền anh. Matson từ Barbados đã khiến Anguilla không đoán được đòn thế của mình và dẫn trước sáu điểm!

“Rồi anh mua cho em một chút thịt tươi quay ở chỗ bà Williams, nếu không phiền anh.” - Lò quay này đối diện ngân hàng, địa điểm tốt nhất trên đảo. - “Anh biết em thích loại gì rồi đấy, hành và... ”

"Được rồi, mẹ nó.” - Ronald lầm bầm.

“Và Ronald, đừng có lầm bầm gọi em là mẹ trước mặt con như thể em là một bà già khó tính ấy.”

Ronald ngẩng mặt lên nháy mắt với Ezra. Thằng bé lên sáu bắt đầu phá lên cười. Bên ngoài có tiếng sỏi lạo xạo như có xe chạy đến trước cửa nhà.

"Có lẽ là bác Paul," - Edith nói. Paul Willams, anh họ của Edith. “ Em đã nói là bác ấy có thể sẽ đến để hỏi vay ngân hàng.”

"Thôi nào Edith," - Ronald rêи ɾỉ - “Em làm ơn hãy bảo bác ấy đến ngân hàng được không?”

Nhưng đó không phải là Paul. Hai người đàn ông da trắng bước ra khỏi chiếc xe Jeep đi thẳng tới trước cửa nhà. Một người thấp và to bè, đeo kính ốp quanh mắt và có bộ ria rậm. Người còn lại cao hơn, mặc một chiếc áo khoác thể thao, bên trong là áo sơ mi hoa kiểu người ta hay mặc ở bãi biển, đội mũ bóng chày.

Ronald nhún vai: “Ai vậy nhỉ?”

“Em không biết.” - Edith mở cửa.

“Xin chào bà.” - Người đàn ông có ria mép lịch sự bỏ mũ, mắt nhìn qua vai Edith về phía sau. - “Cảm phiền cho tôi nói chuyện với chồng bà được không ạ. Tôi thấy ông ấy đang ở nhà.”

Ronald đứng dậy. Anh chưa từng gặp hai người này. - “Về chuyện gì vậy?”

“Về công việc làm ăn của ngân hàng ấy mà.” - Người đàn ông nói và bước tránh qua bên Edith, đi vào trong nhà.

“Ngân hàng đóng cửa trong giờ ăn trưa.” - Ronald cố tỏ ra không khiếm nhã. - “Tôi sẽ quay lại ngân hàng vào lúc ba giờ.”

“Không.” - Người đàn ông có ria mép nhấc cặp kính, mỉm cười. - “Tôi e là ngân hàng vẫn còn mở cửa, ông Torbor ạ. Ngay tại đây." Hẳn đóng sập cửa. - “Chỉ cần vài tiếng làm thêm này thôi.”

Ronald rùng mình sợ hãi, Edith nhìn chồng như hỏi chuyện gì đang xảy ra, rồi cô lùi lại phía sau bàn, cạnh Ezra. Gã đàn ông có ria mép gật đầu bảo Ronald: “Ngồi xuống đi.”

Ronald ngồi xuống, gã đàn ông kéo một chiếc ghế, mỉm cười xa lạ: “Chúng tôi thành thực xin lỗi vì đã làm gián đoạn bữa trưa của ông. Nhưng ông có thể tiếp tục bữa trưa của mình sau khi nói ra điều chúng tôi cần biết.”

“Các ông cần gì... ?”

“Như thế là đúng, ông Torbor ạ.” - Gã đàn ông rút từ trong túi áo khoác ra một tờ giấy. - “Đây là một tài khoản cá nhân ở ngân hàng của ông. Chắc chắn là rất quen thuộc. Một khoản tiền lớn đã được chuyển từ ngân hàng Barclay, Tortola vào tài khoản này vài tháng trước đây.”

Ronald nhìn số tài khoản, kinh ngạc, số tài khoản đúng là của ngân hàng First Caribbean. Gã cao hơn kéo một chiếc ghế ngồi xuống bên cạnh Ezra, nháy mắt làm trò với thằng bé, khiến nó phá lên cười. Ronald liếc nhìn Edith sợ hãi. Bọn họ làm cái quái quỷ gì thế không biết?

"Số tài khoản này không còn hoạt động nữa, ông Torbor ạ.’’ - Gã ria mép thừa nhận. - “Khoản tiền đó cũng không còn ở ngân hàng của ông nữa. Nhưng điều chúng tôi muốn biết, và là điều ông sẽ giúp chúng tôi tìm ra, ông Torbor ạ, nếu ông muốn quay lại với bữa trưa và cuộc sống hạnh phúc nhỏ bé của mình, chính xác là số tiền này đã được chuyển tới đâu, và dưới cái tên nào.”

Mồ hôi túa ra ướt đẫm chiếc sơ mi trắng vừa mới được là ủi của Ronald. - “Các ông biết là tôi không thể tiết lộ những thông tin đó được. Đó là thông tin cá nhân, được ngân hàng quy định...”

"Cá nhân." - Gã ria mép gật đầu, đưa mắt cho tên cao gầy. "Quy định.” - Gã đàn ông mặc áo sơ mi hoa thở dài. - “Quy định lúc nào cũng rất khốn kiếp. Chúng tôi hiểu điều đó.” Đột nhiên hắn với tay túm lấy Ezra, nhấc thằng bé ra khỏi ghế. Bị bất ngờ, thằng bé ré lên. Gã cao gầy đặt Ezra lên đùi mình. Edith cố gắng ngăn hắn lại nhưng đã bị hắn thúc cùi chỏ làm ngã văng xuống sàn nhà.

“Ezra!" - Edith kêu lên. Thằng bé bắt đầu khóc toáng lên. Ronald nhảy dựng dậy.

"Ngồi xuống!" - Gã ria mép túm lấy tay Ronald, đồng thời hắn móc ra một vật gì đó từ trong túi áo. Một thứ màu đen và bằng thép lạnh. Ronald thấy tim mình đứng lại khi nhìn thấy nó. - "Ngồi xuống.”

Hoảng sợ, Ronald từ từ ngồi xuống ghế. Anh nhìn Edith bất lực. - ''Dẫu các ông muốn gì thì cũng không được làm hại đến Ezra.”

“Chẳng có lý do gì chúng tôi phải làm vậy, ông Torbor ạ.” - Gã ria mép mỉm cười. - “Nhưng cũng chẳng ích gì cứ quẩn quanh mãi. Việc ông cần làm bây giờ là gọi điện đến văn phòng, và tôi muốn bất cứ người nào ở đầu dây đằng kia tìm kiếm thông tin về số tài khoản đó cho tôi. Dẫu có tìm bất cứ lý do biện minh nào thì chúng tôi cũng biết rằng lượng tiền lớn như vậy không mấy khi được chuyển cho cái ngân hàng nhỏ bé đang ngủ quên của ông. Tôi muốn biết số tiền đó đã đi đâu, đến nước nào, ngân hàng nào, và ai đứng tên. Hiểu không?”

Ronald ngồi lặng yên.

“Bố mày hiểu điều tao muốn nói chứ hả, nhóc?” - Hắn búng tai Ezra. - “Bởi nếu ông ta không hiểu” - hai mắt gã đàn ông tối lại - "đảm bảo cuộc sống của gia đình ông sẽ không được vui vẻ, và ông sẽ nhớ lại thời điểm này trong hối hận và đau khổ cho đến khi nào xuống mồ. Tôi nói vậy có rõ không, ông Torbor?”

"Làm theo họ nói đi, Ronald, làm đi mà. ” - Edith đứng dậy, van vỉ chồng.

“Anh không thể, không thể...” - Ronald run rẩy. - “Những việc như thế này đều có quy tắc cả. Ngay cả khi anh đồng ý làm theo ý họ thì nó cũng được quy định theo quy tắc quốc tế về nghiệp vụ ngân hàng. Luật pháp...”

“Lại những quy tắc đó.” - Gã ria mép lắc đầu thở dài. Gã cao gầy ôm chặt Ezra, móc trong túi áo khoác ra một vật. Mắt Ronald hoa lên. Đó là một hộp đựng xăng dùng cho bật lửa. Ronald lao ra khỏi ghế cản hắn lại, nhưng gã ria mép đã đánh mạnh báng súng vào một bên mặt Ronald khiến anh ngã lăn ra sàn nhà.

“Ôi, không. Chúa ơi!” - Edith la lên, cố kéo gã đàn ông ra khỏi thằng bé. Nhưng hắn đã thúc cùi chỏ khiến Edith văng ra ngoài. Rồi vừa mỉm cười hắn vừa tóm lấy cổ thằng bé đang la khóc vì hoảng sợ và bắt đầu tưới xăng lên người nó. Ronald lại bật dậy nhưng gã ria mép lên đạn, dí thẳng vào trán Ronald nói. — “Tôi nhớ là đã bảo ông ngồi xuống rồi kia mà.”

Ezra bắt đầu la khóc om sòm.

“Điện thoại đây, ông Torbor.” - Hắn đẩy chiếc điện thoại qua bàn. Gọi đi, rồi chúng tôi sẽ đi. Gọi ngay bây giờ.”

“Tôi không thể. ” - Ronald với hai tay run rẩy lên cao. - “Chúa ai, đừng. Con... không thể.”

“Nhưng tôi biết Chúa còn đang bận, ông Torbor à.” - Gã dàn ông lắc đầu. - “Còn đứa trẻ này thì hoàn toàn vô tội. Thật đáng hổ thẹn khi phải làm cho nó đau đớn đến vậy. Chỉ vì một mớ quy tắc ngu xuẩn... Dầu sao thì để vợ ông chứng kiến việc này cũng chẳng hay ho gì, phải vậy không?”

“Ronald! ”

Gã đang giữ Ezra rút bật lửa. Ngọn lửa nhảy múa trên đầu chiếc bật lửa. Hắn đưa gần lại chiếc áo ướt đẫm xăng của thằng bé.

“Không” - Edith hét lên. - “Ronald, đừng để chúng làm vậy! Vì Chúa, hãy làm tất cả những gì chúng bảo. Ronald, làm đi mà...”

Ezra gào thét. Gã đàn ông đưa chiếc bật lửa lại gần hơn nữa. Gã ria mép đẩy chiếc điện thoại ra trước mặt Ronald và nhìn anh chăm chăm.

“Thích thú chứ, ông Torbor. Quên những quy tắc khốn kiếp đó đi. Nhấc điện thoại lên đi.”Chương 47Chiều ngày thứ ba, Karen vội vã thả Alex xuống phía trước Cung Thiếu nhi tại đường Arch để gây quỹ thiếu niên cho lũ trẻ ở Crisis trong thành phố. Cô cảm thấy phấn khởi khi nhận được cú điện thoại của Hauck. Cả hai hẹn gặp tại quán bar ở L’Escale, nhìn ra cảng Greenwich, gần như là ở ngay cạnh đó. Cô đang mong được gặp Hauck để kể cho anh nghe mình đã tìm thấy những gì. Hauck ngồi bên chiếc bàn cạnh quầy bar. Anh vẫy tay khi Karen bước vào.

“Chào anh." - Karen vẫy tay, quàng chiếc áo khoác bằng da của mình ra sau ghế.

Cô huyên thuyên một hồi về việc giao thông trong thành phố trở nên tồi tệ vào giờ này. - “Tôi đã cố tìm một chỗ để đậu xe trên đường này.” - Cô liếc mắt vờ thất vọng. - “À, anh là cảnh sát mà!”

"Có vẻ như điều đó đúng với tôi.” - Hauck nhún vai, cố nén cười.

"Tôi quên mất là mình đang nói chuyện với ai!” - Karen cười. - "Chẳng nhẽ anh không làm được gì để cải thiện vấn đề này sao?”

“Tôi đang nghỉ phép mà, cô không nhớ sao? Khi nào quay về với công việc, tôi hứa đó sẽ là việc đầu tiên tôi làm.”

“Tốt!" - Karen gật đầu hào hứng, có vẻ rất hài lòng - "Đừng làm tôi thất vọng. Tôi đặt niềm tin vào anh đấy.”

Người phục vụ bước đến, Karen chỉ mất một giây để gọi một ly rượu vang nho xanh. Hauck đã gọi bia từ trước. Trước khi đi Karen đã trang điểm qua một chút, mặc một chiếc ao len chui đầu màu be và quần bó. Có điều gì đó khiến cô muốn mình trông hấp dẫn. Khi nguời bồi bàn mang rượu tới, Hauck nâng cốc giơ về phía Karen.

“Chúng ta uống vì lý do gì nhỉ?” - Karen nói.

“Uống vì những lúc cuộc sống nhẹ nhàng hơn.” - Hauck gợi ý.

“A-men.” - Karen mỉm cười. Cả hai nhẹ nhàng chạm cốc. Lúc đầu có vẻ như không khí không được thoải mái nên cả hai chỉ nói chuyện tào lao. Cô kể cho anh nghe về việc Alex tham gia ban điều hành thiếu niên ở Crisis, khiến Hauck rất ấn tượng và gọi đó là “một việc rất đáng khâm phục.”

Karen cười: “Yêu cầu phục vụ cộng đồng mà, trung uý. Tất cả lũ trẻ đều phải tham gia. Đó là thủ tục xin nhập học đại học vào mùa xuân tới.”

Karen hỏi thăm con gái Hauck đi học ở trường nào, anh trả lời ngắn gọn là ở trường “Brooklyn,” không nhắc tới Norah và Beth. - “'Con bé lớn nhanh thật.” - Hauck nói. - “Rồi cũng đến lúc tôi sẽ phải làm công việc phục vụ cộng đồng ấy thôi.”

Mắt Karen bừng sáng: “Chỉ cần đợi kỳ thi SAT (năng khiếu học thuật) nữa thôi mà.”

Dần dà, Hauck cảm thấy thoải mái hơn, và đường biên giữa hai người trở nên mờ đi chút ít, bỗng nhiên anh cảm thấy như mình sống lại trong ánh mắt màu hạt dẻ ấm áp, những đốm tàn nhang mờ mờ trên hai má, giọng nói còn nặng, và cặp môi căng mọng, mái tóc màu mật ong của cô. Anh quyết định chưa kể những gì anh biết về công ty Dolphin và mối liên hệ của Charlie với công ty đó, về Thomas Mardy và ông ta đã xuất hiện ở vụ tai nạn của AJ vào ngày hôm đó ra sao. Chưa vội, cho đến khi anh biết chắc chắn. Những chuyện đó chỉ khiến Karen đau lòng thêm mà thôi - sẽ khiến mọi thứ lăn xuống con đường mà một ngày nào đó anh sẽ phải thấy hối tiếc. Nhưng anh vẫn nhìn Karen chăm chú, anh như được trở lại phần đời trước đây khi anh còn chưa bị tổn thương bởi mất mát. Và anh hình dung trong cái thanh thản của nụ cười Karen, ly rượu vang thứ hai, cái cách cô cười với tất cả những điều anh đã muốn cô như vậy và cô cũng cùng chung cảm nhận đó.

Một lúc yên lặng, Karen đặt ly ruợu xuống và hỏi: - “Anh nói công việc đã tiến triển được chút ít khi về miền Nam?”

Hauck gật đầu: “Cô còn nhớ vụ tai nạn xảy ra vào ngày nhà ga bị đánh bom khi tôi tới đó chứ?”

"Nhớ chứ.”

Hauck đặt cốc bia xuống: “Tôi đã phát hiện ra vì sao AJ bị gϊếŧ.”

Karen kinh ngạc: “Tại sao?'’

Hauck đã suy nghĩ rất kỹ lưỡng cần phải nói những gì trước khi Karen tới, và anh kể một công ty nào đó đã gian lận, một công ty dầu lửa, và việc bố AJ -một hoa tiêu của cảng- đã vướng vào vụ đó ra sao.

“Đó là một lời cảnh báo” - Hauck nhún vai - “nếu có thể tin được. Để bố AJ ngừng việc làm của mình lại.”

"Đó là một vụ gϊếŧ người?” - Karen nói, một cơn sốc vụt chạy qua cô.

Hauck gât đầu: “Đúng vậy.”

Karen ngả người ra sau, kinh hoàng: “Chuyện này thật kinh khủng. Anh đã không bao giờ nghĩ rằng đó là một vụ tai nạn. Ôi! lạy Chúa...”

"Và đã có tác dụng."

"Ý anh là sao?"

“Bổ AJ đã ngưng việc mình đang làm. Ông đã chôn vùi vụ việc vào dĩ vãng. Sẽ chẳng có ai biết đến vụ này nếu tôi không đi xuống đó."

Karen tái mặt: “Anh nói là đi xuống đó vì tôi. Vậy vụ này có liên quan gì tới Charlie không?”

Nói cho cô ấy thế nào được nhỉ? về Charles, về Dolphin, về những con tàu trống không ư? Hay nói cho cô ấy bằng cách nào Charles đã có mặt ở Greenwich vào ngày hôm đó? Làm sao anh có thể khiến cô đau lòng thêm nữa, đau lòng hơn cả lúc trước cơ chứ? Làm sao anh có thể nói được cho tới khi anh biết rõ về điều đó. Cho tới khi anh chắc chắn.

Và giờ đây khi đang ở bên cô, anh hiểu lý do tại sao.

"Công ty đó.” - Hauck nói - “công ty gian lận ở dưới miền Nam ấy, có liên quan tới công ty Harbor.”

Karen trở nên nhợt nhạt: “Có liên hệ với Charlie?”

Hauck gật đầu: “Công ty dầu lửa Dolphin. Cô có bao giờ nghe nhắc tới cái tên này không?”

Karen lắc đầu.

"Có thể công ty đó là một phần trong nhóm đầu tư mà Charlie làm.”

Karen dè dặt: “Ý anh là sao, các khoản đầu tư nào kia?”

“Đầu tư ra nước ngoài.”

Karen đưa tay lên bịt miệng, nhìn Hauck, lập lại những lời Saul đã nói: “Anh nghĩ Charles có liên quan sao? Trong vụ gây tai nạn này?”

“Tôi không muốn nói trước, Karen à.”

"Làm ơn đừng tìm cách che đỡ cho tôi nữa, Ty. Anh đang nghĩ rằng Charles có liên quan.”

"Tôi không biết.” - Hauck thở hắt ra. Anh không kể lại rằng Charles đã có mặt tại hiện trường ngày hôm đó. - “Còn rất nhiều manh mối tôi phải lần theo.”

“Manh mối?” - Karen ngả người. Trong mắt cô ánh lên cái nhìn lạ lẫm và bối rối. Cô ép mạnh hai lòng bàn tay vào môi mình và gật đầu: “Tôi cũng phát hiện ra một chuyện, Ty à.”

“Chuyện gì?”

“Tôi không biết, nhưng chuyện này khiến tôi hơi sợ - cũng như anh bây giờ.”

Cô kể lại cho Hauck nghe việc mình đã kiểm tra lại toàn bộ những đồ dùng của Charles, như Hauck đã bảo cô, ra sao, tất cả tài liệu cũ, cô đã gọi cho thư ký và đại lý du lịch của của Charles nhưng cũng không phát hiện ra điều gì. Cho tới khi cô bắt gặp một cái tên.

“Anh ta đã gọi điện cho tôi vài lần, ngay sau khi Charles chết. Đó là người đã từng làm việc cho Charles.” - Cô tả lại Jonathan đã tìm cách liên lạc với cô ra sao, cả mẩu tin bí ẩn mà anh ta để lại. Có một số chuyện bà cần phải biết... - “Tôi không thể quan tâm tới chuyện ấy vào lúc đó. Có quá nhiều việc phải làm. Tôi đã nói với Saul. Ông ấy bảo đó chỉ là vấn đề liên quan đến nhân sự và ông ấy sẽ giải quyết vụ đó.”

Hauck gật đầu. - “ Ừ...."

“Nhưng sau rồi tôi nghĩ đến chuyện đó sau tất cả những gì đã xảy ra, và nó bắt đầu ám ảnh tôi. Vì thế tôi đã tới tìm anh ta trong lúc anh đi vắng. Tôi đã tới New Jersey, để tìm anh ta. Tôi không biết anh ta làm việc ở đâu. Tất cả những gì tôi có chỉ là địa chỉ tôi có được từ khi anh ta làm việc cho Charles, với một con số riêng. Tôi liều tới đó. Vợ anh ta ra mở cửa.” - Đôi mắt cô trở nên đờ đẫn. - “Cô ấy đã nói cho tôi điều tồi tệ nhất.”

"Đó là gì?”

"Anh ta đã chết. Anh ta đã bị gϊếŧ. Trong một vụ tai nạn xe đạp vài tháng trước đó. Điều đáng sợ là anh ta đã có kế hoạch cung cấp lời khai liên quan tới công ty Harbor vào cuối tuần đó.”

“Về vấn đề gì?”

"Tôi không biết. Nhưng không chỉ có vậy. Vấn đề là anh ấy đã bị gϊếŧ cũng bằng cùng một kiểu như AJ, người có mang tên của Charlie trong túi áo.”

Hauck đặt cốc bia xuống. Cơ quan phân tích những sự kiện như thế này bắt đầu làm việc.

“Một chiếc ô-tô đã đâm anh ta.” - Karen nói. - “Như AJ. Lái xe gây tai nạn và bỏ chạy.”

Đám nhân viên văn phòng ngồi gần Hauck và Karen bỗng nhiên ồn ào hẳn lên. Karen cúi người về phía trước, hai đầu gối ép chặt vào nhau, khuôn mặt cô trở nên trống rỗng.

“Rất tốt.” - Hauck tỏ ra hài lòng. - “Thực sự là rất tốt.”

Hai má Karen hơi hồng hào trở lại.

“Cô đói không?” - Hauck đánh bạo hỏi.

Karen nhún vai, liếc nhanh đồng hồ đeo tay. - “Alex đã về nhà cùng với một người hàng xóm. Tôi nghĩ là mình còn thời gian.”Chương 48Trên đường về nhà, Hauck gọi cho Freddy Munoz.

“Trung uý!” - Viên thanh tra kêu lên ngạc nhiên. - “Lâu lắm không nghe tin gì. Kỳ nghỉ thế nào?”

“Tôi đâu có đi nghỉ, Freddy. Nghe này, tôi cần cậu giúp đỡ. Tôi nhờ cậu sao hộ tôi một bộ hồ sơ của một vụ gϊếŧ người chưa tìm ra manh mối ở New Jersey, mạn Montclair ấy. Họ của nạn nhân là Lauer. L-A-U-E-R, cùng họ với Matt, người dẫn chương trinh ti-vi ấy, tên là Jonathan. Có thể cảnh sát bang Jersey cùng điều tra vụ này."

Munoz viết lại cái tên: “Lauer. Tôi phải nói vì lý do gì để có thể lấy được bộ hồ sơ đó, trung uý?”

“Tương tự như vụ chúng ta đang làm ở đây.”

“Vụ nào vậy, trung uý?”

“Vụ lái xe gây tai nạn rồi bỏ chạy.”

Munoz im lặng. Hauck nghe có tiếng trẻ con đùa nghịch vọng lại qua điện thoại, có thể là trên một bộ phim miền Bắc trên ti-vi. - “Trời ạ, Ty, vụ này đã trở thành mối quan tâm chính với anh rồi sao?”

“Mai nhờ ai đó mang qua nhà tôi nhé. Nếu tôi còn đang thi hành nhiệm vụ thì tự tôi sẽ giải quyết vụ đó. Mà này Freddy...” - Hauck nghe tiếng Will, con trai Freddy, hoan hô. - “Vụ này chỉ hai người chúng ta biết thôi nhé.”

“Được, trung uý.” - Viên thanh tra đáp. - “Chắc chắn.”

ĐÃ CÓ NHỮNG MANH MỐI MỚI, Hauck tự nhủ.

Thứ nhất là kiểm tra qua người uỷ quyền của Charlie Friedman, Lennick. Karen tin tưởng ông ta. Gần như coi ông ta là một thành viên trong gia đình. Ông ta chắc phải biết Lauer. Liệu ông ta có biết gì về Dolphin và Falcon không? Charlie có bao giờ đề cập đến chuyện anh ta quản lý các tài khoản ở nước ngoài không?

Còn lại là kiểm tra vụ New Jersey, vụ lái xe gây tai nạn thứ hai. Hauck chưa bao giờ là người tin vào sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Trong khi lái xe, ý nghĩ của anh cứ lạc về phía Karen. Trong ý nghĩ của mình, anh liệt kê được cả chục lý do vững chắc rằng anh nên dừng lại tại đây, trước khi mọi thứ đi xa hơn.

Bắt đầu bằng việc chồng cô ấy vẫn còn sống, và Hauck đã cam đoan sẽ tìm ra chồng cô ra sao. Rồi anh đã không muốn cô phải đau đớn thêm một cách không cần thiết bằng cách không nói hết mọi điều.

Và cả việc cô là người giàu có; quen với những điều khác biệt; đi lại với những nhóm người khác.

Chúa ơi, Ty, mày không phải là cầu thủ có lợi thế trong trận cầu này.

Nhung anh không thể phủ nhận rằng anh cảm nhận một điều gì đó từ cô. Luồng điện chạy vụt qua anh khi tay hai người vô tình chạm nhau một vài lần trong bữa tối hôm đó. Cảm giác ấy đang rần rật chạy qua huyết quản ngay ở thời điểm hiện tại.

Anh lái chiếc Bronco vào đường nhánh rời khỏi đường 95 quay lại Stamford. Anh chợt nghĩ tại sao mình lại không thể nói với Karen. Vì sao anh không nói toàn bộ sự thật; rằng Charles đã quay lại Greenwich sau khi vụ nổ bom xảy ra; rằng Charles có liên quan đến vụ sát hại AJ; mà có thể còn liên quan đến vụ thứ hai nữa.

Tại sao anh không muốn đưa cảnh sát vào cuộc, không muốn để người khác liên quan đến vụ án.

Bởi Hauck hiểu ra rằng, bốn năm vừa qua anh gần như là vất vưởng và cô đơn, và hiện tại, Karen là nơi duy nhất anh thấy có được sự gắn bó.Chương 49Chiều hôm sau có người gõ cửa nhà Hauck.

Là Freddy Munoz.

Anh ta đưa Hauck một chiếc phong bì cỡ lớn có dây buộc quanh thường dùng để gửi tài liệu giữa các phòng. - “Hy vọng là tôi không làm phiền. Tôi đã nghĩ rằng mình nên tự tay mang đến cho trung uý, liệu có được không?”

Hauck vừa mới tập chạy về, người đang còn nhễ nhại mồ hôi. Anh mặc chiếc áo phông của trường Cao đẳng Colby màu xám và quần đùi phòng tập thể dục dụng cụ. Anh đã dành gần hết buổi sáng làm việc trên máy tính.

"Không có gì phiền cả.”

"Chỗ này trông cũng được." - Viên thanh tra gật đầu đồng tình. - “Cũng cần có bàn tay phụ nữ, trung uý không nghĩ vậy sao? Có thể là một chút bếp núc ở chỗ kia chăng?”

Hauck liếc nhìn đống bát đĩa chất đống trong bồn rửa, vài chiếc hộp đựng đồ ăn sẵn mua về vẫn còn trên bàn. - “Có dám xung phong không?”

"Chịu." - Munoz bật ngón tay vờ thất vọng. - “Tối nay tôi phải làm việc, trung uý à. Nhưng tôi nghĩ mình sẽ ở đây ít phút trong khi anh xem qua những thứ đó, nếu được?”

Cảm thấy phấn chấn, Hauck mở nắp phong bì, đổ nội dung bên trong ra mặt bàn, trong khi Munoz thả người ngồi xuống chiếc ghế nghỉ ngơi trong phòng khách.

Đầu tiên là báo cáo vụ tai nạn. Bản báo cáo tai nạn được ghi chép bởi viên sỹ quan chịu trách nhiệm ở hiện trường. Đó là viên sỹ quan của Cảnh sát hạt Essεメ. Thông tin chi tiết về cái chết của nạn nhân. Tên nạn nhân: Lauer. Địa chỉ: 3135 Mountain View. Ngày sinh. Nhận dạng: giới tính nam, da trắng, thương tích toàn thân, mất máu. Nhân chứng mô tả một chiếc xe thể thao màu đỏ không rõ nhãn hiệu. Thời gian xảy ra tai nạn: 10 giờ 07 phút sáng. Có kèm theo bản khai nhân chứng. Vụ việc dường như đem lại một cảm giác tương tự.

Hauk lướt qua tập ảnh phô-tô lại. Ảnh nạn nhân mặc đồ nịt cua-rơ. Bị đâm trực diện. Thương tích nghiêm trọng phần đầu và thân người. Một tấm chụp hình chiếc xe đạp đã biến thành một đống sắt nham nhở. Một vài góc chụp khác nhau của hiện trường. Chụp từ dưới dốc ngược lên và từ trên chụp xuống. Chiếc xe chắc chắn đang lao xuống dốc, vết phanh chỉ xuất hiện sau khi đã xảy ra va chạm.

Cũng giống vụ AJ.

Tiếp đó, Hauck lật qua báo cáo giám định pháp y. Thương tích nặng, vỡ khung xương chậu, rạn xương sống, tổn thương vùng đầu. Chảy máu trong nghiêm trọng. Khám nghiệm kết luận chết ngay khi va chạm. Hauck lật qua phần báo cáo vụ án của điều tra viên. Không khác so với những gì người ta kết luận về vụ Hauck gặp ở Connecticut, họ cũng điều tra kỹ lưỡng khu vực quanh đó, báo cảnh sát bang, kiểm tra các ga-ra sửa xe, xác định kiểu lốp xe từ mẫu vệt phanh, lấy lời khai nhân chứng, lời khai chủ sử dụng lao động. “Không có động cơ gϊếŧ người nào được tìm thấy'’ để có thể khẳng định đó không phải là một vụ tai nạn.

Vẫn không tìm ra nghi can.

Munoz đứng dậy đi ra phía chiếc giá vẽ mà Hauck dựng gần cửa sổ. Viên thanh tra nhấc khung tranh: “Cái này trông đẹp đấy chứ trung uý!”

“Cảm ơn cậu, Freddy.”

“Có lẽ sẽ có lúc được gặp anh ở Bảo tàng Bruce ấy chứ. Tôi không phải xếp hàng đâu đấy nhé."

“Lấy bức nào cũng được, nếu cậu thích.” - Hauck lẩm bẩm trong khi lướt qua mấy trang tài liệu. - “Có ngày chúng sẽ trị giá hàng triệu đô đấy."

Vụ này thật đáng nản - cũng giống như vụ của anh. Đồng nghiệp của anh chưa bao giờ tìm ra được manh mối vững chắc nào. Có vẻ như chỉ là một sự trùng hợp, một sự trùng hợp mà Hauck không hề tin tưởng, sự trùng hợp chẳng dẫn đến đâu cả.

“Có vẻ như rất hợp lý, phải không Freddy?” - Hauck hỏi. - “Hai chiếc xe 509S (1) khác nhau? Hai bang khác nhau. Cả hai đều có liên quan tới Charles Friedman.”

“Cứ tiếp tục đi, trung uý.” - Munoz nói, lắc lư chiếc tay cầm của chiếc ghế lớn.

Tất cả chỉ còn lại thông tin cụ thể về lời khai nhân chứng. Lời khai nhân chứng. Một nhân chứng duy nhất.

Khi Hauck mở bản khai, anh gần như chết điếng. Hai mắt như bung ra khi nhìn vào tên người khai làm nhân chứng.

“Thấy không?” - Freddy Munoz ngồi thẳng dậy, vung chân bước ra khỏi chiếc ghế.

“Có.” - Hauck gật đầu, hít sâu một hơi. - “Chắc chắn là có.” Nhân chứng duy nhất trong vụ sát hại Jonathan Lauer là viên cảnh sát New Jersey đã nghỉ hưu.

Tên hắn là Phil Dietz. Cùng một nhân chứng trong vụ AJ.

Chú thích:

1 509S: Một mẫu xe thể thaoChương 50Sai lầm. Hauck đọc lại bản khai một lần, hai lần, rồi lần nữa.

Dietz đã mắc một sai lầm nghiêm trọng!

Pappy Raymond đã mô tả người ông gặp bên ngoài quán bar, chính kẻ gây áp lực với ông về vụ mấy con tàu. Hắn có thân hình to đậm và để ria. Ngay lập tức, Hauck hiểu ngay ai là người đã chụp hình AJ nằm chết gửi cho Pappy.

Chính là Dietz.

Tim anh như ngừng nhịp.

Hauck nhớ lại vụ án ở Greenwich. Dietz đã khai hắn đang kinh doanh thiết bị an ninh. Hắn nói hắn đã chạy thẳng tới nơi xảy ra tai nạn. Rằng hắn không kịp nhìn rõ, một chiếc xe thể thao màu trắng mang biển đăng ký của bang khác, bởi chiếc xe lao đi rất nhanh.

Được lắm, đồ khốn.

Hắn là một phần của âm mưu dựng lên vụ án. Đó là lý do tại sao không ai có thể phát hiện ra chiếc xe thể thao màu trắng nào mang biển số Massachusetts hay New Hampshire. Đó cũng là lý do tại sao cảnh sát New Jersey không thể tìm ra được chiếc xe tương tự.

Đơn giản là chúng không hề tồn tại. Tất cả đã được dàn dựng.

Có một ngàn lẻ một lý do để chẳng phải ai cũng có thể liên hệ hai vụ tai nạn với nhau, nếu như Karen không nhìn thấy chồng mình trong đoạn phim tài liệu đó.

Hauck mỉm cười. Dietz đã xuất hiện ở cả hai nơi. Hai nơi khác nhau, cách nhau hơn một năm trời.

Tất nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa là Charles Friedman cũng có liên quan.

Hauck ngẩng lên nhìn Munoz, cảm thấy có gì đó đang chảy rần rật trong huyết quản, phấn chấn: “Còn ai biết về chuyện này nữa không, Freddy?”

“Anh đã bảo chuyện này chỉ hai chúng ta biết mà.” - Viên thanh tra nhún vai - “Vì vậy tôi không nói với ai hết.”

Hauck nhìn Freddy: “Cứ vậy nhé.”

Munoz gật đầu.

“Tôi muốn xem lại hồ sơ vụ Raymond. Cậu có mang bản sao ở đây không?”

“Có, thưa trung uý.”

Hauck nhìn bức hình. Bộ mặt đàn dúm, đầy ria mép của tên cảnh sát nghỉ hưu giờ đã chuyển sang khuôn mặt xảo trá của một kẻ gϊếŧ người chuyên nghiệp.

Cả hai vụ án không hề nhập vào thành một mà đúng ra là xung đột với nhau. Xung đột trực tiếp. Hơn nữa, bây giờ anh có thêm những nhân chứng mới để tìm gặp. Máu lại đang rần rật chảy trong huyết quản.

Mày đã phá hỏng mọi thứ rồi Dietz. Hauck nói. Hỏng rất nặng rồi, đồ khốn!

VIỆC ĐẦU TIÊN Hauck làm là gửi ảnh của Dietz cho Pappy; một ngày sau, Pappy khẳng định đó chính là kẻ mà ông đã gặp ở Pensacola. Chỉ riêng điều đó thôi có thể cũng đã đủ để bắt giữ Dietz, vì âm mưu sát hại AJ, và có thể là cả Jonathan Lauer nữa.

Nhưng điều đó không hề đem lại chút ánh sáng nào cho vụ Charles Friedman.

Sự trùng hợp không chứng minh được điều gì. Một luật sư giỏi có thể cãi rằng có mặt ở cả hai vụ tai nạn là điều hoàn toàn không có gì đặc biệt. Anh sẽ bảo Karen tìm thêm thông tin về chồng cô. Charles đã có mặt ở Greenwich. Lauer làm việc cho Charles. Cả hai đều dẫn đến một cái tên, Dolphin. Dietz cũng liên quan tới vụ này. Hauck không hề mong đợi điều gì cái kết cục vụ này đem tới. Việc liên hệ Dietz với Charles chỉ là một khởi đầu. Hiện tại, anh e rằng nếu anh hé lộ tất cả mọi mắt xích thì chỉ có Chúa mới biết được chuyện này sẽ dẫn đến đâu.

Phải gặp Fitzpatrick, một giọng nói vang lên trong anh. Xin lệnh bắt. Hãy để các nhân viên FBI làm vụ này. Anh đã tuyên thệ. Cả cuộc đời anh đã luôn hành động theo những lời tuyên thệ ấy, còn Karen thì đã lật ra cả một âm mưu.

Nhưng có điều gì đó giữ Hauck lại.

Nếu Charles vô tội thì sao? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu anh không chứng minh được Charles và Dietz có liên quan? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu anh làm tổn thương Karen, làm tổn thương cả gia đình cô, khi cố tìm cách biến vụ án này thành vụ của mình, chứ không phải là vụ của cô nữa? Hãy tự mình làm vụ này. Gây áp lực lên Dietz, và hắn sẽ lộ diện.

Nhưng liệu đó có phải là vì Karen? Đó có phải là điều anh thấy mình đang hướng tới, khi tất cả những tình tiết cứ sầm sập đâm sầm vào nhau. Anh chỉ muốn bảo vệ cô thêm một thời gian nữa cho tới khi anh thực sự biết chính xác sự việc. Đó là điều đang khuấy đảo mãnh liệt trong huyết quản anh. Điều đã khiến anh thức trắng cả đêm để nghĩ về nó. Điều khiến anh bị giằng xé. Là một cảnh sát, anh biết cảm xúc đang phản bội mình.

Cuối ngày, Hauck gọi điện cho Karen, mắt vẫn không rời tập hồ sơ của Dietz: “Tôi sẽ đi New Jersey một ngày. Có thể chúng ta đã tìm ra điều gì đó.”

Karen kêu lên phấn khích: “Điều gì vậy?”

“Tôi đã xem qua hồ sơ vụ Jonathan Lauer. Nhân chứng duy nhất có mặt ở đó là một gã có tên là Dietz - hắn là một trong hai nhân chứng trong vụ AJ Raymond.”

Karen thở dốc. Trong im lặng tiếp theo, Hauck biết Karen đang sắp xếp lại xem những thông tin đó có ý nghĩa là gì.

“Cả hai vụ đều được dàn dựng trước, Karen à. Gã Dietz có mặt ở cả hai vụ tai nạn. Ngoại trừ một điều, đó không phải là hai vụ tai nạn, Karen. Đó là hai vụ gϊếŧ người. Để che dấu một điều gì đó. Việc cô đã làm là rất tốt. Không ai có thể lần ra mối liên hệ giũa hai vụ án được nếu cô không tới gặp Lauer.”

Karen không đáp lại. Đáp lại anh chỉ là sự im lặng, cô đang tìm cách giải mã xem những điều này có nghĩa là gì, liên quan thế nào tới Charles, với lũ trẻ nhà cô, và chính cô.

“Tôi sẽ phải nghĩ thế nào đây, Ty?”

“Nghe này, Karen, trước khi chúng ta...."

“Ty, tôi rất tiếc," - Karen nói. - “Tôi rất tiếc vì hai người đã phải thiệt mạng. Thật kinh khủng. Tôi biết đó là điều anh luôn nghĩ tới. Nhưng tôi không thể không nghĩ rằng có chuyện gì đó đang xảy ra, và nó bắt đầu làm tôi cảm thấy sợ hãi. Ty, tất cả những chuyện này có nghĩa là sao với Charles? ”

“Tôi không biết. Đó là điều tôi sẽ phải tìm ra.”

“Tìm ra bẳng cách nào hả Ty? Anh định sẽ làm gì?”

Có rất nhiều điều Hauck còn giấu cô. Rằng Charles có liên quan tới công ty Falcon. Liên quan tới Pappy Raymond. Rằng anh chắc chắn Charles có dính líu đến cái chết của AJ Raymond - và có thể là cả cái chết của Jonathan Lauer nữa. Nhưng làm sao anh có thể nói với cô về bất cứ điều gì trong số đó được kia chứ?

“Tôi sẽ đi New Jersey.” - Hauck nói. - “Đến nhà Dietz. Ngay ngày mai.”

“Anh định đi xuống đó? Để làm gì chứ?”

“Để xem tôi có thể tìm được gì ở đó. Tìm cách vạch ra bước đi tiếp theo của chúng ta.”

''Bước tiếp theo ư? Anh sẽ bắt hắn mà Ty. Anh biết là hắn đã dựng lên tất cả và đưa những nạn nhân xấu số đó đến cái chết. Hắn phải chịu trách nhiệm về cái chết của họ.”

“Cô muốn biết chuyện này liên quan thế nào tới Charles kia mà. Karen! Có phải vì điều đó mà cô đến gặp tôi không? Cô muốn biết Charles đã làm gì kia mà.”

"Gã đó là kẻ gϊếŧ người, Ty. Hai người đã chết.”

“Tôi biết rằng đã có hai người phải chết, Karen! Đó là điều cô không phải nhắc tới.”

"Anh đang nói gì vậy, Ty?"

Im lặng bao trùm hai người trong giây lát. Đột nhiên Hauck cảm thấy chắc chắn rằng, bằng việc thú nhận anh sẽ không đi New Jersey để tìm thông tin từ Dietz thì cũng đồng nghĩa anh đã từ bỏ tất cả mọi thứ còn lại trong trái tim anh: cảm xúc anh dành cho cô, những bím tóc đỏ đã từng thúc giục anh, nỗi đau từ một nơi xa xăm nào đó vọng tới. Cuối cùng, Karen nuốt nước bọt: “Anh chưa nói với tôi tất cả mọi việc, phải không Ty? Charles có liên quan đến vụ này, phải không? Dính líu sâu hơn những gì anh nói?”

“Đúng vậy.”

“Chồng tôi...” - Karen cười chán nản. - “Anh ấy luôn luôn đi ngược đường. Anh ấy luôn tự gọi mình là người lội ngược dòng. Một cái tên rất kêu cho những ai tự cho là mình thông minh hơn bất cứ người nào khác. Ty, dẫu kế hoạch anh vạch ra có thế nào thì xuống đó anh vẫn phải rất cẩn thận.”

“Tôi là cảnh sát mà Karen.” - Hauck nói. - “Đây là việc cảnh sát phải làm.”

“Không, Ty, việc của cảnh sát là bắt người khi người đó có dính líu đến việc phạm tội. Tôi không biết anh sẽ làm gì ở dưới đó, nhưng điều tôi biết rất rõ là một phần trong đó là vì tôi. Và điều đó khiến tôi sợ, Ty. Anh hứa không được làm hỏng việc đâu nhé. Được không?”

Hauck mở tập hồ sơ và nhìn chăm chăm vào bộ mặt Dietz. “Được. ”Chương 51Có điều gì đó cứ từ từ xâm lấn Karen trong đêm, đó là cảm giác choáng váng sau khi kết thúc cuộc gọi với Ty. Có những điều rất lạ từ thông tin Ty phát hiện được.

Đầu tiên, nó khiến cô cảm thấy phấn khích. Những mối liên hệ giữa hai vụ tai nạn, và cả việc cô thực sự đã giúp anh tìm ra điều đó. Nhưng rồi sau đó, cô không còn biết điều cô cảm thấy là gì nữa. Một cảm giác bực bội, không thoải mái rằng hai người có liên hệ với chồng cô đã phải chết để che giấu một điều gì đó - và cả điều cô nghi ngờ rằng Ty chưa nói hết mọi chuyện cho cô biết, cô nghi ngờ rằng Charlie có liên quan.

Jonathan Lauer làm việc cho Charlie. Một người nữa cũng đã bị đυ.ng xe chết ở Greenwich vào đúng cái ngày Charlie biến mất, người này lại có tên Charlie ở trong túi. Chiếc két sắt với tất cả số tiền bên trong cùng quyển hộ chiếu giả. Con tàu có liên quan tới công ty của Charlie. Công ty Dầu lửa Dolphin...

Cô không hiểu những thứ này sẽ dẫn đến đâu.

Ngoài ra, người chồng từng chung sống mười tám năm của cô có liên quan đến một chuyện gì đó, mà anh chưa bao giờ cho cô biết. Ty cũng chưa cho cô biết hết mọi thông tin. Cùng với đó là việc hầu hết khoảng thời gian mười tám năm vừa qua, tất cả những huyền thoại mà cô từng tin tưởng giờ đây chỉ còn là một sự giả dối. Nhưng có một chuyện khác đang âm thầm dày xéo trong cô. Nó còn lớn hơn cả nỗi sợ hãi rằng gia đình cô vẫn nằm trong vòng nguy hiểm. Lớn hơn cả nỗi cảm thông dành cho hai người đã thiệt mạng. Karen bắt đầu tin rằng hai cái chết đó, mặc dù luôn ngược lại với mong muốn của cô, có liên quan tới Charles.

Cô cũng nhận ra rằng cô đang lo lắng cho Hauck, lo lắng về việc anh sắp làm. Trước đây, điều này chưa bao giờ đến với cô, nhưng bây giờ là vậy. Cô đã dần đặt niềm tin vào anh. Cô đã hiểu ra bởi ánh mắt anh nhìn cô - ánh mắt ở trận bóng đá ngày hôm ấy, ánh mắt anh đã sáng lên ra sao khi thấy cô đợi anh ở trụ sở cảnh sát, và anh đã làm mọi việc vì cô ra sao. Anh đã thực sự bị cô lôi cuốn. Và bằng một cách nào đó, không thể nhận biết, thật tinh tế, cô cũng đã bị anh lôi cuốn.

Và còn nhiều hơn thế nữa.

Cô cảm thấy rất chắc chắn rằng anh sắp làm một chuyện gì đó bất ngờ, nằm ngoài phạm vi cho phép. Rằng có thể Hauck sẽ đặt mình vào vòng nguy hiểm. Dietz là một kẻ gϊếŧ nguời, dẫu trước đó hắn có làm cảnh sát. Cô cảm thấy Hauck đang che giấu một điều gì đó - có liên quan tới Charlie.

Và anh làm vậy là vì cô.

Sau cuộc điện thoại của Hauck, Karen ở lại trong bếp, hâm nóng một chiếc pi-za kiểu Pháp cho Alex, thằng bé có thể không cần ăn bất cứ thứ nào ngoài pi-za nướng theo kiểu Pháp. Nướng xong, Karen gọi thằng bé xuống, ngồi ăn cùng với nó, nghe nó kể về những việc trong một ngày đi học - thằng bé đã được điểm B+ cho phần thuyết trình về lịch sử châu Âu, phần này được tính 50% số điểm cho kỳ thi hết môn, và nó còn được bầu làm ban quản lý gây quỹ thiếu niên ở Crisis. Cô thực sự cảm thấy tự hào vì những gì con làm. Và cô đã đồng ý tối nay sẽ cùng xem bộ phim Những ngọn đèn đêm thứ sáu trong phòng ti-vi với nó.

Nhưng khi Alex đã đi lên tầng lầu trên, khi chỉ còn lại cô ngồi lại một mình, thì trong huyết quản cô, máu lại rần rật chảy một cách không yên ả. Thật lạ lùng và không thể giải thích nổi là đã có một điều gì đó nảy sinh giữa cô và Hauck.

Một điều cô không thể phủ nhận.

Vì vậy, sau khi xem xong phim và Alex cũng chào cô để lên tầng trên đi ngủ, Karen đi vào phòng làm việc, nhấc điện thoại. Một cảm giác lạ lẫm ùa về, cảm giác của một đứa con gái mới lớn. Karen quay số, lòng bàn tay cô ướt đẫm mồ hôi. Đầu dây đằng kia, Hauck nhấc điện thoại chỉ sau hai hồi chuông đổ.

“Trung uý à.” - Karen nói, và chờ đợi sự phản đối từ đầu dây đằng kia.

“Tôi đây.” - Hauck trả lời, không phản đối.

“Anh phải cẩn thận.” - Karen nhắc lại.

Hauck cố tìm cách làm nhẹ bầu không khí bằng cách bông đùa rằng anh đã làm những việc như thế này hàng nghìn lần rồi, nhưng Karen đã cắt ngang lời. “Đừng mà.” - Karen cầu xin. - “Đừng. Đừng làm cho tôi có cái cảm giác đó nữa. Làm ơn, hãy cẩn trọng, Ty. Đó là tất cả những gì tôi mong mỏi ở anh. Anh hiểu không?”

Một giây im lặng trôi qua, Hauck nói. - “Tôi hiểu. ”

"Vậy thì được rồi.” — Cô nói, nhẹ nhàng như hơi thở, và cúp máy.

Karen ngồi xuống trường kỷ một lúc, hai tay ôm lấy đầu gối. Cô có cảm giác một điềm xấu đang xâm chiếm lấy mình - như lúc cánh quạt chiếc máy bay hạng nhẹ ngày hôm ấy ở Tortola bắt đầu quay, Charlie đưa tay lên vẫy chào cô từ ban công, ánh nắng mặt trời lấp loá trên người viên phi công, một cảm giác mất mát, nỗi run rẩy sợ hãi.

“Ty, anh nhất định phải cẩn thận.” - Cô thì thầm nhắc lại, không với ai cả, và nhắm mắt, hoảng sợ. Tôi cũng sẽ không chịu nổi nếu lại mất anh.Chương 52Đường liên bang I-95 chỉ cách chỗ Hauck ở Stamford chưa đến một dặm, rẽ vào đường cao tốc New Jersey phía nam cầu George Washington. Anh rẽ vào đó, chạy qua những khu đầm lầy của Meadowlands, qua những khu đất rộng cho đường điện chạy qua và các khu công nghiệp lưu kho bắc New Jersey, qua sân bay Newark hơn hai tiếng, về phía nam của bang, phía bắc đường nhánh Philadelphia.

Hauck rời khỏi đường cao tốc ở đường nhánh số năm, hạt Burlington, chạy vào đường liên bang qua các vùng thuộc hạt Burlington - Columbus, Mount Holly. Đây là những thành phố nhỏ nối liền với các vùng đồng quê rộng mở, nơi ngươi ta nuôi ngựa, khác xa với tình trạng tắc nghẽn của các vùng công nghiệp ở phía bắc.

Dietz đã từng làm cảnh sát ở thành phố Freehold. Hauck đã kiểm tra trước khi lên đường. Hắn đã từng ký hợp đồng làm ở đó mười sáu năm. Mười sáu năm đã bị rút ngắn do hắn bị nhiều đơn kiện về quấy rối tìиɧ ɖu͙© và hai lần bị khiển trách vì sử dụng vũ lực không đúng chỗ, cộng thêm một vài vấn đề khác chưa được làm sáng tỏ có liên quan đến một nhân chứng tuổi còn vị thành niên trong một vụ sử dụng chất kí©ɧ ŧɧí©ɧ. Trong vụ này, Dietz đã gây áp lực quá mức để lấy lời khai của cậu bé, nghe có vẻ như hắn đã lợi dụng luật pháp để ép cung.

Hauck đã bỏ qua tất cả những thông tin đó. Có lý do gì để phải kiểm tra những điều đó kia chứ?

Kể từ đó, Dietz bắt đầu tự kinh doanh trong lĩnh vực kiểu như công ty an ninh, có tên gọi Ngôi sao đen. Hauck đã kiểm tra công ty này. Thật khó có thể phát hiện ra được công ty này làm những gì. Vệ sỹ. Đảm bảo an ninh. Hợp đồng tư nhân. Không hẳn là lắp đặt các hệ thống an ninh đặc biệt, hoặc bất cứ thứ gì hắn nói đang làm ở khu vực Greenwich trong vụ tai nạn AJ.

Dietz là kẻ xấu.

Trong lúc lái xe dọc theo những vùng đồng quê trải dài, Hauck lan man suy nghĩ. Anh đã làm trong ngành cảnh sát mười lăm năm. Cơ bản đó là tất cả những gì anh biết. Anh đã thăng tiến nhanh ở Sở Cảnh sát New York. Anh đã trở thành thanh tra. Được giao nhiệm vụ chỉ huy các đơn vị đặc biệt, giờ anh chỉ huy một đơn vị cảnh sát ở Greenwich. Anh luôn tuân thủ và hành động theo luật pháp. Anh sẽ làm gì khi tới đó? Thậm chí anh còn không có một kế hoạch nào.

Khi ra khỏi thành phố Medford, Hauck tới đường liên hạt 620. Hai bên đường là những cánh đồng hơi dốc và được quây lại bằng hàng rào trắng. Có vài biển hiệu báo nơi nuôi giữ ngựa. Biển báo nông trang Merryvale của nhà Barrister ghi: “Giữ kỷ lục thế giới, cách đây một phần tư dặm.” Gần tới hồ Taunton, Hauck kiểm tra bộ định vị toàn cầu. Địa chỉ của Dietz là 733 đường Muncey, cách trung tâm thành phố khoảng chừng ba dặm. Ở nơi chẳng ai biết đến. Hauck đã tìm thấy địa chỉ đó, nằm giáp một cánh đồng đuợc rào kín và trạm cứu hoả địa phương. Hauck rẽ vào con đường, thấy tim mình bắt đầu đập mạnh hơn.

Mình đang làm cái gì ở đây vậy, Ty?

Muncey là một con đường rải nhựa đầy vết lún bánh xe, xuống cấp nghiêm trọng. Vài nhà ở gần nơi rẽ ra đường chính, một vài mái nhà nông trang bằng ván che, có xe tải hoặc đôi khi là xe ngựa đậu ở trước cửa, sân trước rậm rạp cỏ. Hauck tìm thấy một số hộp thư: số 340. Còn xa.

Một số chỗ con đường đã biến thành bùn lầy. Chiếc Bronco xóc lên xóc xuống. Những ngôi nhà trên đường ngày càng cách xa nhau. Đến một khúc quanh, Hauck bắt gặp một dãy hộp thư, số 733 viết rõ trên một trong số đó. Dịch vụ bưu chính thậm chí không thèm đi thêm nữa. Một cơn ớn lạnh vụt qua nguời Hauck, khi anh biết rằng mình đang đến rất gần. Anh biết mình đã bỏ lại giới hạn sau lưng rất xa. Anh không có lệnh bắt giữ. Anh không thực hiện nhiệm vụ. Và Dietz có khả năng là kẻ đồng mưu trong hai vụ gϊếŧ người.

Mình đang làm cái quái gì thế này, Ty? -Anh tự hỏi.

Anh chạy qua căn nhà kiểu trại ngựa màu đỏ kiến trúc theo thập niên năm năm mươi. Một lớp mồ hôi rịn ra nơi lòng bàn tay và cổ áo. Anh đang tiến tới rất gần. Giờ thì khoảng cách giữa các nhà đã rất xa. Có lẽ hai nhà phải cách nhau đến nửa dặm. Không nghe thấy tiếng động nào ngoài tiếng sỏi kêu lạo xạo dưới bánh xe chiếc Bronco.

Cuối cùng thì ngôi nhà cũng bắt đầu vào tầm mắt. Ngôi nhà nằm ngay quãng đường vòng, nằm dưới đám cây du rậm rạp, cuối con đường. Ngôi nhà được xây theo kiểu nông trang, màu trắng. Hàng cọc rào phía trước đã đến lúc cần phải sửa. Máng nước rủ xuống. Bãi cỏ trông như thể đã hàng tháng trời chưa được cắt tỉa. Nếu không có chiếc xe Jeep có gắn moóc kéo đậu ở đường vào nhà thì ít ai có thể nghĩ được rằng ngôi nhà này có người ở. Hauck giảm tốc độ khi chạy ngang qua ngôi nhà, cố không gây sự chú ý. Phía sau chiếc Jeep gắn một miếng đề can nội dung là: Cảnh sát Thành phố Freehold. Khung cửa vòm phía trước gắn số xác định đây đúng là nơi Hauck cần tìm: 733.

Chính xác.

Chiếc ga-ra cũ nát đóng kín cửa. Không thấy trong nhà có ánh điện. Vì ở đây có ít ô-tô và ở cách xa nhau, anh không muốn bị phát hiện khi đang lái xe. Khi đi qua ngôi nhà khoảng năm mươi yard, Hauck phát hiện ra một con đường nhánh, trông giống đường cho xe ngựa hơn là dành cho ô tô, chỉ vừa đủ để một chiếc ô-tô chạy. Hauck rẽ vào, chiếc xe nảy lên chồm chồm trên con đường gập ghềnh. Đi được một đoạn, Hauck rẽ trái chạy vào cánh đồng đầy cỏ khô, chiếc xe và đường đi ngay lập tức bị hàng bụi cây cao ngang eo che khuất. Cách đó vài trăm yard, Hauck đã có thể quan sát tương đối rõ ngôi nhà.

Được rồi, bây giờ làm gì tiếp đây?

Hauck lôi trong túi ra một chiếc ống nhòm, hạ thấp cửa số xe, quan sát lại một vòng rộng quanh ngôi nhà. Không có động tĩnh gì. Hàng chớp cửa treo trễ nải trước khung cửa sổ. Không có dấu hiệu nào cho thấy có người ở trong nhà.

Anh rút khẩu Sig (1) tự động, mở chốt an toàn, kiểm tra lại mười sáu viên đạn đã được nạp sẵn trong băng. Đã nhiều năm anh không dùng đến súng. Anh nhớ có một lần anh đã bắn ba viên về phía một nghi phạm tẩu thoát từ một khu nhà, trong khi chạy dọc theo hành lang. Tên này đã xả cả băng khẩu TEC-9 (2) về phía đồng nghiệp của Hauck trong khi tìm đường tẩu thoát. Một viên đã trúng chân nghi phạm. Kết cục là hắn đã bị bắt và anh được cấp trên khen ngợi trong vụ này. Đó là lần duy nhất anh phải dùng đến súng trong khi thực hiện nhiệm vụ.

Hauck đặt khẩu súng sang ghế bên, mở ngăn đựng đồ trên xe lấy ra chiếc kẹp đựng áo giáp chống đạn của cảnh sát Greenwich. Hauck cũng chẳng biết phải làm gì với cái áo giáp này, vì vậy anh nhét nó trong túi áo khoác, lôi chai nước hai lít trong đó ra tu ừng ực.

Miệng anh khô ran. Anh quyết định không nghĩ quá nhiều về việc anh sẽ làm gì ở đây. Anh tiếp tục quan sát ngôi nhà thêm một lần nữa. Không có gì đặc biệt. Chẳng có quái gì đặc biệt xảy ra hết. Rồi Hauck làm cái việc mà anh đã làm hàng trăm lần trong rất nhiều lần trinh sát trong nhiều năm trước đây. Anh mở nắp một lon bia, ngồi nghe tiếng kim đồng hồ tích tắc.

Hauck ngồi đó chờ đợi.

Chú Thích:

1 SIG: Tên một loại súng do công ty của Thụy Sỹ/ Đức đặt trụ sở tại Mỹ sản xuất.

(2) TEC-9: một loại súng bán tự động, cỡ đạn 76mm 127mm.Chương 53Hauck quan sát ngôi nhà cả đêm hôm đó. Thậm chí trong ngôi nhà còn không có một ánh điện. Không có người nào đi qua hoặc trở về. Có lúc anh đã tìm số điện thoại Dietz cung cấp cùng địa chỉ nhà và bấm điện thoại. Sau bốn lần chuông, tiếng hộp thư thoại vang lên. “Bạn đã được chuyển tới hộp thư thoại công ty An ninh Ngôi sao Đen... Làm ơn hãy để lại tin nhắn.” Hauck cúp máy. Anh vặn đài về tần số 104.3, kênh nhạc Rock kinh điển. Ban nhạc Who đang hát. Không ai biết làm người điên sẽ ra sao... Mắt anh trở nên nặng trĩu, anh chợp mắt đi một lúc.

Khi anh tỉnh dậy, trời đã sáng, và vẫn chẳng có chuyện gì xảy ra. Hauck nhét súng vào bao, đi găng tay cao su, với lấy chiếc đèn pin Maglite, điện thoại di động và nhảy ra khỏi chiếc Bronco. Anh lội qua cánh đồng dày đặc cỏ khô cho tới khi tìm thấy con đường mòn.

Hauck quyết định nếu Dietz có mặt ở nhà, anh sẽ bắt hắn. Anh sẽ gọi cho cảnh sát Freehold và điều tra thông tin cụ thể sau. Nếu hắn không có nhà thì anh sẽ kiểm tra quanh một vòng.

Anh đi vòng ra con đường lầy bẩn phía trước ngôi nhà. Trên bãi cỏ rậm rạp có cắm một tấm biển ghi dòng chữ:

KHU VỰC RIÊNG TƯ. COI CHỪNG CHÓ DỮ.

Hauck bước lên bậc tam cấp, tim bắt đầu đập mạnh, hai lòng bàn tay xâm xấp mồ hôi. Anh đứng ở một bên mé cửa, ghé nhìn qua cửa sổ. Chẳng nhìn thấy gì. Anh hít một hơi thật sâu, băn khoăn không hiểu liệu mình có đang làm một việc điên rồ hay không. Nào... Anh đặt tay lên báng súng. Tay kia cầm chiếc đèn pin gõ lên cửa trước.

“Có ai ở nhà không? ”

Không có tiếng đáp lại. Đợi một lúc, Hauck lại tiếp tục gõ cửa. - “Cho tôi hỏi thăm đường... Có ai ở nhà không?” Đáp lại lời anh chỉ là sự im lặng.

Mái vòm chạy vòng ra phía bên. Hauck quyết định đi vòng theo đó sang bên. Trên bãi cỏ, ngay trước con đường lầy bẩn, Hauck phát hiện ra một hộp điện dấu phía sau bụi cây. Anh đi tới, mở tấm cửa sắt. Đó là đường điện chính dẫn vào trong nhà. Hauck giật cầu dao, ngắt hệ thống điện thoại và hệ thống báo động. Sau đó, anh đi vòng lại phía cổng vòm phía trước. Qua cửa sổ, anh có thể nhìn rõ chiếc bàn ăn bằng gỗ mộc bên trong. Phía xa hơn là bếp nấu. Khu bếp nấu được lót vải sơn cũ kỹ, kiểu của những năm năm mươi và đã nhiều năm không được sửa sang. Anh thử kiểm tra cửa hậu. Cửa hậu đã bị khóa.

Đột nhiên có tiếng chó sủa, tiếng chó sủa như xuyên thấu qua anh. Người anh cứng đờ, thở gấp, cảm giác như mình đang bị phơi bày ra trước ánh sáng. Rồi anh cũng nhận ra rằng tiếng chó sủa là từ phía khu nhà hàng xóm, tiếng sủa từ xa như xoáy vào tận xương anh, từ cách xa hàng trăm yard. Hauck quay nhìn cánh đồng che khuất, dần bình tĩnh lại. Bình tĩnh trở lại...

Hauck tiếp tục đi ra phía sau ngôi nhà, ngang qua dãy nhà chứa đồ khóa kín, một chiếc máy xén cỏ được che bằng vải nhựa, một vài đồ dùng đã han rỉ vương vãi xung quanh. Bậc tam cấp dẫn lên cửa vòm phía sau làm bằng gỗ tuyết tùng. Một chiếc lò nướng hiệu Weber. Một chiếc bàn dài đặt ngoài trời. Dẫn vào nhà là hai cánh cửa kiểu Pháp. Rèm kéo kín.

Hauck cẩn trọng bước lên bậc thềm và ngừng lại một chốc, nấp người sau tấm rèm che ngay cửa. Cánh cửa cũng khóa, nó là kiểu cửa chớp bằng kính xếp lớp, có cài then. Anh lôi chiếc đèn pin gõ lên một trong những tấm kính gần nắm đấm cửa. Tấm kính kêu lọc xọc trong khung kính. Không chắc. Anh quỳ xuống gõ tấm kính thêm một lần nữa, mạnh hơn. Tấm kính vỡ tan, rơi vào trong nhà.

Hauck đặt tay lên báng súng, đứng tại chỗ trong vài giây, lắng nghe xem có tiếng động nào từ trong nhà không. Không có âm thanh nào đáp lại. Hauck sợ rằng Dietz có lắp hệ thống an ninh kết nối với cảnh sát địa phương. Hắn không muốn có bất cứ tình huống có người đi qua tò mò vào nhà hắn. Hauck với tay qua chỗ vỡ, nắm lấy nắm đấm, đẩy then, vặn nắm đấm. Cánh cửa mở toang.

Không có chuông báo động, không có âm thanh nào vang lên cả. Hauck thận trọng bước vào. Bên trong là một phòng sưởi nắng trang hoàng cũ kỹ. Trong phòng là những chiếc ghế đã sờn vải bọc, một chiếc bàn gỗ cũ. Vài tờ tạp chí vung vãi trên bàn. Tạp chí Forbes. Cuộc sống ngoài trời. An ninh ngày nay.

Tim đập thình thịch, Hauck lại rút súng, đi lại từ phía bếp, sàn nhà bằng gỗ kêu cọt kẹt dưới mỗi bước chân anh. Căn phòng tối đen, tĩnh mịch. Hauck ghé nhìn vào phòng khách, thấy một chiếc ti-vi màn hình phẳng khá lớn. Anh đã vào đến đây nhưng vẫn không biết mình đang tìm kiếm điều gì.

Hauck chợt thấy một căn phòng nhỏ nằm giữa phòng khách và nhà bếp được ngăn bởi một hàng giá sách. Chính là phòng làm việc. Trong đó có một chiếc lò sưởi nhỏ bằng gạch, một chiếc bàn vung vãi báo, một chiếc máy tính cá nhân. Trên tường dán nhiều tranh ảnh. Hauck lướt mắt nhìn. Anh nhận ngay ra Dietz trong bộ quân phục cảnh sát chụp cùng các đồng nghiệp. Một tấm là Dietz trong bộ đồ câu cá đang giơ cao một con cá rất lớn. Một tấm nữa Dietz chụp trên một con tàu màu đen với một gã tóc đen, đế ngực trần.

Hauck xem qua một số giấy tờ vứt trên bàn. Trong số đó có mấy tờ hóa đơn vứt bừa bãi, một vài mẩu giấy ghi việc có in sẵn tên công ty Ngôi sao đen ở đầu trang. Dường như chẳng có thứ gì có thể đem lại chút thông tin nào. Máy tính vẫn mở. Hauck thấy biểu tượng trên trang chủ là của Gmail (1), nhưng khi anh nhấn vào đó thì một cửa sổ hiện lên đòi nhập mật khẩu. Trang này đã bị khóa. Hauck thử mở trình duyệt Inte, trang chủ Tin tức của Google hiện lên. Anh nhấn trỏ chuột vào phần địa chỉ inte kiểm tra các trang Dietz đã vào. Trang hắn vào gần đây nhất là trang của hãng hàng không Mỹ, American Airline. Chuyến bay quốc tế. Vài trang khác hắn vào trông có vẻ như là các trang kinh doanh thông thường. Kéo xuống dưới là trang web có tên IAIM. Anh nhấn chuột - đó là trang Hiệp hội Quốc tế các Nhà quản lý Đầu tư.

Máu chạy rần rật trong người Hauck. Công ty Tài chính Harbor, công ty của Charles Friedman, có tên trong đó.

Hauck ngồi xuống ghế, cố tìm lần theo công cụ tìm kiếm. Một trang web của công ty Harbor hiện lên màn hình. Đó là trang mô tả công ty, danh mục vốn đầu tư có liên quan đến năng lượng. Các tài sản thuộc sự quản lý của công ty, một vài bảng mô tả hoạt động công ty. Một tấm hình của Friedman. Chưa hết, Công ty Falcon, hợp doanh đầu tư ở quần đảo Virgin của Anh, cũng có tên.

Giờ thì máu trong người anh không còn chảy nữa mà đang sôi lên. Anh hiểu rằng mình đang đi đúng hướng. Trang IAIM chỉ đơn thuần là một trang danh mục cho Falcon. Không có thông tin hay hồ sơ nào cả. Chỉ có tên đối tác liên lạc và địa chỉ tại Tortola, Hauck đã copy lại. Sau đó, anh chuyển qua các tờ báo vung vãi trên mặt bàn. Trên đó là những mẩu tin nhắn, thư tín, và hóa đơn.

Chắc chắn phải có thứ gì đó ở đây.

Trong một chiếc khay bằng nhựa đựng tài liệu, Hauck phát hiện ra một thứ khiến cái giác quan điều tra trong anh bắt đầu làm việc hết cỡ. Một bản sao danh mục tên các nhân vật thuộc Hiệp hội những Người đầu tư chứng khoán quốc gia, những người đã nhận giấy phép chứng khoán thương mại được sử dụng vào mục đích đầu tư. Bản danh sách chạy dài nhiều trang, hàng trăm tên người và tên công ty chứng khoán, từ tất cả các nơi trên thế giới. Hauck lướt tìm - Dietz tìm kiếm điều gì ở đây?

Rồi đột nhiên, anh hiểu ra điều duy nhất liên quan tới bản danh sách cấp giấy phép đó. Tất cả đều mới được cấp phép trong năm ngoái. Khi Hauck đọc lướt các trang của bản danh sách, anh nhìn thấy vài cái tên đã được khoanh tròn. Một vài cái tên khác lại bị gạch chéo, có mấy dòng ghi chú viết bên cạnh ra bên lề. Có hàng trăm cái tên như vậy. Phải tìm kiếm công phu để gạn lọc.

Rồi Hauck bỗng choáng váng khi nhận ra sự việc: Karen Friedman không phải là người duy nhất cho rằng chồng cô vẫn còn sống.

Có một chiếc máy in kiêm phô-tô đặt trên ngăn tủ thấp ngay gần bàn máy. Hauck đặt danh sách chứng khoán và ghi chú của Dietz lên đó. Anh tiếp tục tìm kiếm. Giữa đống giấy tờ vung vãi, anh tìm được mẩu ghi chú viết tay trong đống giấy tờ văn phòng của công ty Ngôi sao đen. Đó là mẩu giấy về Ngân hàng Barclays ở Tortola.

Trong đó có một con số rất dài, chắc phải là số tài khoản nào đó, dưới đó có mấy mũi tên chỉ tới các ngân hàng khác - Ngân hàng First Caribean. Nevis. Banc Domenica. Mấy cái tên Thomas Smith, Ronald Torbor. Tất cả đều được gạch chân ba lần.

Đây là những ai? Dietz đang tìm kiếm điều gì? Hauck đã luôn cho rằng Charles và Dietz có liên quan. Hai vụ tai nạn...

Nhưng rồi bỗng Hauck hiểu ra. Chúa ơi...Dietz cũng đang tìm kiếm Charles.

Hauck cầm một tờ giấy có mấy nét chữ nguệch ngoạc lên, đó là một tờ lịch trình. Hãng hàng không Mỹ, American Airlines. Tortola. Nevis. Hauck thấy nổi da gà, người ngứa ran.

Dietz đang tìm Charles. Phải chăng hắn ta đã biết Charles đang ở chỗ nào?

Hauck đặt bản copy cùng tờ giấy đó vào khay và ấn nút. Máy phô-tô bắt đầu khởi động. Nhưng bỗng có tiếng động vang lên từ ngoài cửa sổ. Hauck như chết đứng. Tiếng bánh xe lạo xạo lăn trên đường sỏi, tiếp sau đó là tiếng cửa ôtô đóng sầm lại.

Có người đã về nhà.

Chú Thích:

1 Gmail: Dịch vụ thư điện tử của Google.Chương 54Máu trong người Hauck như đông cứng lại. Anh bước ra phía cửa sổ, nhìn qua mấy tấm rèm rủ. Phòng làm việc của Dietz nằm ở phía sau, không có cách nào có thể xác định được người đang đi vào là ai. Anh lấy khẩu Sig 9 ra khỏi bao, kiểm tra kẹp đạn. Anh hoàn toàn bất lợi trong trường hợp này - không có lệnh bắt, không lực lượng yểm trợ. Núp trong nhà, Hauck cầu mong sao đó không phải là Dietz.

Anh nghe tiếng gõ cửa. Tiếng người gọi to “Phil? ” Rồi sau một giây ngừng lại, vang lên một âm thanh khiến nhịp tim Hauck tăng vọt. Đó là tiếng chìa khóa tra vào ổ khóa cửa trước. Có người đang mở khóa. Rồi giọng đàn ông tiếp tục gọi.

“Phil? ”

Hauck trốn phía sau cánh cửa phòng làm việc. Không có đường nào ra được. Dầu người đó có là ai thì hắn cũng đã vào tới trong nhà. Hauck nghe tiếng bước chân tới gần, tiếng sàn gỗ oằn mình kẽo kẹt. - “Phil, anh có đấy không? ”

Tim Hauck đập loạn xạ. Hoảng sợ, anh chợt nghĩ không hiểu chiếc Bronco của mình có bị ai phát hiện hay không. Anh biết sớm hay muộn thì người mới bước vào nhà đó, nếu đi một vòng quanh nhà, cũng sẽ phát hiện ra tấm cửa kính phía sau đã bị đập vỡ và hắn sẽ lần tới phòng làm việc. Bất cứ người nào. Hơn nữa, Hauck đột nhập vào nhà hoàn toàn bất hợp pháp. Không có lệnh bắt giữ. Không thông báo cho cảnh sát địa phương. Anh có thể phải hầu tòa chỉ với lý do mang súng. Tiếng bước chân tiến dần tới gần. Hauck không biết mình nên làm gì. Anh biết rằng anh đang tự đưa mình vào một tình huống rất xấu, và tình huống này đang xấu dần thêm đi từng giây một. Người vừa vào đang đi vòng quanh nhà. Liệu có nên bỏ chạy không?

Bỗng nhiên một việc xảy ra khiến máu trong người Hauck như đông cứng lại: Chiếc máy in khốn kiếp đột nhiên làm việc.

Mấy trang thông tin Hauck mới đặt vào khay bỗng chạy qua cửa in. Tiếng máy in làm việc chẳng khác nào tiếng chuông báo động vang lên.

"Phil!”

Tiếng bước chân tiến tới gần hơn. Phía sau cánh cửa, Hauck nắm chặt khẩu Sig, ép mạnh nòng súng vào bên má. Chiếc máy in tiếp tục chạy. Anh không thể nào dừng nó lại được! Nghĩ đi chứ, làm gì bây giờ chứ?

Hauck cứng người khi nghe tiếng sàn nhà cọt kẹt khi người vừa vào đi vòng qua góc nhà. Hắn ngó vào trong phòng. Hauck đứng yên, cứng ngắc như một tấm gỗ. “Phil, tôi không biết là anh đang ở đây.." Gã đàn ông ngừng lại, vẫn đứng ở cửa ra vào. Mấy trang giấy vẫn tiếp tục chạy qua máy in, từng tờ một. Hauck nín thở. Khốn thật...

Một giây sau, cánh cửa phòng đập mạnh vào ngực Hauck, khiến anh bất ngờ và làm tung khẩu Sig. Ánh mắt Hauck đuổi theo khẩu súng, cánh cửa lại đập mạnh vào người anh một lần nữa, lần này vào đầu, khiến anh choáng váng, khẩu súng văng ra sàn nhà, kêu lọc cọc. Gã đàn ông đập cửa vào người Hauck thêm một lần nữa, lần này cả người hắn lao vào cánh cửa, bản lề cửa ép mạnh vào tay phải anh. Cuối cùng, Hauck dồn cả sức mạnh của mình đẩy cánh cửa, đập mạnh với hết lực mình có, làm gã đàn ông lăn vào trong phòng.

Gã đàn ông để đầu đinh, mũi to, má chảy máu vì cú cùi chỏ. Hắn trừng trừng nhìn Hauck giận dữ. - “Mày làm cái quái gì ở đây vậy? Mày là thằng nào?”

Hauck trừng mắt nhìn lại. Anh nhận ra ngay đã gặp hắn trước đây. Hắn chính là nhân chứng thứ hai. Nhân chứng mặc áo khoác mùa đông trong vụ tai nạn AJ. Hắn là huấn luyện viên môn chạy thì phải.

Hắn là Hodges.

Cả hai nhìn nhau với ánh mắt trừng trừng kinh ngạc.

Hodges lên tiếng. - “Là mày à! ”

Hauck liếc nhìn khẩu súng bị văng ra sàn nhà trong khi Hodges vớ lấy thứ gần mình nhất, một chiếc sừng chạm trổ làm vật trang trí đặt trên bàn, lao về phía Hauck, đâm thẳng đầu nhọn của chiếc sừng qua lớp áo len, xé toạc lớp da phía trong. Hauck rú lên. Chiếc sừng đâm thẳng vào một bên ngực anh, những rẻ xương sườn anh như bị hun trên lửa.

Hodges tiếp tục quật mạnh vào anh một lần nữa. Hauck vụt mạnh vào cánh tay còn lại của gã để chặn cú đánh, kẹp chặt nó lại trong khi Hodges lấy hết sức dùng cánh tay còn lại ép mạnh vào cổ anh. Hắn đè lên người Hauck, ngay chỗ vết thương trên ngực.

“Aaaaaaa!”

“Mày làm gì ở đây?” - Hodges hét lên.

“Tao đã biết tất cả.” - Hauck gầm gừ đáp lại. - “Tao biết chuyện gì đã xảy ra.” Máu rỉ ra từ chỗ rách, ướt đầm chiếc áo len. - “Hết rồi, Hodges. Tao đã biết rõ về mấy vụ tai nạn đó.”

Hauck căng người đẩy những ngón tay của Hodges lại, quờ tay với lấy cán sừng, nhưng lại trượt ra. Anh ép mặt vào người Hodges, tóm chặt lên bên sườn hắn. - “Tao biết tất cả đều đã được dàn dựng lên. Tao biết chúng được dựng lên để bảo vệ Charles Friedman và công ty dầu lửa Dolphin. Cảnh sát đang điều tra vụ này.” - Hauck vẫn còn choáng váng vì mấy đòn tấn công ban đầu, còn đang hụt hơi, không kịp thở, cổ anh đau buốt. Mạch đập dồn nơi Hodges bóp chặt. - “Mày tiêu rồi, con ạ”

“Cảnh sát...” — Hodges nhắc lại ngờ vực. - “Vậy thì mày là thằng khốn nào hả, là tiền trạm chắc?”

Mắt hắn trợn trừng, liếc nhìn chiếc lò suởi, vớ lấy que cời, lấy hết sức đập. Chiếc que cời chỉ cách đầu Hauck vài inch, đập mạnh vào bức tường phía sau anh. Vữa vụn bay tung toé trên sàn nhà. Hauck đâm thẳng đầu vào người Hodges, đẩy hắn ngã vào chiếc bàn phía sau, sách, ảnh văng tung toé trên hai người, chiếc máy in từ trên giá rơi sập xuống.

Cả hai lăn tròn trên sàn nhà. Cuối cùng, Hodges lật người lên trên. Hắn rất khoẻ. Có lẽ vài năm trước đây Hauck có thể thắng được gã, nhưng giờ thì anh vẫn còn choáng váng do mấy cú đập cửa và vết thương phía bên ngực. Hodges tấn công như không còn gì để mất. Hắn dùng gối đè chặt vào háng Hauck, khiến anh cảm thấy như có lửa đốt cháy tận ruột gan. Hắn lại vớ lấy que cời, cầm ngang hai tay, chẹn vào ngực Hauck như kẹp ê-tô (1), ép dần về phía cổ.

Hauck nghẹn thở.

“Mày nghĩ là chúng tao làm thế để bảo vệ Charles à?” - Hodges nói, mặt đỏ bừng. - “Mày không biết cái quái gì hết.” - Hắn tiếp tục ấn mạnh que còi về phía cổ họng Hauck. Hauck cảm thấy khí quản đang hẹp lại dần như có những móng sắc đang siết chặt lấy phổi anh ngày càng mạnh hơn. Anh cố tìm cách lăn người đè lên đối thủ, thúc đầu gối vào hắn, nhưng anh lại bị ép mạnh xuống, thanh sắt đang từ từ lấy đi mạng sống của anh. Hauck cảm thấy máu đang dồn lên mặt, sức anh đang yếu dần đi, hai lá phổi như muốn vỡ tung.

Hodges sẽ gϊếŧ anh mất.

Vùng vẫy, Hauck cố tìm mọi cách để đẩy thanh cời ra khỏi cổ. Hơi thở đã trở nên tuyệt vọng, hai lá phổi bị ép chặt lại vì thiếu dưỡng khí. Máu như muốn vọt tung ra khỏi đầu anh. Chính lúc đó, Hauck bỗng thấy khẩu súng đang gồ lên dưới lưng mình. Hodges vẫn ép mạnh anh xuống nhưng anh đã tìm cách nhấc vai lên và đưa một bàn tay với ra sau lưng, tay còn lại đẩy mạnh gọng kìm của Hodges ra khỏi cổ. Ngón tay run rẩy, Hauck sờ thấy họng súng bằng sắt ấm nóng, xoay dưới lưng tìm lấy báng.

“Dừng lại. ” - Hauck hổn hển. - “Để tao nói. Dừng lại.”

“Làm sao mày tới được đây? ” — Hodges hét vào mặt anh. - “Mày phát hiện ra bằng cách nào?” - cổ họng Hauck như có ai đó đang dùng cuốc cào xới tung lên. Cuối cùng thì anh cũng nắm được lấy báng khẩu Sig. Vẫn để khẩu súng duới lưng, anh thận trọng di chuyển tay.

“Bằng cách nào?” - Hodges hỏi, hai đùi hắn ép mạnh haì chân Hauck, ép nốt phần không khí cuối cùng ra khỏi phổi anh.

Tất cả những gì Hauck làm vào lúc đó là rướn người lên một chút, tạo một khoảng trống nhỏ để kéo bàn tay cầm súng ra ngoài, bởi Hodges đã phát hiện ra ý định của anh. Vì vậy, hắn ép người càng mạnh hơn, đè đầu gối mạnh hơn xuống tay Hauck, ép que cời mạnh hơn nữa xuống thanh quản Hauck.

Phổi Hauck muốn nổ tung.

Vai Hauck bị ép xuống chặt đến nỗi không thể nhằm bắn. Hauck gắng vòng ngón tay quanh cò súng, nhưng đầu nòng súng lại bị ép chặt vào người anh. Anh thậm chí còn không biết nòng súng trỏ vào đâu, chỉ biết rằng mình không còn sức nữa, không còn dưỡng khí nữa... Không còn thời gian nữa. Anh cố gắng chịu đựng cơn đau từ vết thương bên mé ngực.

Và bóp cò - một tiếng nổ cự ly gần, nghẹt lại.

Hauck thấy người rung lên. Cơn chấn động dường như dội lại bên trong cả hai kẻ đối đầu. Hauck căng người, chờ đợi một cơn đau ập đến.

Nhưng không.

Mặt Hodges nhăn lại trên người Hauck. Thanh sắt cời lò sưởi vẫn vắt ngang cổ Hauck. Mùi thuốc súng xông lên nồng nặc dưới mũi anh. Và từ từ, chầm chậm, lực ép lên cổ họng anh dần tan biến.

Hai mắt Hodges dãn ra hai phía. Hauck thấy một chùm màu đỏ hình bông hoa đang nở rộng dần ra dưới áo. Hodges ngay người, đưa tay sờ bên sườn và kéo tay ra, cánh tay dính đầy máu.

“Đồ chó đẻ... ” - Hodge hổn hển.

Hauck đạp chân. Hai mắt đờ đẫn, Hodges lăn khỏi người Hauck. Anh hổn hển hớp từng ngụm không khí quý giá và cần thiết đến căng l*иg ngực. Một bên ngực như bị lửa thiêu đốt. Máu ướt đẫm người Hauck - của ai anh cũng chẳng rõ. Hodges bò ra phía cửa.

“Hết rồi.” - Hauck hổn hển, nhướng người nhìn Hodges, không còn đủ sức để giơ súng lên nữa.

Hodges vụng về kéo người ngồi dậy. Một vệt nước đỏ trào ra từ áo hắn. Hắn lấy tay bịt chặt lấy vết thủng. - “Mày chẳng có một đầu mối chết tiệt nào cả.” - Hắn nói, vừa ho vừa cười nặng nề. Hodges nhăn mặt đau đớn. Hắn đứng đó, chờ đợi Hauck siết cò. Nhưng Hauck đã kiệt sức, không thể nhấc nổi khổi súng lên nữa.

"Mày chết thật rồi! Mày không biết được đâu, nhưng mày thực sự đã chết rồi.” - Hodges chằm chằm nhìn anh. - “Mày không biết mày đã động vào ai đâu!”

Rồi hắn cong người, khập khiễng đi ra khỏi phòng. Hauck không còn đủ sức để ngăn hắn lại nữa. Anh phải gắng hết sức mới có thể ngồi dậy được, hớp từng ngụm không khí vào cái khí quản bị chẹn nghẹt lại lúc nãy, quần áo ướt sũng mồ hôi. Hauck lảo đảo đi ra theo sau Hodges, tay bịt chặt bên sườn. Mọi thứ đều rệu rã. Anh nghe tiếng xe Hodges nổ máy, nhìn thấy vệt máu kéo dài từ trong qua hàng hiên dưới mái vòm ra đến tận đường đỗ xe vào nhà.

“Hodges!" - Hauck bước xuống bậc thềm giơ khẩu súng nhằm chiếc xe. Chiếc xe lùi ra khỏi nhà, tăng tốc nhập vào con đường. Hauck giơ súng ngắm vào bánh sau, các ngón tay run rẩy. - “Đứng lại!” - Hauck kêu lên. Dừng lại. Thậm chí ngay cả Hauck cũng không còn nghe thấy được giọng của mình nữa. Nhưng anh chỉ giữ súng đứng đó, nhìn chiếc xe tải lao xuống đường, súng ngắm vào đám bụi đang loãng dần ra.

Cũng phải mãi sau Hauck mới nhận ra một điều. Rằng anh đã dính vào một việc - một việc đã dính líu trực tiếp tới anh. Và rằng anh đã không còn đại diện cho điều gì nữa. Không cho những lời tuyên thệ, không cả cho sự thật, và thậm chí cả là Karen.

Chỉ có một mong muốn thuần túy của chính bản thân anh. Đó là được biết chuyện này sẽ dẫn đến đâu.

Chú Thích:

1 ê-tô: dụng cụ gồm hai hàm cặp chặt một vật cho khỏi xê dịch (theo từ điển Lạc Việt)Chương 55Một bên ngực anh như có lửa đốt. Cổ sưng tấy, to gấp đôi bình thường, nuốt rất khó khăn. Mỗi lần anh hít thở, những rẻ xương sườn lại đau nhói như thể anh vừa mới trải qua mười vòng thi đấu cử tạ vậy. Những vệt đỏ nổi lằn trên ngực anh.

Anh không hiểu mình đã làm gì.

Anh quay lại trong phòng, vớ lấy tập giấy anh đã phô-tô, rồi đi thẳng ra xe. Trên đường lái xe về, ý nghĩ đầu tiên đến vớỉ anh là về Jessica - thật may mắn là anh vẫn còn sống.

Thật ngu xuẩn, ngu xuẩn hết sức. Anh đánh giá tình huống. Tất cả những gì anh làm đều nằm ngoài phạm vi pháp luật cho phép. Đột nhập vào nhà Dietz. Mang theo súng. Không thông báo cho cơ quan chức năng địa phương. Còn Hodges nữa... hắn có thể không chết. Nhưng, Hauck nhận ra rằng đó mới chỉ là một nửa của rắc rối. Dietz sẽ biết - và vì vậy cả những kẻ hắn làm việc cho họ cũng sẽ biết. Chuyện này sẽ vỡ lở. Tất nhiên là chúng không thể biết được rằng anh tự mình làm chuyện này. Hoặc, ý nghĩ khiến anh bình tâm lại đôi chút, chúng không thể biết rằng Karen có liên quan.

Đó là điều tốt duy nhất trong chuyện này.

Phải mất hơn ba giờ đồng hồ Hauck mới chạy xe về đến nhà. Lúc đó là đầu giờ chiều. Kiệt sức, Hauck đổ người xuống chiếc đi văng. Trong khi kiểm tra bên ngực, anh hồi tưởng lại sự việc, cố hiểu xem mình đã làm những gì. Anh đã vi phạm luật pháp. Rất nhiều. Anh đã đưa Karen vào vòng nguy hiểm. Những lời tuyên thệ anh từng hứa trong cuộc đời rằng sẽ tuân thủ luật pháp, chỉ làm những gì đúng thì giờ đây gần như là hỏng cả.

Hauck cởi bộ đồ dính máu, cuộn lại vứt vào phòng đựng đồ. Chỉ nhấc tay lên cũng khiến anh cảm thấy cực kỳ đau đớn. Vết thương bên ngực anh máu đã đông lại, da trầy ra nơi Hodges lao vào. Những vệt lằn đỏ vắt đè lên nhau trên ngực và trên cổ. Anh nhìn mình trong gương mà nhăn mặt. Không biết liệu có cần phải gặp bác sỹ không. Đầu Hauck nặng trĩu. Anh chỉ muốn đi ngủ. Cảm thấy mình lẻ loi. Lần đầu tiên trong đời, anh không biết phải làm gì.

Anh nhẹ nhàng nâng người lên khỏi đi-văng. Chỉ có một người anh nghĩ mình sẽ gọi điện tới.

“Ty à...?"

“Karen, nghe này, tôi cần cô,” - Hauck hổn hển. - “tới đây.” - Câu nói như một lời khẩn cầu. Anh nín thở rồi hít mạnh vào.

“Ty, anh có sao không? ” - Karen hốt hoảng. - “Tôi lo quá. Tôi đã tìm cách gọi cho anh. Nhưng anh không trả lời điện thoại.”

“Karen, có chuyện xảy ra rồi... Cô đến đây đi. Làm ơn hãy đến đi.” - Gần như đã trở nên mê man, Hauck nói cho cô địa chỉ nơi anh ở.

'“Tôi đang đi đây. Có vẻ anh không được ổn, Ty. Anh đang làm tôi sợ đấy. Hãy nói cho tôi nghe đi, anh có cần thứ gì nữa không?”

“Có.” - Hauck thở hắt ra, đầu ngật ra phía sau. - “Thuốc sát trùng, và nhiều băng gạc nữa.”

HAUCK KHẬP KHIỄNG LÊ RA khi nghe tiếng Karen gõ cửa. Anh đang mặc một chiếc quần soóc thể dục dụng cụ và một chiếc khăn che vết thương. Anh cười, nhợt nhạt như muốn nói Tôi thực sự rất tiếc vì đã làm phiền cô về chuyện này. Rồi anh gần như ngả vào người Karen.

Karen nhìn Hauck, hoảng sợ: “Chuyện gì đã xảy ra vậy, Ty?”

“Tôi đã tìm được chỗ ở của Dietz. Tôi đã quan sát ngôi nhà cả đêm. Tôi không nghĩ là có người ở đó. Sáng nay tôi đã đột nhập vào trong.”

“Hắn có ở nhà sao? "

“Không.” - Hauck với lấy chiếc túi đựng đồ dùng y tế anh yêu cầu cô mang tới - bao gồm thuốc sát trùng, băng, gạc. Anh khập khiễng đi về phía đi-văng, ngồi xuống. - “Nhưng người ở nhà là Hodges.”

“Hodges ư?” - Karen nheo mắt.

“Hắn là nhân chứng thứ hai trong vụ AJ. Tôi đoán cả hai cùng nằm trong âm mưu này. Chúng là bạn của nhau.”

“Cùng nằm trong âm mưu gì?” Cũng chính lúc đó, Karen bắt gặp những vết hằn đỏ trên cổ Hauck, cô khó nhọc nói. - “Chúa ơi, Ty, anh đã làm gì vậy? ” - Cô kéo phần trên chiếc khăn vải bông, trợn mắt hoảng sợ, rồi chầm chậm đưa ngón tay lần theo vệt da xây xướt kiểm tra những nơi khớp xương bị tổn thương, thận trọng nắm lấy tay anh.

“Bên ngực này còn tệ hơn.” - Hauck nhún vai, vẻ hối lỗi, mở tấm vải để lộ ra vết thương đã đông máu và những vết xước sâu vào thịt trên cánh tay.

“Ôi, lạy Chúa. ”

“Tất cả đều đã được sắp đặt trước.” - Hauck nói, tìm cách giảng giải cho Karen. - “Abel Raymond, và cả Lauer. Những vụ tai nạn đó đều là cố tình. Dietz và Hodges đã sát hại cả hai người. Để che giấu toàn bộ sự việc.”

“Sự việc gì kia? ” - Karen thấy như có một lớp màn hỗn độn che mờ trước mặt, nhưng còn có một điều sâu hơn cả - đó là nỗi sợ hãi, khi hiểu ra rằng những điều anh chưa tiết lộ hoàn toàn có liên quan tới cô. Rằng Charlie có liên quan. - "Chuyện gì đã xảy ra với Hodges?” - Karen hỏi trong khi với tay lấy lọ thuốc sát trùng và xé một hộp gạc.

Hauck trả lời. - “Hodges đã bị bắn.”

“Bị bắn? ” - Karen thả rơi hộp gạc và lọ thuốc sát trùng, mặt tái đi. - “Hắn chết rồi à...."

“Không. Ít nhất là tôi không nghĩ là vậy.”

Hauck kể lại cho cô nghe tất cả sự việc. Kể lại anh đã vào nhà bằng cách nào cho an toàn, và Hodges đã tới, khiến anh bất ngờ ra sao trong phòng làm việc của Dietz, kể lại chuyện cả hai đã vật lộn, Hodges đâm anh bằng một chiếc sừng, ép thanh cời lò ngang cổ anh, và anh đã nghĩ rằng anh sẽ chết. Và kể lại anh đã bắn hắn như thế nào.

“Ôi, lạy Chúa tôi... Ty. ” - Karen mở to mắt đồng cảm. Từ kinh ngạc, khuôn mặt cô chuyển sang sợ hãi. - “ Cảnh sát đã nói sao? Đó là trường hợp tự vệ chính đáng phải không? Hắn đã muốn gϊếŧ anh kia mà, Ty.”

Hauck nhìn Karen chăm chú. - “Tôi không gọi cho cảnh sát, Karen à.”

Karen chớp mắt. - “Cái gì... ? ”

“Tôi không được phép tới đó, Karen à. Ngay từ đầu, chuyến đi đã là không hợp pháp. Tôi không có lệnh bắt giữ. Không có lệnh khởi tố bọn chúng. Thậm chí tôi còn không làm nhiệm vụ trong khi đó nữa, Karen à.”

“Ty...” - Karen bỗng đưa tay lên bịt miệng khi cô bắt đầu hiểu ra sự việc. - “Anh không thể vờ như chuyện này không xảy ra được. Anh đã bắn một người.”

“Hắn định gϊếŧ tôi mà, Karen! Cô muốn tôi gọi cho cảnh sát sao? Cô không hiểu sao? Chồng cô cùng chung một hội với những người này, Karen. Dietz và Hodges. Khi Charlie rời khỏi nhà ga trung tâm buổi sáng hôm đó, anh ta đã đi tới Greenwich. Charlie đã đánh cắp thẻ tín dụng của một người đã chết trên tàu ngày hôm đó. Đã có một cuộc gọi đến điện thoại của AJ, Karen, cuộc gọi được thực hiện từ cái xe bán đồ ăn bên kia đường nơi AJ làm việc. Charlie chính là người đã thực hiện cuộc gọi đó, Karen à. Chồng cô, hoặc là liên quan trực tiếp tới vụ sát hại AJ hoặc có thể tệ hơn là anh ta đã giúp dàn dựng nên vụ tai nạn.”

"Charlie ư... ? ’’ - Karen lắc đầu. - “Anh không thể cho rằng Charlie là một kẻ gϊếŧ người được, Ty. Không. Mà để làm gì chứ? ”

“Để bịt đi vụ mà bố AJ đã khơi ra ở Pensacola. Để che giấu một sự thật rằng họ đã khai khống lượng dầu mà công ty của Charlie quản lý.”

Karen vẫn lắc đầu bướng bỉnh.

“Đó là sự thật. Đã bao giờ cô nghe nhắc đến công ty Dầu lửa Dolphin chưa, Karen? Hay công ty Hợp tác cổ đông Falcon?”

“Chưa.”

“Đó là những công ty con, thuộc công ty Harbor của Charlie. Những công ty này ở nước ngoài. Cô muốn tôi gọi cho cảnh sát sao, Karen? Nếu tôi gọi, họ sẽ ngay lập tức ra lệnh bắt giữ Charlie. Có rất nhiều chứng cứ - kinh doanh lừa đảo, rửa tiền, âm mưu ám sát. Liệu đó có phải là điều cô muốn tôi làm cho cô và gia đình cô hay không, Karen? Gọi cảnh sát ư? Bởi vì đó là điều sẽ xảy ra.”

Karen đưa tay ôm trán, lắc đầu trầm ngâm. - “Tôi không biết.”

“Charlie có liên hệ với chúng. Thông qua các công ty đầu tư Charlie quản lý. Thông qua Dietz. Anh ấy có liên quan tới cả hai vụ sát hại, Karen à... ”

“Tôi không tin! Anh không thể bắt tôi phải tin rằng chồng mình là một kẻ gϊếŧ người, Ty à!”

“Cô hãy xem đi! ” - Hauck với tay lấy tập tài liệu anh lấy được từ phòng làm việc của Dietz đặt trước mặt Karen. - “Tên anh ấy xuất hiện ở khắp mọi nơi. Có hai người đã phải chết, Karen à. Còn bây giờ thì cô phải nghe tôi và phải quyết định, bởi có thể sẽ còn có nhiều người phải chết hơn nữa. Gã Dietz này cũng đang tìm kiếm Charlie. Tôi không biết hắn ta là ai và làm việc cho kẻ nào, nhưng rõ ràng là hắn đang ở đó, và có lẽ hắn biết rằng Charlie còn sống, cũng như chúng ta đã biết, và hắn đang tìm kiếm Charlie - tôi đã hiểu ra tại sao! Có thể bọn chúng muốn Charlie im miệng, tôi cũng không rõ. Nhưng tôi đảm bảo với cô rằng nếu hắn tìm thấy Charlie, Karen à, trước khi chúng ta tìm thấy anh ấy, thì cô không có cơ hội khóc lóc mà nói với anh ấy rằng: tại sao anh ấy lại làm như vậy với cô đâu.”

Karen gật đầu lưỡng lự, cơn rùng mình bối rối làm cô hoảng sợ. Hauck tới gần nắm lấy tay Karen. Anh nắm chặt ngón tay mình quanh cổ tay cô. Cô nắm chặt nắm tay.

“Vậy thì, hãy nói cho tôi xem, Karen, liệu cô có thực sự muốn tôi gọi cho cảnh sát hay không? Vì cảnh sát có liên quan. Tôi có liên quan. Và sau ngày hôm nay, với những gì đã xảy ra, tôi không còn có thể quay ngược thời gian và ra về tay không được nữa.”

Hai mắt Karen ầng ậc nước: “Charlie là bố của lũ trẻ. Anh không biết đã bao nhiêu lần chính tôi muốn gϊếŧ chết hình ảnh của anh ấy nhưng điều anh vừa nói với tôi... về một kẻ gϊếŧ người? Không, tôi không tin điều đó cho tới khi tôi nghe được điều này từ anh ấy.”

“Tôi sẽ tìm Charlie cho cô, Karen. Tôi hứa. Nhưng cô phải biết chắc rằng với những gì đã xảy ra, bọn chúng đã biết tôi đang theo dõi vụ này. Chúng ta đã trở thành người trong cuộc. Nếu đó là điều cô không nghĩ mình có thể đối mặt được - và tôi hiểu điều đó nếu có - thì bây giờ chính là lúc phải nói như vậy.”

Karen nhìn xuống đất. Hauck cảm thấy một ngón tay cô ôm lấy bàn tay anh, ngón tay út, cẩn trọng và run rẩy. Rồi ngón tay đó bóp chặt lại. Trong ánh mắt cô hiện lên nỗi sợ hãi, nhưng đằng sau ánh mắt ấy là một điều gì đó sâu thẳm hơn, đó là ánh mắt của sự quả quyết. Karen nhìn Hauck, tiếp tục lắc đầu.

“Tôi muốn anh tìm Charlie cho tôi, Ty à.”

Cô cúi xuống, thật nhẹ nhàng, nhích gần lại với anh, tóc cô chạm lên má Hauck. Hơi thở của cô rất gần và ngập ngừng. Đầu gối hai người chạm nhau. Hauck cảm thấy mình như bừng tỉnh, máu rần rật chảy khi một bên ngực cô chạm lướt qua tay anh. Môi hai người như có thể chạm nhau ngay lập tức. Chỉ cần một cú huých là cô sẽ đổ nhào vào anh - và một phần trong anh muốn điều đó xảy ra, một phần rất lớn trong anh, nhưng nửa kia lại nói không. Những lọn tóc đang làm tay anh ngứa râm ran khi anh lắng nghe hơi thở của cô.

“Anh biết tất cả mọi việc.” - Karen nói. - “Về Charlie; rằng vụ này rồi sẽ liên quan đến Charlie. Nhưng anh đã không nói với tôi.”

“Tôi không muốn làm cô đau buồn hơn nữa khi tôi chưa hiểu rõ mọi việc.”

Karen gật đầu. Cô những ngón tay cô nắm chặt lấy tay Hauck. - “Anh ấy không thể gϊếŧ ai được, Ty à. Tôi không quan tâm rằng trông tôi xuẩn ngốc đến chừng nào. Tôi hiểu rõ anh ấy. Tôi đã sống với anh ấy gần hai mươi năm. Anh ấy là bố của lũ trẻ. Tôi biết chứ.”

“Vậy bây giờ cô muốn làm gì?”

Karen nhẹ nhàng mở tấm vải trên người Hauck. Hauck căng người hồi hộp. Những ngón tay cô lần dọc theo khuôn ngực anh. Cô với lấy chiếc túi đựng dầu xoa mang theo. — “Tôi muốn xem vết thương của anh.”

“Không.” - Hauck nói, đưa tay lên nắm lấy tay cô. - “Cô hiểu tôi muốn nói gì mà.”

Cô để yên một lúc, tay họ vẫn nắm lấy nhau. “Tôi muốn nghe Charlie tự mình nói anh ấy đã làm gì, tại sao anh ấy lại bỏ chúng tôi mà đi, sau gần hai mươi năm chung sống, vì sao anh ấy rời bỏ gia đình. Tôi muốn tìm anh ấy, Ty à. Tìm Charles. Có một chuyện đã xảy ra khi anh đi New Jersey. Tôi nghĩ mình có thể biết tại sao.Chương 56Đó là chiếc xe Mustang của Charlie.

Cô đã xem đi xét lại mọi thứ đến lần thứ hai, theo yêu cầu của Hauck. Nhưng trong khi anh đi New Jersey, cô cảm thấy mình phải làm một điều gì đó, để khỏi phải suy nghĩ lo lắng. Vì vậy, Karen soát đi soát lại đống đồ của Charlie - những hóa đơn cũ, đống biên lai Charlie để lại trong phòng, giấy tờ còn trên bàn làm việc. Thậm chí cả những trang web anh đã vào từ máy tính của mình trước khi “chết.”

Cô tự bảo mình rằng đây là cuộc tìm kiếm mà sẽ chẳng đem lại kết quả gì. Cũng như lần trước mà thôi. Nhưng lần này, cô tìm được mấy thứ. Một tập hồ sơ được dấu kỹ trong bàn làm việc của Charlie, dưới đống giấy tờ về luật. Trước đây Karen chưa từng để ý đến tập hồ sơ này. Ngay cả trước khi Charlie “chết” vì đó là những thứ cô không hiểu.

Bên trong có một tấm thiệp nhỏ vẫn còn trong phong bì - địa chỉ gửi đến Charles, đó là thứ vẫn đi kèm với quà tặng là một bó hoa. Karen lưỡng lự một chút trước khi mở chiếc phong bì, và nhìn thấy nội dung bên trong, nội dung cô chưa từng bao giờ biết đến, Những gì viết trong đó khiến cô sững lại.

Charles, rất xin lỗi về vụ con chó. Có lẽ tiếp theo sẽ là lũ trẻ nhà anh chăng?

Xin lỗi về vụ con chó. Tay Karen run lên. Dẫu kẻ viết những dòng này có là ai thì hắn cũng đang nói về con chó Sasha. Và điều có thể hiểu ở đây là lũ trẻ có thể là nạn nhân tiếp theo chăng?

Lũ trẻ nhà họ...Karen cảm thấy l*иg ngực đang bị ai siết chặt lại. Bọn chúng đã định làm những gì?

Rồi cũng giống như tấm thiệp được dấu kín đó, cô tìm lại thấy một tấm bưu thϊếp được gửi cho gia đình cô trước khi Charlie chết. Tấm hình chụp bốn người trong gia đình ngồi nghỉ bên hàng rào gỗ trên cánh đồng gần ngôi nhà dành để đi nghỉ trượt tuyết ở Vermont. Đó là khoảng thời gian hạnh phúc của họ. Cô mở tấm thiệp. Hai mắt cô trợn trừng vì sợ hãi. Trong tấm hình, khuôn mặt của Samantha và Alex - cả hai đều bị cắt ngang. Karen đưa tay che mặt, thấy máu dồn lên hai má.

“Chuyện quái quỷ gì đã xảy thế hả, Charlie?” — Cô nhìn tấm thiệp chăm chăm. Anh đã dính vào chuyện quỷ quái gì thế này chứ? Anh đang làm gì với mẹ con em, Charlie? Và đột nhiên, vụ Samantha bị đe dọa trong xe ở trường học dội về trong cô, khiến tim cô đập loạn xạ. Đúng là có chuyện đáng ngờ. Cô rời khỏi bàn làm việc. Cô muốn đập phá một thứ gì đó. Cô đưa tay lên sờ mặt. Nhìn quanh căn phòng.

Phòng của Charlie.

“Nói đi, Charlie, anh đúng là đồ khốn kiếp, nói với em đi chứ!” Và rồi thứ đó bỗng đập vào mắt cô.

Đống đồ đó. Đống đồ đã được đóng lại gọn gàng, Charlie để trên giá sách. Mọi thứ đều phải làm vậy. Karen vẫn gọi đống đồ đó chắc chắn là nguy cơ dễ gây cháy. Bộ sưu tầm mơ ước của Charlie từ khi anh lần đầu tiên có được thứ đồ chơi của mình, cách đây mười tám năm.

Đó là Thế giới Mustang.

Cô đi tới đó - đống tạp chí cao ngất. Cô nhặt lấy một tờ, một ý nghĩ đang hình thành trong đầu cô. Chính là nó! Là thứ liên quan đến Charlie không bao giờ thay đổi. Dầu anh có đổi tên thành gì đi nữa. Hoặc anh có trở thành ai. Hay ở chỗ nào.

Chiếc xe ngu xuẩn của anh. Người tình của Charlie. Anh đã đọc về những thứ chết tiệt này trong những lúc rảnh rỗi, kiểm tra giá cả, trao đổi trên mạng về những chiếc xe đó. Gia đình cô vẫn luôn trêu chọc anh rằng việc đó đã được coi như một phần cuộc sống của anh ra sao. Karen vẫn gọi đùa đó là cô nàng của anh, và cô đặt cho nó cái tên là Camilla, như trong Camilla và Charles (1). Còn Charles thì vẫn đùa rằng nó còn tốt hơn cả Camilla, và “trông cũng đẹp hơn” nữa.

Thế giới Mustang.

Anh liên tục rao bán chiếc xe nhưng chưa bao giờ bán nó cả. Anh vẫn lái chiếc Mustang của mình đi dự đua, thường xuyên kiểm tra các trang mạng. Cô không hiểu nổi những chiếc bưu thϊếp cô tìm thấy là sao. Chúng khiến cô sợ. Cô không biết rõ anh đã làm những gì.

“Nhưng đó là cách của chúng ta.” - Karen nói với Hauck điều đó trong khi chăm sóc vết thương cho anh. Cô với lấy chiếc túi, lấy ra một cuốn tạp chí vứt lên mặt bàn. Cuốn Thế giới Mustang.

“Đó là cách để chúng ta tìm ra Charles, Ty à. Người tình của Charles.

Chú Thích:

1 Charles và Camilla: Thái tử Anh Charles và vợ.Chương 57Trung tâm Cảnh sát số một là trụ sở văn phòng Sở cảnh sát New York và Lực lượng đặc nhiệm liên ngành ở Hạ Manhattan chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh cho thành phố.

Hauck đợi ở sân trong ngay trước cửa tòa nhà nhìn ra phố Frankfort nối thẳng đến cầu Brooklyn. Đó là một buổi chiều tháng năm nóng nực. Khách bộ hành và người đi xe đạp qua lại nơi nhịp cầu màu xám, nhân viên văn phòng trong trang phục sơ-mi đơn giản và váy văn phòng nhẹ nhàng đang trên đường đi ăn trưa. Vài năm trước đây, Hauck từng làm việc ở tòa nhà này. Nhưng đã nhiều năm rồi anh không còn xuống đây nữa.

Một ngưòi đàn ông hói đầu, dáng người hơi gầy, trang phục áo len cảnh sát màu hải quân đang vẫy một đồng nghiệp đi gần anh ta, phù hiệu gắn trên ngực áo.

“Đẹp nhất ở New York đấy.” - Người đàn ông đứng truớc mặt Hauck nháy mắt. Anh ta ngồi xuống bên cạnh Hauck giơ nắm tay đập đập vào người Hauck.

“Nhưng lạnh quá!” - Hauck cười đáp lại.

Trung úy Joe Velko là một trưởng phòng thanh tra thuộc loại trẻ tuổi ở số 105 đường Precint. Anh tiếp tục học lên và lấy bằng thạc sỹ về điều tra sử dụng công nghệ thông tin. Anh và Hauck đã nhiều năm cùng chơi trong một đội khúc côn cầu. Hauck chơi ở vị trí hậu vệ tuyến sau với hai đầu gối có chắn bảo vệ, còn Joe là một tiền đạo bạo dạn đã học cách sử gậy khúc côn cầu trên những con đường Elmhurst Queens (1). Vợ Joe, Marilyn, làm thư ký ở công ty Cantor Fitzgerald và đã mất trong vụ 11 tháng 9. Khi đó Hauck chính là người tổ chức một trò chơi bổ ích cho lũ trẻ nhà Joe. Giờ thì Joe đã là đại úy, điều hành một trong những phòng quan trọng của Sở Cảnh sát New York.

Watchdog là một chương trình phần mềm máy tính hiện đại được phát triển bởi NCSA (2), sử dụng chín siêu máy tính đặt ở trung tâm chỉ huy ngầm dưới lòng sông Brooklyn. Cơ bản phần mềm Watchdog giám sát hàng tỷ bit (3) thông tin qua mạng inte để truy cập ngẫu nhiên có thể hỗ trợ cho công việc đảm bảo an ninh. Các trang blog (4), thư điện tử, các trang web, trang MySpace - hàng tỷ bit lưu lượng thông tin trên mạog inte. Nó sẽ tìm ra bất cứ những mối liên hệ bất thường nào giữa các cái tên, ngày tháng, các sự kiện công cộng đã được xếp lịch, thậm chí cả những cụm từ thông tục lặp đi lặp lại, và đưa về trung tâm chỉ huy dưới dạng “cảnh báo” hàng ngày, sau đó một nhóm chuyên gia phân tích sẽ nghiên cứu những thông tin đó, xác định xem có đủ quan trọng để xử lý hay chuyển nó qua cho đội an ninh khác. Vài năm trước, một âm mưu đánh bom Trung tâm ngân hàng Citigroup, do một nhóm chống toàn cầu hóa thực hiện, đã bị phần mềm này phát hiện, chỉ đơn giản là nó phát hiện ra một cụm từ có vẻ như vô hại được lặp đi lặp lại, “đăng ký lại bằng lái xe,” ngày đăng ký ngẫu nhiên là ngày 27 tháng 6, ngày diễn ra sự kiện nổi bật là giám đốc ngân hàng thế giới viếng thăm. Phần mềm truy tìm theo thông tin này và phát hiện ra một người trong đội nấu bếp, người này là tòng phạm làm nội ứng từ bên trong.

“Tớ nợ gì cậu ở chuyến thăm này nhỉ?” — Velko quay qua hỏi Hauck. - “Tớ biết đây đâu phải là nơi cậu yêu thích.”

“Tớ cần cậu giúp một việc, Joe.”

Là một cảnh sát dày dạn kinh nghiệm, Joe dường như phát hiện ra có điều gì đó trên gương mặt của Hauck khiến anh phải ngừng lại.

“Tớ đang tìm kiếm một người.” - Hauck giải thích, lôi ra một chiếc phong bì mỏng cỡ lớn từ trong chiếc áo thể thao. - “Tớ không biết hiện giờ anh ta đang ở đâu. Hay thậm chí là anh ta có thể đang mang tên gì. Có nhiều khả năng anh ta không còn ở trong nước nữa.” - Hauck đặt chiếc phong bì lên đùi Velko.

“Cậu đang đặt cho tớ một thử thách đây.” - Viên cảnh sát an ninh tặc lưỡi, mở móc gài phong bì. Velko kéo nội dung bên trong ra, bao gồm một bản sao hộ chiếu của Charles Friedman, và một vài thứ Karen đã đưa cho Hauck. Cả cụm từ ‘Mustang Emberglow đời 1966. Loại xe du lịch cỡ lớn. Nội thất gọn nhẹ. Greenwich. Connecticut.’ Charles đã mua chiếc xe ở một nơi có tên là Ragtops, bang Florida. Greenwich Concours Rallye là nơi Charles đôi khi mang xe đến để thể hiện. Và cuối cùng là vài cụm từ Charles thích dùng như: “Tắt đèn”, hay: “Lên đường về nhà thôi, em yêu.”

“Chắc hẳn cậu đã nghĩ rằng chỉ vì cậu đẩy bật được vài gã lính cứu hỏa ra khỏi khu vực phòng ngự đang định đốn ngã tớ mà tớ thực sự phải nợ cậu chứ gì, Ty?”

“Nhiều hơn một vài gã chứ, Joe.” - Hauck mỉm cười.

“Một chiếc Mustang đời 1966. Nội thất gọn nhẹ. Sao cậu không lên trang eBay (5) mà tìm, Ty?” - Velko cười lớn.

“Đúng, nhưng cái này hấp dẫn hơn nhiều.” - Hauck đáp lời. - “Cậu nhìn xem. Gã này có thể đang ở vùng biển Caribê, hoặc có thể là ở Trung Mỹ. Còn Joe... cái này sẽ được phát hiện ra trong công việc nghiên cứu tìm kiếm của cậu thôi, vì vậy tớ mới có thể nói thẳng với cậu rằng - kẻ tớ đang tìm kiếm được cho là đã chết trong vụ đánh bom nhà ga trung tâm.”

“Được cho là đã chết? Khác với chết thực sự đấy chứ?”

“Đừng bắt tớ phải kể lại sự việc dài dòng ấy. Tớ đang tìm hắn ta cho một người bạn.”

Velko kéo tờ giấy bên trong chiếc phong bì. - “Ba trăm tỷ bit thông tin truyền qua mạng inte mỗi ngày, an ninh thành phố chỉ nằm trong tay bọn tớ, tớ sẽ tìm chiếc Mustang của một gã đã chết trên mạng báo động an ninh."

“Cám ơn cậu. Bất cứ thông tin gì tìm được đều quý giá.”

“Đúng là một lỗ hổng lớn trong Đạo luật yêu nước (6)” - Velko hắng giọng. - “Đó là cái sẽ được phát hiện ra đấy. Đây đâu phải là hệ thống tìm kiếm trẻ lạc?” - Velko nhìn Hauck, hỏi khi nhìn thấy những vết xước trên mặt và cổ và cả cái cách Hauck cứng cả người lại vì đau mỗi khi với tay ra.

“Cậu vẫn chơi hoóc-key đấy à?”

Hauck gật đầu: “Chơi cùng đội bóng địa phương ở trên đó. Hơn bốn mươi giải rồi. Chủ yếu là những gã ở phố Wall và những gã buôn bán thế chấp bất động sản. Cậu thì sao? ”

“Thôi rồi.” - Velko vỗ vỗ đầu. - “Bọn họ không cho tớ chơi nữa. Họ có vẻ như nghĩ rằng cái đầu tớ làm việc khác tốt hơn là đâm lung tung vào những gã khúc côn cầu khác. Quá mạo hiểm cho công việc mới ở đây, nhưng Michelle thì vẫn còn, cậu nên gặp con bé. Nó đã thành một võ sỹ nhà nghề bé nhỏ rồi. Nó chơi cho đội nam của trường đấy.”

“Tớ mong là vậy.” - Hauck mỉm cười thích thú. Khi Marilyn mất, Michelle mới lên chín, còn Bonnie thì mới sáu tuổi. Hauck đã tổ chức một trò chơi cho lũ trẻ với đội của các nhân vật nổi tiếng ở địa phương. Sau đó, gia đình Joe chuyển sang chơi khúc côn cầu trên băng và được nhận áo len do đội Rangers và Islanders ký.

“Tớ biết, tớ biết là tớ đã nói đến chuyện đó rồi, Ty à, nhưng tớ vẫn luôn biết ơn những việc cậu đã làm cho tớ.”

Hauck nháy mắt.

“Dầu sao thì ở đây tớ cũng thấy tốt hơn, đúng không? Làm việc với những vấn đề tối mật, tuyệt mật và mật.” - Joe đứng dậy. -“Mọi việc của cậu có ổn không?”

Hauck gật đầu. Một bên ngực vẫn đau nhức. - “Mọi thứ vẫn ổn.”

“Nếu có kết quả,” - Joe nói. - “Tớ có thể tìm được cậu ở văn phòng Greenwich được không?”

Hauck lắc đầu. - “Tớ đang nghỉ, số di động của tớ ở trong tập hồ sơ ấy. Thêm nữa Joe này... sẽ tốt hơn nếu chỉ có tớ và cậu biết vụ này thôi nhé.”

“Cậu không phải lo về điều đó.” - Joe giơ chiếc phong bì, liếc mắt. - “Nghỉ ngơi một chút sao.. "

Khi Velko quay trở lại tòa nhà cảnh sát, Joe mỉm cười với Hauck đầy cẩn trọng. “Cậu đang dính vào vụ quái quỷ gì vậy, Ty?”

Chú Thích:

1 Elmhurst Queens: Một khu dân cư của thành phố New York.

2 NCSA: Trung tâm Quốc gia các phần mềm ứng dụng siêu máy tính của Mỹ.

3 bit: đơn vị cơ bản của thông tin theo hệ số nhị phân (chỉ bao gồm hai chữ sô ‘0’ và ‘ 1 ’) được sử dụng trong công nghệ thông tin.

4 blog: trang web cá nhân, ví dụ: blog trên Yahoo, BlogSpot v.v...

5 eBay: trang web chuyên bán hàng qua mạng và rao vặt

6 Đạo luật yêu nước: Đạo luật được Tổng thống Bush phê chuẩn sau sự kiện 11 tháng 9 cho phép các cơ quan an ninh được phép thu, nghe trộm điện thoại, thư điện từ và các thông tin qua mạng inte.Chương 58Sau buổi gặp Velko, Hauck đi tới văn phòng xuất bản Media, đặt trụ sở ở tầng ba mươi của tòa nhà kính cao vυ't nằm giữa phố Bốn mươi sáu và Đại lộ thứ Ba. Đó là nhà xuất bản tạp chí Thế giới Mustang.

Hauck cũng phải xuất trình phù hiệu cảnh sát cho quầy lễ tân rồi sau đó đến vài nhân viên bán hàng cấp thấp kiểm tra truớc khi tìm đến được đúng người mình cần tìm. Anh không có quyền điều tra ở đây. Trong trường hợp xấu nhất, anh sẽ phải gọi cho một người bạn cũ khác ở Sở Cảnh sát New York. Rất may là người phụ trách bán hàng cuối cùng anh gặp có vẻ như vui lòng giúp đỡ mà không yêu cầu anh quay về lấy lệnh ủy quyền.

“Chúng tôi có hai trăm ba mươi hai nghìn thành viên đăng ký.” - Viên quản lý nói như thể rất ấn tượng với con số. - “Anh có thêm những tiêu chí nào hạn chế phạm vi tìm kiếm xuống không?”

“Tôi chỉ cần danh mục của những người đăng ký vào năm ngoái thôi.” - Hauck bảo.

Hauck đưa cho người phụ trách một tấm danh thϊếp. Anh ta hứa sẽ tìm trong thời gian sớm nhất có thể được, và gửi kết quả cho Hauck vào địa chỉ thư điện tử ở cơ quan anh.

Trên đường lái xe về nhà, Hauck vạch ra những việc cần phải làm. Hy vọng việc tìm kiếm thông qua chiếc Mustang có thể

đem lại chút thông tin gì đó. Nếu không, anh vẫn có thể lần theo những gì anh tìm đuợc ở nhà Dietz.

Đi đường cao tốc chính Deegan thật là chậm, gần đến sân vận động Yankee anh còn phải đi qua đoạn cấm đường. Trong khi đi qua khúc quanh đó, Hauck lục túi tìm số của ngân hàng vùng biển Caribê mà anh đã tìm thấy ở phòng làm việc của Dietz. Ngân hàng đó nằm ở Saint Kitts. Khi lấy di động bấm số của ngân hàng ngoài nước, Hauck không hiểu làm như vậy có tốt hay không. Theo tất cả những gì anh được biết thì người này nằm trong danh sách làm thuê cho Dietz, nhưng nếu anh hành động một cách mạo hiểm...

Im lặng một lúc, sau đó một tiếng chuông vang lên, đầu dây bên kia có tiếng phụ nữ đặc giọng của người dân xứ đảo trả lời. - “Ngân hàng First Caribbean xin nghe.”

“Cho tôi gặp Thomas Smith.” - Hauck nói.

“Làm ơn xin giữ máy.” Sau một lúc chờ đợi, một giọng đàn ông vang lên. - “Thomas Smith xin nghe.”

“Tên tôi là Hauck,” - Hauck nói. - “Tôi là thanh tra thuộc lực lượng cảnh sát Greenwich, Connecticut, Mỹ.”

“Tôi biết Greenwich.” - Người đàn ông vui vẻ đáp lời. - “Tôi học đại học ở gần đó, trường Đại học Bridgeport. Tôi có thể giúp gì được ông, thưa thanh tra?”

“Tôi đang tìm một người.” - Hauck giải thích. - “Anh ta là người Mỹ. Cái tên duy nhất của anh ta tôi có là Charles Friedman. Có thể anh ta có tài khoản ở ngân hàng của ông.”

“Charles Friedman, cái tên tôi nghe không quen lắm với những người có tài khoản ở đây.” - Đầu dây đằng kia đáp lại.

“Nghe này, tôi biết chuyện này nghe có vẻ không bình thường. Anh ta khoảng năm mươi tuổi. Tóc nâu. Người tầm thước và đeo kính. Có thể anh ta đã chuyển tiền vào ngân hàng của ông từ một ngân hàng như vậy ở Tortola. Có thể Friedman cũng không phải là tên anh ta hiện đang sử dụng.”

“Như tôi đã nói, thưa ông, hiện tại không có tài khoản nào mang tên ai như vậy. Và tôi cũng chưa nhìn thấy ai trông giống với mô tả của ông. Nevis là một hòn đảo nhỏ; và ông cũng có thể hiểu vì sao tôi ngần ngại không muốn trao thông tin cho ông ngay cả khi tôi có thông tin đó.”

“Tôi hiểu rất rõ, ông Smith ạ. Nhưng đây là vấn đề liên quan đến cảnh sát. Liệu ông có thể hỏi và kiểm tra...."

“Tôi không cần phải kiểm tra.” - Viên giám đốc đáp. - “Tôi đã kiểm tra rồi.” - Điều Smith nói khiến Hauck lúng túng. - “ông là người thứ hai từ Mỹ tìm kiếm người đàn ông này trong một tuần vừa qua.”Chương 59Michel Issa giơ chiếc kính lúp ngắm nghía viên đá quý. Thật là một viên đá đẹp. Màu vàng tươi hoàng yến, phát sáng lấp lánh. Dễ dàng có thể xếp hạng C cho viên đá. Viên đá này được chế tác từ một viên lớn hơn mà ông đã mua, và là phần đẹp nhất. Xoay xoay chiếc kính lúp, Michel biết viên đá này sẽ đem lại một cái giá không nhỏ cho người mua.

Đó là nghề của ông.

Gia đình Issa đã làm việc buôn bán, chế tác kim cương hơn năm mươi năm qua. Từ Bỉ họ di cư đến vùng Caribê này và mở một cửa hàng ở phố Mast, khu người Hà Lan của Saint Maartens khi Michel vẫn còn rất nhỏ. Nhiều chục năm qua, cửa hàng Issa et Fils đã chuyển các loại đá quý chất lượng cao từ Antwerp và một vài thị trường “đen” khác. Người ta tới cửa hàng từ tất cả các nơi trên thế giới - không chỉ là những cặp tình nhân trong những chuyến hải du đang muốn đính hôn, mặc dù cửa hàng cũng đáp ứng cho những khách hàng như vậy, mà còn có cả những người quan trọng, những nguời có nhiều thứ phải che giấu. Trong công việc kinh doanh, Michel Issa nổi tiếng, như bố và ông mình trước kia, là người biết giữ bí mật của người khác, là người thận trọng trong xử lý các giao dịch cá nhân, dẫu tầm quan trọng của nó có lớn đến đâu.

Sau sự kiện 11 tháng 9, chuyển tiền giữa các ngân hàng đã trở nên minh bạch hơn, việc biến các khoản tiền thành một thứ gì đó hữu hình - có thể vận chuyển được - phát triển như nấm sau mưa. Đặc biệt là đối với những ai cần phải che giấu điều gì đó.

Michel đặt chiếc kính lúp xuống, đặt viên đá quý vào khay cùng với các viên đá khác, đặt cả khay vào ngăn kéo và khóa lại. Đồng hồ đang chỉ bảy giờ tối, đã đến lúc đóng cửa. Vợ ông, Marte, đã chuyển bị bữa tối kiểu Bỉ gồm xúc-xích và bắp cải cho ông. Sau đó, vào các buổi tối họ thường chơi bài u-cơ với các bạn người Anh.

Michel nghe tiếng chuông cửa vang lên. Ông thở dài vì đã muộn quá rồi. Ông đã cho nhân viên của mình về nghỉ sớm. Ở trên hòn đảo này không có tội phạm. Mọi người đều biết ông, và quan trọng hơn là tất cả đều ở đây, trên hòn đảo này, xung quanh chỉ có nước biển, ngoài ra không còn chỗ nào để đi nữa. Nhưng ông tự mắng mình vì đã không chú ý, lẽ ra ông đã phải khóa cửa.

“Ông Issa. ”

“Tôi sẽ ra ngay.” - Michel kêu vọng ra. Ông liếc nhìn qua cửa sổ ngoài phòng trưng bày, thấy một người đàn ông to đậm, để ria, mang kính râm đứng đợi ở cửa. Ông vặn khóa ngăn kéo an toàn thêm lần nữa. Khi bước ra phòng bán hàng, ông thấy có hai người đàn ông đứng đợi. Người gọi cửa, có nụ cười thận trọng trên khuôn mặt u ám, bước đến bên quầy. Người còn lại, có dáng người cao, mặc chiếc áo sơ mi biển và đội mũ bóng chày, đứng cạnh cửa.

“Tôi là Issa.” - Michel nói. - “Tôi có thể giúp gì cho các ông?” - Ông đặt chân trái bên cạnh nút chuông báo động phía sau quầy hàng khi thấy người cao hơn vẫn lơ láo một cách đáng ngờ ngoài cửa.

“Ông Issa, tôi muốn ông xem một thứ.” - Người đàn ông để ria mép nói. Hắn đưa tay vào trong túi áo sơ-mi.

“Đá quý à?” - Issa thở dài. - “Muộn như thế này rồi. Tôi đang chuẩn bị về. Sáng mai các ông quay lại được không?”

“Không phải là đá quý.” - Người đàn ôn để ria mép lắc đầu. - “Mà là ảnh."

Ảnh. Issa liếc mắt nhìn. Người đàn ông để ria mép đặt tấm hình của một người đàn ông trong trang phục công sở lên mặt quầy hàng. Thấp, tóc đốm bạc. Đeo kính. Tấm hình trông có vẻ như được cắt ra từ một trang quảng cáo về công ty. Issa đeo cặp kính dùng để đọc sách có dây buộc lên. - “Tôi chưa nhìn thấy ai như vậy cả.”

Người đàn ông ngả người về phía truớc: “Tấm hình này được chụp cách đây một thời gian. Bây giờ tóc anh ta có thể đã ngắn hơn. Và cũng có thể anh ta không còn mang kính nữa. Tôi ngờ rằng đã có lúc anh ta qua đây để tìm cách giao dịch. Phiên giao dịch này chắc chắn ông còn nhớ, ông Issa ạ, tôi chắc chắn là vậy. Đây là một vụ mua bán lớn.”

Michel không trả lời ngay vào câu hỏi. Ông đang tìm cách phán đoán xem những người đang hỏi mình là ai. Ông cố gắng che giấu bằng nụ cười.

Người đàn ông để ria mép nhìn ông mỉm cười ranh mãnh. Nhưng có một điều ẩn chứa phía sau nụ cười đó khiến Issa cảm thấy không yên tâm. “Các ông là cảnh sát? ” - Ông hỏi. Ông đã thoả thuận với hầu hết cảnh sát, kể cả cảnh sát địa phương và cảnh sát quốc tế. Họ đều để cho ông yên. Nhưng những người này trông không giống cảnh sát.

“Không, chúng tôi không phải cảnh sát.” - Người đàn ông ria mép cười nhạt nhẽo. - “Bí mật. Đây là vấn đề cá nhân.”

“Rất tiếc.” - Michel nhún vai. - “Nhưng tôi chưa từng nhìn thấy anh ta ở đây.”

“Ông chắc vậy sao? Anh ta chắc hẳn là thanh toán bằng tiền mặt, hoặc có thể là chuyển khoản từ Ngân hàng First Caribbean hoặc MaartensBank ngay trên đảo này. Khoảng năm, sáu tháng trước. Cũng chẳng ai biết được, có thể anh ta thậm chí đã quay lại thêm lần nữa rồi ấy chứ.”

“Tôi rất tiếc.” - Michel tiếp tục, những chi tiết đó bắt đầu khiến ông cảnh giác. - “Tôi không nhận ra anh ta. Chắc chắn tôi đã nhận ra nếu anh ta đã đến đây. Giờ thì nếu các ông không phiền, tôi phải...”

“Để tôi cho ông xem cái này vậy.” - Người đàn ông để ria mép nói, giọng đanh lại. - “Một tấm hình khác. Ông biết là những thứ như thế này đôi khi lại được việc. Nó có thể làm cho mọi việc tươi mới trở lại.”

Người đàn ông lôi ra một tấm hình thứ hai từ túi ngực, đặt lên quầy hàng, ngay bên cạnh tấm hình thứ nhất. Michel cứng người. Miệng ông khô khốc. Tấm hình thứ hai là của con gái ông.

Juliette, con gái ông đang sống ở Washington D.C, Mỹ, lấy chồng là một giáo sư trường Đại học Washington. Hai đứa mới sinh được một đứa con, đặt tên là Danielle. Đó là đứa cháu đầu tiên của ông.

Người đàn ông chăm chú nhìn ông, Michel bắt đầu nao núng. Hắn có vẻ thích thú khi quan sát điều đó. “Tôi không hiểu liệu cái này có làm trí nhớ của ông sáng hơn một chút không.” - Hẳn cười. - “Không hiểu giờ thì liệu ông có biết người đàn ông đó hay không. Juliette, con gái ông, là một phụ nữ đẹp. Bạn tôi cho biết cô ta vừa mới sinh con nữa. Có lý do để ăn mừng đấy, ông Issa ạ. Chẳng có lý gì để những người thân của ông phải liên quan đến thương vụ không được sạch sẽ lắm như thế này, nếu ông hiểu tôi muốn nói gì.”

Issa thấy ruột gan mình như đảo lộn. ông hiểu chính xác gã định nói gì. Hai người nhìn nhau trừng trừng, Michel ngồi phịch xuống ghế, mặt tái mét. Ông gật đầu.

“Anh ta là người Mỹ.” - Michel nhìn xuống, liếʍ môi. - “Như các ông đã nói, anh ta trông không giống như trong ảnh. Tóc cạo sát đến tận da đầu, như cách mọi người hiện nay vẫn hay để. Anh ta đeo kính râm, không phải kính cận. Anh ta đến đây hai lần, cả hai đều đến cùng với những người từ ngân hàng ở đây. Cũng như các ông đã nói, có lẽ anh ta đến đây vào khoảng năm, sáu tháng trước đây.”

“Thế còn thương vụ ấy là về cái gì, ông Issa.” - Tên để ria mép hỏi.

“Anh ta mua đá quý, chất lượng cao, cả hai lần đều vậy. Anh ta có vẻ quan tâm tới việc chuyển từ tiền mặt sang các mặt hàng dễ vận chuyển. Anh ta giao dịch với số lượng lớn, như các ông đã nói. Hiện giờ tôi không biết anh ta ở đâu. Tôi cũng không biết tìm anh ta bằng cách nào. Anh ta gọi cho tôi bằng điện thoại di động. Tôi không ghi lại địa chỉ. Tôi nghĩ anh ta có nói rằng đang sống trên một chiếc du thuyền. Chỉ có hai lần đó thôi.” - Michel nhìn gã đàn ông. - “Sau đó tôi không còn gặp lại anh ta nữa.”

“Tên anh ta là gì? ” - Gã ria mép hỏi, hai tròng mắt tối đen vừa cười vừa kiên quyết.

“Tôi không hỏi tên.” - Michel đáp.

“Tên anh ta là gì? " - Gã đàn ông hỏi lại. Lần này, bàn tay gã ép mạnh lên cánh tay Michel. - “Anh ta dùng séc ngân hàng. Phải có tên trên đó. Ông đã thực hiện một giao dịch lớn, ông phải có ghi chép lại chứ.”

Michel nhắm mắt. Ông không muốn làm việc này. Việc này vi phạm những quy tắc ông vẫn dựa vào đó mà sống đã năm mươi năm nay. Ông đã biết những người này là ai và họ đang muốn gì. Và ông cũng có thể thấy điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, bằng vào ánh mắt của gã đàn ông. Ông có được lựa chọn gì đây?

“Hanson. ” - Issa liếʍ môi và thở hắt ra. - “Steve Hanson, đại loại là vậy.”

“Đại loại là vậy à?” - Gã đàn ông nắm lấy bàn tay Michel, bóp mạnh. Hắn bắt đầu khiến ông cảm thấy đau. Lần đầu tiên trong đời, ông cảm thấy sợ hãi.

“Chính là vậy.” - Michel nhìn gã. - “Hanson. Tôi không biết liên lạc với anh ta bằng cách nào, tôi thề đấy. Tôi nghĩ anh ta sống ở trên du thuyền. Tôi có thể kiểm tra ngày tháng. Chắc phải có thông tin ghi lại ở ngoài cảng.”

Gã ria mép quay lại nhìn đồng bọn, nháy mắt như thể hài lòng. - “Như thế là tốt.” - Hắn nói.

“Như vậy đã đủ để mọi việc ổn chưa?” - Michel lo lắng hỏi. - “Không còn lý do gì để làm phiền chúng tôi nữa chứ? Hoặc con gái tôi chứ?”

“Tại sao chúng tôi phải làm thế kia chứ?” - Gã ria mép quay ra cười với đồng bọn. - “Tất cả những gì chúng tôi cần là một cái tên.”

Vẫn còn run rẩy, Michel đóng và rời cửa hàng ngay sau đó. Ông khóa cửa sau của cửa hàng. Đó là nơi ông vẫn để chiếc Renault trong một bãi đỗ riêng. Ông mở cửa xe. Ông không thích việc ông vừa phải làm một chút nào. Những quy tắc đó đã giúp việc kinh doanh của gia đình ông phát đạt qua nhiều thế hệ. Giờ thì ông đã vi phạm những quy tắc đó. Nếu có ai biết được thì mọi thứ gia đình họ đã gây dựng trong bao nhiêu năm qua đều sẽ đổ xuống sông xuống biển cả.

Khi ông bước vào trong xe và chuẩn bị đóng cửa thì Michel cảm thấy có một cái gì đó thúc rất mạnh từ phía sau. Ông bị ném văng ra băng ghế sau. Một bàn tay khỏe như kìm ấn mạnh mặt ông vào mặt da băng ghế.

“Tôi đã cho các ông biết tên rồi kia mà.” - Michel rêи ɾỉ, tim đập loạn xạ. - “Tôi đã cho các ông biết những gì các ông cần biết rồi kia mà. Các ông cũng nói sẽ không làm phiền tôi thêm nữa mà.”

Một vật cứng bằng thép ấn mạnh vào sau gáy ông. Michel nghe tiếng lách cách lên đạn. Ông hoảng sợ, chợt nghĩ đến Marte đang đợi ông về ăn bữa tối ở nhà. Ông nhắm mắt. “Tôi xin các ông, làm ơn đừng..."

“Xin lỗi ông già.” - Tiếng súng chìm đi trong tiếng máy của chiếc Renault. - “Chúng tôi thay đổi ý định rồi.”Chương 60Thông tin đầu tiên Hauck nhận được là từ tạp chí Thế giới Mustang. Đó là danh sách những thành viên mới tham gia mà anh đã yêu cầu.

Về đến nhà, anh liếc qua bảng danh sách dài dặc tên các thành viên. Một nghìn sáu trăm bảy mươi lăm người. Danh sách dài tới vài trang, được sắp xếp theo thứ tự mã bưu điện, bắt đầu với bang Alabama. Rồi đến tất cả những người yêu thích Mustang trên thế giới.

Lần theo thông tin ngân hàng tìm được từ phòng làm việc của Dietz, có vẻ như đúng là Charles đang ở vùng biển Caribê, hoặc Trung Mỹ. Karen nói hai người đã có lúc đi du thuyền đến đây. Viên giám đốc ngân hàng ở đảo Saint Kitts cho Hauck biết có người cũng đang tìm kiếm Charles. Charles cũng sẽ phải đến những ngân hàng này vào một thời điểm nào đó.

Nhưng khi anh lật qua bản danh sách dài dặc, Hauck nhận ra rằng Charles có thể ở bất cứ nơi nào. Nếu anh ta thậm chí còn có thể ở trong bản danh sách này... Anh bắt đầu chầm chậm xem qua bản danh sách.

TIẾP SAU ĐÓ, Hauck nhận được cuộc gọi từ Joe Velko. Viên cảnh sát thuộc Lực lượng Đặc nhiệm Liên ngành này gọi cho Hauck vào buổi sáng thứ bảy khi anh đang làm mẻ bánh nướng cho Jessie, tuần này con bé ở với anh. Khi Jessie hỏi về những vệt đỏ trên cổ và dáng đi khập khiễng của bố, anh bảo con bé rằng anh bị trượt ngã trên thuyền.

“Tớ tìm được một số thông tin cho cậu đây.” - Joe thông báo. - “Cũng chẳng có gì đặc biệt. Tớ sẽ fax ngay cho cậu nếu cậu muốn.”

Hauck đi tới bàn làm việc, ngồi xuống. Anh đang mặc bộ đồ soóc, áo phông, tay vẫn cầm chiếc bàn xẻng rán bánh thì mười hai trang thông tin đã được gửi tới máy fax. "Nghe này.” - Joe nói. - “Tớ không hứa hẹn gì đâu nhé, thường thì bọn tớ có thể tìm kiếm được cả nghìn thông tin có thể dẫn tới manh mối gì đó - và đó chỉ là những thứ chúng tớ đưa qua bên kiểm tra phân tích. Chúng tớ đưa bất cứ thông tin có liên quan nào vào đầu 'cảnh báo’ và sắp xếp thông tin theo tầm quan trọng của chúng. Từ thấp, đến vừa, cho tới báo động cao. Hầu hết các thông tin đều được xếp vào nhóm thấp. Tớ đã dành cho cậu hầu như toàn bộ khối thông tin lưu sẵn và cả phương pháp tìm kiếm. Cậu lật sang mà xem trang thứ ba.”

Hauck lấy một chiếc bút và tìm ra thông tin quan trọng. Đó là một hộp vuông mờ, có tiêu đề “Phiên tìm kiếm AF12987543. CẢNH BÁO.”

Joe giảng giải. - “Đây là những thông tin ngẫu nhiên từ thư gửi đến của các trang thông tin mạng mà máy tính thu được từ một cuộc bán đấu giá có tên là Đấu giá xe cổ Carlyle ở bang Pennsylvania.” - Joe tặc lưỡi. - “Chẳng khác nào trong tiểu thuyết trinh thám, Ty ạ. Cậu nhìn xem, ‘Mustang Emberglow đời 1966. Tình trạng: Rất tốt. Ít dùng, 81.5. Sơn bóng! Đuôi thẳng, Westport, Connecticut.’”

“Thấy rồi.”

“Máy tính đã thu được thông tin về chiếc xe và thông tin liên quan là Connecticut. Phiên giao dịch này được thực hiện năm ngoái - cơ bản thì chỉ là một người nào đó muốn hỏi mua một chiếc xe mới. Cậu có thể thấy chương trình đánh giá thông tin xếp loại THẤP cho thông tin này. Có rất nhiều những thứ như thế này. Từ những người vô công rồi nghề ngồi tán gẫu trên mạng. Và tương tự.”

Hauck lật vài trang tiếp theo. Một số thư điện tử. Một chương trình quản lý các giao dịch cá nhân. Có cả đống những thông tin như vậy từ những người hay tán gẫu trên các trang web, blog về xe cổ, trên eBay, và cả Yahoo.com. Bất cứ thông tin nào được ghi lại đều sử dụng những thông tin tìm kiếm Hauck đã cung cấp. Một vài thông tin tìm được trên trang Concours d’Elegance ở Greenwich. Tất cả đều được xếp loại THẤP. Thậm chí còn có cả một ban nhạc ở Texas có tên là Ember Glow của ca sỹ Kinky Friedman. Ưu tiên dành cho thông tin này được ghi là “KHÔNG.”

Toàn bộ có mười hai trang tất cả. Một bức thư điện tử của một anh chàng nói về một cô nàng có tên là Amber, nhận xét rằng "cô nàng lớn nhanh như thiên thần.” Không có thông tin nào về Charles Friedman. Không có thông tin nào từ vùng biển Ca-ri-bê. Hauck thất vọng. Không có thông tin gì thêm từ danh mục những nguời đăng ký với tạp chí Thế giới Mustang.

“Bố?” - Mùi cay xè xông lên mũi Hauck. Jessie đang đứng bên lò nướng đã mở toang, mẻ bánh nướng đang bốc khói.

“Ôi trời! Joe đợi tớ một chút.”

Hauck chạy vội vào bếp lật mẻ bánh đã chuyển sang màu đen vào đĩa. Jessie chun mũi thất vọng. - “Cảm ơn bố.”

"Bố sẽ làm thêm.”

“Có gì khẩn cấp à? ” — Joe hỏi.

“ Ừ, tình trạng khẩn cấp của con bé mười ba tuổi ấy mà. Bố nó đã làm hỏng bữa sáng.”

“ Ừ, cái ấy thì phải ưu tiên thôi. Nghe này, cậu xem lại toàn bộ đi. Đây mới chỉ là phần đầu thôi. Tớ chỉ muốn báo cho cậu biết là tớ đang tiếp tục tìm kiếm. Tớ sẽ gọi nếu có thêm thông tin mới.”

“ Ừ, cám ơn cậu nhé, Joe.”Chương 61Karen lái chiếc Lexus vào nhà. Cô dừng lại trước hộp thư, quay cửa kính xuống, với lấy chồng thư gửi đến. Samantha đang ở nhà. Chiếc Acura MPV đang đậu trong ga-ra.

Sam đang học những ngày cuối cùng ở trường, tuần tới con bé sẽ tốt nghiệp. Sau đó con bé và Alex sẽ đi châu Phi, du lịch với mấy người bà con của Karen. Karen cũng muốn đi cùng nhưng kế hoạch đã đuợc lập nhiều tháng trước đây, mà cô thì mới bắt đầu công việc ở đại lý bất động sản, và giờ đây với tất cả những gì đang xảy ra, làm sao cô có thể đi, bỏ lại Ty một mình được chứ? Dẫu sao thì cô cũng cố gắng cân nhắc một cách hợp lý, còn gì có thể tốt hơn việc lũ trẻ tham gia cuộc phiêu lưu với ông bà nội chúng chứ?

Như những mẩu quảng cáo vẫn hay nói. Điều đó là vô giá!

Karen thò tay qua cửa sổ ô tô, với lấy tập thư. Vẫn là những tập hóa đơn, xuất bản quảng cáo và tiếp thị cho các loại thẻ tín dụng nặng trịch. Một vài bức thư gửi đến từ quỹ từ thiện. Một bức thư mời của viện bảo tàng Bruce. Thư viện nằm ngay tại Greenwich này có một bộ sưu tập tuyệt vời các loại tranh của Mỹ và châu Âu. Năm ngoái, Charlie đã được chỉ định vào hội đồng quản trị của thư viện.

Nhìn chiếc phong bì, Karen chợt nhớ tới một sự kiện xảy ra hồi năm ngoái. Cô phát hiện ra nó chỉ hai tháng trước khi Charlie

biến mất. Đó là một buổi tiệc hóa trang sang trọng, Charlie được đặt một bàn. Họ đã mời Rick và Paula, mẹ Charlie từ Pennsylvinia, Saul và Mimi Lennick đi cùng. (Charlie đã động viên Saul tham gia vào một vụ thế chấp tương đối lớn). Karen nhớ Charlie đã phải mặc bộ xì-mốc-kinh và phát biểu một bài tối hôm đó. Cô đã rất tự hào về anh.

Đêm đó cũng có một người khác đã khiến cô phải suy nghĩ rất nhiều. Đó là một người đàn ông người Nga từ thành phố tới. Cô chưa từng bao giờ gặp người này, nhưng Charlie có vẻ như đã quen biết ông ta từ lâu. Charles đã khiến ông ta ủng hộ tới năm mươi ngàn đô la.

Karen nhớ lại, đó là một người đàn ông thực sự hấp dẫn, da ngăm đen, khỏe mạnh, tóc đen và dày. Ông ta vỗ vỗ lên má Charlie như thể hai người là bạn cũ gặp lại vậy, mặc dù Karen chưa từng bao giờ nghe Charlie nhắc tới tên ông ta. Ông ta đã nhận xét rằng nếu ông biết trước Charlie có người vợ đẹp như vậy thì ông ta sẽ rất sẵn lòng ủng hộ thêm tiền. Khi hai người đang trên sàn nhảy, Charlie bảo rằng ông ta là người sở hữu chiếc du thuyền lớn nhất thế giới. Tất nhiên đây là một nhà tài phiệt, Charlie nói rằng đó là một nhân vật quan trọng - một người bạn của Saul. Vợ ông ta đeo một viên kim cương to bằng chiếc đồng hồ của Karen. Ông ta đã mời tất cả mọi người đến chơi nhà ông ta ở vùng đồng quê. Charlie bảo đó phải gọi là một cung điện mới đúng. Điều này khiến cô ngạc nhiên và hỏi; “Anh đến đó rồi sao?” Charlie nhún vai bảo: “Anh chỉ nghe người ta nói vậy” và tiếp tục nhảy. Karen nhớ lúc đó cô đã băn khoăn không hiểu chồng mình gặp người đàn ông đó ở đâu và như thế nào.

Sau đó, khi về nhà, họ đi bộ cùng nhau ra bãi biển vào khoảng gần nửa đêm, vẫn còn trong trang phục dự lễ buổi tối, mang theo một chai sâm banh còn độ một nửa, thay nhau nốc ừng ực như lũ trẻ ranh. Cả hai cởi giày và Charles xắn quần lên. Họ ngồi trên triền đá, nhìn ra ánh đèn xa xa từ Long Island bên kia vịnh rọi tới.

“Anh yêu, em rất tự hào vì anh.” - Karen nói, giọng hơi chếnh choáng vì sâm banh và rượu vang, nhưng đầu óc vẫn hoàn toàn tỉnh táo. Cô vòng tay quanh cổ Charles, hôn anh thật dài, đằm thắm, chân trần chạm cát.

“Một hai năm nữa là anh có thể rời khỏi công việc này,” - Charlie đáp, cà vạt nới lỏng. - “Chúng ta có thể đi đến một nơi nào đó.”

“Em chỉ tin khi nào chuyện đó xảy ra.” - Karen cười. - “Thôi nào, Charlie, anh thích công việc này mà. Hơn nữa...."

“Không, anh nói thật đấy.” - Charles quay sang, khuôn mặt bỗng trở nên u ám, bơ phờ. Trong ánh mắt anh có điều gì đó cô chưa từng bao giờ thấy. - “Em không hiểu được đâu...”

Cô ngồi gần hơn lại phía anh, đưa tay vuốt mái tóc anh khỏi trán. - “Hiểu gì cơ, Charlie?” - Rồi cô lại hôn anh.

Một tháng sau, anh biến mất trong vụ đánh bom nhà ga.

Karen ngồi nguyên trong xe, ngay trước cửa nhà mình, bỗng nhiên phải gắng để khỏi bật khóc. Hiểu gì đây, Charlie?/I] Rằng anh đã giấu em nhiều chuyện trong cuộc sống vợ chồng của chúng ta, thực sự anh là ai? Rằng trong khi mỗi ngày anh tới văn phòng, lái xe tới Costco cùng với em vào cuối tuần, cổ vũ cho Alex và Sam khi chúng thi đấu thể thao, anh vẫn lên kế hoạch rời bỏ gia đình sao? Rằng anh có thể liên quan đến vụ sát hại những con người vô tội kia ư? [I]Vì cái gì kia chứ, Charlie? Từ khi nào? Từ khi nào mà con người em hiến dâng cả cuộc đời mình, cùng nằm bên nhau đã từng ấy năm, ngủ cùng anh, yêu anh với tất cả trái tim - từ bao giờ em phải trở nên sợ hãi con người anh, Charlie? Anh đã thay đổi từ khi nào vậy?

Hiểu gì được đây?

Karen đưa lòng bàn tay lau mắt, rồi gom tập thư và tạp chí trên đùi. Cô vào số, đưa xe vào gara. Chính lúc đó, Karen phát hiện ra một thứ nổi lên trong chồng thư - một chiếc phong bì khổ lớn, màu xám, địa chi gửi cho cô. Cô dừng lại ngay truớc cửa gara, mở chiếc phong bì trước khi bước ra ngoài.

Đó là thư gửi từ trường Đại học Tufts, trường Samantha đăng ký. Tháng tám này con bé sẽ tới đó học. Không có lô gô trên phong bì, chỉ là một quyển hướng dẫn, loại vẫn thường nhận được vào bước đầu của thời gian đăng ký đại học, dùng để giới thiệu về truờng. Mặt trước phong bì có vài dòng chữ viết tay.

Tim cô như ngừng đập khi đọc những dòng đó.Chương 62Một ngày sau, Hauck và Karen hẹn gặp nhau. Họ quyết định chọn quán cà phê Arcadia nằm trên một con đường nhỏ vào thành phố, không xa là mấy. Hauck đã ngồi đợi sẵn khi Karen tới. Karen vẫy tay chào Hauck và đi tới quầy tự gọi đồ uống. Cô đến bàn ngồi, cửa sổ phía sau lưng.

“Bên ngực của anh ra sao rồi?”

Hauck nhấc cánh tay. - “Không nguy hiểm, không sưng tấy. Cô chữa rất tốt.”

Cô mỉm cười đáp lại lời khen, nhưng cũng đồng thời nhìn anh quở trách. - “Anh vẫn phải nhờ người xem lại vết thương đấy.”

“Tôi đem đến một số thông tin đây.” - Hauck đổi chủ đề. Anh đặt lên bàn bản danh sách những người đăng ký tạp chí Thế giới Mustang. Karen lật vài trang, chậc chậc lưỡi vì độ dày của tập danh sách.

“Tôi đã có thể giới hạn cho phạm vi hẹp hơn. Tôi nghĩ khả năng lớn là Charles đã ra nước ngoài. Nếu anh ấy có tiền gửi ở vùng Ca-ri-bê thì một lúc nào đó anh ấy sẽ phải tìm đến các ngân hàng đó. Chỉ ở bang Florida thôi đã có tới sáu mươi lăm cái tên mới, khoảng sáu mươi tám tên là ở các nước khác. Ba mươi người trong số này là ở Canada, bốn người ở châu Âu, hai ở châu Á, bốn ở Nam Mỹ, vì vậy, có thể bỏ qua phần này. Hai mươi tám người ở Mêxicô, vùng Caribê, hoặc trung Mỹ.

Tất cả đã được Hauck đánh dấu bằng bút màu vàng.

Karen khum hai tay ôm lấy ly cà phê. - “Được.”

“Tôi có một người bạn làm điều tra viên tư nhân. Tôi đã tìm tới cậu ấy để lấy thông tin trước đây tôi đã cho cô xem về công ty ở nước ngoài đặt ở Tortola. Chúng tôi đã xóa bốn cái tên này ngay lập tức. Đó là người Tây Ban Nha. Sáu tên khác là của công ty thương mại - buôn bán ô-tô, cung cấp bộ phận thay thế. Tôi đã nhờ cậu ấy kiểm tra nhanh thông tin tài chính của các tên còn lại.

“Vậy anh phát hiện ra điều gì?”

“Chúng tôi tiếp tục xóa thêm bốn cái tên nữa thông qua thời gian họ đang sống ở chỗ ở hiện tại và những thông tin chúng tôi có được thông qua thông tin thẻ tín dụng. Năm tên tiếp theo đăng ký tình trạng hôn nhân là đã có gia đình, tất nhiên là trừ khi Charles đã rất bận rộn trong một năm vừa qua, chúng ta có thể gạch bớt luôn những cái tên này.

Karen gật đầu, mỉm cười.

“Vậy là còn lại mười một cái tên.” - Hauck đánh dấu theo từng trang. Robert Hopewell ở Shady Lane, bang Alabama. F. March ở Costa Rica. Karen ngừng một chút ở cái tên này. Cô đã cùng Charles, Paula và Rick đến đây một lần. Dennis Camp, ở Caracas, Venezuela, và Steven Hanson, có địa chỉ là một hòm thư bưu điện ở Saint Kitts. Cuối cùng là Alan O’Shea, ở Honduras.

Còn năm người nữa. “Có cái tên nào trong số này quen thuộc với cô không?” - Hauck hỏi.

Karen xem lại một lượt toàn bộ danh sách, lắc đầu. - “Không.”

“Một vài số điện thoại cũng có trong danh mục. Tôi không nghĩ một người đang tìm cách chạy trốn lại làm như vậy. Hầu hết những trường hợp như vậy đều chọn hòm thư bưu điện.”

“Anh cho rằng thậm chí Charles cũng có tên ở đây sao?”

“Đúng.” - Hauck gật đầu thở dài. - “Một lợi thế của chúng ta là Charles không hề biết có bất cứ lý do gì để có người cho rằng anh ấy còn sống.” - Hauck nhìn Karen. - “Nhưng tôi còn vài việc nữa cần phải làm trước khi cô có thể nghĩ đến việc phải thực hiện cuộc gọi đó.”

“Không phải vậy.” - Karen gật đầu, bực bội đưa tay xoa xoa trán.

“Có chuyện gì à?”

“Có cái này tôi phải cho anh biết.”

Karen thò tay vào trong túi. - “Tuần trước tôi tìm thấy vài thứ trong ngăn kéo của Charlie, sau khi anh bảo tôi xem lại đồ dùng của anh ấy. Lẽ ra tôi đã phải đưa cho anh những thứ đó, nhưng chúng đã rất cũ và chúng làm tôi sợ. Tôi không biết phải làm gì. Chúng được gửi đến trước khi vụ nổ bom xảy ra.”

“Đưa tôi xem sao.”

Karen lấy ra từ trong ví một tấm thiệp vẫn còn để trong phong bì nhỏ, địa chỉ đề gửi cho Charles. Hauck mở chiếc phong bì. Đó là một chiếc thiệp gửi qua công ty điện hoa.

Charles, rất xin lỗi về vụ con chó. Có lẽ tiếp theo sẽ là lũ trẻ nhà anh chăng?

Hauck ngẩng lên nhìn Karen. - “Tôi không hiểu.”

“Trước khi Charlie chết,” - Karen liếʍ môi - “trước khi Charlie bỏ đi... chúng tôi có một con chó nữa. Tên nó là Sasha. Nó đã bị ô-tô cán chết, ngay ở con phố nhà tôi. Ngay trước cửa nhà tôi. Thật khủng khϊếp. Charlie là người đã phát hiện ra nó. Một vài tuần trước khi xảy ra vụ nổ bom..."

Hauck cúi đọc lại mẩu tin nhắn. Bọn chúng đang đe dọa Charlie.

“Và cái này...” - Karen đưa ra vật còn lại. Cô lại bóp trán, hai mắt căng lên. Đó là một tấm thiệp có hình gia đình họ trên đó. Một thời hạnh phúc. Gia đình Friedman. Charlie, trong bộ áo vét màu xanh, áo sơ mi tề chỉnh vòng tay ôm Karen. Cô mặc một chiếc áo gió bó và quần jeans, ngồi bên hàng rào ở một miền quê nào đó. Trông cô rạng rỡ, đầy tự hào, và tuyệt đẹp. Chúc một mùa mới tốt lành... Hauck chợt nhăn mặt như thể bị một cú huých nào đó cực mạnh thúc vào bụng. Samantha và Alex - cả hai khuôn mặt của hai đứa đều bị cắt rời. Anh ngẩng lên nhìn Karen.

“Có kẻ đe dọa Charlie, Ty à. Một năm trước. Trước khi anh ấy bỏ đi. Charlie dấu kín tất cả những thứ này. Tôi không biết anh ấy đã làm những gì, nhưng tôi biết việc đó có liên quan tới những người ở Hiệp hội Archer và tất cả những khoản tiền ở nước ngoài đó.”

Có người đang đe dọa Charlie, Hauck nghĩ trong khi đặt hai tấm thiệp lên nhau, đưa trả cho Karen.

“Hôm qua tôi lại nhận được cái này.” Karen lấy ra một chiếc phong bì lớn màu xám. - “Được gửi qua đường bưu điện.”

Karen lộ rõ vẻ lo lắng. Hauck mở nắp phong bì, lôi nội dung bên trong ra. Một quyển hướng dẫn của trường đại học Tufts, nơi Sam sẽ tới vào mùa thu này, anh vẫn còn nhớ. Mặt trước quyển hướng dẫn có mấy dòng chữ viết tay, vẫn là nét chữ đổ nghiêng về phía trước như trong hai tấm thiệp.

Cô vẫn nợ chúng tôi vài câu trả lời, Karen.

Không ai từ bỏ đi đâu cả. Chúng tôi vẫn còn đợi.

“Bọn chúng đang đe dọa lũ trẻ nhà tôi, Ty à. Tôi không thể để chuyện này xảy ra được.”

Hauck đặt lòng bàn tay mình lên tay Karen. - “Không. Chúng ta sẽ không để nó xảy ra.”Chương 63Chuông điện thoại reo lên đúng lúc Hauck chuẩn bị đi gặp Chỉ huy trưởng Fitzpatrick để yêu cầu tiếp tục đặt xe tuần tra canh gác trước nhà Karen.

"Joe hả? ”

"Nghe này,” - Joe nói. - “Tớ có một thông tin quan trọng đấy. Tớ đang gửi fax cho đến cậu đó.”

Những trang fax bắt đầu được gửi tới thậm chí trước cả khi Hauck kịp quay lại bàn làm việc. - “Thông tin tớ gửi cho cậu là bản ghi những đoạn trao đổi được ghi lại trên một trang web của những người yêu thích ô-tô.” - Velko giải thích. - "Mẩu trao đổi đầu tiên là vào tháng hai.” - Cách đây ba tháng. Giọng Joe đầy hưng phấn - “Tớ nghĩ là chúng ta đã tìm được một cái gì đó rồi.”

Hauck bắt đầu đọc những đoạn ghi nhanh đến độ như thể anh sắp xé những trang fax từ máy ra đến nơi. Trang đầu tiên có hộp thoại cấp độ CẢNH BÁO. Trong khung mờ có ghi số của đoạn thông tin trao đổi cũng như ngày tháng, đó là ngày 24 tháng 2. Trong đó cũng ghi một loạt những “cụm từ” quan trọng Hauck đã gửi cho Joe: ‘Ford Mustang đời 1966. Emberglow. Greenwich. Connecticut. Concours d’Élégance. Người tình của Charlie.' Còn trang có một vài cụm từ Charlie thích sử dụng thì hộp cấp độ cảnh báo ghi “CAO.” Hauck ngồi xuống bên bàn đọc, máu trong người anh lại rần rật chảy đầy hy vọng.

KlassicKarMania. com:

Mal784: Chào, tôi đang muốn đổi một chiếc Mustang Ember Glow đời 1966 lấy Merc 230 Cabriolet đời 1969. Có ai quan tâm không?

DragsterB: Tôi đã xem một trong những chiếc như vậy trong đoạn phim đưa ra hồi năm ngoái. Sandra Bullock đóng vai chính. Trông có vẻ đẹp đấy.

Xpgma: Chiếc xe hay vai nữ đẹp?

Mal784: Trong phim Lake House. Đúng vậy, ngoại trừ một điều là xe của tôi là loại có thể chuyển đổi từ mui trần thành có mui, loại xe du lịch cỡ lớn. Đã đi được 62.000 dặm. 280 mã lực. Gần như mới. Có ai quan tâm không?

DragsterB: Tôi biết một người có thể quan tâm tới chiếc xe này.

SunDog: Ở đâu vậy?

Mal784: Florida. Bãi biển Boynton. Ít khi gặp được vào ban ngày.

SunDog: Có thể. Tôi đã từng có một chiếc như vậy khi còn ở phía bắc. Số máy của xe thế nào? Số C hay số K?

Mal784: K. Công suất lớn. Tất cả.

SunDog: Nội thất thế nào?

Mal784: Nệm da Orig gọn nhẹ. Ra-đi-ô Orig. Chưa có vết xước nào. Lũ trẻ ranh biết cách làm cho bạn phải chú ý đấy chứ?

SunDog: Tôi phải bán vì chuyển nhà. Trước đây tôi vẫn đem nó đi triển lãm quanh đấy chứ.

Mal784: Ở đâu?

DragsterB: Đây có phải hội thoại riêng tư không? Có ai có cặp vành Crager 16 inch không?

SunDog: Có thể tìm được ở mấy nơi này. Stockbridge, Mass. Concours ở Greenwich. Một lần chạy xuống từ chỗ bạn, ở Palm Beach.

Mal784: Này, bạn đã từng lên đây một thời gian trước đây rồi đúng không? Nhưng chắc là dùng tên khác. Cậu bé Charlie hoặc gì đó, đúng không?

SunDog: Thay đổi cuộc sống rồi, bạn ạ. Cho tôi xem chiếc xe. Có tấm hình nào đăng lên đi.

Mal784: Cho tôi địa chỉ của bạn.

SunDog: Đăng lên trang này đi, Mal. Tôi sẽ xem.

Tất cả chỉ có vậy. Hauck đọc lại một lần nữa đoạn trao đổi. Bản năng trong anh mách bảo anh đang tiến tới một điều gì đó. Anh lật sang trang bên. Một đoạn trao đổi nữa. Lần này là cách đây hai tuần.

Mal784: Bạn chẳng biết quái gì về chiếc Mustang của bạn cả. Kiểm tra số máy đi. Số K là xe có mã lực cao hơn. Vì thế giá cao hơn. Của bạn là J. 27-28K, loại cao nhất đấy.

Opie$ : Được, tôi sẽ kiểm tra.

Mal784: Bạn sẽ học được vài điều đấy. Nhiều người không hề biết họ đang có cái gì trong tay.

SunDog: Vậy, Mal, bạn vẫn còn chiếc Ember Glow đấy chứ???

Mal784: Này!!! Có vẻ như vừa mới có cơn thủy triều nào kéo đến. Có chuyện gì xảy ra với bạn vậy? Tôi đã đăng một loạt ảnh, như bạn nói. Nhưng không còn nghe thấy thông tin gì về bạn cả.

SunDog: Tôi xem rồi. Máy chạy nhẹ. Không may mắn phải không? Nhưng dù sao thì cũng không phù hợp với cuộc sống hiện tại của tôi nữa.

Mal784: Tôi có thể thỏa thuận.

SunDog: Không phải vậy. Giờ tôi ở trên mặt nước nhiều hơn trên bộ. Vậy thì tôi phải tìm cách để qua được hải quan ở đó.

Mal784: Ở đâu?

SunDog: Ở Ca-ri-bê. Không sao. Chắc sẽ héo mòn dưới ánh nắng ở đây thôi. Nhưng có thể tôi sẽ quay lại. Cảm ơn.

Mal784: Muộn rồi. Tôi đã cho bán đấu giá rồi.

SunDog: Chúc may mắn. Từ người bán hàng cũ, lần sau vậy. Tôi sẽ thường xuyên kiểm tra.

Opie$: Này, tôi vừa mới kiểm tra xong. Thế số máy bắt đầu với N thì thế nào?

“Ty, cậu đọc xong chưa?” - Joe Velko hỏi.

Hauck lật lật tập giấy. - “Rồi. Tớ nghĩ chúng ta vớ được món hời rồi. Nhưng chúng ta lần theo dấu vết SunDog bằng cách nào đây?”

“Tớ đã cho chạy chương trình truy tìm địa chỉ người dùng trên máy chủ inte rồi. Cậu biết là tớ sẽ không làm như vậy nếu đó không phải là cậu.”

“Tớ hiểu mà Joe.”

“Tớ đã vào trang blog đó. Cũng không khó khăn lắm. Sau sự kiện 11 tháng 9, những gì một cơ quan chính phủ có thể làm thật là đáng ngạc nhiên, thậm chí không có ràng buộc pháp lý gì cả. Cậu có bút ở đấy không?”

Hauck xoài ngang bàn lấy bút. - “Được rồi, Joe. Cậu nói đi.”

“SunDog chỉ là nick (1) thôi. Bọn tớ đã lần theo một địa chỉ mạng. Kết quả thu được là Oilman0716 @hotmail. com.”

Chú thích:

1 nick: tên hiệu riêng của một người nào đó, thường sử dụng trên mạng inte toàn cầu.Chương 64Hauck cảm thấy thật rõ ràng về cái tên, Oilman. Anh biết rằng không cần thêm một điều gì khác nữa vì họ đã tìm ra Charlie. Mọi giác quan trong anh mách bảo rằng đó chính là Charles.

“Có lần ra được địa chỉ theo thư điện tử này không, Joe?”

‘‘Được... mà cũng không được. Cậu biết rồi đấy, Hotmail là một trang mạng miễn phí. Vì thế, cậu không cần gì ngoài một cái tên để đăng ký, và tên đó cũng không nhất thiết phải là tên thật, hoặc địa chỉ thật. Nhưng chúng ta có thể lần ngược lại theo đó để tìm ra những thông tin đăng ký của địa chỉ này. Và bao giờ cũng có nhật ký ghi lại thông tin mà chúng ta có thể lần theo. Tuỵ nhiên điều tớ không làm được là giới hạn nó vào một điểm cụ thể nào đó.”

Máu trong người Hauck bừng bừng chạy trong hy vọng. - “ Quá tốt...”

“Hoạt động mạng này có vẻ như xuất phát từ vùng biển Caribê. Nhưng không có địa điểm cụ thể nào mà là theo một mạng nội bộ không dây. Có một hoạt động như vậy được phát hiện ở quanh vùng Saint Maarten, thuộc quần đảo Virgin của Anh. Thậm chí có thể xa tới cả Panama.

“Anh ta đang di chuyển à?”

“Cũng có thể, hoặc di chuyển bằng thuyền.”

Bằng thuyền. Điều này cũng dễ hiểu đối với Hauck. - “Chúng ta có thể giới hạn hẹp hơn nữa được không?”

“Có thể giới hạn thêm về mặt thời gian.” - Velko giải thích. “Bọn mình có thể thiết lập hoạt động kiểm soát và giám sát tương lai và lập lưới tam giác khu vực tín hiệu truyền đi. Nhưng cái này cần phải có người truy tìm. Và cần tới cả công việc giấy tờ nữa. Hơn nữa còn phải có liên quan tới các nước khác nữa. Cậu hiểu ý tớ là gì chứ. Tớ hiểu rằng cậu không mấy quan tâm đến cách thức, phải không, Ty?”

“Không.” - Hauck thừa nhận. - “Ngoại trừ nó có thể giúp tìm ra được Charles, Joe ạ.”

“Đó cũng là điều tớ nghĩ. Vì vậy bước tối ưu tiếp theo là lần theo thông tin đăng ký của những người sử dụng Hotmail. Đó là tất cả những gì tớ có thể làm. Còn sau đó việc còn lại là của cậu.”

“Thế là tốt lắm rồi.”

“Địa chỉ được khai báo cho thư điện tử này là một hộp thư bưu điện ở bưu điện trung tâm thuộc đảo Saint Maarten ở vùng biển Caribê. Tớ cũng đã không để cho ai dính đến việc này và tự mình kiểm tra ở vùng đó. Kết quả là địa chỉ ấy là của Steven Hanson. Liệu cái tên đó có khiến cậu nghĩ tới điều gì không?”

“Hanson à?” - Đầu tiên, cái tên không gợi cho Hauck điều gì, nhung rồi bỗng nhiên Hauck bừng tỉnh. - “Cầm máy đợi đã, Joe.

Hauck xoay ghế quanh bàn, lục đống giấy tờ. Cho tới khi tìm thấy nó. Đó là danh sách những người đăng ký thành viên tạp chí Thế giới Mustang. Anh đã giới hạn danh sách này xuống còn một số cái tên từ những vùng như Panama, Honduras, Bahamas, quần đảo Virgin... Mất vài giây xem qua danh sách. Những cái tên như Hopewell, March, Camp, O’Shea.

Và rồi cái tên đó cũng hiện ra!

S. Hanson. Ngày đăng ký 17/1. Trong năm nay. Địa chỉ duy nhất của người đăng ký là một hộp thư bưu điện ở Saint Kitts. Steven Hanson.

Hợp lý quas!. Steven Hanson chính là Oilman0716. Và Oilman0716 phải là Charles. Rất hợp lý.

Chiếc xe. Concours. Những cụm từ hay dùng. Karen đã nói đúng. Đó là một phần trong Charlie không thể thay đổi được. Đó là Người tình của Charlie.

Họ đã tìm thấy Charlie!Chương 65Chuông cửa reo lên. Khi Karen ra mở cửa, cô sững lại vì ngạc nhiên. “Ty à...”

Samantha đang ở trong bếp, ngấu nghiến một hộp sữa chua trong khi xem tivi. Alex gác một chân trên băng ghế dài trong phòng dành cho gia đình, thỉnh thoảng lại la lên, đắc chí và mê mải với trò chơi điện tử mới ra Wii.

Khuôn mặt Hauck sáng bừng lên vẻ chờ đợi. - “Có một số thông tin tôi muốn cho cô biết.”

“Anh vào đi.”

Karen cố gắng giấu lũ trẻ không cho chúng biết việc gì đang diễn ra - tâm trạng thay đổi, lo lắng dường như luôn thường trực trên khuôn mặt cô, cả việc cô lục lọi trong vô vọng vào buổi đêm muộn trong đống đồ đạc Charlie để lại. Nhưng đó là một cuộc chiến mà phần thắng không thuộc về cô. Lũ trẻ không hề ngốc nghếch. Chúng nhận ra biểu hiện thận trọng, căng thẳng không bình thường và tính khí nóng nảy hơn trước đây của cô. Ty xuất hiện không báo trước chỉ khiến những nghi ngờ của chúng trở nên lớn hơn.

"Anh vào đây.” - Karen nói, đưa Hauck vào trong bếp. - “Sam, con còn nhớ thanh tra Hauck không?”

Cô con gái ngẩng lên nhìn, hai đầu gối co lại trên chiếc ghế đẩu. Sam đang mặc một chiếc quần ấm thể thao và áo phông của đội Huskies Greenwich. Sam có vẻ vừa ngạc nhiên vừa bối rối. - "Chào chú.”

"Rất vui được gặp lại cháu.” - Hauck nói. - “Chú được biết cháu đang chuẩn bị tốt nghiệp phải không?”

"Vâng. Tuần tới.” - Cô bé gật đầu, liếc mắt nhìn Karen.

“Truờng đại học Tufts phải không?”

"Vâng.” - Sam đáp lại. - “Cháu không đợi thêm được nữa. Có chuyện gì đang xảy ra hả chú?”

"Mẹ cần nói chuyện với thanh tra Hauck một chút. Có lẽ chú và mẹ sẽ đi...”

"Không sao.” - Sam rời ghế. - “Con sẽ đi.” - Con bé ném vỏ hộp sữa chua vào thùng rác, quăng chiếc thìa vào bồn rửa bát. - "Rất vui được gặp lại chú.” - Sam nói với Hauck, hơi nghiêng đầu, nheo mắt nhìn Karen như hỏi Chuyện gì đang xảy ra vậy?

Hauck vẫy tay. - “Chú cũng vậy.”

Karen tắt ti-vi trong bếp, đưa Hauck ra phòng sưởi nắng. - “Nào, chúng ta ra đây.”

Cô ngồi xuống góc băng ghế dài làm bằng cỏ. Ty ngồi xuống chiếc ghế bọc bên cạnh. Hôm nay Karen buộc tóc đuôi gà, mặc áo phông Texas Longhorn màu xanh thạch lam cũ, không trang điểm. Cô biết trông mình nhếch nhác. Nhưng cô vẫn biết rằng anh không bao giờ đến như vậy vào buổi tối, trừ khi có việc rất quan trọng.

Hauck hỏi. - “Lũ trẻ biết gì không?”

“Về những gì tôi phát hiện trong bức thư ấy hà?” - Karen lắc đầu. -“Không. Tôi không muốn làm chúng lo lắng. Tuần tới tôi có nhiều người thân đến để tham dự lễ tốt nghiệp của Sam. Có mẹ Charlie tới từ Pennsylvania. Sau đó mấy ngày họ sẽ cùng đi du lịch châu Phi với lũ trẻ. Đó là phần thưởng cho Sam sắp tốt nghiệp. Tôi sẽ cảm thấy an tâm hơn nhiều khi đưa được hai đứa lên máy bay.”

Ty gật đầu. - “Tôi biết. Nghe này...” - Anh rút tập giấy ra khỏi túi áo khoác. - “Xin lỗi đã làm phiền cô như thế này.” - Anh đặt tập giấy lên bàn, trước mặt cô. - “Cô có thể tự đọc.”

Karen cẩn thận cầm tập giấy lên. - “Cái gì thế này?”

“Đây là bản ghi của hai cuộc tán gẫu trên mạng được ghi lại từ một trong những trang web về ô-tô Charlie vẫn hay vào. Hai cuộc tán gẫu này diễn ra vào tháng hai và tháng ba. Một trong những người tôi cung cấp thông tin cô tìm được đã ghi lại được cuộc tán gẫu này.”

Karen nổi da gà khi nghe vậy. Cô đọc qua bản ghi. Emberglow. Concours. Greenwich. Tim cô đập loạn xạ mỗi lần cô bắt gặp một cụm từ quen thuộc. Bỗng nhiên Karen hiểu điều này có nghĩa là gì. SunDog. Nhắc đến việc thay đổi cuộc sống, ở vùng biển Ca-ri-bê. Có chỗ nhắc đến cái tên Charlie vẫn dùng trên mạng, Cậu bé Charlie.

Dường như có một bàn tay vô hình, lạnh buốt bóp chặt lấy tim cô, không rời. Cô nhìn cái tên thật lâu, rồi ngẩng lên nhìn Hauck. - “Anh nghĩ đây là Charlie phải không?”

“Điều tôi nghĩ là có rất nhiều thông tin quen thuộc.” - Hauck đáp.

Karen đứng dậy, choáng váng. Cho tới tận bây giờ, vẫn là tốt hơn khi nghĩ rằng tất cả chỉ là một trò chơi khó hiểu. Nhìn thấy Charlie trên ti-vi; tìm thấy chiếc két sắt ký gửi ở New York. Thậm chí là cả cái chết kinh hoàng của người đã từng làm việc cho Charlie, Jonathan... Tất cả chỉ đưa đến một điều hoàn toàn u ám, một điều cô chưa bao giờ nghĩ rằng cô sẽ thực sự phải đối mặt.

Nhưng giờ thì... Tim cô loạn nhịp. SunDog. Karen thực ra có thể nhìn thấy rõ Hauck sẽ phát hiện ra một điều như vậy. Giờ thì có khả năng mọi thứ xảy ra đều là thật. Giờ thì cô có thể đọc những từ, những cụm Charlie có thể đã nói và dường như có thể nghe được cả tiếng nói của anh - rất gần gũi, sống động, ở ngoài đó - vẫn làm những việc như vậy, vẫn có những cuộc trao đổi trên mạng như khi vẫn còn ở với cô. Như có một vật gì đó ép mạnh lên trán cô. - “Tôi không biết sẽ phải làm gì với cái này, Ty à.”

“Tôi đã nhờ người truy tìm theo nick đó,” - Hauck nói. - “Đó là một trang web miễn phí. Trang Hotmail. Không có tên nào đăng ký cho nick đó cả, chỉ là một hộp thư bưu điện tại Saint Maarten, ở biển Caribê."

Karen nín thở, gật đầu.

“Hộp thư bưu điện đó được đăng ký với cái tên Steven Hanson.”

“Hanson? ” - Karen lo sợ hỏi lại.

“Cái tên đó có gợi cho cô điều gì không?”

“Không.”

Hauck nhún vai. - “Chẳng có lý do gì để nó có một ý nghĩa gì đó với cô cả. Nhưng nó khiến tôi nhớ tới một cái khác. Tôi đã kiểm tra danh sách những người đăng ký chúng ta có được từ tạp chí Thế giới Mustang - Hauck đưa cho cô một tờ giấy khác. - “Cô xem đi. Có một cái tên S. Hanson ở ngay đó. Không địa chỉ, chỉ có hộp thư bưu điện. Hộp thư này lại nằm ở Saint Kitts.”

“Điều đó không chứng minh được đó là Charlie.” - Karen nói. - “Chỉ là một người nào đó có cùng sở thích về cùng một loại ô-tô ở đó. Rất nhiều người có thể có cùng sở thích như vậy.”

“Ai là những người thường muốn giấu mình, Karen, họ sẽ dùng hộp thư bưu điện, tên giả. Tôi đã kiểm tra thông tin thẻ tín dụng với cái tên đó, và cô biết kết quả là gì không? Không có gì cả.”

“Nhưng đó cũng chưa đủ để chứng minh đó là Charles!” - Karen kêu lên, tuyệt vọng. - “Tại sao? Tại sao anh lại làm việc này, Ty? Tại sao anh bỏ thì giờ làm việc này?” - Cô đi lại bên băng ghế dài, ngồi xuống tay ghế, nhìn Hauck. - “Cái này có ý nghĩa gì với anh? Tại sao anh lại bắt tôi phải đối mặt với chuyện này chứ? ”

“Karen..." - Anh đặt tay lên đầu gối cô, nhẹ nhàng bóp lại.

“Không!” - Karen giằng ra.

Đôi mắt sâu thẳm của anh ánh lên nét kiên quyết, trong một giây cô nghĩ mình sắp khóc đến nơi. Cô muốn anh đến bên ôm cô vào lòng.

“Anh nói có một địa chỉ thư điện tử, đúng không?”

“Đúng. Nó đây.” - Anh với tay đưa Karen một tờ giấy. Cô cầm lấy tờ giấy, ngón tay run rẩy.

Oilman0716 @hotmail.com.

Cô đọc đi đọc lại địa chỉ thư điện tử trên tờ giấy, sự thật cứ thấm dần, thấm dần qua cô. Rồi cô ngẩng đầu nhìn Hauck nửa cười như đau đớn, tổn thương.

“Oilman...” - Cô mim cười, cảm thấy như bay bổng lên rồi bị quăng xuống đất. Một lớp sương mỏng cháy lên trước mắt cô. “Chính là anh ấy.” - Cô gật đầu. - “Là Charlie.”

“Cô chắc chứ?”

“Chắc.” - Karen thở hắt ra như cố gắng không để làn nước mắt không tràn xuống. - “Con số đó, 0716 - chúng tôi luôn dùng làm mật khẩu. Đó là ngày lễ kỷ niệm của chúng tôi - tháng bảy, ngày mười sáu... Ngày cưới của chúng tôi. Năm 1989. Đó là Charlie, Ty à."Chương 66Căn nhà tối om. Karen ngồi trong phòng làm việc của Charlie. Lũ trẻ đã đóng cửa đi ngủ từ lâu. Karen nhìn chăm chăm cái địa chỉ thư điện tử đó. Oilman0716.

Từng đợt sóng giận dữ và cả sự bất định cứ chạy tràn trong cô. Cơn giận hòa cùng những lời kết tội, lên án, sự bất định về những gì cô nên làm. Cô không biết liệu mình có hiểu những gì mình đang cảm thấy hay không, nhưng càng nhìn cái con số quen thuộc đó, ngờ vực càng tiêu tan. Cô biết chắc chắn đó phải là Charlie.

Nó đã lấy đi một điều gì đó trong cô. Đó là viên than hồng của lòng tin cô vẫn dành cho anh trong cuộc sống vợ chồng của hai người. Đó là hy vọng cuối cùng của cô.

Anh đúng là đồ khốn, Charlie...

Liên lạc với anh ư? Cô còn không biết có thể nói gì với Charlie nữa. Charlie, làm sao anh có thể làm vậy được chứ? Làm sao anh có thể rời bỏ gia đình như vậy? Chúng ta là một đôi kia mà. Chúng ta là bạn tâm giao, phải vậy không? Có phải chúng ta vẫn nói rằng chúng ta là một nửa bù đắp cho nhau đó sao? Làm sao anh có thể làm những điều kinh khủng như vậy được chứ? ”

Đầu cô nặng trịch như có ngàn cân treo lên đó. Cô nghĩ tới AJ Raymond và Jonathan Lauer. Những cái chết mà người chồng của cô có dính líu. Nó khiến cô cảm thấy nản lòng, khiến cô cảm thấy kinh tởm.

Có phải tất cả là sự thật?

Một năm vừa qua, cô đã phải tập làm quen với một sự thật rằng chồng cô đã chết. Cô đã làm bất cứ điều gì để quen được với ý nghĩ đó. Nhưng giờ thì Charlie đã trở lại. Còn sống - như cô vẫn còn sống vậy.

Cô có thể đương đầu với anh.

Oilman0716.

Cô có thể nói được gì chứ?

Charlie, anh còn sống không? Anh có đang đọc những dòng này không? Anh có biết em cảm thấy thế nào không? Chúng ta sẽ cảm thấy thế nào nếu lũ trẻ biết chuyện? Anh đã làm em đau đớn biết nhường nào không? Anh đã coi rẻ những năm tháng chúng ta cùng chung sống ra sao. Charlie, tại sao chứ... ?

Cô đăng nhập tài khoản AOL của mình. KFried111. Đã hai lần cô cố lấy hết can đảm để đánh địa chỉ của anh vào đó. Oilman. Nhưng rồi cô lại ngừng lại.

Sẽ được gì nếu lôi tất cả những chuyện này ra? Để Charlie nói lời xin lỗi hay sao? Để được nghe anh thú nhận rằng anh là con người khác với con người cô từng chung sống hay sao? Rằng anh đã làm những việc đó - trong khi vẫn sống với cô, vẫn ngủ với cô nhưng anh vẫn lập kế hoạch bỏ đi. Để được nghe anh nói vờ vịt rằng anh đã từng yêu cô, yêu cả gia đình ư...

Tại sao chứ? Sẽ được gì chứ? Để lại bắt gia đình cô phải chịu đựng đau khổ lại từ đầu hay sao. Lần này sẽ tệ hơn rất nhiều.

Nước mắt tràn xuống má, nóng bỏng. Giọt nước mắt pha trộn cả ngờ vực và những lời kết tội. Cô nhìn địa chỉ thư điện tử trên màn hình mà khóc.

“Mẹ!”

Karen ngẩng lên. Samantha đang đứng trước cửa, trong chiếc qυầи ɭóŧ và áo phông Michigan quá khổ. - “Có chuyện gì thế mẹ? Mẹ làm gì mà ngồi đây trong bóng tối thế này?”

Karen lau nước mắt. - “Con không biết được đâu.”

“Mẹ, có chuyện gì đang xảy ra vậy?” - Sam đi tới bên bàn, quỳ xuống bên cạnh Karen. - “Mẹ làm gì ở bàn làm việc của bố thế? Mẹ không thể nói là chẳng có gì được - có chuyện gì đó làm mẹ buồn bực hơn hai tuần qua.” - Samantha đặt tay lên vai mẹ. - “Liên quan đến bố phải không mẹ? Con biết. Viên thanh tra đó lại đến đây. Giờ thì lại có một chiếc xe đỗ ngoài đường, trước cửa nhà mình. Có chuyện quái quỷ gì thế mẹ? Mẹ nhìn lại mình xem - mẹ đang khóc mà. Những kẻ xấu đó lại làm mẹ lo lắng phải không mẹ?”

Karen gật đầu, hít sâu một hơi. - “Bọn chúng lại gửi thêm một mẩu tin nhắn nữa.” - Cô nói, lau nước mắt trên mi. - “Mẹ chỉ muốn các con có một ngày của riêng mình mà chúng ta đều được phép tự hào, con yêu ạ. Con xứng đáng được hưởng điều đó. Và rồi con lên đường theo chuyến du lịch đó.”

“Rồi sau đó chuyện gì sẽ xảy ra tiếp hả mẹ? Bố đã làm cái gì? Mẹ có thể nói với con được mà. Con không phải đứa trẻ lên sáu.”

Nói sao đây? Cô có thể nói sao được đây? Nói cho con bé tất cả sao? Thế thì khác nào lấy đi sự ngây thơ của nó, đánh cắp đi những ký ức ấm áp về bố của con bé. Lũ trẻ đã khóc thương, đã đưa anh về nơi an nghỉ. Đã học cách sống mà không có anh. Anh thật khốn kiếp, Charlie, Karen giận dữ. Tại làm sao bây giờ anh khiến em phải làm như vậy chứ?

Cô ôm lấy eo con bé, hít sâu: “Bố có thể đã làm một chuyện gì đó. Bố có thể đã rửa tiền cho ai đó, của những người xấu con ạ. Ở nước ngoài và bất hợp pháp. Mẹ không biết họ là ai. Tất cả những gì mẹ biết là hiện giờ bọn họ muốn lấy số tiền đó.”

“Họ muốn cái gì hở mẹ?”

“Tiền không nguồn gốc rõ ràng, con ạ, mà bố con có thể đã đánh mất. Đó là thông tin họ gửi đến cho mẹ.”

"Ý mẹ là sao, họ muốn số tiền đó sao mẹ? Bố chết rồi kia mà? ”

Karen kéo con gái ngồi lên lòng, ôm lấy con bé như lúc còn bé, thậm chí còn hít mùi hương con bé mới tắm. Cô rùng mình trước những gì mình sắp phải nói.

“Đúng, con gái ạ, bố đã chết.” - Karen gật đầu.

“Còn có chuyện mẹ chưa nói với con, đúng không? Con biết mà mẹ. Gần đây mẹ thường xuyên xuống tầng hầm lục tung những thứ của bố lên. Bây giờ mẹ lại ngồi đây, trong phòng làm việc của bố, trước máy tính của bố mà khóc. Bố không làm điều gì sai đâu. Bố là người tốt mà. Con đã thấy cách bố làm việc. Con thấy bố mẹ đã sống với nhau ra sao. Bố không còn ở đây để thanh minh cho mình nữa, vì vậy đó sẽ là việc của chúng ta. Bố sẽ không bao giờ làm điều gì khiến chúng ta phải gặp nguy hiểm cả. Bố là chồng mẹ, nhưng còn là bố của chúng con. Con cũng hiểu rõ bố chứ.”

“Đúng vậy, con nói đúng.” - Karen ôm chặt con bé. - “Đó là trách nhiệm của chúng ta.” - Karen vuốt vuốt mái tóc con gái trong khi con bé cuộn người vào lòng mẹ.

Trách nhiệm của chúng ta là kết thúc chuyện này. Dầu những người kia có muốn điều gì từ cô. Samantha có cuộc sống của nó. Tất cả đều có cuộc sống của mình. Cơn ác mộng này sẽ ra sao đây - sẽ đeo đẳng họ mãi sao?

Liệu con có thực sự muốn biết hay không, con yêu, nếu mẹ nói cho con biết? Những gì bố của con đã làm. Con có muốn những ký ức và tình yêu của mình tan vỡ hay không? Tan vỡ như mẹ. Liệu có tốt hơn không khi chỉ đơn giản là giữ nguyên vẹn tình yêu và nhớ tới bố như con vẫn làm? Bố đã đưa con đi tập trượt băng, giúp con làm toán. Để bố vẫn ở trong trái tim các con như hiện tại?

“Chuyện này làm con hơi sợ, mẹ à." - Sam nói, ôm chặt mẹ hơn.

“Đừng sợ con ạ.” - Karen hôn lên tóc con. Nhưng trong lòng, cô tự nhủ, Nó cũng khiến mẹ sợ hãi con ạ.

Charlie, anh thật là khốn kiếp. Làm sao em lại có thể nhìn thấy anh trên màn hình hôm ấy được chứ? Hãy nhìn xem anh đã làm gì.Chương 67Cuối cùng rồi cũng đến ngày lũ trẻ lên đường. Karen giúp đóng gói hành lý và đưa chúng ra sân bay Kennedy, ở đó bọn trẻ gặp lại người thân, họ đã đến đây từ ngày hôm qua, tại cổng ra của hãng Hàng không Anh quốc.

Cô đậu xe và cùng đi vào làm thủ tục với lũ trẻ. Ở đó cô gặp Sid và Joan. Tất cả đều rất hào hứng. Karen ôm chặt Sam với tất cả tình cảm và bảo con gái chăm sóc anh trai: “Mẹ không muốn anh trai con mải mê nghe iPod và để cả lũ sư tử lôi đi đâu đấy nhé.”

“Đấy là máy nghe nhạc di động mà mẹ. Và trong trường hợp của Alex thì chắc là lũ khỉ đầu chó sẽ lôi anh ấy đi thôi.”

“Buồn cười thật đấy.” - Alex nhăn mặt, thúc cùi chỏ. Thằng bé vẫn còn hơi mệt một chút khi lên đường cho chuyến đi, người vẫn còn hơi ủ rũ vì sốt vi rút và sốt rét.

“Thôi nào...” - Karen ôm chặt hai đứa. - “Mẹ yêu cả hai đứa. Các con biết điều đó mà. Thôi các con đi cho thay đổi không khí. Nhớ liên lạc đấy nhé.”

“Chúng ta không thể liên lạc với nhau được mà mẹ.” - Alex nhắc mẹ. - “Bọn con chui vào những đám cây bụi ở châu Phi. Bọn con đi săn mà.”

“Vậy thì nhớ chụp ảnh đấy.” - Karen đáp. - “Mẹ muốn xem thật nhiều, thật nhiều ảnh. Nhớ không?”

“Được rồi, mẹ.” - Alex mỉm cười ngượng ngập. Hai đứa vòng tay ôm mẹ thật chặt. Karen không kìm được nữa - nước mắt ầng ậc trào lên.

Alex khịt mũi: “Bọn con đi đây, mẹ ạ.”

Karen vẫy tay: “Các con đi nhé!” Karen cũng ôm hôn bố mẹ cô rồi đứng đó, nhìn mọi người đi vào trong, vẫy tay chào khi họ đi qua khu vực an ninh - Alex đội chiếc mũ bóng chày đội Syracuse, đeo ba lô đựng những cuốn tạp chí về ôtô, Sam mặc quần ấm thể thao, nghe iPod,vẫy tay lần cuối chào cô. Karen gần như không chờ đợi thêm được nữa.

Cô nghĩ tới lời cảnh báo cô mới nhận và nghĩ tới địa chỉ thư điện tử của Charlie. Và cô nghĩ cả tới việc mình muốn lũ trẻ được an toàn ra sao - vậy việc cô làm là gì, đưa chúng đến châu Phi sao? Khi đã trở lại ôtô, cô ngồi một lúc trong ga-ra trước khi nổ máy. Cô gục đầu trên tay lái mà khóc, vui mừng vì lũ trẻ đã đi nhưng cũng đồng thời cảm thấy lẻ loi, khi biết rằng cuối cùng thì thời điểm ấy cũng đã đến.

Đã đến lúc cô phải đối mặt với Charlie. Đó là việc của chúng ta phải không?

ĐÊM HÔM ĐÓ, Karen ngồi tần ngần bên máy tính của Charlie. Cô không còn cảm thấy sợ hãi nữa, không tự vấn rằng mình phải làm gì. Chỉ còn lại một quyết tâm mà giờ đây cô cảm thấy mình bắt buộc phải đối mặt với nó.

Bất chợt cô nghĩ rằng mình nên gọi điện cho Ty. Mấy tuần trước, cô đã tiến gần hơn đến với anh, cảm thấy có gì đó khuấy động lên trong mình, những cảm giác pha trộn của sự bối rối về những gì đã và đang xảy ra với Charlie, mà có vẻ như tốt hơn là phủ nhận điều đó. Và cô cũng chưa bao giờ trả lời Ty về việc cô chuẩn bị làm những gì với những thông tin anh tìm được.

Cô đăng nhập hộp thư điện tử của mình. KFried111. Charlie sẽ nhận ra ngay cái tên này. Cô đang đưa câu trả lời của mình cho Charlie.

Chỉ còn hai người chúng ta, Charlie. Và sự thật.

Liệu cô còn có thể nói được gì nữa đây? Mỗi lần cô nghĩ đến nó, mọi thứ lại quay trở lại. Nỗi đau bị mất anh. Cơn sốc khi nhìn thấy anh trên màn hình. Tìm thấy hộ chiếu, tiền. Nhận ra rằng anh chưa chết nhưng đã từ bỏ cô. Nước mắt của Samantha sau khi con bé bị đe dọa trong xe. Mọi việc cứ ùa về, nhưng Ty nói đúng. Tất cả những điều đó không hề mất đi.

Đã có người phải chết.

Lưỡng lự, cô gõ vào phần địa chỉ. Oilman0716. Karen đã làm như vậy vài lần trước đây, nhưng lần này cô không quay lại nữa. Mỉm cười nhợt nhạt, cô nghĩ không hiểu Charlie sẽ nghĩ gì, thế giới sẽ chao đảo ra sao, cánh cửa nào cô đã mở ra, một cánh cửa lẽ ra phải luôn được đóng kín.

Không, không còn đóng kín được nữa đâu, Charlie.

Karen gõ ba từ. Cô đọc đi đọc lại và nuốt nước bọt. Ba từ sẽ thay đổi cả cuộc đời cô chỉ trong một giây nữa thôi, ba từ sẽ mở ra những vết thương mà đã phải rất khó khăn mới có thể hàn gắn được.

Cô nhấn chuột gửi đi.Chương 68Ở một nơi có tên gọi là Đảo Nước nhỏ, gần quần đảo Turk và Caicos, Charles Friedman bật máy tính xách tay. Đường truyền băng thông rộng qua vệ tinh bắt đầu hoạt động.

Một nỗi sợ hãi không an lòng ẩn sâu trong anh.

Đầu tiên là cách đây một tuần ở Domenica. Một nhân viên ngân hàng, mà đôi khi anh vẫn hay nói chuyện cùng, nói có nguời đã tìm đến ngân hàng cách đó một tuần, một gã đàn ông thấp đậm, để ria mép, yêu cầu gặp một trong những giám đốc hỏi thông tin về một người Mỹ đã chuyển tiền đến đây. Gã mô tả một người giống như anh. Thậm chí còn cho họ xem hình.

Sau đó là một bài báo anh đang gập để trên đùi. Bài báo được đăng trên tờ Thời báo Caribê. Mục tin Địa phương, về một vụ án mạng ở đảo Saint Maarten. Một người chuyên buôn bán kim cương bị bắn chết trong xe. Không có gì bị mất hoặc bị đập phá. Tên nạn nhân là Issa và ông ta đã sống ở trên đảo năm mươi năm.

Đó là người buôn kim cương của anh. Là người quen của anh. Năm ngoái anh đã thực hiện hai thương vụ với Issa. Charlie đã trợn mắt kinh hoàng khi nhìn thấy tiêu đề bài báo. Một vụ án mạng kiểu như vậy chưa từng bao giờ xảy ra trong khoảng thời gian mười năm trở lại đây.

Chúng đã biết được điều gì đó. Chúng đã mò đến quá gần rồi. Anh phải thay đổi địa điểm. Chắc chắn chúng đã lần theo dấu vết của anh thông qua mạng ngân hàng, và phát hiện ra rằng tài khoản của anh ở Falcon đã được rút ra. Giờ lại đến cái chết của nguời buôn kim cương. Charles cảm thấy buồn vì anh có thể là người phải chịu trách nhiệm về số phận hẩm hiu của người lái buôn đó. Anh rất quý Issa. Mà cũng chẳng bao lâu nữa anh sẽ lại cần đến tiền. Nhưng hiện tại thì tình hình ngày càng trở nên quá nguy hiểm để anh xuất hiện, thậm chí là cả ở đây. Anh đã luôn biết rằng có thể một ngày nào đó bọn chúng sẽ lần theo dấu của khoản tiền.

Tối hôm qua trời đã mưa liên tục. Một vài đám mây vẫn còn quẩn lại trên bầu trời xanh và khô lạnh. Anh ngồi trên boong với một tách cà phê, đăng nhập tài khoản Bloomberg (1). Đây là thói quen mỗi sáng của anh. Kiểm tra vị trí của mình, như anh vẫn làm từ hai mươi năm trước đây, mặc dù hiện tại anh chỉ hoạt động buôn bán cho riêng bản thân mình. Mà anh cũng sẽ sớm phải dừng việc này lại thôi, vì có lẽ bọn chúng có thể lần theo dấu vết hoạt động giao dịch của anh - dấu vết đầu tư của anh ở mỗi thương vụ. Nhưng đó cũng là tất cả những gì anh có thể làm để cho mình khỏi phát cuồng. Giờ thì anh cũng mất luôn cả nó nữa.

Máy tính đã khởi động xong. Máy chủ thông báo anh có bốn thư mới. Anh không còn nhận nhiều thư điện tử nữa kể từ khi sử dụng tài khoản mới này. Hầu hết trong số đó chỉ là thư rác - quảng cáo thế chấp và quảng cáo thuốc Viagra (2). Thỉnh thoảng lại có thư cập nhật thông tin hoạt động thương mại điện tử của anh. Anh không để ý đến thân phận mới của mình. Nó là vậy, và phải vậy.

Và đó là điều anh đang nghĩ tới, chắc lại là thư rác, nhấp một ngụm cà phê, anh duyệt qua danh sách thư gửi đến. Cho đến khi mắt anh bắt gặp một bức thư và không thể rời ra được nữa. Không phải là bắt gặp - mà là đâm sầm vào mới đúng. Tim anh như ngừng đập khi nhìn thấy địa chỉ của người gửi, bức thư thứ ba từ trên xuống.

KFried111.

Chân anh tuột khỏi mép thuyền. Lưng anh còng xuống như thể có một luồng điện cao thế chạy qua. Anh nhìn lại cái tên, chớp mắt, như thể đôi mắt mình đang chơi một trò đùa tai ác.

Karen.

Tim đập thình thịch, anh kiểm tra lại, chỉ để chắc chắn rằng không phải là mình đăng nhập vào địa chỉ thư điện tử cũ. Anh biết điều đó là không thể xảy ra. Nhưng nếu vậy thì nó là cái gì?

Không, đúng là địa chỉ này. Oilman0716.

Cổ họng anh khô đắng. Tệ hơn, ruột anh như thắt lại khi chợt hiểu ra rằng mọi thứ đã bắt kịp với anh. Quá khứ của anh. Sự lừa dối của anh. Những gì anh đã làm. Làm sao chuyện này có thể xảy ra được kia chứ? Làm sao Karen có thể biết được tên anh? Cả địa chỉ thư điện tử của anh nữa? Không, anh hiểu rằng đó không phải là những câu hỏi đúng.

Thậm chí là làm sao mà cô biết được rằng anh vẫn còn sống?

Một năm đã trôi qua. Anh đã che giấu dấu vết của mình một cách hoàn hảo. Anh không còn liên hệ với cuộc sống truớc đây của mình nữa. Anh cũng chưa bao giờ gặp một người nào mà cả hai cùng quen biết - đó là nỗi lo sợ lớn nhất của anh. Những ngón tay anh đang run lên. KFried111. Karen. Làm sao cô có thể kiếm ra anh ở đây được chứ?

Một cảm giác hỗn tạp vụt qua anh: sợ hãi, hoảng loạn, khao khát chờ đợi. Ký ức. Anh lại thấy tất cả những khuôn mặt đó, nhớ tất cả ngay trong giây phút này đây, nhiều như anh đã từng nhớ họ trong tháng đầu tiên.

Cuối cùng Charles lấy hết can đảm. Anh nhấp chuột vào bức thư. Tất cả chỉ có ba từ ngắn ngủi. Anh đọc ba từ đó, mặt nhợt nhạt, hai mắt ầng ậc nước, đau nhói vì cảm giác tội lỗi và hổ thẹn.

Chào anh, Charlie.

Chú thích:

1 Bloomberg: Trang web chuyên cung cấp thông tin về tài chính.

2 Viagra: một loại thuốc cường dương.Chương 69Ở một nơi có tên gọi là Đảo Nước nhỏ, gần quần đảo Turk và Caicos, Charles Friedman bật máy tính xách tay. Đường truyền băng thông rộng qua vệ tinh bắt đầu hoạt động.

Một nỗi sợ hãi không an lòng ẩn sâu trong anh.

Đầu tiên là cách đây một tuần ở Domenica. Một nhân viên ngân hàng, mà đôi khi anh vẫn hay nói chuyện cùng, nói có nguời đã tìm đến ngân hàng cách đó một tuần, một gã đàn ông thấp đậm, để ria mép, yêu cầu gặp một trong những giám đốc hỏi thông tin về một người Mỹ đã chuyển tiền đến đây. Gã mô tả một người giống như anh. Thậm chí còn cho họ xem hình.

Sau đó là một bài báo anh đang gập để trên đùi. Bài báo được đăng trên tờ Thời báo Caribê. Mục tin Địa phương, về một vụ án mạng ở đảo Saint Maarten. Một người chuyên buôn bán kim cương bị bắn chết trong xe. Không có gì bị mất hoặc bị đập phá. Tên nạn nhân là Issa và ông ta đã sống ở trên đảo năm mươi năm.

Đó là người buôn kim cương của anh. Là người quen của anh. Năm ngoái anh đã thực hiện hai thương vụ với Issa. Charlie đã trợn mắt kinh hoàng khi nhìn thấy tiêu đề bài báo. Một vụ án mạng kiểu như vậy chưa từng bao giờ xảy ra trong khoảng thời gian mười năm trở lại đây.

Chúng đã biết được điều gì đó. Chúng đã mò đến quá gần rồi. Anh phải thay đổi địa điểm. Chắc chắn chúng đã lần theo dấu vết của anh thông qua mạng ngân hàng, và phát hiện ra rằng tài khoản của anh ở Falcon đã được rút ra. Giờ lại đến cái chết của nguời buôn kim cương. Charles cảm thấy buồn vì anh có thể là người phải chịu trách nhiệm về số phận hẩm hiu của người lái buôn đó. Anh rất quý Issa. Mà cũng chẳng bao lâu nữa anh sẽ lại cần đến tiền. Nhưng hiện tại thì tình hình ngày càng trở nên quá nguy hiểm để anh xuất hiện, thậm chí là cả ở đây. Anh đã luôn biết rằng có thể một ngày nào đó bọn chúng sẽ lần theo dấu của khoản tiền.

Tối hôm qua trời đã mưa liên tục. Một vài đám mây vẫn còn quẩn lại trên bầu trời xanh và khô lạnh. Anh ngồi trên boong với một tách cà phê, đăng nhập tài khoản Bloomberg (1). Đây là thói quen mỗi sáng của anh. Kiểm tra vị trí của mình, như anh vẫn làm từ hai mươi năm trước đây, mặc dù hiện tại anh chỉ hoạt động buôn bán cho riêng bản thân mình. Mà anh cũng sẽ sớm phải dừng việc này lại thôi, vì có lẽ bọn chúng có thể lần theo dấu vết hoạt động giao dịch của anh - dấu vết đầu tư của anh ở mỗi thương vụ. Nhưng đó cũng là tất cả những gì anh có thể làm để cho mình khỏi phát cuồng. Giờ thì anh cũng mất luôn cả nó nữa.

Máy tính đã khởi động xong. Máy chủ thông báo anh có bốn thư mới. Anh không còn nhận nhiều thư điện tử nữa kể từ khi sử dụng tài khoản mới này. Hầu hết trong số đó chỉ là thư rác - quảng cáo thế chấp và quảng cáo thuốc Viagra (2). Thỉnh thoảng lại có thư cập nhật thông tin hoạt động thương mại điện tử của anh. Anh không để ý đến thân phận mới của mình. Nó là vậy, và phải vậy.

Và đó là điều anh đang nghĩ tới, chắc lại là thư rác, nhấp một ngụm cà phê, anh duyệt qua danh sách thư gửi đến. Cho đến khi mắt anh bắt gặp một bức thư và không thể rời ra được nữa. Không phải là bắt gặp - mà là đâm sầm vào mới đúng. Tim anh như ngừng đập khi nhìn thấy địa chỉ của người gửi, bức thư thứ ba từ trên xuống.

KFried111.

Chân anh tuột khỏi mép thuyền. Lưng anh còng xuống như thể có một luồng điện cao thế chạy qua. Anh nhìn lại cái tên, chớp mắt, như thể đôi mắt mình đang chơi một trò đùa tai ác.

Karen.

Tim đập thình thịch, anh kiểm tra lại, chỉ để chắc chắn rằng không phải là mình đăng nhập vào địa chỉ thư điện tử cũ. Anh biết điều đó là không thể xảy ra. Nhưng nếu vậy thì nó là cái gì?

Không, đúng là địa chỉ này. Oilman0716.

Cổ họng anh khô đắng. Tệ hơn, ruột anh như thắt lại khi chợt hiểu ra rằng mọi thứ đã bắt kịp với anh. Quá khứ của anh. Sự lừa dối của anh. Những gì anh đã làm. Làm sao chuyện này có thể xảy ra được kia chứ? Làm sao Karen có thể biết được tên anh? Cả địa chỉ thư điện tử của anh nữa? Không, anh hiểu rằng đó không phải là những câu hỏi đúng.

Thậm chí là làm sao mà cô biết được rằng anh vẫn còn sống?

Một năm đã trôi qua. Anh đã che giấu dấu vết của mình một cách hoàn hảo. Anh không còn liên hệ với cuộc sống truớc đây của mình nữa. Anh cũng chưa bao giờ gặp một người nào mà cả hai cùng quen biết - đó là nỗi lo sợ lớn nhất của anh. Những ngón tay anh đang run lên. KFried111. Karen. Làm sao cô có thể kiếm ra anh ở đây được chứ?

Một cảm giác hỗn tạp vụt qua anh: sợ hãi, hoảng loạn, khao khát chờ đợi. Ký ức. Anh lại thấy tất cả những khuôn mặt đó, nhớ tất cả ngay trong giây phút này đây, nhiều như anh đã từng nhớ họ trong tháng đầu tiên.

Cuối cùng Charles lấy hết can đảm. Anh nhấp chuột vào bức thư. Tất cả chỉ có ba từ ngắn ngủi. Anh đọc ba từ đó, mặt nhợt nhạt, hai mắt ầng ậc nước, đau nhói vì cảm giác tội lỗi và hổ thẹn.

Chào anh, Charlie.

Chú thích:

1 Bloomberg: Trang web chuyên cung cấp thông tin về tài chính.

2 Viagra: một loại thuốc cường dương.Chương 70Karen đợi đã hai ngày. Charles vẫn chưa trả lời.

Cô không chắc anh sẽ trả lời.

Cô hiểu Charles, cố hình dung ra Charlie đã sốc và mất tinh thần ra sao khi nhận được thư của cô.

Cũng giống cơn sốc anh đã gây cho cô khi xuất hiện trên màn hình hôm đó.

Mỗi ngày Karen kiểm tra hộp thư điện tử vài lần. Cô biết những gì đang diễn ra trong lòng Charles ở thời điểm hiện tại. Ngồi ở một nơi xa xăm nào đó trên thế giới này, nhưng cuộc sống mới được xây dựng đầy cẩn trọng của anh bỗng nhiên sụp đổ. Điều đó sẽ khiến anh tiêu tán mọi hy vọng - lần lại mọi bước đi, nghĩ tới hàng ngàn khả năng có thể xảy ra.

Làm sao cô lại có thể biết được điều này?

Không biết bao nhiêu lần Karen tưởng tượng ra rằng Charlie đã đọc đi đọc lại ba từ đó. Kiểm tra đi kiểm tra lại trong đầu, đến nát cả óc, tất cả những gì anh đã chuẩn bị. Ruột gan anh như lộn lên. Không tài nào ngủ được. Mọi việc đều ảnh hưởng đến anh như vậy. Anh còn nợ em, cô thầm thì, thích thú thưởng thức cảnh Charlie hoảng sợ, choáng váng. Anh nợ một nỗi đau em phải chịu đựng. Nợ những điều dối trá...

Cô vẫn chưa thể tha thứ cho Charlie. Vì những gì anh đã làm với cô, với lũ trẻ. Cô không còn biết liệu có còn tình yêu giữa hai người hay không. Liệu có còn chút nào đó, ngoại trừ những ký ức về những năm tháng họ chung sống hay không. Nhưng điều đó cũng không quan trọng. Cô chỉ muốn nhận được thông tin từ anh. Cô muốn nhìn thấy anh - mặt đối mặt. Trả lời đi, Charlie...

Cuối cùng, sau ba ngày, Karen gửi đi lá thư điện tử thứ hai. Cô nhắm mắt cầu xin.

Charlie, trả lời đi... Em biết là anh mà. Em biết anh đang ở đó. Trả lời em đi chứ, Charlie. Anh không thể trốn chạy mãi được. Em biết những việc anh đã làm.Chương 71Em biết những việc anh đã làm!

Charles ngồi một góc trong quán cà phê inte yên tĩnh thuộc cảng Mustique mà anh mới ghé vào, chăm chăm nhìn bức thư mới nhất của Karen, hoảng sợ.

Một đám người địa phương có những mái tóc tết dài đang uống bia Jamaica và một bữa tiệc của những người Đức thích lang thang lướt sóng khắp nơi, xâm hình đầy người và đội khăn rằn sặc sỡ đang diễn ra. Charlie cảm thấy một nỗi sợ hãi xâm lấn ngay ở chính nơi này, rằng mọi việc đang tiến gần hơn đến với anh.

Em biết những việc anh đã làm!

Em biết điều gì cơ chứ? Anh đã làm gì nào, Karen? Và bằng cách nào. Karen? Ẩn mình dưới cặp kính, anh nhấp một ngụm bia Caribê và đọc lại lần thứ mười mẩu tin nhắn của Karen. Anh biết cô sẽ tiếp tục. Anh hiểu rõ Karen. Anh không thể làm ngơ được.

Bằng cách nào em tìm được anh?

Em muốn anh nói gì với em, Karen? Rằng anh là thằng khốn ư? Rằng anh đã phản bội em sao? Charles có thể cảm nhận được cơn giận dữ trong từng từ từng chữ của bức thư. Anh không trách cô. Anh xứng đáng phải nhận những gì cô đã phải cảm nhận; vì đã bỏ gia đình; vì đã khiến cả gia đình phải đau khổ với nỗi đau mất đi một người chồng, một người cha, rồi sau khi tất cả cuối cùng cùng dần dịu đi thì bỗng nhiên lại phát hiện ra rằng anh vẫn còn sống!

Trả lời đi, Charlie.

Em biết cái gì chứ, Karen?

Nếu biết, nếu thực sự biết, em sẽ hiểu. Ít nhất thì cũng hiểu chút nào đó. Rằng anh làm việc này không bao giờ là để cho em phải đau khổ. Rằng đó sẽ là điều cuối cùng trong trái tim anh. Mà là để bảo vệ em, Karen à. Để em được an toàn. Cả Samantha và Alex nữa. Em sẽ hiểu tại sao anh phải đi xa. Hiểu ra tại sao, khi cánh cửa mở ra và cơ hội tự đến, anh phải “chết.”

Charlie, trả lời em đi... Trả lời em đi chứ, Charlie.

Nhóm lướt sóng đang cười đùa ầm ĩ bằng tiếng Đức về một cái gì đó họ tìm thấy trên YouTube (1). Một người phụ nữ bản địa to chắc trong chiếc váy hẹp sặc sỡ ngồi đối diện với anh, đang kéo tay đứa con gái đòi uống nước ngọt Fanta. Charles nhận ra rằng anh đã dành quá nhiều thời gian của cả một năm qua chỉ để lẩn trốn, lẩn khuất trong bóng tối, quay đi khỏi cái con người trước đây của mình, rời bỏ tất cả những gì anh đã từng yêu quý.

Nhưng đột nhiên anh bỗng như thấy mình sống trở lại. Lần đầu tiên trong cả một năm qua! Anh thấy rất rõ ràng anh không bao giờ có thể vĩnh viễn quên đi cuộc sống trước kia; không thể vĩnh viễn quên đi những gì trong mình; và không thể quên đi mình là ai.

Giờ đây Charles hiểu ra rằng nếu anh chỉ chạm vào cái bàn phím kia thôi, chỉ cần một lần nhấp bàn phím thôi, trả lời Karen, mọi thứ sẽ lại bật mở ra trở lại. Cả thế giới lại thay đổi thêm một lần nữa.

Em biết những việc anh đã làm.

Anh tợp một ngụm bia. Có thể đây là lúc lại tiếp tục hành trình. Tới Vanuate ở Ấn Độ Dương. Hoặc quay trở lại Panama. Sẽ không ai tìm thấy anh cả. Anh có tiền ở đó.

Anh nhấc kính, cẩn thận đọc lại những gì mình viết. Chiêc hộp Pandora (2) lại sắp được mở ra. Cho cô và cho anh. Và lần này sẽ không có cách nào để đóng lại được nữa. Không còn một cuộc đánh bom bất ngờ, không còn nơi để trốn chạy.

Khốn kiếp thật, anh nói. Anh uống cạn ly bia. Karen đã tìm thấy anh. Đúng là Nắm đấm thép trong găng tay nhung... anh hào hứng nhớ lại.

Cô sẽ không bao giờ bỏ cuộc.

Đúng, anh đang ở đây. Là anh, anh nói. Ngẫm nghĩ một lần cuối, anh nhấn nút gửi thư đi, gửi đến cái thế giới lại bắt đầu quay trở lại của anh.

Chào em yêu...

Chú thích:

1 YouTube: trang web chuyên chia sẻ file video.

2 Chiếc hộp Pandora: Theo thần thoại Hy Lạp, Pandora giữ một chiếc hộp mà khi mở ra sẽ đem lại nhiều điều kinh khủng như ốm đau, bệnh tật và cả hy vọng... cho mọi người.Chương 72Hauck đã ra ngoài đi một vòng quanh vịnh vào buổi tối. Anh cũng đã ngồi ở nhà vài ngày mà vẫn chưa nghe thấy gì từ Karen. Ban đêm thật nóng nực và oi ả. Tiếng ve sầu kêu râm ran. Cuối cùng anh cũng nguôi đi tâm trạng thất vọng đang cháy bỏng trong ngực.

Anh biết sẽ là không đúng nếu tiếp tục thúc ép Karen. Anh biết thật khó khăn để cô có thể đối mặt được với chồng mình. Nó cũng chẳng khác nào chuyện của Norah đột ngột trở lại với anh. Như mở bung những vết thương còn chưa lành. Anh không chắc liệu nên đợi và xem cô còn muốn tìm kiếm Charles nữa hay không. Hay giờ cô đã biết sự thật - hay ít nhất là một phần sự thật - thì cô chỉ đơn giản chôn chặt điều đó lại; hay nên đem những gì họ phát hiện được báo lại cho Fitzpatrick.

Anh phải mở lại vụ án. Vụ tai nạn của AJ Raymond. Đó là điều đầu tiên dẫn anh đến với chuyện này, phải không?

Khi quay xuốngclid để về nhà, Hauck ngạc nhiên nhìn thấy chiếc Lexus quen thuộc đang đỗ bên đường. Karen đang ngồi trước bậc thềm nhà anh. Cô đứng dậy khi Hauck dừng lại.

Karen nở một nụ cười lúng túng. - “Chào anh...."

Cô mặc một chiếc áo sơ mi đen và quần jeans rất hợp, mái tóc màu ca-ra-men hơi rối, một chiếc vòng kiểu thạch anh cách từng viên đeo ngang cổ tay. Đó là một buổi tối tháng năm. Với Hauck trông cô thật tuyệt.

“Tôi xin lỗi đã đến đường đột.” - Cô nói, ánh mắt như đau khổ tuyệt vọng, hơi chút con gái. - “Tôi cần một người để nói chuyện. Tôi đã liều đến đây.”

Hauck lắc đầu. - “Cô không đường đột đâu.”

Anh đưa cô bước lên bậc thềm, mở cửa. Hauck với chiếc khăn tắm trên bàn trong bếp lau mặt. Anh hỏi xem cô có cần một lon bia lạnh hay không.

“Không. Cảm ơn anh.”

Trông Karen có vẻ lo lắng, cô đi quanh nhà như đang có điều gì đó suy nghĩ trong lòng. Cô đi tới bên giá vẽ đặt bên cửa sổ. Hauck đi theo, đến ngồi xuống chiếc ghế đẩu.

“Tôi không biết là anh cũng vẽ.”

Hauck nhún vai. — “Cô phải xem kỹ trước khi dùng từ vẽ.”

Cô bước tới sát bên giá vẽ. Gần tới mức Hauck có thể ngửi được mùi hương từ cơ thể cô ngọt ngào, thơm ngát khiến tim anh đập dồn dập. Anh cố kìm lại ước muốn được chạm vào cô.

"Bức tranh rất đẹp.” - Cô nói. - “Anh lúc nào cũng đầy những bất ngờ, phải vậy không, trung úy?”

“Đó là điều đẹp nhất mà có người từng nói.” - Hauck mỉm cười.

"Có lẽ anh cũng biết cả nấu nướng nữa. Tôi dám cá anh... ”

“Karen...” - Hauck chưa từng bao giờ thấy cô tổn thương đến vậy. Anh xoay người nắm lấy tay cô.

Cô kéo tay ra. "Đúng là anh ấy. ” - Karen nói. Hai mắt cô đẫm nước, đầy giận dữ, gần như trợn lên nhìn Hauck. - “Anh ấy đã trả lời thư tôi. Nhưng cũng phải sau ba ngày. Tôi đã phải viết hai lần cho anh ấy.” - Cô đặt một tay lên phía sau cổ. - "Tôi không biết phải nói với anh ấy thế nào. Ty à. Tôi có thể nói được cái gì kia chứ? Tôi đã viết: 'Em biết là anh, Charles. Hãy trả lời em’? Cuối cùng anh ấy cũng trả lời.”

“Anh ấy nói gì?”

"Nói gì ấy hả?” - Cô khịt mũi, thở một hơi tự giễu - “Anh ấy nói ‘Chào em yêu'."

“Chỉ thế thôi sao?”

“Chỉ thế thôi.” - Karen mỉm cười đau khổ. - “Tất cả chỉ có thế.” - Cô bước thêm vài bước quanh nhà, nhìn ra phong cảnh ngoài vịnh như thể cô đang kìm lại một cơn hồng thủy. Cô bước tới trước mấy chiếc khung ảnh dựng vào tường có để vài bức ảnh ở đó. Cô nhấc từng cái một lên xem. Một bức chụp hai bé gái lúc chúng còn nhỏ. Anh thấy cô nhìn bức ảnh chăm chú. Bức còn lại là chiếc thuyền Merrily của Hauck.

“Của anh hả?”

“ Ừ.” - Hauck gật đầu, đứng dậy. - “Không to đẹp, nhưng Jessie thích nó. Mùa hè chúng tôi thường tới Newington hoặc đi ra đảo Shelter. Khi thời tiết đẹp, tôi vẫn được biết đến...."

"Anh tự làm mọi việc, phải không, Ty? ” - Hai mắt cô rừng rực nhìn anh. - “Anh là người tốt.”

Hauck không rõ đó có phải là một lời khen hay không. Karen cắn chặt môi, đưa tay vuốt mái tóc rối. Có vẻ như cô sắp nổ tung. Hauck bước tới phía trước gọi: “Karen..."

"Chào em yêu, ” - Karen nhắc lại, giọng như có gì đang tan vỡ. - “Đó là tất cả những gì anh ấy nói với tôi, Ty à. Kiểu như ‘Em định làm gì vậy, em yêu? Có gì mới với lũ trẻ không? ’ Đó là Charles! Người tôi đã chôn chặt dưới ba tấc đất. Người tôi đã nằm cùng giường trong suốt mười tám năm! ‘Chào em yêu. ’ - Tôi phải nói cái gì với anh ấy bây giờ đây, Ty? Cái chết tiệt gì đang xảy ra thế này?”

Hauck bước tới, ôm lấy Karen. Như anh đã từng mơ được ôm chặt lấy cô, ôm chặt vào ngực mình, thật chặt. Máu ào ạt trong anh như muốn vỡ tung mạch. Ban đầu cô cố giằng ra, giận dữ tuôn trào. Rồi cô để yên cho anh ôm, nước mắt cô thấm ướt áo anh, tóc cô rối bời thơm mùi mật, ngực cô ép chặt vào ngực anh.

Hauck hôn cô. Karen không phản ứng mà đáp lại nụ hôn của anh, lưỡi cô như háo hức tìm lấy lưỡi anh. Một cái gì đó ngoài tầm kiểm soát của cả hai người đang quấn lấy họ. Mùi hương của da thịt cô ngập tràn trong anh - đầy mê say, ngọt ngào, thơm ngát - khiến anh cuồng dại.

Tay anh lướt xuống trên lưng Karen, những ngón tay luồn dưới thắt lưng quần jeans của cô, khuấy trào trong anh. Anh đẩy thắt lưng về phía sau, chiếc áo trên người cô lỏng ra, tay cảm nhận làn da bụng nóng ấm, kéo qua bộ ngực phập phồng hổn hển của cô, và cuối cùng ôm lấy khuôn mặt cô trong tay mình.

“Em không phải làm gì hết.” - Hauck nói.

"Em không thể. ” - Karen nhìn anh, nước mắt lấp lánh trên má. - "Em không thể tới đó một mình được.”

Hauck hôn cô. Lần này lưỡi hai người quấn chặt lấy nhau trong điệu múa ngọt ngào và chậm rãi. - "Em không thể... ”

Hauck lau nước mắt trên mặt Karen. - “Em không phải làm gì hết.” - Anh nói. - “Không phải làm bất cứ điều gì hết.” Rồi anh lại ôm cô vào lòng.

HAI NGƯỜI Làʍ t̠ìиɦ trong phòng ngủ.

Hauck chầm chậm cởi từng nút áo trên người cô, vuốt tay dọc theo chiếc dây áo ngực của cô, bàn tay nhẹ nhàng đưa xuống dưới. Cô hơi rụt người lại, hơi chút sợ hãi, nơi chưa từng có ai chạm tới trong một năm qua.

Hơi thở dồn dập, Karen ấp mặt lên ngực Hauck. - “Ty, từ lâu rồi em chưa làm chuyện này.”

“Anh biết.” - Hauck nói, nhẹ nhàng kéo chiếc áo ra khỏi tay cô, tay vuốt dọc xuống đùi, bên trong quần jeans.

Karen căng người chờ đợi.

“Em muốn nói là với người nào đó khác.” — Karen nói. - “Em đã từng với Charles gần hai mươi năm rồi.”

“Được mà.” - Hauck nói. - “Anh biết.”

Anh đặt cô nằm xuống trên giường, kéo từng ống quần jeans ra khỏi cặp đùi săn chắc, đặt tay lên chiếc qυầи ɭóŧ, cảm nhận cơn rùng mình chờ đợi. Dạ con co bóp khiến cô như cuồng dại. Cô ngẩng nhìn anh. Anh đang ở đó, chỉ dành cho cô, làm chỗ dựa vững chắc cho cô khi mọi thứ đều khiến cô muốn phát điên. Anh là điều duy nhất cô có thể tin tưởng. Cô đưa tay nhẹ nhàng chạm vào bên ngực anh, vết thương đang lành trở lại, cô hôn lên đó, mồ hôi anh thật ngọt ngào. Hauck căng người, kéo chiếc quần soóc. Anh là nguời duy nhất để cô bám chắc lấy. Không có anh, cô không biết mình phải làm gì.

Cô úp mặt mình lại gần hơn với mặt anh. - "Ty... "

Anh áp người thật chặt lên người cô, hông anh cứng rắn, cánh tay khỏe khoắn, lực lưỡng. Cơ thể họ hòa vào nhau như một cơn sóng ấm, như có luồng điện chạy dọc sống lưng Karen. Cô cong lưng. Ngực hai người ép chặt lấy nhau, nóng rực.

Bỗng nhiên chẳng còn gì giữ họ lại được nữa. Cô thấy nỗi khao khát bùng lên từ trong mình. Cô ngả đầu ra sau, lắc sang hai bên mỗi khi anh đi vào cô, cơn run rẩy tràn qua cô từ đầu ngón tay đến đầu ngón chân, như một dòng điện, một phần thưởng đã phải chờ đợi từ quá lâu. Cô ôm lấy hông anh, đẩy mạnh vào trong cô hơn nữa. Cơn cuồng dại chồm lên họ. Hơi thở hổn hển, hai cơ thể, hai cặp đùi quấn lấy nhau. Cô dính chặt lấy anh, người đã mạo hiểm tất cả vì cô, cô không còn muốn giữ lại điều gì. Cơn rung chuyển đi qua người họ. Cô muốn dành cho anh tất cả. Dành cho anh phần trong cô chưa từng dành cho ai. Ngay cả Charles. Phần cô vẫn luôn giấu kín.

Tất cả mọi điều.Chương 73Họ nằm trên giường, mệt lử. Người Karen ướt đẫm mồ hôi, sức nóng vẫn còn lan tỏa. Hauck hôn lên ngực cô, cổ cô, làm cô dịu lại. Mái tóc cô rối tung.

“Đúng là một ngày may mắn với anh.” - Cô hài hước, ánh mắt liếc nhìn châm biếm. - “Thường thì em không bao giờ đầu hàng trước lần hẹn hò thứ ba. Đó là quy định nghiêm ngặt trên trang Mat.”

Hauck cười, gác chân lên đầu gối chân kia. - “Nghe này, nếu điều đó có ý nghĩa nào đó thì anh hứa sẽ tiếp tục hẹn hò mời em bữa nữa.”

“Ôi dào! ” - Karen thở phào ra. - “Nó cất cả một gánh nặng cho em đấy.”

Cô liếc nhìn quanh căn phòng chật hẹp, nhìn những thứ về anh mà cô chưa từng biết. Một chiếc giường gỗ đơn giản, một chiếc bàn với vài cuốn sách, một cuốn tiểu sử Anh-xtanh, một cuốn tiểu thuyết của Dennis Lehane, một chiếc quần jeans vắt trên chiếc ghế trong góc nhà. Một chiếc ti-vi nhỏ.

“Cái quái gì thế kia?” - Karen hỏi, chỉ vào một thứ treo trên tường.

"Đó là chiếc gậy khúc côn cầu.” - Hauck nói, ngả người ra sau.

Karen chống cùi chỏ nhỏm dậy. - “Nói đi, rằng em không ngủ với người chỉ treo gậy khúc côn cầu trong nhà đấy chứ.”

Hauck nhún vai: “Chơi vào mùa đông mà. Chắc là anh quên chưa cất nó đi.”

“Ty, bây giờ đã là tháng sáu rồi kia mà. "

Anh gật đầu, như một cậu bé phát hiện ra nơi cất giấu an toàn cho số bánh bích quy của mình dưới giường ngủ. - "Thật may mắn là em không tới đây vào tuần trước. Lúc đó đến cả bàn trượt tuyết của anh cũng vẫn còn chưa được cất đi.”

Karen vuốt má Hauck: “Trông anh cười thật tuyệt, trung úy ạ.”

“Anh nghĩ chúng ta có thể nói rằng, cả hai đều hơi chậm một chút.”

Họ nằm như vậy một lúc trên chiếc giường lớn, như hai con sao biển, không quần áo, chỉ những ngón tay họ là chạm đến nhau, tìm kiếm nhau.

“Ty này...” — Karen nhỏm dậy. - “Có một điều em muốn hỏi về anh. Em nhìn thấy một thứ khi vào phòng làm việc của anh hôm đó. Anh để một bức hình trên bàn máy tính. Hình hai bé gái. Hôm gặp anh ở trận bóng, em gặp Jessie, anh bảo đó là con gái duy nhất của mình. Tối nay em lại nhìn thấy hình cả hai đứa, ở ngoài kia.” - Cô ngả sát người anh. - “Ý em không phải là muốn gợi lại một điều nào đó.”

“Không.” - Hauck lắc đầu. - “Em không gợi lại điều gì cả.” Quay nhìn lên trần nhà, Hauck cuối cùng cũng nói với cô về Norah. - “Con bé nếu còn thì đã lên chín rồi.”

Karen cảm thấy nỗi buồn như nhát dao xuyên suốt qua người anh. Anh kể lại cho cô nghe là anh đã phải quay trở lại cửa hàng, vì đã quên một thứ ra sao và đã vội vàng để quay về nhà. Anh có ca trực, và anh đang bị muộn. Beth nổi cáu với anh. Lúc đó họ đang sống ở Queens (1). Anh đã mua nhầm món tráng miệng. - “Món snack pút-đinh...”

Anh kể lại mình đã vội vàng rời xe ra sao, nửa tiếng sau là tới ca trực của anh, nên anh đã vội chạy vào để lấy hóa đơn. “Món snack pút-đinh.” - Hauck lặp lại, nhún vai nhìn Karen, một nụ cười trống vắng.

“Hai đứa lúc đó đang chơi đùa bên vỉa hè. Trò thuyền kéo Annie, sau này Jessie kể lại cho anh. Em biết đấy, bài hát - "Merrily, merrily, merrily... " - Hauck hít sâu một hơi. — “Chiếc xe lùi ra. Anh đã không kéo phanh tay. Tất cả những gì anh còn kịp nghe là tiếng Jessie la lên. Và cả Beth nữa. Anh vẫn nhớ ánh mắt của cô ấy nhìn anh lúc đó. ‘ Ôi không, Ty, Chúa ơi!’ Tất cả xảy ra thật bất ngờ.” - Hauck nhìn cô, liếʍ môi. - “Con bé mới lên bốn.”

Karen ngồi dậy, đưa tay vuốt ve khuôn mặt ưa nhìn của Hauck. - “Anh vẫn còn suy nghĩ nhiều về nó phải không? Em có thể nhìn thấy điều đó trong mắt anh. Em nhìn thấy nó ngay lần đầu tiên gặp anh.”

“Em là người đang phải đối mặt với một sự kiện vào lúc đó kia mà.”

“Đúng thế, nhưng em vẫn nhận ra. Em nghĩ đó là lý do vì sao em phải cảm ơn anh. Vì những gì anh nói. Anh đã khiến em cảm thấy anh hiểu và cảm thông. Em không nghĩ là có lúc nào đó anh thôi không nghĩ tới câu chuyện đó nữa.”

“Làm sao anh có thể không nghĩ tới nó được, Karen?”

“Em hiểu.” - Karen gật đầu. - “Em hiểu... Còn vợ anh thì sao? Tên cô ấy là Beth đúng không nhỉ?”

Hauck nhỏm nghiêng người dậy, khom vai một cách vô vọng. - “Anh không nghĩ là cô ấy có thể tha thứ cho anh. Điều nực cười ở đây là chính cô ấy là lý do buộc anh phải quay lại cửa hàng đó.” - Anh quay người nhìn thẳng vào mắt cô. - “Em đã luôn hỏi anh tại sao anh lại làm như vậy phải không?”

Karen gật đầu. - “Đúng thế.”

“Một lý do là anh nghĩ mình đã bị em lôi cuốn ngay từ lần đầu chúng ta gặp nhau. Anh không thể xua được hình ảnh em đi.”

Karen cầm tay Hauck.

‘'Nhưng lý do còn lại,” - Hauck lắc lắc đầu nói - “là hình ảnh con trai của Raymond nằm chết trên đường, Anh biết có một điều gì đó ngay từ ban đầu. Có một điều gì đó ở AJ gợi anh nhớ đến Norah. Anh không thể gạt được hình ảnh đó ra khỏi đầu. Cho đến tận bây giờ vẫn vậy.”

"Tóc của hai đứa,” - Karen nói, đưa tay nắm lấy bàn tay Hauck đưa lên ngực mình. - “Cả hai đứa đều có mái tóc đỏ. Anh đã luôn tìm cách đền đáp vụ tai nạn ấy thôi. Bằng cách giải quyết vụ tai nạn của AJ. Bằng cách trở thành người hùng trong em.”

"Không, phần đó chỉ là kế hoạch để tiếp cận em của anh thôi." - Hauck trêu, mặt ngây ra.

“Ty!" - Cô nhìn vào đôi mắt đau khổ của anh. - “Anh là người tốt. Đó là điều em nhận thấy ngay lần đầu tiên mình gặp. Bất cứ ai biết anh đều nhận ra điều đó. Chúng ta đều có nhiều việc để làm mỗi ngày, bước xuống đường tham gia giao thông, lái xe khi chúng ta đã uống hơi nhiều một chút, quên không tắt nến khi đi ngủ, và những việc đó cứ tiếp tục xảy ra, như chúng vẫn thường vậy. Cho tới một lần chúng không còn xảy ra như thường lệ nữa. Anh không thể cứ dằn vặt mình mãi được. Chuyện đó xảy ra đã lâu rồi. Đó là một tai nạn. Anh yêu con gái mình. Anh vẫn còn rất yêu con gái mình. Anh không phải đền đáp cho bất cứ việc gì cả.”

Hauck mỉm cười. Anh đặt tay lên má cô, vuốt ve khuôn mặt Karen. - “Lời khuyên này là từ một người phụ nữ đã bước vào đây đêm nay, sau khi phát hiện ra rằng người chồng quá cố của mình hóa ra lại là người bạn mới trên mạng AOL.”

“Đêm nay, đúng.” - Karen cười. - “Ngày mai... ngày mai ai biết ra sao?”

Cô ngả người ngã ra giường. Bỗng nhiên cô nhớ lý do mình đến đây là vì sao. Nỗi thất vọng đột nhiên như đông cứng lại trong mạch máu. Chào em yêu... câu nói khiến cô thoáng buồn. Cô nắm lấy tay Hauck.

“Chúng ta phải làm gì bây giờ đây, Ty?”

“Chúng ta sẽ để mặc nó.” - Hauck nói, vuốt ngón tay dọc theo sống lưng cô, dừng lại ở phía dưới. - “Dầu sao thì cũng không có lợi lúc này, Karen ạ.”

“Không có lợi? Không có lợi cho điều gì chứ?” - Cô hỏi, thấy có gì đó đang khuấy lên nơi bụng dưới.

Hauck quay sang cô, nhún vai: “Không có lợi cho việc làm lại một lần nữa.”

“Làm lại một lần nữa ấy hả? ” - Hauck kéo Karen lên người mình, hai cơ thể đột nhiên hoang dại trở lại. Cô cọ mũi mình vào mũi anh, tóc cô đổ trùm lên khuôn mặt anh như một thác nước. Cô cười lớn. - “Anh biết đã bao lâu rồi em chưa được nghe những từ thế này không?”

Chú thích:

1 Queens: Khu vực rộng lớn nhất và là khu đông dân cư thứ hai ở thành phố New York.Chương 74Sáng hôm sau, Hauck pha cà phê. Khoảng sau chín giờ, anh đang ở ngoài ban công thì Karen bước ra. Cô mặc chiếc áo phông của trường Đại học Fairfield mà cô lấy từ ngăn kéo, tay vẫn còn dụi mắt ngái ngủ.

“Chào buổi sáng.” - Hauck ngẩng lên nhìn, tay vuốt dọc theo đùi Karen.

Cô dựa vào người anh, ngả đầu lên vai anh: “Chào anh.”

Đó là một buổi sáng đầu hạ ấm và đầy ánh nắng. Karen nhìn qua dãy nhà khiêm tốn trải dài theo vịnh. Ngư dân đã chuẩn bị sẵn sàng thuyền trên bến. Một chuyến đi sớm ra Cove Island sắp bắt đầu. Vài con mòng biển đang đập cánh trên bầu trời.

Cô bước tới bên lan can. - “Ở ngoài này thật tuyệt.” - Cô hất đầu về phía bức tranh vẫn còn trên giá. - “Em có cảm giác như đã nhìn thấy bức tranh này ở đâu rồi thì phải.”

Hauck chỉ tay vào đống tranh sơn dầu dựng vào tường. - "Tất cả đều chỉ vẽ một cảnh.”

Karen ngẩng đầu nhìn mặt trời, đưa tay vuốt mái tóc đang tung bay trong làn gió nhẹ, rồi cô ngồi xuống cạnh anh, đưa hai tay ôm lấy ly cà phê.

Hauck nói. - “Em nghe này, về đêm hôm qua..."

Cô giơ tay ngăn anh lại. - "Em nói trước. Em không có ý muốn lợi dụng anh. Em chỉ không chịu nổi cảnh cô đơn. Em...”

"Anh đang định nói đêm qua là một giấc mơ.” - Hauck nói, nháy mắt với cô, đôi mắt cô vẫn còn vẻ ngái ngủ.

"Em cũng định nói vậy.” - Karen mim cười đáp lại ngượng ngập. - “Em chưa từng ngủ với ai khác trong gần hai mươi năm qua.”

“Thật điên rồ. Tất cả những sinh lực dồn nén hôm qua...”

“Vâng, đúng vậy." - Karen liếc mắt.

Anh xoay quanh cô. - “Em biết động tác yoga này không, em gập lưng ra phía sau như thế này và... ”

Karen đập cổ tay Hauck, mắng: “Anh thật là quỷ quái!”

Ty nắm lấy tay Karen. Anh nhìn thẳng vào mắt cô: “Anh thực lòng, Karen à. Về những gì anh đã nói với em, rằng tại sao anh lại điều tra vụ này. Là vì em. Nhưng em cũng đã biết điều đó. Anh không phải là người thích tình một đêm.”

Karen úp mặt vào vai anh: “Ty à, anh nghe này, em không biết liệu chuyện này với chúng ta vào thời điểm này có hẳn là khôn ngoan hay không.”

“Là một việc anh phải mạo hiểm.”

“Có quá nhiều việc xảy ra mà em phải lựa chọn. Chúng ta phải làm sao với Charlie và lũ trẻ đây? Ông chồng trời đánh của em vẫn còn đang ở đâu đó, Ty à!”

“Em đã quyết định chưa?”

“Quyết định về cái gì chứ? Hãy giúp em. Có cả đống việc phải lựa chọn.”

“Quyết định về Charles.” - Hauck nói. - “Quyết định em muốn anh làm gì tiếp theo.”

Karen hít sâu một hơi. Trong ánh mắt cô là cái nhìn quả quyết, thay vì nỗi lo lắng bối rối đêm qua. Cô gật đầu: “Em đã quyết định. Charles nợ em một câu trả lời. Và em muốn được nghe thấy câu trả lời đó. Muốn biết anh ấy lừa dối em từ khi nào. Từ lúc nào mà cái điều anh ấy theo đuổi trở nên quan trọng với anh ấy hơn cả em và lũ trẻ. Và em sẽ chưa lật sang một trang mới cho cuộc đời mình chừng nào em còn chưa nghe được câu trả lời của Charlie, chưa tháo lưỡi câu khỏi họng anh ấy. Em muốn tìm Charlie, Ty à.”

SAU KHI VỀ nhà, tắm rửa, chải lại tóc, Karen ngồi xuống trước máy tính. Tất cả nỗi lo lắng đêm qua đã biến thành sự quả quyết. Cô vào mạng AOL, tìm đến thư trả lời của Charlie gửi cho cô. Cô đọc lại một lần nữa.

Chào em yêu...

Và cô gõ bàn phím.

Em không phải là “em yêu” của anh, Charles. Không còn nữa. Em là người đã bị tổn thương trầm trọng hơn những gì anh có thể mường tượng ra. Em đã là người đã bị rơi vào tâm trạng rối trí. Nhưng anh đã biết rõ điều đó, phải vậy không Charles?

Anh biết rõ điều đó khi anh viết thư trả lời. Chắc chắn anh phải biết điều đó ngay từ ngày anh rời bỏ gia đình mà đi. Vậy thì đây là điều kiện: Em muốn gặp anh, Charles. Em muốn được nghe chính anh giải thích lý do tại sao anh làm vậy. Tại sao anh lợi dụng mẹ con em, Charles, lợi dụng những người lẽ ra anh phải dành tình yêu của mình cho những người đó. Không phải là qua mạng inte như thế này. Em muốn được nghe anh nói xem mình là ai. Gặp trực tiếp, Charlie à.

Cô ngừng lại một chút.

Vì vậy, anh sẽ quyết định xem - gặp nhau thế nào. Anh quyết định địa điểm. Anh làm việc này đi, để em còn biết mà tiếp tục cuộc sống của mình - nếu đó là điều anh còn chút nào đó quan tâm tới. Đừng bao giờ nghĩ đến chuyện từ chối. Thậm chí đừng bao giờ nghĩ đến chuyện lẩn trốn, Charlie. Hãy quyết định mình gặp nhau ra sao.

Karen.Chương 75Charles đang ở trong Ngân hàng South Island trên đảo Saint Lucia thì chiếc BlackBerry của anh báo có thư của Karen gửi tới. Từng câu chữ trong thư như liều a-đrê-la-nin (1) chích thẳng vào tim anh.

Không. Anh không thể làm vậy được. Anh không thể gặp cô. Không thể được. Anh đã mở ra một cánh cửa, nhưng đó là trong một phút yếu đuối và ngu xuẩn. Giờ anh phải đóng sầm cánh cửa đó lại. Anh đã lập xong một phiếu chuyển tài khoản, điền các con số đường gửi đến và các tài khoản mới. Anh đang xóa sạch dấu vết ở đây, chuyển những khoản tiền anh giữ sang Ngân hàng Quốc gia Panama ở Panama City và Ngân hàng Seitzenbank ở Luých xăm bua. Từ đó, chúng sẽ được chuyển đến những nơi an toàn hơn.

Đã đến lúc phải lên đường.

Charles đợi cho một người phụ nữ địa phương ăn mặc sặc sỡ hoàn thành thủ tục rồi ngồi xuống trước bàn của người giám đốc ngân hàng. Đó là một giám đốc người dân đảo tốt bụng, mà trước đây Charles đã từng làm việc cùng. Bà ta có vẻ rất vui mỗi khi được gặp lại Charles vài tháng một lần. Và bà ta tỏ vẻ thất vọng khi thấy anh đóng các tài khoản.

"Ông Hanson” - Bà giám đốc nói, trong khi thực hiện yêu cầu của anh - “vậy là chúng tôi sẽ không còn gặp ông ở đây nữa sao?”

"Có lẽ là một thời gian.” - Charles đáp lời, đứng dậy. - “Cảm ơn bà.” - Hai người bắt tay.

Khi Charles rời khỏi ngân hàng, nội dung bức thư của Karen cứ nặng trĩu trong đầu - anh quyết tâm phải nói với cô rằng không, cô không thể liên lạc với anh được nữa - Charles không hề để ý rằng bà giám đốc ngân hàng với tay lấy mẩu giấy nhỏ giấu dưới bàn, và cũng không để ý rằng bà ta nhấc điện thoại thậm chí ngay cả trước khi Charles bước ra ngoài cửa.

KAREN VẪN NGỒI trước máy tính khi thư trả lời của Charles được gửi tới.

Không. Karen à. Như vậy rất nguy hiểm. Anh không thể để điều đó xảy ra được. Những gì anh làm mà em nghĩ rằng có thể em biết... thì đơn giản là em không hề biết. Hãy chấp nhận chuyện này. Anh biết cảm giác của em ra sao, nhưng anh xin em hãy tiếp tục sống. Đừng nói với ai rằng em đã tìm ra anh. Không ai cả. Karen! Anh yêu em. Anh không bao giờ có ý làm em bị tổn thương. Nhưng đã quá muộn mất rồi. Anh chấp nhận chuyện này. Nhưng dẫu em có cảm thấy thế nào thì cũng đừng, làm ơn đừng viết cho anh nữa.

Giận giữ trào dâng trong huyết quản, Karen viết lại:

Được lắm, Charlie, em e rằng anh mới là người SẲP để cho điều đó xảy ra! Khi em nói em biết về những chuyện anh làm,

em không hề có ý nói rằng anh còn sống. Em biết... Em biết về Falcon và những khoản tiền anh quản lý ở nước ngoài. Charlie. Em biết rằng anh đã giấu em tất cả những chuyện đó trong chừng ấy năm. Cả Dolphin và những con tàu trống không đó nữa, Charlie. Em biết người ở Pensacola đã phát hiện ra điều gian dối của anh. Anh đã làm chuyện gì với ông ta, Charlie?

Lần này Charlie trả lời chỉ sau vài giây - vẻ hoảng sợ: Em đã nói chuyện này với ai chưa, Karen?

Em đã nói với ai thì điều đó có gì quan trọng hả Charlie?

Bây giờ, họ viết qua viết lại cho nhau gần như ngay lập tức. Karen và người đàn ông cô từng yêu, đã trở thành một bóng ma.

Anh không hiểu. Điều quan trọng ở đây là em biết. Em biết cậu thanh niên bị gϊếŧ ở Greenwich vào đúng ngày anh biến mất. Cái ngày tất cả mọi người trong gia đình đã khóc thuơng cho anh, Charlie. Và em cũng biết anh đã ở đâu vào lúc đó. Thế đã đủ chưa? Em biết anh đã quay lại Greenwich sau khi vụ đánh bom xảy ra. Đó là vụ đánh bom mà anh được cho rằng đã chết trong đó, Charlie. Em biết anh đã gọi cho cậu ta bằng một cái tên giả.

Làm sao, Karen, làm sao em biết?

Và em còn biết cậu thanh niên đó là ai, Charlie. Đó là con trai của người đàn ông ở Pensacola. Đó chắc là điều mà nhân viên giao dịch cũ cua anh, Jonathan Lauer, có thể đã phát hiện ra và tìm cách báo cho em biết. Như vậy đã đủ chưa, Charlie? Gian trá? Gϊếŧ người, để che dấu.

Vài giây sau, Charlie trả lời: "Karen, xin em đấy..."

Cô lau nước mắt.

Em chưa nói gì cho các con cả. Chúng sẽ chết mất nếu biết chuyện này, Charlie à. Cũng giống như nó đã gϊếŧ từng khúc ruột trong em. Hai đứa đang đi du lịch châu Phi với người thân bên nhà em. Đó là phần thưởng dành cho Samantha sau lễ tốt nghiệp. Nhưng lũ người đó lại đang đe dọa em và các con, Charlie à. Đe dọa LŨ TRẺ! Đó có phải là điều anh muốn không, Charlie? Đó có phải là điều anh muốn bỏ lại phía sau lưng hay không?

Cô hít sâu một hơi, tiếp tục viết.

Em biết là có thể nguy hiểm. Nhưng chúng ta phải mạo hiểm. Nếu không, em sẽ khai báo tất cả với cảnh sát. Anh sẽ bị truy tố. Charlie. Chúng ta đang nói về vấn đề giữa cái sống và cái chết. Bọn chúng sẽ tìm được anh. Nếu em có thể tìm được anh thì, tin em đi, bọn chúng cũng sẽ làm được điều đó. Và rồi lũ trẻ sẽ nghĩ gì về anh, Charlie. Rằng anh là kẻ sát nhân chứ không phải là người chúng ngưỡng mộ như bây giờ.

Karen đã định nhấn nút gửi đi, nhưng cô lại ngần ngừ viết tiếp. Vậy thì cái giá phải trả cho sự im lặng là gì, hả Charles. Anh vẫn luôn muốn trao đổi một cách công bằng đó thôi. Em không muốn anh quay lại. Em không còn yêu anh nữa. Em không biết liệu mình còn có tình cảm gì với anh hay không. Nhưng em phải gặp anh, Charlie. Em muốn được nghe anh giải thích tại sao anh lại làm vậy với gia đình mình, chính anh giải thích, mặt đối mặt. Vậy, anh hãy nói xem chúng ta sẽ làm việc đó như thế nào. Ngoài ra không cần gì thêm nữa. Không cần phải xin lỗi. Không dằn vặt đau khổ. Rồi anh sẽ được tự do biến mất trong phần đời khốn khổ còn lại của mình.

Karen nhấn nút gửi thư đi. Và chờ đợi. Im lặng kéo dài, không có thư đáp lại. Karen bắt đầu cảm thấy lo lắng. Liệu cô có tiết lộ quá nhiều hay không? Liệu cô có làm anh hoảng sợ mà bỏ đi? Bỏ đi mãi mãi trong khi cuối cùng cô đã tìm được anh. Karen cứ ngồi thế chờ đợi trong khoảng thời gian dường như vô tận. Mắt cô chăm chăm nhìn chiếc màn hình trống rỗng. Đừng làm như vậy với em, Charles. Không phải là bây giờ. Thôi nào, Charlie, hãy cứ vờ như anh đã từng yêu em. Đừng bắt em phải chịu đựng tất cả những chuyện này thêm một lần nữa.

Cô nhắm mắt. Mà cũng có thể là đã chợp mắt trong chốc lát vì kiệt sức. Rồi cô nghe thấy một âm thanh vang lên. Cô mở choàng mắt, thấy một bức thư điện tử vừa được gửi tới. Cô nhấp chuột.

Anh chỉ gặp một mình em. Đó là cách duy nhất để giải quyết vấn đề.

Karen nhìn bức thư chăm chú, nụ cười thỏa mãn khẽ nở trên môi. Được, Charles, chỉ một mình em.

Chú Thích:

1 a-đrê-la-nin: chất do tuyến thượng thận sinh ra, làm tim đập nhanh hơn, mở rộng ống khí quản và một vài tác dụng khác.Chương 76Một ngày đã trôi qua khi Karen nhận được hướng dẫn từ Charles. Lần này cô không còn cảm thấy hồi hộp hay sợ hãi nữa. Cô cũng không cảm thấy ngạc nhiên khi nhận được hướng dẫn từ anh. Vậy là đã giải quyết được vấn đề.

Đến Câu lạc bộ Saint James trên đảo Saint Hubert thuộc Quần đảo Virgin của Anh.

Karen biết nơi đó. Họ đã từng đi thuyền qua đó vài lần trước đây. Đó là một địa điểm đẹp nằm trong một khu vịnh cong cong hình móng ngựa; chạy vòng theo bãi biển là một dãy nhà gỗ mái lá. Một nơi rất hẻo lánh.

Charles nói thêm: Nhanh lên nhé, Karen. Chỉ nội trong vài ngày nữa, đừng kéo dài đến vài tuần. Anh sẽ liên lạc với em khi đến đó.

Có rất nhiều điều Karen nghĩ rằng mình sẽ nói với Charles. Nhưng tất cả những gì cô trả lời chỉ là: Em sẽ đến.

RONALD TORBOR TRẰN TRỌC không biết nên làm gì. Buổi sáng hôm đó, khi ngẩng lên, anh đã nhìn thấy Steven Hanson, người khách hàng người Mỹ, đang đứng trước bàn làm việc của mình.

Hanson tới để đóng các tài khoản của ông ta.

Viên giám đốc ngân hàng cố tìm cách che giấu nỗi ngạc nhiên. Kể từ khi hai gã người Mỹ tìm tới nhà anh, anh đã mong sao mình không phải gặp lại Hanson nữa. Nhưng rồi ông ta đã đến. Họ nói chuyện và tiến hành công việc một lúc lâu, tim Ronald đập thình thịch. Ngay sau khi Hanson rời đi, Ronald chạy vội vào nhà vệ sinh, vã nước lạnh lên khuôn mặt đang nóng bừng.

Anh nên làm gì đây?

Anh biết rằng làm theo những gì hai kẻ đáng sợ kia yêu cầu là không đúng. Anh biết như vậy là vi phạm vào nguyên tắc tín dụng. Rằng anh có thể sẽ bị mất việc nếu có người phát hiện ra. Anh sẽ mất tất cả những gì mình đạt được trong từng ấy năm.

Ronald cũng rất quý ông Hanson nữa. Đó là người bao giờ cũng vui vẻ và lịch thiệp. Ông ta luôn nhận xét rất khéo về Ezra trong tấm hình Ronald luôn đặt trên bàn làm việc của mình. Cả lần Hanson gặp Ezra và vợ anh ở ngân hàng nữa.

Nhưng anh còn lựa chọn nào nữa đâu? Anh phải làm việc này, vì Ezra.

Gã ria mép đã nói rồi - nếu hắn phát hiện ra anh lừa dối hắn, bọn chúng sẽ quay trở lại. Và nếu bọn chúng đã lần theo Hanson được đến đây rồi thì bọn chúng cũng có thể lần ra xa thêm được nữa. Và nếu bọn chúng phát hiện ra rằng các tài khoản của Hanson đã được chuyển đi thì mọi việc sẽ còn tệ hơn cho Edith và Ezra.

Tệ hại hơn rất nhiều.

Ronald nhận ra rằng có nhiều nguy cơ hơn nhiều chứ không hẳn chỉ là nguy cơ mất việc. Đó là gia đình anh. Bọn chúng đã đe dọa sẽ gϊếŧ anh. Còn Ezra nữa. Ronald đã thề rằng anh không được phép lại nhìn thấy nỗi hoảng sợ đó trong mắt vợ mình nữa.

Ông Hanson, làm ơn hãy hiểu. Liệu tôi có còn lựa chọn nào khác nữa không?

Bên ngoài ngân hàng, ở góc xa của quảng trường, có một cột điện thoại thẻ bên cạnh một chiếc ghế băng với biển hiệu quảng cáo bầu cử trên đó. Đó là một tấm hình của người từng giữ chức bộ trưởng đã tham nhũng ở Nevis và một khẩu hiệu: ĐÃ ĐẾN LÚC PHẢI THAY NHỮNG KẺ NÀY.

Anh nhét thẻ điện thoại vào khe cắm, ấn số điện thoại được cung cấp. Đảm bảo là tôi phải biết được thông tin từ anh đấy nhé, Ronald, gã đàn ông để ria mép đã nói vậy trước khi đi, hắn còn vỗ vỗ đầu Ezra, nói “Thằng bé rất xinh.” - Hắn nháy mắt. - “Chắc chắn cháu sẽ rất có tương lai đấy.”

Cuộc gọi được kết nối. Ronald cố nén nỗi sợ hãi.

“Xin chào, " đầu dây đằng kia có giọng trả lời. Konald nhận ra ngay giọng nói. Chỉ cần nghe lại giọng nói đó cũng đã khiến một cơn ớn lạnh vì hổ thẹn và khϊếp sợ chạy dọc sống lưng.

“Tôi là Ronald Tobor đây. Từ đảo Nevis đây. Ông đã bảo tôi phải gọi điện cho ông.”

“Ronald à. Thật tốt là ông đã gọi đến.” - Gã ria mép đáp lời. - “Ezra thế nào rồi? vẫn tốt chứ hả?”

“Tôi vừa mới gặp ông ta.” - Ronald nói, không trả lời câu hỏi của gã. - “Người ông đang tìm kiếm. Hôm nay ông ta đã tới đây."Chương 77“Em sẽ đi một mình.” - Karen giải thích với Hauck.

Hai người lại gặp nhau ở quán cà phê Arcadia. Karen báo cho anh biết Charlie cuối cùng đã liên lạc với cô ra sao, và cả những hướng dẫn của Charlie nữa. - “Anh ấy nói chỉ mình em đi thôi. Đó là những gì em đã thỏa thuận. Em phải tuân theo thỏa thuận đó, Ty à.”

“Không, em không được làm thế.” - Hauck đặt ly cà phê xuống, lắc đầu. - “Như vậy không hợp lý, Karen. Em còn chưa biết anh ấy có liên quan tới những ai. Anh không thể để em mạo hiểm được.”

“Đó là thỏa thuận mà Ty. Em đã đồng ý rồi.”

“Karen. ” - Hauck ngả người gần hơn về phía trước, nói nhỏ lại để những người ngồi gần quanh không nghe được họ đang nói gì. - “Charlie đã rời bỏ em và gia đình. Em biết rất rõ anh ta đã làm những gì. Em cũng biết anh ta phải bảo vệ điều gì. Chuyện này rất nguy hiểm, Karen à. Đây không phải là trò chơi mạo hiểm của học sinh cấp ba. Em đã nói với Charlie chính xác những gì em đã phát hiện về anh ta. Có người đã phải chết. Anh không thể để em đi tới đó một mình được.”

“Anh không phải nhắc em về những mối nguy hiểm đó, Ty à.” - Giọng Karen lớn hơn và căng thẳng. Cô nhìn anh cầu xin. - “Khi em đến với anh, em đã hoàn toàn tin tưởng vào anh. Em đã nói cho anh tất cả những điều em chưa bao giờ nói cho ai biết.”

“Anh nghĩ anh xứng đáng với niềm tin của em, Karen.”

“Đúng vậy.” - Karen gật đầu. - “Em biết là vậy. Nhưng giờ anh cũng phải tin em một chút chứ. Em sẽ đi," - Cô nói, mắt ánh lên, kiên định. - “Charlie là chồng em mà Ty. Em hiểu anh ấy. Cho dù có xảy ra chuyện gì đi chăng nữa, em biết anh ấy sẽ không bao giờ làm hại em. Em đã bảo anh ấy là em sẽ đến rồi, Ty à. Em sẽ không bỏ qua cơ hội này đâu.”

Hauck hít sâu một hơi, ánh mắt nghiêm nghị đủ thấy sự kiên quyết của anh. Anh biết anh có thể ngăn cô lại. Anh có thể phanh phui tất cả mọi chuyện ngay ngày hôm nay. Chịu sức nóng anh đã mạo hiểm đưa mình tới. Nhưng đó cũng là những điều anh đã luôn hứa với cô, ngay từ ban đầu. Tìm ra Charles. Và khi kiểm tra lại toàn bộ các lựa chọn chính của mình, anh nhận ra rằng trên mọi phương diện anh đều đã dính líu vào quá sâu.

“Điểm hẹn phải là một nơi công cộng.” - Cuối cùng Hauck lên tiếng. - “Từ đó anh có thể quan sát được em. Chỉ có cách đó mới được thôi.”

Karen nhuớng mắt. - “Ty à...."

“Cái này không phải bàn nữa, Karen. Nếu tình hình có vẻ an toàn khi chúng ta nắm biết được tất cả thông tin cụ thể thì em có thể đi gặp Charles, một mình. Anh hứa. Nhưng anh sẽ ở quanh điểm hẹn. Thỏa thuận như vậy nhé.”

Karen nhìn Hauck nhắc nhở: “Anh không được phép lợi dụng em để bắt Charles đấy nhé, Ty. Anh phải hứa.”

“Em nghĩ là anh sẽ tới đó để bắt anh ấy sao, Karen? Em nghĩ gì vậy, em nghĩ anh sẽ báo cho cảnh sát quốc tế như trong bộ phim Chuyên án Miami sao?" - Hauck nhìn cô chăm chăm. - “Lý do chính để anh tới đó cùng em có thể là do anh yêu em, Karen - em không hiểu điều đó sao? - hoặc một điều gì đó gần gần như vậy. Anh tới đó bởi không bao giờ anh để cho em chui đầu vào bẫy và bị sát hại cả.”

Ánh mắt anh đầy kiên quyết và cứng rắn. Ánh xanh lấp lánh trong đôi mắt anh trở thành sự quả quyết không thể bẻ gãy được. Cả hai cứ ngồi như vậy một lúc lâu, Hauck có vẻ nổi giận.

Sau cùng, Karen cũng mỉm cười. - “Anh nói là ‘có thể là yêu em'. ”

“Đúng vậy, có thể.” - Hauck gật đầu. - “Và khi anh nói điều đó, có thể là anh có chút ghen tuông nữa.”

“Ghen với Charles sao?”

"Ghen với mười tám năm ấy, Karen à. Đó là người đàn ông em đã xây dựng cuộc sống cùng, dẫu anh ta có làm chuyện quái quỷ gì đi nữa.”

“Cái đó đã qua rồi mà.”

“Anh không biết rằng nó đã qua.” - Anh quay nhìn ra chỗ khác trong một giây, rồi hít sâu một hơi, đầy tuyệt vọng. - “Dẫu sao thì anh cũng đã nói rồi, tuy rằng nghe có vẻ ngu xuẩn, khỉ thật.”

Karen nắm lấy tay Hauck. Cô ép chặt lòng bàn tay anh vào giữa hai lòng bàn tay cô, xoa xoa gan bàn tay. Cuối cùng anh ngẩng lên nhìn cô.

“Anh biết đấy, có lẽ em cũng yêu anh.” - Cô nhún vai. - “Hay cái gì gần gần như vậy.”

“Anh cảm thấy tự ti.”

“Nhưng nếu như vậy, Ty à, chúng ta không thể làm. Em xin anh đấy. Đây là điều quan trọng nhất với em vào lúc này. Đó là lý do tại sao em đi tới đó. Sau đó...” - Karen ép ngón cái vào lòng bàn tay anh. - “Sau đó chúng ta sẽ gặp nhau. Thỏa thuận như vậy được không?”

Hauck vòng ngón út quanh tay ngón tay cô lưỡng lự đồng ý. - “Em đã biết địa điểm chưa?”

“Câu lạc bộ Saint James thì phải. Bọn em đã đến đấy một lần rồi. Bọn em đã ghé vào cảng ở đó ăn trưa.” - Karen nhận ra ánh mắt lo lắng của Hauck. - “Như ở trong tạp chí Condé Nast Traveler ấy. Không phải là nơi để bố trí cho một vụ mai phục đâu.”

“Vậy thì khi nào em đi?”

“Chúng ta sẽ đi, Ty à. Chúng ta. Ngay ngày mai.” - Karen nói. - “Em đã đặt hai vé rồi.”

“Hai vé?”

“Đúng vậy, Ty, hai vé.” — Karen cười. — “Anh thực sự cho rằng em tin là anh sẽ để em đi tới đó một mình sao?”Chương 78Rick và Paula cũng đang đi vắng, như lũ trẻ nhà Karen. Cô gửi thư điện tử tới nhà nghỉ nơi Sam và Alex đang ở, nói rằng cô sẽ đi vắng vài ngày. Cô hiểu rằng mình phải báo cho một ai đó biết nơi mình sắp đến. Cô quay một số máy điện thoại, đầu dây đằng kia một giọng quen thuộc trả lời.

“Saul à?”

“Karen? " - Giọng Lennick tỏ ra ngạc nhiên nhưng rất hài lòng. - “Cô sao rồi? Còn lũ trẻ thì sao?”

“Chúng tôi ổn cả, Saul à. Đó là lý do tại sao tôi gọi cho ông. Tôi sẽ đi vắng trong vài ngày. Lũ trẻ đang ở châu Phi, tất nhiên là nếu ông tin điều đó. Bọn chúng tham gia chuyến đi săn du lịch. Đó là quà tặng cho Sam sau lễ tốt nghiệp. Bọn trẻ đi cùng với vài người thân trong gia đình tôi.”

“ Ừ. Tôi nhớ cô đã nói với tôi một lần rồi.” - Lennick làm như vô tình. - “Bây giờ mới thấy tuổi trẻ thật đáng giá, phải vậy không?”

“Đúng vậy, Saul.” - Karen nói. - “Tôi nghĩ là vậy. Nghe này, liên lạc với bọn trẻ không được dễ dàng cho lắm, vì vậy tôi đã nhắn số điện thoại cơ quan của ông đến nhà nghỉ lũ trẻ sắp tới. Ông biết đấy, trong trường hợp có chuyện gì đó xảy ra. Tôi không biết phải gọi cho ai.”

“Tất nhiên là được. Tôi rất vui, Karen ạ. Cô biết là tôi sẽ làm tất cả những gì tôi có thể. Vậy, cô sắp đi đâu vậy? Đề phòng trường hợp tôi cần liên lạc ấy mà.” - Lennick giải thích.

“Tới vùng biển Ca-ri-bê. Quần đảo Virgin của Anh...”

"Tuyệt. Vùng đó rất tuyệt vào thời gian này trong năm. Tới chỗ nào vậy?”

“Tôi sẽ gửi số di động của tôi cho ông, Saul à.” - Cô quyết định không nói phần thông tin còn lại. - “Nếu cần, ông có thể gọi cho tôi.”

Saul là người đỡ đầu cho Charlie. Ông ta đã chứng kiến việc đóng cửa công ty của Charlie. Ông đã biết những chuyện liên quan tới Charlie. Vụ Archer. Những tài khoản ngân hàng ở nước ngoài. Nhưng ông chưa bao giờ nói cho cô biết về những chuyện đó. Karen bỗng nhiên rùng mình hoài nghi. Liệu ông ta có biết tất cả mọi chuyện hay không?

“Tôi biết Charlie đã toan tính một việc gì đó, Saul à.”

Im lặng một lúc, Lennick hỏi. - “Ý cô là sao, Karen?”

“Tôi biết anh ấy đã quản lý một lượng tiền rất lớn. Những tài khoản ở nước ngoài mà chúng ta đã nói tới. Đó chính là những gì cuốn hộ chiếu và số tiền kia có liên quan tới, đúng vậy không? Ông chưa bao giờ nói lại với tôi, nhưng tôi biết ông biết tất cả những chuyện đó, Saul à. Ông hiểu anh ấy rõ hơn tôi. Và ông sẽ bảo vệ anh ấy chứ, Saul, nếu có chuyện gì đó xảy ra? Thậm chí cả là bây giờ?”

“Tôi không bao giờ muốn cô phải lo lắng, Karen à. Đó là một phần công việc của tôi. Và tôi cũng bảo vệ cả cô nữa.”

“Thật vậy chứ?” - Karen đột nhiên cảm thấy mình chợt hiểu ra một điều gì đó. - “Ngay cả khi điều đó đe dọa đến ông chứ?”

“Đe dọa đến tôi ư? Làm sao có thể vậy được chứ, Karen. Ý cô là sao?”

Cô định ép Lennick - hỏi xem ông có biết hay không. Hỏi xem liệu ông có biết rằng chồng cô vẫn còn sống? Liệu Saul có liên quan một phần trong đó hay không? Liên quan một phần tới lý do tại sao Charlie phải lẩn trốn hoặc. Đột nhiên có một ý nghĩ như linh tính chợt lóe lên trong cô, rằng thậm chí ông chính là nguời anh đang chạy trốn? Liệu ông có phải là một phần của những gì đã xảy ra giữa họ? Saul chăng? Ông ấy chắc phải biết Jonathan Lauer. Ông cũng chưa bao giờ nói với cô về vụ đó. Karen cảm thấy một nỗi lo lắng chạy qua cô, như thể cô đang đi lạc vào một vùng cấm, một khu hầm mộ đóng chặt kín và lạnh lẽo.

Saul hắng giọng. - “Chắc chắn tôi sẽ làm vậy rồi, Karen à.”

“Chắc chắn ông sẽ làm gì kia, Saul?”

“Bảo vệ cô, Karen. Và lũ trẻ nữa. Đó chẳng phải là điều cô vừa hỏi hay sao?”

Đột nhiên Karen cảm thấy chắc chắn một điều rằng Saul biết. Biết nhiều hơn rất nhiều so với những gì ông nói với cô. Cô có thể cảm nhận được giọng nói ông có chút run rẩy. Và Saul là người đỡ đầu của Charlie. Ông ấy biết. Ông ấy phải biết. Và giờ thì Saul cũng nhận ra rằng cô biết.

“Ông chưa bao giờ nói cho tôi hay.” - Karen liếʍ môi. - “ Ông biết Jonathan Lauer đã chết, ông biết là anh ta đã tìm cách liên lạc với tôi. Ông biết là Charlie quản lý số tiền đó. Charlie đã chết, đúng không Saul? Anh ấy không còn nữa - nhưng ông vẫn bảo vệ anh ấy kia mà.”

Saul im lặng một lúc. Rồi ông trả lời - “Chắc chắn là anh ấy đã không còn nữa, Karen à. Charlie yêu cô. Đó là tất cả những gì cô cần phải nghĩ tới bây giờ. Tôi nghĩ sẽ tốt hơn cả, nếu giữ nguyên mọi chuyện như vậy.”

“Chồng tôi đã làm những gì, Saul? Những chuyện đó có liên quan thế nào tới những người như ông? Tại sao ông giữ kín mọi chuyện, không nói gì cho tôi?”

“Cô cứ tận hưởng thời gian đi nghỉ đi đã, Karen. Ở chỗ nào mà cô sắp tới ấy. Cô biết là tôi sẽ để tâm bất cứ điều gì cần thiết phải làm ở đây mà. Cô hiểu điều đó chứ, Karen?”

“Có.” - Karen nói. Miệng cô khô khốc. Một cảm giác ớn lạnh vì sự mập mờ chạy suốt qua cô, một cánh cửa đã mở ra vào cái thế giới cô đã từng tin tưởng. -“Tôi hiểu mà, Saul.”Chương 79Chiếc máy bay mười hai chỗ của hãng hàng không Island Air Cessna hạ cánh trên một giải đất đảo xa lắc, có cảm giác như bánh chiếc máy bay gần như không thể tìm được điểm nào để hạ xuống trên cả khoảng xanh bao la của vùng biển Caribê. Chiếc máy bay hạng nhẹ chạy vào nơi cổng ra, trông chẳng khác nào một chiếc lều tôn có tháp canh và thiết bị xác định hướng gió trên nóc.

Hauck nháy mắt với Karen khi hai người đứng dậy giữa dãy ghế trên máy bay, hỏi. - “Em sẵn sàng chưa?” - Hai nhân viên sắp xếp hành lý trong bộ đồ soóc và áo phông chạy vội ra, khi cánh quạt máy bay vừa mới dừng lại.

Viên phi công trẻ tuổi đeo kính đen ốp mắt giúp đỡ hành khách bước ra mặt đường phủ nhựa nối liền bậc cấp.

“Chuyến bay tuyệt đấy chứ.” - Hauck nói với viên phi công.

“Xin chào mừng quý khách đã đến với thiên đường.” - Viên phi công mỉm cười đáp lại.

Hai người đã đáp chuyến bay buổi sáng tới San Juan từ sân bay Kennedy, sau đó đi chuyến bay chuyển tiếp của hãng hàng không American Eagle tới Tortola, và giờ thì họ đang bị lèn chặt cứng trong chiếc máy bay hạng nhẹ này, bay trên mặt biển lóng lánh như thủy tinh để tới đảo Saint Hubert. Karen đã im lặng trong gần như toàn bộ chuyến hành trình. Cô ngủ, rồi khi thức giấc lại bồn chồn giở cuốn sách bìa cứng mang theo, lo lắng. Với Hauck, trông cô tuyệt đẹp trong chiếc áo chui đầu màu nâu và chiếc quần lửng màu trắng, cổ đeo sợi dây chuyền mã não, cặp kính râm gọng mai rùa gài lên trên đầu.

Hauck dìu cô bước xuống bậc cấp rồi đeo cặp kính đen của mình vào. Lý do hai vợ chồng Karen đã từng đến đây, vì đó thật là một nơi tuyệt đẹp. Ánh nắng chan hòa khắp nơi. Gió mùa ẩm ướt mơn man da thịt họ.

“Bà Friedman và ông Hauck phải không? ”

Một viên đại diện người địa phương của khu nghỉ mát trong chiếc áo sơ mi trắng có ngù vai, tay cầm một chiếc kẹp tài liệu gọi to về phía họ. Hauck vẫy tay chào.

“Xin chào mừng đã đến với Saint Hubert.” - Người đàn ông trẻ tuổi da đen mỉm cười nhã nhặn. - “Tôi sẽ có trách nhiệm đưa

ông bà tới nơi nghỉ.”

Họ vứt hành lý lên chiếc Land Cruiser của khách sạn. Hòn đảo trông chẳng khác nào một dải cát và cây cối giữa lòng đại dương. Hòn đảo chỉ dài có vài dặm. Giữa hòn đảo là một đài phun nước nhỏ, vài quầy bán đồ ăn dựng tạm, người dân địa phương bán hoa quả và rượu rum tự tay họ nấu, và một vài con dê. Vài chiếc bảng hiệu sặc sỡ quảng cáo dịch vụ cho thuê xe trên đảo và bia Caribe.

Chuyến xe từ sân bay về khách sạn kéo dài khoảng chừng hơn mười lăm phút. Chiếc xe xóc lên xóc xuống trên con đuờng gập ghềnh. Cuối cùng, họ cũng nhanh chóng được đưa vào khu nghỉ dưỡng của đảo Saint James. Khung cảnh quanh khu nghỉ dưỡng thật tuyệt vời, hàng cọ xanh mướt và cao vυ't bao quanh. Phải mất chừng hai giây Hauck mới nhận ra rằng đây không phải là nơi anh có đủ khả năng để đến. Một tuần nghỉ mát ở đây có lẽ phải mất cả tháng tiền lương của anh. Ở quầy phục vụ của khu nghỉ dưỡng đặt dưới mái tranh ngoài trời, Karen hỏi hai phòng kề nhau mà cô đã đặt trước ở khách sạn của khu nghỉ dưỡng. Hauck và Karen đã thỏa thuận từ trước. Hauck đồng ý. Đây không phải một kỳ nghỉ dành cho hai người. Điều quan trọng là cần phải nhớ lý do vì sao họ đến đây.

“Có tin nhắn gì gửi tôi không?” - Karen hỏi khi làm thủ tục nhận phòng.

Cô thư ký xinh đẹp người địa phương đứng sau quầy tiếp tân liếc nhìn máy tính nói. - “Xin lỗi bà Friedman, nhưng không có ạ.” Người phục vụ đưa họ tới nhận phòng. Mỗi phòng được sắp đặt trang nhã với một chiếc giường có màn treo và đồ nội thất song mây đắt tiền. Trong phòng còn có một phòng tắm lớn bằng cẩm thạch, bồn tắm rất rộng. Bên ngoài, tán cây cọ lả lướt ngay trước cửa phòng nhìn ra bãi biển cát trắng hoàn hảo.

Họ gặp nhau ở nơi hai phòng nối nhau, cùng nhìn ra biển. Ngoài kia nổi lên những chiếc lều như những chấm nhỏ trên bãi biển. Một chiếc du thuyền đẹp lộng lẫy cao ba mươi foot cắm neo trong cảng.

“Thật đẹp.” - Hauck nhìn quanh, nói.

“Đúng vậy.” - Karen gật đầu, hít sâu vào l*иg ngực bầu không khí đại dương.

“Chẳng ích gì nếu chỉ ngồi quanh quẩn ở đây cho tới khi chúng ta gặp Charlie." - Hauck nhún vai. - “Em muốn đi bơi một chút không?"

“Cái gì cơ?” - Karen mỉm cười. - “Có chứ.”

Vài phút sau, Karen bước ra khỏi phòng trong bộ đồ tắm một mảnh màu đồng sành điệu và chiếc khăn xà-rông buộc ngang hông, nhuộm sặc sỡ có những điểm không ăn màu, tóc buộc cao sau gáy. Hauck mặc một chiếc quần soóc hàng hiệu của trường Đại học Colby. Nước biển ấm và sủi bọt. Những con sóng nhỏ bạc đầu lăn tăn dưới chân họ. Bãi biển vắng người. Bây giờ mới chỉ là tháng sáu và khu nghỉ dưỡng vẫn chưa thực sự đông người. Cách bờ vài trăm yard là một dải san hô nhỏ. Một nhóm người đang phơi nắng trên đó. Một cặp trẻ tuổi đang đùa giỡn trên chiếc phao. Mặt biển phẳng lặng như gương.

“Trời, thật là tuyệt diệu.” - Karen vừa thở dài vừa lội ùa vào dòng nước, như thể đang ở thiên đường.

“Quá tuyệt.” - Hauck tán đồng, lao đầu vào con sóng. Khi trồi lên, anh chỉ tay. - “Em có muốn bơi ra dải san hô ngoài kia không?”

“Bơi ấy hả? Bơi thi được không?” - Karen cười lớn.

“Đua với anh ấy hả? Em có biết mình đang nói chuyện với ai không thế?” - Hauck cười. - “Anh vẫn là người đứng thứ ba trong những cuộc đua mọi thời đại của trường cấp ba Greenwich đấy nhé.”

“Ôi trời, em lại lỡ lời mất rồi.” - Karen liếc mắt, vẻ không ấn tượng lắm. - “Cẩn thận cá mập đấy.”

Cô lặn lên trước anh, dáng điệu uyển chuyển. Hauck để Karen bơi trước vài nhịp, rồi bắt đầu sải tay. Anh vung mạnh tay, vài con sóng nhỏ ập vào người anh. Karen cắt ngang con sóng một cách nhẹ nhàng. Anh không sao đuổi kịp. Dầu có gắng sức đến đâu, anh dường như cũng không thu ngắn được khoảng cách. Vài lần anh đã cố nhoài tới định tóm chân cô nhưng không được. Khoảng ba phút sau, Karen bơi trước đến dải san hô, mĩm cười. Cô đã đứng đó đợi trước khi anh bước lên khỏi mặt nước, thở hổn hển.

“Anh thua mất rồi.”

Cô nháy mắt. - “Em đã từng vô địch bơi tự do tổ chức cho học sinh dưới mười hai tuổi của Hiệp hội các Trường Đại học Atlanta đấy nhé.” - Cô lắc lắc đầu, rũ nước khỏi tóc. - “Điều gì khiến anh đến chậm thế?”

“Anh đâm đầu vào một con cá mập.” - Hauck khịt mũi, cười cầu tài.

Karen nằm ngửa ra trên cát mềm. Hauck ngồi xuống, hai tay ôm đầu gối, mắt nhìn những mái nhà lợp tranh và hàng cọ đu đưa trong gió trên hòn đảo vùng nhiệt đới tuyệt đẹp.

“Vậy, em còn chơi tốt được môn gì nữa?” - Hauck hỏi, giọng vờ tỏ ra chán nản. - “Để anh còn biết.”

“Thi ăn ớt. Quần vợt. Quyên góp quỹ.” - Cô cười. - “Em biết cách quyên tiền trong thời gian rảnh rỗi của mình. Còn anh thì sao?”

“Chơi khúc côn cầu. Bắt mèo trên cây. Nhai bánh rán.” - Anh đáp. - “Ghi lại nỗi buồn đôi khi đến.”

“Anh vẽ.” - Karen nói, giọng phấn khích.

“Em thấy rồi mà.”

“Đúng vậy.” - Cô nghịch ngợm dúi dúi ngón chân vào người Hauck. - “Anh có thể gọi đó là vẽ được!”

Hauck ngắm nhìn những giọt nước biển đang khô dần trên làn da cô.

“Vậy, chuyện gì sẽ xảy ra?” - Karen hỏi, giọng cô cho thấy chủ đề câu chuyện đã được chuyển sang một hướng khác. -“Sau đó?”

“Sau lúc nào?”

“Sau khi em gặp Charles. Sau đó chuyện gì sẽ xảy ra với anh ấy, Ty? Với tất cả những gì anh ấy đã làm..."

“Anh không biết.” - Hauck thở dài. Anh đưa tay che nắng. - “Có lẽ em có thể thuyết phục anh ấy ra đầu thú. Chúng ta đã tìm thấy Charles - vậy thì bất cứ ai cũng có thể tìm thấy anh ấy. Charles không thể trốn chạy mãi được.”

“Ý anh là vào tù ấy hả?”

Hauck nhún vai.

“Em không nghĩ chuyện đó sẽ xảy ra. Em không thấy như vậy, Ty à.”

Hauck ném một hòn cuội xuống nước: “Đầu tiên hãy nghe xem Charles giải thích ra sao đã.”

Karen gật đầu. Cả hai nhìn nhau trong giây lát, không ai muốn nói đến những điều họ lo sợ cho một tương lai họ không hề biết. Rồi Karen lại lấy ngón chân chọc chọc Hauck và mỉm cười. - “Vậy... sẽ thắng cả hai lần hoặc là hòa lúc bơi về nhé?”

“Cũng chẳng có cơ hội. Em cũng biết là anh không chịu đựng được thất bại tốt cho lắm mà.”

“Anh đã thua rồi mà!” - Karen cười lanh lảnh một cách bí ẩn, rồi quay nguời lại nhìn anh trong khi nhảy ùa vào làn nước. Hauck nhảy ngay theo sau Karen. - “Hơn nữa, anh cũng không chịu đựng được bị nguời khác làm cho xấu hổ một cách dễ dàng được!”

Sau đó, họ gặp lại nhau trong bữa tối. Khu ăn tối, nhìn ra vịnh, vẫn còn chưa đông quá một nửa. Một vài cặp đôi đi hưởng tuần trăng mật và một vài gia đình người châu Âu. Hauck chọn món cá nấu cay của dân đảo; Karen gọi món tôm hùm. Hauck khăng khăng đòi trả tiền, và gọi một chai vang rsault. Karen với nước da đã hơi cháy nắng một chút mặc bộ váy buộc dây sau lưng. Hauck biết rõ thỏa thuận ban đầu, nhưng cũng không thể rời mắt khỏi cô được.

Sau đó, họ quay về, đi dọc theo con đường dẫn tới quầy lễ tân. Karen kiểm tra lại chiếc điện thoại BlackBerry của mình, thất vọng vì không có tin nhắn nào gửi tới. Sau đó cô tới bên quầy lễ tân hỏi xem có ai nhắn gì mình không, nhưng cũng chẳng có.

“Ngày hôm nay thật đẹp.” - Hauck nói.

Karen mỉm cười duyên dáng. - “Đúng vậy.”

Lên tầng, Hauck đưa cô tới tận cửa phòng. Một thoáng bối rối kéo dài trước khi Karen ngả người gần Hauck và hôn nhẹ lên má anh. Cô mỉm cười với anh một lần nữa, kèm theo một cái nháy mắt và giơ ngón tay vẫy trước khi đóng cửa phòng. Nhưng Hauck vẫn nhận ra nỗi lo lắng trong mắt cô.

Vẫn chưa có thông tin gì từ Charles.Chương 80Ngày hôm sau cũng vẫn không có tin tức gì thêm. Karen ngày càng trở nên căng thẳng. Hauck cũng cảm thấy tương tự. Buổi sáng anh chạy vài vòng sân, sau đó quay lại tập tạ vài lượt. Mệt rồi anh tìm cách làm cho mình không nghĩ nhiều đến vấn đề chính bằng cách đọc vài tập san của sở cảnh sát mà anh mang theo từ trước.

Karen ngồi trong phòng, kiểm tra thư điện tử qua chiếc điện thoại BlackBerry của mình đến hàng trăm lượt. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu cô khiến anh lo sợ mà trốn mất ? Cô tự hỏi, chuyện gì sẽ xảy ra nếu Charles tiếp tục lẩn trốn? Anh có thể chạy tới nơi cách đây hàng triệu dặm đường. Charles sẽ báo cho cô biết, cô tự nhủ. Anh ấy sẽ không khiến cô phải khổ sở thêm nữa.

Buổi chiều, Hauck lại bơi ra dải san hô, nằm ngửa mặc cho nước kéo đi tới gần một giờ đồng hồ. Anh nghĩ tới những gì Karen đã nói, anh sẽ làm gì với Charles sau khi cô gặp anh ấy, và khi trở về nhà. Anh biết, anh sẽ phải đưa tất cả những chuyện này ra ánh sáng. Dietz. Hodges. Số tiền ở nước ngoài đó. Những con tàu chở dầu trống rỗng. Pappy Raymond, và hai vụ tai nạn giao thông nữa.

Tất cả.

Ngay cả khi cô xin anh không làm như vậy. Sẽ có một cuộc điều tra. Về hành vi của Hauck, chắc chắn anh sẽ tạm bị treo việc, thậm chí là mất việc. Anh không nghĩ đến chuyện đó nữa, đi về phòng và nằm xuống giường. Trong anh như có sợi dây kẽm gai đang cào xé. Sự im lặng của Charles đang gϊếŧ mòn cả hai người. Và cả ý nghĩ: “mọi chuyện sau đó sẽ ra sao” nữa. Bỗng nhiên, cái tương lai, và tất cả những gì liên quan tới nó, đều trở nên xa vời.

Hauck ném tập giấy tờ công việc lên giường, đẩy cửa bước ra ngoài ban công. Anh thấy Karen bên kia, đang tập yoga trong bộ quần bó vào chiếc áo quây ngắn cô-tông, mặt hướng ra phía biển.

Anh đứng đó ngắm nhìn.

Trông cô thật duyên dáng khi di chuyển từ tư thế này sang tư thế khác như thể trong một điệu múa. Đường cong nơi cánh tay mịn màng, những ngón tay với lên trên bầu trời. Nhịp thở đều đặn của cô làm cho bầu ngực phập phồng lên xuống, sống lưng cong sâu thanh mảnh, dịch chuyển theo theo từng chuyển động của cánh tay.

Máu trong người Hauck như bừng sôi lên.

Anh biết mình yêu cô. Không phải là tự phỉnh lừa chính mình mà hoàn toàn là vậy. Anh biết cô đã thức anh tỉnh dậy từ cơn ngủ mê chìm đắm, làm sống dậy một sự quyến rũ ngọt ngào, mà đã từ lâu không còn trong anh.

Và sự quyến rũ đó đang ào ạt chảy tràn qua anh.

Lúc đầu cô mải mê tập trung vào sự chính xác của từng động tác nên không nhận ra sự có mặt của anh. Chính xác trong động tác vòng cung của chân, động tác nâng xương chậu, xoạc chân. Tóc cô xòa bay ra phía trước, dù đã được buộc lại thành túm đuôi gà. Anh thoáng nhìn thấy phần bụng Karen lộ ra.

Chúa ơi, Ty...

Cô vòng cả hai tay ra phía sau tạo thành một vòng bán nguyệt rộng và mở mắt. Ánh mắt họ gặp nhau.

Đầu tiên, Karen chỉ mỉm cười, như thể cô bị bắt gặp trong một thói quen cá nhân, như đi tắm chẳng hạn.

Hauck nhìn thấy những giọt mồ hôi trên ngực cô, thấm trên dây áo trễ xuống dưới vai, búi tóc màu mật ong che trước mắt cô. Anh không còn chịu được thêm nữa, như có ngọn lửa đang cháy bùng trong anh, thiêu đốt anh, thúc giục anh phải đồng ý với nó. Cả hai không nói điều gì, nhưng có một điều gì đó không lời và không cả hơi thở mà cả hai người đều hiểu.

“Karen..."

Anh bước tới bên cánh cửa phòng cô, ngay đúng lúc nó mở rộng, ôm lấy cô, đẩy cô ngược trở lại trong phòng, áp lưng vào bức tường trước khi cô kịp thì thầm: “Anh muốn cái gì với em, hả Ty?”

Miệng anh tìm đến miệng cô, khóa chặt mọi lời phản đối, tận hưởng hương vị ngọt ngào trong hơi thở của cô. Karen cũng vội kéo tuột áo anh, giật mạnh chiếc quần soóc anh đang mặc. Anh đặt bàn tay lên đường cong lượn xuống nơi bên dưới chiếc quần bó của cô, sức nóng đang hừng hực bên trong tỏa ra trên từng lỗ chân lông Hauck, khiến anh không thể ngừng lại được.

Ngực cô phập phồng. - “Trời ơi, Ty... " Anh kéo mạnh chiếc quần bó. Làn da Karen bóng lên, da^ʍ dấp mồ hôi. Anh bế cô lên, ghé đặt toàn bộ sức nặng cơ thể cô lên chiếc ghế song mây có lưng ghế cao. Karen rêи ɾỉ, hai tay ôm chặt lấy cổ anh, kéo người lên, cho tới khi anh đi vào hẳn trong cô. Cứ vậy, cả hai như hai kẻ đói đi tàn phá đồ ăn, hai chân cô quặp lấy đùi anh.

Lần này không còn nhẹ nhàng và dịu dàng nữa, chỉ còn nỗi khát khao đang vươn lên từ trong sâu thẳm của hai người. Cô vùi mặt vào ngực anh, đu đưa trên cánh tay anh. Anh bám lấy cô, thật chặt như thể những gì anh ôm trong tay chính là cả cuộc đời mình. Và rồi tất cả cũng qua, với một hơi thở gấp gáp và bối rối, anh vẫn còn ôm chặt lấy cô, ép chặt cơ thể cô vào mình, rồi nhẹ nhàng thả cô vào lòng chiếc ghế lớn, còn anh thì dựa lưng vào tường, từ từ trượt ngồi xuống sàn nhà, mệt lử.

“Vi phạm quá lớn điều kiện thỏa thuận.” - Karen hổn hển nói, đưa tay vuốt lọn tóc ẩm ướt ra khỏi mặt.

“Điều kiện không có hiệu lực cho lắm...” - Hauck thở dài, chống một chân đứng dậy.

“Chúng ta có thể rời khỏi đây.” - Anh nói. - “Chúng ta không cần phải đợi chờ Charles, Karen à. Anh biết rằng có những điều em muốn được trực tiếp nghe Charles giải thích, nhưng quỷ tha ma bắt chúng đi tất cả những gì chúng làm chỉ là khiến cho em thêm đau khổ, Karen à, dẫu những điều đó có là gì. Chúng ta có thể rời khỏi đây. Hãy để Charles trở về với cái nơi chết tiệt nào đó mà anh ấy muốn."

Karen gật đầu. Cô cố gắng mỉm cười: “Nghe không giống cảnh sát lắm khi anh nói như vậy, Ty à.”

“Có lẽ là do anh không cảm thấy mình giống cảnh sát cho lắm. Có thể bởi đây là lần đầu tiên trong vòng năm năm qua anh mới cảm thấy mình là chính mình. Đã dành cả cuộc đời mình cố gắng làm những điều đúng, và giờ anh cảm thấy lo sợ - lần đầu tiên anh cảm thấy lo sợ - về những điều thấy được Charles sẽ làm. Điều chúng ta đang làm ở đây, Karen à, có thể là điều dối trá tồi tệ nhất trên đời. Nhưng dẫu đó có là gì thì cũng là điều dối trá, mà anh lại không muốn nó phải kết thúc.”

“Em cũng không muốn kết thúc điều đó, Ty à.”

Tiếng chuông chói tai vang lên cắt ngang lời Karen. Tiếng chuông từ chiếc túi để trên bàn Karen. Cả hai đều quay ra nhìn. Cô kéo chiếc áo lên che ngực rồi chạy tới lục tìm chiếc BlackBerry. Chiếc điện thoại đang rung lên từng hồi.

Cô ngẩng lên nhìn anh, lo lắng: “Là Charles.”

Karen mở tin nhắn đọc: “Một con tàu sẽ tới Saint James vào tám giờ sáng. Thuyền trưởng tên là Neville. Anh ấy sẽ đưa em tới chỗ anh. Chỉ mình em thôi, Karen. Đó là cách duy nhất. Không được ai đi cùng em nữa cả. Charles.”

Cô đi tới bên Hauck, đưa anh chiếc điện thoại. Anh đọc, trong lòng cảm thấy mọi thứ đang tuột dần khỏi mình.

“Anh ấy là chồng em,” - Karen nói. Cô từ từ ngồi xuống bên cạnh anh. - “Em xin lỗi, Ty à, em phải đi thôi.”Chương 81Cách đó bốn mươi dặm, Phil Dietz nhấp một ngụm cốc-tai xương rồng đen margarita (1) trong quán bar Black Hat ở Tortola. Một ban nhạc đang chơi nhạc của Jimmy Buffett và Wyclef Jean, một nhóm thanh niên đang nhảy nhót, uống bia vung vít, đầu óc vô tư của lũ trẻ đang quay cuồng với rượu rum (2). Dietz nhìn thấy một cô gái xinh xắn mặc chiếc áo quàng cổ trễ ngực ngồi ở đầu đối diện đằng kia quán bar. Hắn nghĩ, khỉ thật, hắn có thể hành động khi trời tối, ngay cả khi, bằng vào dáng vẻ bên ngoài, hắn phải trả tiền cho việc đó. Hắn đáng được hưởng điều đó. Hắn đã quyết định sẽ chi khoản đó và dùng tài khoản của Lennick để trả. Cũng là một kiểu ăn mừng, vì chỉ sáng mai thôi là trò vui sẽ kết thúc. Sẽ chỉ còn lại con số không.

Hắn đã tìm thấy người đàn ông hắn cần tìm.

Thật dễ dàng khi tìm kiếm theo lịch trình của Karen Friedman. Lennick đã báo động cho hắn. Hắn biết con cá đã cắn câu. Nếu Karen đi tới quần đảo Virgin của Anh quốc thì rất có thể cô sẽ qua San Juan, vì vậy hắn đã gọi điện hỏi về việc đặt vé. Các hãng hàng không thỉnh thoảng vẫn đưa ra những thông tin tệ như vậy. Và điều đó khiến công việc của hắn trở nên dễ dàng hon. Vì vậy, hắn nhờ Lenz, người đã lái xe gây ra vụ tai nạn ở Greenwich, nhưng Hauck và Karen không biết mặt người này, theo dõi Karen ở Tortola. Gã đã theo dõi Karen bay trên chiếc máy bay một động cơ của hãng hàng không Island Air tới Saint Hubert. Chỉ có một nơi duy nhất họ có thể tới đó.

Điều hắn không nghĩ tới trước đó trong kế hoạch là sự xuất hiện của viên cảnh sát. Dietz biết rõ đây không phải là chuyến du hí của những cặp tình nhân. Charles sẽ không còn cách xa là mấy nữa. Chính Charles đã chỉ đường cho hai người tới đó.

Dẫu có bất cứ điều gì xảy ra sau đó thì con đường đó đã chạy thẳng tới lối đi của Dietz. Charles sẽ sớm xuất hiện. Hắn đã có Lenz cắm chân tại câu lạc bộ, theo dõi kỹ càng hai người. Dietz đã thuê một chiếc máy bay nhỏ. Phần còn lại là thủ tục quen thuộc. Chính là điều họ đã trả công cho hắn để làm. Là một kiểu kỹ năng hắn đã dành cả cuộc đời để tôi luyện.

Dietz nhấp thêm một ngụm cốc-tai. Cô gái có bộ ngực khổng lồ trong chiếc váy có dây quàng cổ mỉm cười với hắn. Dietz cảm thấy trong lòng khuấy động.

Hắn hiểu một cách chính xác rằng mình chẳng phải là gã đẹp trai gì. Hắn lùn và to ngang, hai cánh tay to dày nhằng nhịt những vết xăm. Nhưng phụ nữ vẫn thường tìm cách để ý đến hắn, vì họ bị lôi cuốn bởi vẻ góc cạnh của hắn. Hắn đang nghĩ tới viên cảnh sát. Anh ta đã làm cho mọi việc trở nên rối rắm. Nếu họ biết tới công ty Dolphin, cũng có thể họ đã lần tới lão già ở Pensacola. Và nếu họ đã làm vậy, cùng với vụ Lauer, có thể chuyến viếng thăm nhà hắn của viên cảnh sát này không hẳn chỉ là tìm kiếm ngẫu nhiên như hắn nghĩ.

Charles biết mọi chuyện, biết nhiều hơn những việc mà bọn chúng không muốn để anh tiết lộ ra. Anh ta quá ủy mị, nhưng sự uỷ mị đó chẳng bao lâu nữa cũng sẽ phải kết thúc. Dietz gãi gãi bộ ria, dập điếu xì gà.

Đã đến lúc trả giá rồi, Charles.

Nhưng đúng lúc đó thì tâm trí hắn hơi trớ nên sao nhãng. Hắn nhìn sang cô gái một lần nữa rồi uống cạn ly cốctai. Hắn mở điện thoại. Cuộc gọi cuối cùng. Hắn bấm số, số điện thoại hắn đã thuộc nằm lòng. Một giọng nói nghe lạo xạo như sỏi vỡ và nằng nặng vang lên. Bao giờ cũng phải đánh từ hai đầu dây vào giữa, Dietz nghĩ. Hắn đã được nhắc phải thông báo tiến độ và giữ liên lạc.

“Tin vui đây.” - Dietz nói, mắt vẫn nhìn cô gái đầu đằng kia quán bar. - “Tôi nghĩ là mình đã tìm được hắn.”

“Tốt lắm.” - Đầu dây đằng kia đáp lại. - “Có phải thông qua các tài khoản hay không?” - Đó là thông qua những ngân hàng, những phiên giao dịch điện tử, cả người lái buôn kim cương mà chúng đã mất nhiều công sức mới phát hiện ra.

“Không cần thiết,” - Dietz nói. - “Cuối cùng thì tôi lại tìm ra hắn ta bằng con đường khác. Vợ hắn đã đưa chúng tôi tìm thẳng tới hắn.”

Dietz đứng dậy, vứt một tờ hai mươi đô lên mặt quầy bar. Ngày mai... ngày mai sẽ lại trở về với công việc bình thường. Hắn cũng sẽ chăm sóc cho Hodges nữa. Nhưng đêm nay...

Cô gái lúc nãy đang nói chuyện với một anh chàng lướt sóng tóc vàng hoe cao to. Hắn đi ngang qua một nhóm dân chài gầy gò đang khoe khoang về những gì họ bắt được. Khi hắn bước tới trước mặt cô gái, cô ta ngẩng lên nhìn.

"Anh đang ở đâu?” - Hắn hỏi qua điện thoại.

"Đừng lo.” - Giọng nói cộc cằn đáp lại. - “Tôi ở quanh đây thôi."

Chú Thích:

1 Cốc-tai margarita: một loại cốc-tai pha rượu tếch-ki-la của Mê-xi-cô với nước chanh xanh hoặc chanh vàng và một vài hương liệu khác.

2 Rượu rum: rượu mạnh cất từ nước mía (theo từ điển Lạc Việt)Chương 82Buổi sáng kéo đến chếnh choáng trong sương mù và không khí ấm. Karen đã dậy sớm và ăn một bữa sáng nhẹ trong phòng. Cô ra ngoài ban công ngồi nhấm nháp ly cà phê, ngắm mặt trời trồi lên từ dưới mặt biển êm lặng. Cô đang cố gắng tĩnh tâm trở lại. Một đàn chim bay vòng quanh dải san hô kêu quàng quạc và chúi đầu xuống nước tìm kiếm bữa sớm.

Khoảng vào lúc bảy giờ ba mươi, cô thấy một chiếc xuồng lớn màu trắng cập bến cảng Saint James. Người thuyền trưởng nhảy lên bờ. Cô đứng dậy, cố giữ bình tĩnh. Tới rồi...

Cô mặc một chiếc váy hai dây dùng cho mùa hè và đi một đôi giầy vải. Karen bới tóc cao trên gáy, đánh qua một chút phấn hồng lên hai má và tô bóng môi, khiến cô trông đẹp hơn. Sau đó cô xếp đồ vào túi gồm một hộp kem chống nắng, dầu thơm bôi môi, và vài chai nước uống. Cô cũng mang theo vài tấm hình của lũ trẻ.

Bên dưới, Ty đang đợi cô ngoài đường dẫn ra biển. Anh nháy mắt khuyến khích, bởi anh chẳng thể nói thêm được gì nữa chứ? “Anh có cái này cho em.” - Hauck nói, trong khi đưa cô đi dưới hành lang đến một chỗ ngồi kín đáo, ở đó anh đỡ cô ngồi xuống chiếc ghế gỗ ngoài bờ biển. Anh ấn một vật tròn tròn vào lòng bàn tay cô. - “Đây là máy thu định vị toàn cầu cực mạnh. Em giấu nó vào trong ví. Như vậy anh có thể tìm được em. Anh muốn em gọi điện cho anh mỗi tiếng một lần để anh yên tâm rằng em vẫn an toàn. Em hứa sẽ làm vậy chứ, Karen?”

“Ty, em sẽ không sao mà. Người em gặp là Charles mà.”

“Anh muốn lời hứa của em.” - Hauck nói như mệnh lệnh, chứ không còn là một lời yêu cầu nữa.

“Thôi được.” - Cô dịu giọng và mỉm cười với anh. - “Em hứa.”

Hauck lại lôi ra một vật nữa từ trong túi một vật bằng thép đen, nhỏ chỉ vừa lòng bàn tay anh và vật đó khiến cô rùng mình. - “Anh muốn em cầm thêm cái này nữa, Karen.”

“Không.”

“Thật đấy.” - Hauck ấn mạnh vật đó vào tay cô. - “Để đề phòng có chuyện gì đó xảy ra. Đây là khẩu Beretta 22. Khóa an toàn đã mở. Có thể không có chuyện gì xảy ra nhưng em không biết mình đang đối mặt với điều gì kia mà. Em cũng đã tự mình nói rồi, đã có người phải chết. Vì vậy hãy cầm lấy nó. Anh xin em., chỉ là đề phòng thôi mà.”

Karen nhìn khẩu súng đăm đăm, tim đập thình thịch. Cô cố tìm cách đẩy khẩu súng lại. - “Ty, em xin anh, người em gặp là Charles mà...”

“Đúng là Charles.” - Hauck nói. - “Và em không biết điều em đang đương đầu là gì. Hãy cầm lấy nó, Karen. Đây không phải là một lời đề nghị mà là mệnh lệnh. Chiều nay em có thể đem nó trả lại cho anh.”

Cô vẫn nhìn khẩu súng chằm chằm. Nó nhắc cho cô nhớ rằng: dẫu cô có nói thế nào chăng nữa thì anh vẫn nói đúng - cô cảm thấy hơi lo sợ.

“Em ngần ngại phải mang nó vì em có thể phải sử dụng nó với Charles.” - Cô cười, nhưng cuối cùng vẫn nhét khẩu súng vào túi.

“Karen, nghe này." - Hauck nhấc cặp kính râm. - “Anh yêu em thực sự. Anh nghĩ là anh yêu em ngay từ lúc anh bước vào nhà em ngày hôm đó. Em biết điều đó mà. Anh không biết chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo đây, giữa em và anh. Chúng ta sẽ cùng giải quyết. Nhưng bây giờ anh muốn em nghe kỹ lời anh. Em phải cẩn thận, Karen à. Anh muốn em phải ở chỗ nào đó càng gần nơi đông người càng tốt. Em không được đi đâu cùng Charles - sau đó. Em không được mạo hiểm, em hiểu không?”

“ Vâng, thưa ngài. ” - Karen gật đầu, thoáng nở một nụ cười trong lo lắng.

“Em muốn anh nói điều gì với em nữa, Karen? Anh là cảnh sát mà.”

Viên thuyền trưởng con tàu là một người đàn ông da đen độ khoảng ba mươi tuổi, mặc một chiếc quần soóc lướt sóng, đội mũ bóng chày, nhảy lên bờ. Chiếc xuồng có tên là Thiên thần biển cả. Duờng như anh ta đang kiểm tra đồng hồ.

Karen nói. - “Em nghĩ là đến lúc em phải đi rồi.”

Cô ngả người lại gần anh, Hauck ôm cô thật chặt. Cô hôn anh lên má, ôm chặt lấy anh. - “Đừng lo lắng vì em, Ty.” - Cô đứng dậy, cố gắng mỉm cười. - “Đó là Charlie. Chúng ta có thể uống bia với nhau ở quán cà phê nào đó vào lúc mười giờ được mà.”

Cô chạy vội ra phía cảng, quay lại nhìn anh thêm một lần nữa và vẫy tay, tim cô đập mạnh. Ty bước ra theo cô vài bước ra phía bờ cát, vẫy tay đáp lại. Rồi cô chạy thẳng ra cảng về phía viên thuyền trưởng, trông có vẻ nhã nhặn, của chiếc xuồng Thiên thần biển cả. — “Anh là Neville?”

“Vâng thưa bà.” - Viên thuyền trưởng nói. Anh ta nhấc chiếc túi xách của Karen. - “Chúng ta đi luôn thôi.” - Anh ta nhìn thấy Ty đang bước về phía họ. - “Ông ấy nói là chỉ đón một mình bà thôi. Chỉ một mình bà hoặc là chúng ta sẽ không đi nữa.”

Karen nắm tay viên thuyền trưởng, nhảy lên xuồng. - “Chỉ mình tôi thôi. Chúng ta sẽ tới đâu? ”

Neville bước lên boong, ném nút dây thừng lên bờ. - “ Ông ấy nói rằng bà sẽ biết ngay thôi.”Chương 83Đúng là cô biết thật. Nó vẫn nằm một nơi nào đó sâu thẳm trong tim cô, quay lại trong tâm trí cô, khi cô bước lên xuồng. Những hòn đảo trông cứ quen thuộc dần lên, cùng với nó là một tâm trạng phấp phỏng đề phòng cũng cứ tăng dần lên.

Chiếc xuồng chạy về hướng tây. Khi chạy qua rặng san hô, chiếc xuồng hai động cơ bắt đầu tăng tốc. Karen đi về phía đuôi xuồng. Cô đưa tay vẫy Hauck đang đứng trên cầu cảng. Một phút sau chiếc xuồng lượn qua một khúc quanh, Hauck khuất khỏi tầm nhìn.

Giờ cô đã lại trở về trong tay Charlie.

Quãng đường đi qua thật tuyệt. Qua rất nhiều hòn đảo có những bờ biển cát trắng với từng khoảng, từng khoảng nhỏ cát và cây cọ hoang dại. Mặt nước êm đềm và xanh trong, điểm những con sóng bạc đầu. Ánh nắng mặt trời đang chiếu rạng rỡ và ấm áp. Chiếc xuồng phóng nhanh qua những con sóng, để lại đằng sau những làn nước rộng, viên thuyền trưởng rõ ràng là rất quen thuộc với vùng biển ở đây. Tóc cô tung bay trong làn gió đầy hơi mặn của biển.

“Anh có biết Charles không?” - Cô nói to hỏi Neville trong tiếng máy.

"Bà muốn nói ông Hanson?” — Anh ta hỏi lại. - “Có, tôi điều khiển thuyền cho ông ấy mà.”

“Cái thuyền này sao?”

“Không thưa bà.” - Neville cười, thích thú. - “Không đúng chút nào.”

Chiếc xuồng chạy ngang qua mấy bãi biển có người ở. Một vài khu dân cư xen giữa những khu vịnh. Đột nhiên Karen hiểu vì sao Charles đưa cô đến đây. Đã có lần họ đi ngang qua đây trên một chiếc du thuyền đẹp hay một chiếc thuyền cá nhỏ nào đó, do mấy người dân chài mình trần điều khiển, ra ngoài khơi xa. Bỗng Neville mỉm cười chỉ về phía chân trời nói: “Cá cờ.” Cô mỉm cười, dẫu tâm trạng lo âu, mà cô cảm thấy trước đó có là gì, thì giờ đây nó cũng bắt đầu dịu xuống.

Quãng đường đi mất khoảng năm mươi phút. Chiếc xuồng bắt đầu tiến gần tới một hòn đảo hoang nhỏ bé. Cô bỗng nhận ra Neville đã nói đúng. Cảm giác quen thuộc đến kỳ lạ xâm chiếm lấy cô. Karen đã nhận ra quán ăn bãi biển họ đã từng tới - trông không lớn hơn một chiếc lều có bếp nướng. Họ đã nướng tôm hùm và gà hôm đó. Quanh đó có vài chiếc thuyền nhỏ neo lại. Xa hơn, cô nhớ có một ngọn hải đăng sơn vạch xanh trắng. Cái tên bỗng bật lên trong đầu cô.

Bertram’s Cay.

Giờ thì cô đã biết anh đưa cô đến đâu. Đó là một khu vịnh cuối cùng ngoài khơi xanh và cô đã nhìn thấy nó.

Tim cô thắt lại.

Khu vịnh vắng lặng nơi họ đã từng đi qua, đã từng neo lại. Cô nghĩ tới Charlie với mái tóc bồng bềnh và chiếc kính Ray-Ban đứng sau bánh lái. Họ đã phải bơi lên bờ, mang theo một giỏ đồ ăn và bia, đã nằm dài trên cát trắng mịn, thấy bình an dưới tiếng hát ru xào xạc của những hàng cây cọ, như những cư dân sống trên những hòn đảo Thái Bình Dương. Đó là khu vịnh của riêng họ. Cả hai đã gọi nó là gì nhỉ? Là Phá Vô Lo. Và mọi người sẽ hỏi nhau rằng Charlie và Karen đã biến đi chỗ quái quỷ nào vậy?

Karen đi về phía đầu xuồng, khi chiếc xuồng bắt đầu chạy chậm lại. Cô đưa tay che mắt. Nhịp tim tăng mạnh, cô nhìn lướt tìm trên bãi biển cong cong. Neville lái chiếc xuồng, lúc này chỉ còn ngập mớn nước chừng ba feet, vào cách bãi biển khoảng vài yard.

Bãi biển trông vẫn vậy. Vẫn như lúc họ mới phát hiện ra nó cách đây tám năm. Một chiếc xuồng cao su được kéo nằm trên bãi cát. Tim cô đập mạnh hơn. Cô nhìn quanh. Chẳng có ai. Chỉ có tiếng quạ kêu, vài con mòng biển và bồ nông lượn trên ngọn cây.

Charlie...

Cô không còn cảm nhận được những gì mình đang cảm thấy nữa. Cô cũng không biết phản ứng của mình phải ra sao nữa. Karen tháo xăng-đan, lần lần đi lên phía mũi xuồng, đã sẵn sàng cho màn leo dây. Cô quay lại nhìn Neville. Viên thuyền truởng giơ tay ra hiệu bảo cô hãy đợi anh ta đưa xuồng vào gần hơn chút nữa rồi ra khỏi xuồng từ mé bên. Rồi anh ta gật đầu ra hiệu cho cô lên bờ. Được rồi...

Đeo túi chặt vào vai, Karen nhảy ra khỏi xuồng. Nước biển sủi bọt và ấm nóng, ngập đến ngang đùi, làm ướt phần dưới chiếc váy. Cô lội ào vào bãi cát. Vẫn không thấy ai ở đó. Cô quay lại nhìn đúng lúc Neville bắt đầu quay đầu chiếc Thiên thần biển cả ra khỏi bờ. Neville vẫy tay chào cô. Karen quay lại một lần nữa và lần đầu tiên cô cảm thấy sợ hãi.

Cô chỉ còn một mình. Trên dải đất hoàn toàn hoang vắng này. Thậm chí nó còn không có tên trên bản đồ. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Charles không đến? Cô cũng nhận ra rằng cô đã không gọi cho Ty. Anh đã nhắc cô phải: Ở gần nơi đông người. Nơi đông người ư? Đây là nơi hoang vắng nhất trên cái thế giới chết tiệt này.

Karen bước ngập ngừng lên đυ.n cát. Ánh nắng mặt trời buổi sáng đã hun nóng mặt cát làm cho nó ấm nóng và mềm mịn dưới hai bàn chân trần của cô. Không một tiếng động ngoài những tiếng chim kêu chiêm chϊếp trên cây và tiếng vỗ nhẹ của thủy triều lên. Cô lục tìm chiếc điện thoại di động trong túi xách, trong khi một nỗi sợ hãi bắt đầu nhen nhóm trong cô, khiến da cô như có đàn kiến cắn.

Cô nghe tiếng cành cây sột soạt và rồi giọng nói của Charlie vang lên trước khi cô kịp nhìn thấy anh. Dịu dàng, thân thuộc đến kỳ quái. Giọng nói cắt ngọt ngang người cô.

"Karen. ”

Karen thấy tim mình thắt lại. Rồi, cô quay đầu lại.Chương 84Charles xuất hiện như một bóng ma bước ra từ một bụi cây rậm rạp gần đó. Karen tưởng như tim mình ngừng đập. Charles cười ngập ngừng. Anh nhìn cô, gỡ cặp kính râm. - "Chào em yêu.”

Cơn sốc như lưỡi dao nhọn xuyên thẳng qua cô. - “Charles à...?”

Charles nhìn cô chăm chăm, gật đầu. Karen đưa tay lên che miệng. Đầu tiên cô không biết phải làm gì. Cô như người hụt hơi, chỉ đứng đó nhìn. Trông Charles khác quá. Hoàn toàn thay đổi. Nếu có ngẫu nhiên gặp nhau trên đường phố chắc cô cũng chẳng nhận ra anh. Anh đội một chiếc mũ bóng chày bằng ka-ki, nhưng Karen có thể thấy tóc anh gần như được cạo sạch. Hai má anh râu lởm chởm, hai mắt che sùm sụp. Trông anh gầy nhưng cân đối hơn. Nước da rám nắng. Anh mặc một chiếc quần soóc hoa màu hồng, vẫn thường thấy người ta mặc ở bãi biển, áo phông trắng và đi xăng đan. Nhìn bề ngoài, Karen cũng chẳng thể nói được là trông anh già hơn đi hay trẻ hơn ra. Chỉ duy nhất một điều là: anh trông khác hẳn.

“Charles? ”

Charles tiến về phía Karen: “Chào em, Karen.”

Karen lùi lại. Cô không biết mình cảm thấy thế nào nữa. Trong cô bây giờ là những tình cảm rối bời lẫn lộn khi đột nhiên nhìn thấy người đàn ông mà cô đã từng chia sẻ từng niềm vui cũng như từng thời khắc quan trọng trong cuộc đời, người cô đã than khóc khi tưởng rằng anh đã chết, và người cô cảm thấy ghê tởm, cảm giác đó đang cháy bỏng trong cô khi người đàn ông đó đã rời bỏ mẹ con cô mà đi. Cô thấy mình đang lùi lại. Chỉ còn nghe giọng nói của Charles. Giọng nói của người cô đã từng chôn chặt dưới lòng đất. Giọng nói của chồng cô.

Rồi Charles dừng lại. Karen bước tới vài bước ngập ngừng, thu hẹp khoảng cách. Ánh mắt Charles bối rối, không thoải mái. Cô nhìn anh chằm chằm muốn xuyên qua anh như tia quang tuyến X. - “Trông anh khác quá, Charles.”

“Để phù hợp với hoàn cảnh thôi.” - Charles nhún vai, hơi mỉm cười khô cứng.

“Em chắc là vậy. Anh tìm được một nơi thật tuyệt đấy.” - Karen tiếp tục bước về phía Charlie, thu nhận vào mình hình ảnh của anh, như một thứ ánh sáng sắc lạnh, khó chịu đang dần dần rọi vào bóng tối.

Charles nháy mắt. - “Anh đoán là em sẽ thích.”

“Đúng vậy.” - Karen bước tới gần hơn nữa. - “Anh bao giờ cũng có cái khiếu châm biếm, phải vậy không, Charles? Anh đã hơn hẳn bản thân mình truớc đây rồi đấy.”

“Karen.” - Charles tái mặt - “Anh xin lỗi...."

“Đừng!” - Karen lắc đầu. - “Đừng nói vậy, Charles.” - Máu trong huyết quản cô đang sôi lên sùng sục, cơn choáng sốc ban đầu đã qua. Sự thật trần trụi trở lại trong cô, nhắc cho cô nhớ lý do tại sao mình có mặt ở đây. - “Đừng nói lời xin lỗi với em, Charles. Anh thậm chí còn không thể hiểu nổi mọi chuyện đã bắt đầu ra sao đâu.” - Cơn cuồng nộ và nỗi hoài nghi bùng lên trong cô. Hai nắm tay cô siết lại. Charles gật đầu, tháo cặp kính râm, sẵn sàng chấp nhận đòn đánh của cô. Karen nhìn Charles chằm chằm, hai hàm răng nghiến chặt, ánh mắt cô nhíu lại nhìn thẳng vào đôi mắt nâu xám quen thuộc.

Cô giang tay tát mạnh ngang mặt Charles. Anh chùn người lùi lại một bước, nhưng không chống cự.

Karen tiếp tục mạnh tát hơn, cùng với cơn giận sôi lên, chuyển thành cơn cuồng nộ bùng nổ. - “Làm sao anh có thể như vậy kia chứ? Anh là đồ khốn kiếp, Charles! Làm sao anh còn có thể đứng trước mặt em được kia chứ?” - Cô lại đưa nắm tay lên đánh mạnh vào ngực anh, đẩy Charles lùi lại phía sau. - “Anh là đồ khốn kiếp, Charles! Tại sao anh làm vậy với em? Với gia đình? Tại sao anh có thể làm như vậy với Alex và Sam hả Charles, gia đình của anh đó. Điều đó đã gϊếŧ chết mẹ con em, anh biết không. Charles, anh đã mang đi một phần của gia đình, biết không. Em và con không bao giờ có thể tìm lại được điều này nữa. Nhưng còn anh, anh thì đang ở đây... Anh sẽ không bao giờ biết được rằng mẹ con em đã khóc thương cho anh, Charles, như thể một phần của mình đã chết.” - Cô đấm ngực anh thùm thụp, nước mắt giận giữ lóng lánh. Charles oằn xuống dưới những nắm đấm, nhưng anh không trốn tránh. - “Gia đình đã khóc thương cho anh cả một năm trời đó. Mọi người đã đốt nến để tưởng niệm đến anh. Làm sao anh còn có thể đứng đó được chứ, Charles? ”

“Anh hiểu, Karen.” - Charles gục đầu nói. - “Anh hiểu mà.”

“Không, anh không hiểu gì hết, Charles ạ.” - Cô trừng mắt. - “Anh không thể hiểu được anh đã lấy đi của mẹ con em những gì. Cả Sam và Alex nữa, Charles. Mà vì sao chứ? Nhưng em biết. Em biết chính xác những gì anh đã làm. Em biết rõ điều dối trá của anh. Em biết điều anh dấu em. Dolphin. Falcon. Những chiếc tàu chở dầu đó, Charles. Cả người đàn ông lớn tuổi ở Pensacola nữa...."

Charles nhìn cô chằm chằm: “Em đã nói chuyện với ai rồi, Karen?”

Karen tiếp tục vung nắm đấm: “Anh cút xuống địa ngục đi, Charles. Đó có phải là điều anh muốn biết không? Anh muốn em nói những gì em biết hay không?”

Cuối cùng thì Charles cũng tóm được tay Karen, nắm chặt lấy cổ tay cô.

“Em nói rằng em biết! Nhưng em không hề biết chuyện gì cả, Karen à. Em phải nghe anh nói hết đã. Anh không bao giờ muốn làm em tổn thương như vậy cả. Có Chúa chứng giám, có đến chết anh cũng không bao giờ muốn để em phát hiện ra. Bất cứ việc gì anh làm cũng đều là để cho em an toàn, Karen à. Và để cả gia đình được an toàn. Anh biết em đã phải căm ghét anh ra sao. Anh hiểu cảm giác của em khi nhìn thấy anh đứng đây thế này. Nhưng em phải lắng nghe chuyện này vì anh, Karen à. Hãy làm ơn nghe anh nói hết đã. Bởi bất cứ việc gì anh làm, tại sao anh lại ở đây vào giờ này, anh xin lấy mạng sống của mình để cam đoan, anh đều làm vì em!”

“Vì em?”

"Đúng vậy, là vì em, Karen à, và vì các con nữa.”

"Thôi được, Charles.” - Karen khịt mũi lau nước mắt. Cả hai bước vào bóng râm gần bụi cây. Họ ngồi xuống đυ.n cát. Ở đó mát hơn. - “Anh đã từng lúc nào cũng bỏ bùa mê cho em, đúng vậy không, Charles? Hãy nghe anh nói sự thật xem sao.”

Charles nuốt nước bọt. - “Em nói em biết những việc anh đã làm. Công việc kinh doanh ở nước ngoài, công ty Falcon, công ty dầu lửa Dolphin... Tất cả đều đúng. Anh có tội ở tất cả những điểm đó. Anh rửa tiền trong nhiều năm mà không cho em biết. Và anh đã mắc phải một vấn đề nan giải, vấn đề liên quan đến khả năng thanh toán. Những vấn đề rất lớn, Karen à. Anh phải tự che dấu chính mình. Anh đã rất hoảng sợ. Anh đã nghĩ ra cách gian lận công phu ấy.”

“Những con tàu chở dầu ấy... và anh đã khai khống lượng dầu.”

Charles gật đầu, hít sâu một hơi. - “Anh cần làm như vậy. Khoản dự trữ của anh là quá thấp, nếu các ngân hàng phát hiện ra, họ sẽ đòi các khoản vay nợ. Mức độ nợ của anh lúc đó là một phần tám, Karen à. Anh cần phải tạo ra chi nhánh phụ. Đúng thế.”

“Tại sao, Charlie, tại sao? Tại sao anh lại phải làm những việc đó? Tình yêu em dành cho anh là chưa đủ sao, Charlie? Không phải là em vẫn ở bên cạnh anh đó sao? Không phải là chúng ta đã có một cuộc sống êm đủ cùng nhau đó sao? Cả lũ trẻ..."

“Không hoàn toàn như vậy, Karen à. Không liên quan gì đến em cả.” - Anh lắc đầu. - “Em còn nhớ nhiều năm trước đây khi anh nợ quá nhiều và lúc đó Harbor tưởng chừng như phá sản không?”

Karen gật đầu.

“Chúng ta lẽ ra đã phá sản. Anh lẽ ra đã chẳng có gì cả, Karen ạ. Lẽ ra anh đã phải quay trở lại với bàn làm việc của nhân viên giao dịch nào đó rồi, đầu gối quá tai, cố mà làm việc để bù lại khoản nợ. Anh sẽ phải mất nhiều năm để trả món nợ đó. Nhưng tất cả đều có cái giá của nó cả, Karen à.”

“Trả giá?”

“Đúng thế.” - Charles kể cho cô biết về những khoản vốn anh quản lý. - “Không phải là những cái tài khoản nhỏ bé như anh có ở công ty Harbor đâu.” - Đó là những công ty cổ phần hợp doanh. Falcon. Được quản lý từ nước ngoài. - “Các tài khoản đó trị giá hàng triệu đô la, Karen à.”

“Nhưng đó là những đồng tiền không trong sạch mà Charles. Anh là người rửa tiền. Tại sao anh không gọi đúng cái tên của nó? Ai là người dẫn anh đến với việc này, Charles?”

“Anh không phải là kẻ rửa tiền, Karen. Em không hiểu - em không thể đánh giá nổi những loại tiền như vậy được đâu. Em quản lý chúng. Em đưa chúng vào vận hành. Đó là những gì anh làm, Karen. Đó là cách giải quyết vấn đề phá sản của chúng ta. Và anh đã chấp nhận nó, Karen à, trong cả quãng thời gian mười năm khốn kiếp vừa qua. Anh không biết số tiền đó từ đâu đến hoặc ai là kẻ đã đi cướp hay ăn trộm được chúng. Chỉ biết rằng chúng có mặt ở đó. Và em biết sao không? Anh không quan tâm. Đối với anh, chúng chỉ là những tài khoản. Anh là người đầu tư cho những khoản tài khoản đó. Cũng chẳng khác gì các Levinsons và Coumiers với Smith Barney (1) cả. Anh còn chưa bao giờ gặp những người đó cả. Saul tìm nó hộ anh. Còn em, em nghĩ gì, em nghĩ không có những người khác chắc? Không có người làm việc đó hàng ngày, những người đáng kính mỗi tối vẫn về nhà chơi bóng với lũ trẻ và xem chương trình phim truyền hình Phòng cấp cứu, rồi đưa vợ họ tới những nơi gặp gỡ mọi người. Đó là những người giống như anh đó! Họ ở khắp mọi nơi, Karen à. Những nhà tài phiệt ma túy, kẻ cướp, những người đang hút ruột dầu mỏ từ đường ống dẫn dầu của nước họ. Vì vậy anh đã nhận làm việc đó, như bất cứ ai cũng sẽ làm vậy. Đó là cách cứu chúng ta khỏi phá sản. Anh chưa bao giờ rửa một đồng xu nào, Karen à. Anh chỉ quản lý các tài khoản đó thôi.”

Karen nhìn Charles, ánh mắt như tia lửa điện, xuyên thấu qua anh. Sự thật, như đám sương mù trên bầu trời dần tan biến. - “Anh không chỉ quản lý các tài khoản đó, Charlie. Nghe có vẻ rất hay phải không? Nhưng anh sai rồi. Em biết... Đó chính là điều Jonathan Lauer muốn thông báo cho em, Charlie. Sau khi anh đã ‘chết’ một cách rất hợp lý. Nhưng giờ thì Lauer đã chết, chết thật. Anh ta không quay lại một hòn đảo nào đó như anh đâu....Anh ấy đã sẵn sàng để làm chứng cho một vụ nào đó sau vài tuần, nhưng anh ấy đã bị gϊếŧ, cũng bị cán chết như cậu thanh niên ở Greenwich, Charlie à.”

Charles quay mặt đi chỗ khác.

“Cậu thanh niên anh đã đến gặp sau vụ nổ ở nhà ga Trung tâm ấy, khi anh đánh cắp thẻ căn cước của một người nào đó. Đó là cậu thanh niên mà anh đã giúp người ta sát hại, hoặc có thể là chính anh đã sát hại cậu ẩy, theo những gì em được biết. Em không biết chuyện quái quỷ gì đang xảy ra nữa”.

“Điều cậu ta sắp làm, Charlie ạ, khiến anh lo lắng phải không? Khiến mưu đồ bất lương nhỏ nhoi của anh bại lộ phải không? Anh không phải là một kẻ rửa tiền nào đó - mà anh còn tồi tệ hơn rất nhiều, Charlie. Những con người đó đã không bao giờ còn có thể quay trở về được nữa. Đó là chưa kể đến không biết bao nhiêu ngàn người đã bị hủy hoại hay sát hại vì số tiền anh đã đầu tư một cách rất sùng kính ấy nữa. Ôi, Charlie... anh đã làm cái quái quỷ gì thế? Tại làm sao anh có thể đi lầm đường như vậy được chứ? Đó là giải pháp lớn của anh đấy phải không, anh yêu...? Được thôi, hãy nhìn anh mà xem! Hãy xem cái kết cục khốn kiếp mà những việc làm của anh đã mang lại cho anh ngày hôm nay.”

Charles nhìn cô chăm chăm, ánh mắt cầu khẩn. Anh lắc lắc đầu, liếʍ đôi môi khô nẻ: “Anh không làm việc đó, Karen à. Không phải như em nghĩ. Anh xin thề. Em có thể ghét bỏ anh cũng được, nhưng hãy chỉ ghét bỏ anh vì những gì anh đã làm.” - Charles bỏ mũ, đưa tay vuốt lớp da đầu cạo sạch. - “Vì anh không sát hại cậu thanh niên ấy, Karen à. Bất kể em có nghĩ thế nào chăng nữa. Chính anh đã tới đó để tìm cách cứu cậu ấy.”

Chú Thích:

1 Là tên các công ty chứng khoán đang hoạt động.Chương 85"Cứu cậu ta ư?” - Cơn giận dữ lại bùng lên trong cô. - "Như cái cách anh đã cứu em ấy hả, Charlie?"

“Anh tới đó để bảo cậu ta ngừng lại! Anh biết bọn chúng đe dọa sẽ làm điều gì với cậu ta."

“Ai, ai hả Charlie?” - Karen lắc lắc đầu thất vọng. - “Hãy nói xem là ai?”

“Anh không thể nói cho em được, Karen. Anh thậm chí còn không biết rõ nữa.” - Khuôn mặt Charles tối sầm lại, anh hít sâu một hơi, phồng hai má, rồi chầm chậm thở ra. - “Anh chỉ mới gặp cậu ta một lần trước đây tại gần cửa hàng sơn sửa. Anh tìm cách thuyết phục cậu ta bảo người bố ngang ngạnh của mình hãy đơn giản là để cho mọi việc trôi qua. Nếu vụ đó vỡ lở ra, việc bọn anh đang làm với những con tàu chở dầu ấy đấy, thì mọi việc sẽ bị lôi ra ánh sáng. Anh không biết chuyện đó sẽ dẫn đến kết cục nào. Vì vậy anh đã tới đó và quay trở lại Greenwich sau khi vụ nổ bom xảy ra. Anh hoàn toàn cảm thấy bối rối và sợ hãi lúc đó. Một phần thì anh cũng nhận ra rằng đó là cơ hội để anh biến mất, thật đơn giản. Dẫu sao thì anh lẽ ra chết ở đó rồi. Bọn họ đã đe dọa anh. Karen à. Em không hiểu được đâu. Phần khác, anh lại muốn để cho mọi việc được trôi đi êm thấm.

"Vì vậy anh đã gọi cho cậu ta, Raymond. Bảo cậu ta đến gặp anh. Anh gọi từ bên đường, dùng tên của một người đàn ông đã chết trong vụ nổ bom. Và rồi anh ngồi đợi ở đó, trong chiếc hộp điện thoại chết tiệt đó, không biết sẽ phải làm gì hay sẽ phải nói gì. Anh chỉ có thể nghĩ rằng tất cả sự việc này cần phải được kết thúc. Giờ thì... Bọn họ là những kẻ xấu. Anh không thể để bàn tay mình dính máu của cậu thanh niên ấy được”.

“Và rồi anh đã nhìn thấy nó xảy ra.” - Ánh mắt Charles nhìn xa về phía sau cô, trống rỗng. - “Anh nhìn thấy cậu ta qua cửa sổ, đang tiến về phía anh, bước ngang qua đường, tay mở chiếc điện thoại... Rồi anh nhìn thấy chiếc xe đó, một chiếc xe thể thao màu đen, chạy từ phía Post Road thẳng tới chỗ cậu ta, bắt đầu tăng tốc.

“Chiếc xe vòng qua góc cua. Cậu thanh niên ấy, những lọn lóc đỏ tết thành bím ấy, hiểu chuyện gì sắp xảy ra. Cũng khi đó anh hiểu rằng cánh cửa đã đóng lại với anh. Anh đã mất tất cả số tiền đó và đã giả mạo tất cả những khoản dự trữ của anh. Lũ khốn đó muốn thấy máu chảy. Giờ thì tay anh đã vấy máu của cậu thanh niên đó.” - Charles nhìn thẳng vào cô. - “Em phải hiểu điều đó, Karen à, anh đã gặp nguy hiểm. Em cũng vậy. Cả lũ trẻ nữa... Không có con đường nào cho anh quay lại cả. Anh sẽ không chịu ở tù mười năm đâu. Mà anh lẽ ra có thể đã chết trên chuyến tàu đó. Vì vậy anh đã để cho mình tự biến đi.”

‘‘Để làm gì hả, Charles? Để bảo vệ những con quỷ đó sao?"’

“Em không hiểu gì đâu. ” — Charles lắc đầu. - “Anh đã đánh mất nửa triệu đô, Karen à! Ngày nào anh cũng phải theo dõi, phải che dấu những hợp đồng dài hạn của mình, khoảng cách thâm thủng ở giữa vị trí đầu tư của anh ngày càng rộng ra. Cuộc sống của chúng ta ngày càng trượt dốc. Anh chi hết cả phần dự trữ. Anh không còn có thể che dấu các khoản nợ được nữa. Bọn chúng sẽ gϊếŧ anh, Karen à. Anh cần phải làm cho bon chúng ngừng lại. Vì vậy anh bắt đầu giả mạo. Anh đã cho những con tàu chở dầu đó chạy quanh cả thế giới - Indonesia. Jamaica. Pensacola... Tất cả đều trống không! Nhưng cái lão già ngu cứng đầu ở Pensacola đó lại không bỏ qua... ”

Karen chạm vào cánh tay Charles. Anh hơi giật lại một chút. - “Anh đã có thể nói hết những chuyện đó cho em biết, Charles. Em là vợ anh kia mà. Chúng ta là một gia đình. Anh đã có thể chia sẻ những chuyện đó với em chứ.”

“Anh chia sẻ chuyện đó với em thế nào đây, Karen? Bọn chúng gửi thiệp mừng Giáng sinh với tấm hình cắt cả hai khuôn mặt của lũ trẻ ra. Em có muốn anh chia sẻ cái đó với em không? Bọn chúng đã gϊếŧ Sasha. Bọn chúng còn gửi cho anh tin nhắn rằng lũ trẻ sẽ là mục tiêu tiếp theo của chúng. Chia sẻ với em chuyện đó có được không, Karen? Lũ người đó, bọn chúng không phải là người mà em có thể hứa với chúng là sẽ đền bù vào quý tới được. Gia đình chúng ta, cuộc sống tươi đẹp của tất cả chúng ta... tất cả đều phải trả một cái giá. Karen à. Anh có nên chia sẻ với em hay không? Nếu vậy thì anh là ai đây? Anh đã làm cái gì nào? Bọn chúng là lũ gϊếŧ người. Và cuối cùng đó là việc anh phải làm.”

"Việc anh phải làm ư? Quỷ tha ma bắt anh đi, Charlie, hãy nhìn xem hiện giờ nó ra sao? Nhìn lại chúng ta xem. Anh có cảm thấy vui với cái việc đó hay không?”

Charles hít sâu một hơi, giọng nói đầy đau đớn. - “Em biết rồi mà, anh đã nghĩ tới việc bỏ đi hàng trăm lần rồi. Tất cả chúng ta cùng đi. Anh thậm chí đã làm cả hộ chiếu giả nữa. Em nhớ lúc chúng ta chụp ảnh không? Anh đã bảo rằng để làm visa đi châu Âu, chuyến đi chúng ta đã không bao giờ đi ấy?”

Karen chớp mắt, cố kìm không khóc. - “Ôi, Charlie...”

“Vậy em hãy nói xem,” - Charlie tiếp tục - “liệu anh có nên nói với em hay không? Đó có phải là cuộc sống mà em muốn có không? Nếu anh nói cho em thực sự anh là gì, và chúng ta phải làm gì để đưa lũ trẻ rời khỏi nơi ở chỉ trong vài ngày thôi. Đưa chúng rời khỏi trường học để đi vào bóng tối, rời xa tất cả những gì chúng từng biết. Đem tất cả gia đình đặt vào vòng mạo hiểm, khiến cả ba mẹ con em trở thành một phần của câu chuyện này nữa thì em sẽ nói gì với anh đây hả, Karen? Hãy nói xem, em yêu, em có cùng đi với anh không?"

Charles nhìn Karen, ánh mắt anh là phản chiếu sự thực tan vỡ, đã trả lời được câu hỏi cho cô. - “Những kẻ đó có đầy đủ phương tiện để lần theo dấu vết của bất cứ ai, Karen ạ. Em sẽ luôn luôn nằm trong vòng nguy hiểm, cả lũ trẻ cũng vậy... Vụ nổ bom xảy ra thật chẳng khác nào một món quà tặng. Câu trả lời cho vấn đề đột nhiên trở nên thật rõ ràng. Anh biết em không nhìn nhận vấn đề theo hướng đó. Anh biết em nghĩ rằng có nhiều cách khác để anh có thể giải quyết sự việc, và cũng có thể là có thật. Nhưng không ai có thể còn được an toàn nữa, Karen à. Không phải là cho em.”

“Nhưng cách này cũng không hề an toàn cho chúng ta, Charlie. " - Bực bội, Karen kể cho Charles nghe về chuyến viếng thăm của những người đến từ Archer đã khiến cô phải sợ hãi lần đầu tiên, sau đó là gã đàn ông trong xe của Sam, và gần đây là việc cô đã nhận được cuốn huớng dẫn vào trường đại học Tufts, nơi Sam sẽ tới học, với dòng chữ: Không ai từ bỏ đi đâu cả. Chúng muốn đòi khoản tiền đó bằng được.”

“Em đã nói chuyện này với ai rồi, Karen?”

“Không ai cả, Charlie à. Chỉ với viên thanh tra đang giúp em. Saul nữa. Vậy thôi.”

Charlie nghiến chặt hàm răng. Anh nắm lấy tay cô. - “Làm sao em phát hiện được ra anh? Làm sao em biết anh vẫn còn sống?”

"Em nhìn thấy anh, Charlie à!" Mắt Karen mở to, đẫm lệ. Cô nhìn anh, cố kìm để khỏi bật khóc.

"Nhìn thấy anh...?"

“Đúng vậy.'’ - Cô kể cho anh nghe về đoạn phim tài liệu. Kể cho anh nghe cô đã thương khóc cho anh trong cả một năm đó ra sao, không đυ.ng đến những thứ của anh, mà cô không thể bỏ đi được, cố hàn gắn vết thương trong tim ra sao. - “Anh không thể hiểu được như vậy là sao đâu, Charlie.” — Và rồi cô xem đoạn phim tài liệu, vào đúng ngày tưởng niệm anh. Cô đã cố gắng xem đoạn phim ra sao, nhưng như vậy đã là quá sức chịu đựng, và cô đã đi tới định tắt màn hình ra sao.

Rồi bỗng hình ảnh của anh loáng lên trong phim, ngay trên đường phố. Sau vụ nổ bom. Mặt anh không nhìn về phía máy quay. - "Em đã nhìn thấy anh chạy ngang qua trong đám đông. Em đã xem đi xem lại đoạn phim đó đến cả nghìn lần. Nhưng đúng là anh dù không thể tin được. Nên em biết anh vẫn còn sống.”

Charles ngả người ra sau, hai lòng bàn tay trải dài ra phía sau. Anh tặc lưỡi, lúc đầu có vẻ lấy làm kỳ lạ, không tin được. Cuộc sống của họ, đã bị chia cắt bởi cái chết, lại gặp nhau trong một giây phút của máy quay, bất chấp hàng nghìn tính toán thận trọng. - '‘Em đã nhìn thấy anh.”

"Em không biết phải làm gì lúc đó. Em gần như hóa điên, Charlie à. Em không nói gì cho lũ trẻ biết. Mà em biết nói làm sao chứ, Charlie? Bọn trẻ yêu anh. Chúng sẽ chết mất.”

Charles liếʍ môi, gật đầu.

"Sau đó em phát hiện ra chiếc két sắt ký gửi.”

Charles trợn mắt.

"Là chiếc hộp sắt đựng cuốn hộ chiếu khác của anh. Mang một cái tên khác. Và tất cả số tiền đó.”

"Em phát hiện ra nó bằng cách nào?”

Karen kể lại về mảnh giấy được đóng khung có người gửi tới cho cô sau vụ nổ bom. Người đó đã tìm thấy nó ở nhà ga trung tâm. Mảnh giấy với những dòng chữ nhằng nhịt trên đó. - “Trong những dòng chữ đó có chứa thông tin về chiếc hộp sắt. Ngoài ra em không còn thông tin gì nữa.”

Charles quay nhìn cô, kinh ngạc, mặt tái đi. Một mẩu giấy. Chỉ một mẩu giấy đủ để cô lần được ra anh. Mẩu giấy đã không bị tiêu hủy trong vụ nổ. Anh cứng người. Hai mắt tối lại và nặng như hai túi nước. Anh bóp chặt tay cô, nhưng lần này cô cảm nhận ở đó một sự lạnh lẽo, mạnh hơn là một sự cổ vũ.

“Còn ai biết về chuyện này không, Karen?"Chương 86Với tâm trạng đầy lo lắng, Hauck quyết định ra đường, rời khỏi sân khách sạn và chạy bộ thẳng ra phía bờ biển. Anh cần phải làm một cái gì đó. Ngồi đợi quanh chiếc máy định vị toàn cầu và để cho tâm trí lang thang trong những kết cục tự mình nghĩ ra, mà không tài nào thoát ra được, chỉ khiến anh muốn phát điên.

Tín hiệu định vị toàn cầu đã dừng lại được một lúc lâu. Tọa độ đã xác định: 18,50 độ Bắc; 68,53 độ Tây. Một dải san hô nhỏ giữa biển Ca-ri-bê cách nơi anh đang đứng hai mươi dặm. Có thể đó là một nơi ít người qua lại nhất mà Karen đang ở. Anh đã bảo cô phải gọi và báo cho anh biết những gì đang diễn ra.

Nhưng đã hai tiếng trôi qua rồi.

Trong công việc, Hauck đã từng hành động chung cùng với người khác trong hàng chục vụ theo dõi, trinh sát. Anh đã từng lo lắng chờ đợi trong ô tô, trong khi đồng sự tiến vào khu vực mục tiêu. Bao giờ cũng tốt hơn nếu anh tự đi vào đó. Dù vậy, anh vẫn chưa bao giờ cảm thấy vô vọng và chịu nhiều áp lực trách nhiệm như hiện giờ. Anh chạy bộ dọc theo con đường lát gạch dài và gồ ghề dẫn tới trung tâm hòn đảo nhỏ. Anh phải làm một việc gì đó.

Phải hành động.

Hai bắp đùi rắn chắc của anh tăng tốc dần. Con đường dốc đứng, xanh ngắt bóng cây lờ mờ hiện ra trước mắt Hauck, chạy thẳng ra phía biển. Hauck chạy thẳng về phía đó, tim đập hối hả, mồ hôi thấm ướt lưng áo sơ mi, dính da^ʍ dấp trên da anh. Mặt trời rọi ánh nắng chói chang như đổ lửa, dẫu rằng những cơn gió nhẹ vẫn mơn man trên bãi biển.

Cứ chạy được một lúc thì Hauck lại dừng lại kiểm tra chiếc định vị toàn cầu đeo ngang hông. Vẫn là 18,50 độ Bắc; 68,53 độ Tây, vẫn cùng địa điểm đó. Và vẫn không có thông tin gì từ Karen. Đã được hai giờ đồng hồ rồi. Anh đã cố gắng gọi điện liên lạc, nhưng chỉ nghe được đoạn ghi âʍ ɦộp thư thoại. Có thể ở đó không có sóng điện thoại. Anh có thể làm được gì đây, lấy thuyền đuổi theo cô sao? Nhưng anh đã hứa với cô rồi.

Anh cứ chạy. Phong cảnh vùng biển tuyệt đẹp, cảnh quang rộng mở kéo dài trên làn nước trong xanh, một vài đυ.n đất phủ đầy cỏ nhô thẳng lên trên các bãi biển, thỉnh thoảng có những chiếc thuyền trắng như những đốm nhỏ điểm trên mặt biển, trên đường chân trời xa mờ của hòn đảo nào đó.

Nhưng Hauck không để tâm đến những cảnh đó. Anh đang thấy giận chính mình vì đã để cho cô đi, giận vì đã không ngăn cô lại. Những bắp thịt trên đùi anh như đang tan chảy ra, khi địa hình ngày càng trở nên dốc hơn. Hauck cởϊ áσ buộc quanh thắt lưng, vì mồ hôi đã ròng ròng trên người. Karen, gọi đi chứ... Gọi cho anh đi chứ! Hauck gần như hụt hơi.

Một trăm yard nữa...

Cuối cùng Hauck cũng tới được đầu dốc của con đường. Anh dừng lại, cúi gập người thở hổn hển, giận dữ, vô vọng, và cảm thấy có lỗi. Anh hét lên một mình: “Khốn kiếp!” Anh té nước lên người, dường như đã tới đỉnh điểm. Anh nhìn lại hướng con đường mình vừa mới chạy lên, nhìn thấy khu nghỉ dưỡng nhỏ xíu, xa tít như thể cách nơi anh đang đứng hàng dặm đường.

Bỗng nhiên ngoài khơi có một thứ khiến anh phải chú ý. Ở ngoài khơi, mé bên kia của hòn đảo. Hauck đưa tay che nắng.

Đó là một con tàu lớn, màu đen. Một con tàu đi biển đường dài. Con tàu thật khổng lồ - rộng cỡ một sân bóng đá, rất hiện đại, có ba cột buồm kim loại lấp lánh trong ánh nắng. Hauck nhìn con tàu như bị thôi miên.

Anh đưa tay vào túi lấy ra chiếc ống nhòm đã mang theo từ trước, hướng ra phía biển, ngẳm gần lại. Thật hùng vĩ. Con tàu màu đen bóng loáng, lấp lóa, tên được viết trên mạn tàu. Hauck tập trung ngắm thẳng vào đó.

Gấu Đen.

Con tàu làm Hauck kinh sợ, đồng thời cũng khiến anh cảm thấy bất an. Miền trí nhớ xa xôi của anh lờ mờ nhớ rằng anh đã từng gặp nó ở đâu rồi. Anh rút điện thoại giơ lên chụp. Anh đã nhìn thấy nó ở đâu đó - Hauck cố nhớ lại.

Chỉ là anh không nhớ được là đã gặp nó ở đâu.Chương 87“Nghe này, Charles, điều này rất quan trọng.” - Karen đưa tay nắm lấy cánh tay Charles. - “Bọn em không phải là người duy nhất biết rằng anh còn sống.”

“Bọn em?” — Charles hỏi lại.

“Đúng thế.” - Karen gật đầu. Cô nói cho anh biết về Hauck. - “Anh ấy là thanh tra Cảnh sát Greenwich. Anh ấy đang tìm cách phá án vụ sát hại Raymond xảy ra cùng ngày hôm ấy. Cậu thanh niên ấy có để số điện thoại và tên anh trong túi. Anh ấy đã tìm đến em vài ngày sau đó, khi cả nhà vẫn còn chưa biết chắc liệu anh có còn sống hay không. Sau đó thì tất cả những sự việc điên rồ đó bắt đầu diễn ra.”

“Những việc gì mà điên rồ?”

“Có những người đột nhiên tìm cách truy tìm anh, Charles ạ. Hay ít nhất là truy tìm số tiền đó. Em đã nói với anh rồi, bọn chúng nói đến một khoản tiền hàng triệu đô la. Chúng đã tới nhà chúng ta. Sau đó họ đe dọa Samantha ở trường học. Em không biết phải nhờ ai giúp đỡ nữa.”

Charles lo lắng. - “Những người đó là ai, Karen?”

“Em không biết. Bọn em chưa tìm ra được chúng. Cả cảnh sát cũng như Saul. Nhưng giờ thì điều đó không còn thực sự quan

trọng nữa. Quan trọng lúc này chính là điều mà thanh tra Hauck, anh ấy đã phát hiện ra. Charles à, dường như chúng cũng đang truy tìm anh nữa đấy. Không phải chỉ là khoản tiền đó. Mà là anh! Bọn chúng đang truy tìm theo dấu các tài khoản ngân hàng ở đây. Đó là kẻ có tên là Dietz... Anh biết hắn không?”

"Dietz à? ” - Charles lắc đầu.

"Hắn có liên quan tới vụ sát hại Raymond. Hắn là nhân chứng trong vụ án ở Greenwich đó. Nhưng vấn đề chính là hắn cũng có mặt trong vụ Jonathan Lauer nữa! Bọn chúng đã sắp đặt cho cả hai vụ. Charles à. Hoàn toàn không phải là tai nạn. Nhưng anh cũng biết điều đó, phải vậy không? Anh biết điều chúng đang bảo vệ là gì. Và em nghĩ đến một điều, rằng bây giờ chúng cũng đang có mặt ở đây rồi. Bọn chúng đang truy tìm anh. Có lẽ bọn chúng biết được điều gì đó, Charles ạ. Anh đang gặp nguy hiểm đó"

Charles chụp chiếc mũ lên đầu, anh đưa tay day day lông mày như thể đang nghĩ đến một loạt sự kiện đã xảy ra, và đi đến một kết luận khiến anh cảm thấy rất lo lắng. - “Bọn chúng biết về những khoản phí." - Charles nói, mắt nhìn Karen rầu rĩ.

“Phí gì cơ, Charles?’'

"Rất nhiều tiền. Karen à. Tiền anh kiếm được." - Charles đáp. - "Anh không ăn cắp. Một phẩy năm phần trăm của hàng tỷ đô la, nhân lên trong tám năm vừa qua. Anh vẫn luôn giữ khoản tiền đó ở nước ngoài, số tiền đó là để mua hòn đảo của chúng ta. Em nhớ không? Chúng ta đang nói về khoản tiền sáu mươi triệu đô đó, Karen à. ”

Karen trợn mắt kinh ngạc: "Em chưa bao giờ quan tâm đến tiền, Charlie. Em chưa bao giờ quan tâm đến cái hòn đảo ngu xuẩn đó của anh. Điều đó sẽ không bao giờ xảy ra. Đó chỉ là giấc mơ ngu xuẩn của chúng ta mà thôi.” - Karen nhìn anh. - “Điều em quan tâm là anh, Charlie à. Em quan tâm tới chúng ta, gia đình chúng ta. Bọn người đó đang truy tìm anh. Bọn chúng lần theo anh như em đã làm. Anh định làm gì bây giờ, Charlie, chạy trốn cả phần đời còn lại hay sao?”

Charles nghiêng đầu, một tay bối rối đưa lên vuốt ngang lớp da đầu. Một nụ cười buồn bã thoáng hiện trên đôi mắt ảm đạm. - “Em biết không, Karen, anh đã quay lại Mỹ một lần rồi. Vào ngày lễ tốt nghiệp của Sam. Anh đã tìm được ngày tốt nghiệp trên trang web của trường Sam.”

"Anh đã có mặt ở đó sao? "

Charles gật đầu ngây ngô. - “Anh đã có cách. Anh lái xe tới đó và đứng nhìn mẹ con em rời khỏi trường từ bên kia đường. Hôm đó em mặc một bộ đầm ngắn màu vàng. Sam gắn hoa trên tai. Anh đã nhìn thấy lũ trẻ ở đó. Alex nữa... Nó đã cao hơn hẳn...."

“Anh đã ở đó thật!” - Karen thấy tim mình đau nhói. - "Ôi, Charlie, anh đã để việc này diễn ra được bao lâu rồi?”

“Anh không biết. Anh không biết.” - Charles nói. - “Nói cho anh biết đi” - mắt Charles sáng bừng lên - “môn bóng vợt của Alex tới đâu rồi?”

"Bóng vợt ư? " - Nước mắt rối bời lại dâng đầy trong mắt Karen. - “Em không biết, Charlie, nó ở đội hai, vị trí tiền đạo, nhưng ngồi dự bị là chủ yếu. Nhưng Sam thì rất tốt trong năm vừa rồi. Nó đã ghi bàn trong trận thắng Học viện Greenwich. Nó... ” - Rồi cô nổi giận. - “ Ôi, Charlie, tại sao anh lại làm chuyện này chứ? Anh muốn biết mọi chuyện thế nào không? Rất khó khăn, Charlie ạ. Khó khăn đến khốn kiếp. Anh có biết lũ trẻ sẽ nghĩ sao nếu chúng nhìn thấy anh ở đây không? Chúng sẽ chết mất. Sam, Alex - chúng sẽ chết mất.”

“Karen...”

Có một lực hút kỳ lạ đẩy cô về phía trước, khiến cô ngả vào người anh. Charlie hoảng sợ và bối rối, rồi cả hai ôm chặt lấy nhau trong vòng tay. Cảm giác thật lạ lẫm khi vòng tay anh ôm lấy cô, nhưng cũng thật gần gũi, dù bối rối đến vậy. Ảm ảnh như một bóng ma. - “Đó là địa ngục, Charlie à. Đầu tiên là sự ra đi của anh, sau đó là... Anh đã làm cho em đau khổ biết bao.” - Karen giật người ra khỏi vòng tay Charlie, một cái gì đó như pha trộn giữa nỗi đau và sự kết tội lóe lên trong mắt cô. - “Em không thể tha thứ cho anh được. Không biết đến bao giờ mới có thể tha thứ cho anh được. Chúng ta đã sống một cuộc sống thật khốn nạn, Charles à! ”

“Anh hiểu là mọi việc rất khó khăn, Karen.” - Charles gật đầu, nuốt nước bọt. - “Anh biết anh đã gây ra những gì.”

Karen khịt mũi nuốt nước mắt, đưa lòng bàn tay lau mắt. - “Không.” - Cô nói. - “Không, anh không hiểu gì hết. Anh thậm chí còn không hiểu một chút nào những gì anh đã gây ra.”

Charles nhìn cô, lần đầu tiên từ lúc đến, anh ngắm nhìn cô, Khuôn mặt cô. Dáng người cô trong bộ váy. Một nụ cười le lói xuất hiện trong ánh mắt anh. - “Trông em vẫn đẹp lắm, Karen.”

“ Ừ, và anh cũng không còn đeo kính nữa.”

“Mổ laser rồi.” - Charles nhún vai. - “Cần thiết cho công việc thôi mà.”

Karen mỉm cười. - “Cuối cùng cũng quyết định bỏ kính rồi hả?”

"Em bắt thóp được anh rồi đấy.”

Karen cười lớn hơn, một tia nắng phản chiếu những nốt tàn nhang trẽn mặt.

"Anh muốn em được hạnh phúc, Karen. Anh muốn em tiếp tục sống. Muốn em có thể yêu được người nào đó. Em cần phải có được hạnh phúc trong cuộc sống.”

“ Ừ, anh chọn thật đúng thời điểm khi đổ tất cả những lo lắng đó sang em.”

Charles cười thiểu não.

“Nghe này, Charlie. Không cần phải làm như vậy. Anh có thể ra đầu thú. Thanh tra Hauck cũng đang có mặt ở đây cùng với em. Charlie à.”

Charles lo lắng ngó cô.

“Anh có thể tin tưởng được anh ấy, Charlie. Em đảm bảo đấy. Đó là bạn em. Anh ấy không đến đây để bắt anh. Anh có thể giải thích những gì anh đã làm cho anh ấy biết. Anh không gϊếŧ ai cả. Anh chỉ khai khống quỹ thế chấp thôi. Anh chỉ nói dối thôi. Anh có thể trả lại số tiền đó. Nộp tiền phạt. Thậm chí nếu phải ngồi tù thì anh cũng có cơ hội làm lại cuộc đời. Lũ trẻ, chúng xứng đáng được có cha, Charlie. Ngay cả khi chúng ta không thể trở lại như trước thì lũ trẻ cũng sẽ tha thứ cho anh. Chắc chắn đấy. Charlie, anh có thể làm như vậy mà.”

“Không.” - Charles lắc đầu yếu ớt. - “Anh không làm việc đó được.”

“Được mà. Em biết anh làm được, Charlie.”

“Anh không thể, Karen. Anh sẽ phải ngồi tù hai mươi năm. Anh không thể. Hơn nữa, anh sẽ không bao giờ được an toàn. Em cũng vậy. Cứ thế này là tốt hơn, dẫu nó có ra sao đi chăng nữa.” - Charles nhìn cô mỉm cười. - “Mà thật lòng thì chẳng ai trong số hai chúng ta muốn phải giải thích chuyện này cho lũ trẻ cả.”

“Bọn chúng cần có bố, Charlie à.” - Karen hít sâu một hơi, nói tiếp. - “Anh định sẽ làm gì, chạy trốn cả cuộc đời còn lại hay sao?”

“Không.” - Charles lắc đầu. Rồi anh bỗng như nhớ ra điều gì. - “Karen, nghe này, có một vài điều anh cần nói. Em nói rằng bọn chúng đang truy tìm anh. Nếu có điều gì xảy ra với anh thì anh đã dấu nhiều két sắt an toàn ở nhiều nơi khác nhau. Ở Saint Kitt. Ở Panama. Tortola...”

“Em không cần tiền của anh, Charles. Điều em muốn là anh phải...’’

“Yên nào...” - Anh nắm chặt lấy tay cô để cô ngừng nói. - “Em vẫn giữ chiếc Mustang, phải không?”

“Chắc chắn rồi, Charlie. Anh đã nói vậy trong di chúc mà.”

“Tốt. Có một vài chuyện em cần phải biết. Rất quan trọng, Karen à, nếu có chuyện gì đó xảy ra với anh. Sự thật. Sự thật bao giờ cũng ở trong tim anh. Em hiểu điều đó chứ, Karen. Hãy hứa với anh là em sẽ tìm kiếm. Nó sẽ lý giải dược rất nhiều điều.”

“Anh đang nói về cái quái gì vậy, Charlie? Anh phải trở về với em. Anh phải làm chứng chống lại những người đó. Anh có thể sẽ bị bắt nếu cần. Nhưng bọn chúng sẽ tìm thấy anh, Charlie à. Anh không thể trốn chạy mãi được.”

“Anh sẽ không chạy trốn, Karen.”

"Ý anh là sao?"

Charles liếc nhìn đồng hồ: “Đã đến lúc quay về rồi. Anh sẽ suy nghĩ thêm về những gì em nói. Nhưng anh không hứa trước điều gì." - Charles đứng dậy, nhìn ra ngoài khơi, vẫy tay. Trên chiếc Thiên thần biển khơi, Neville ra hiệu đáp lại. Karen nghe tiếng máy khởi động. Ngoài khơi xa hơn, một chiếc tàu lớn hơn xuất hiện ở khúc quanh. - “Đó là tàu của anh.” - Charles đưa tay chỉ. - “Gần như là nhà của anh trong suốt một năm vừa rồi. Xem qua con tàu trên đường về nhé. Em có thể bất ngờ với cái tên đấy.”

Tim cô đập mạnh, lo lắng khi thấy chiếc xuồng đang tấp vào gần bờ. Cô biết mình đã không thể nói ra với Charles được một điều gì đó.

"Hứa với anh về chiếc xe nhé.”

"Hứa gì cơ, Charlie?”

"Em cần phải về nhà đã.” - Anh nắm lấy hai vai Karen và đưa một tay lên nhẹ nhàng ấp vào má cô. - “Anh bao giờ cũng nghĩ rằng em rất xinh đẹp. Em là điều tốt đẹp nhất trên thế giới này. Có lẽ là chỉ trừ một điều, đó là màu mắt của em.”

"Charlie, em không thể bỏ anh ở đây được.”

Charles ngẩng lên nhìn bầu trời. - “Em phải rời bỏ anh thôi, Karen à.”

Neville ghé chiếc Thiên thần biển khơi vào gần bờ. Charles nắm lấy tay Karen, đưa cô ra tới triền nước ấm của khu vịnh. Cô đi về phía trước, lội thẳng vào những con sóng nhẹ, tới bên đầu xuồng. Neville mỉm cười kéo cô lên xuồng. Cô quay lại phía Charles. Chiếc xuồng nhỏ bắt đầu chuyển hướng. Cô nhìn về phía Charles đang đứng trên bờ. Một nỗi buồn chợt ào đến trong cô. Cô có cảm giác mình đang bỏ lại điều gì đó phía sau, bỏ lại một phần của chính mình. Trông anh thật lẻ loi. Cô biết chắc đây sẽ là lần cuối cùng cô được gặp anh.

"Charlie!" - Cô gọi to trong tiếng máy đang chạy.

"Anh sẽ suy nghĩ thêm về chuyện đó.” - Charles vẫy tay. - "Anh hứa. Nếu đổi ý anh sẽ cho Neville quay lại ngày mai.” - Charles bước thêm một bước xuống triền nước và vẫy tay với theo. — “Nhớ chiếc Mustang nhé, Karen... ”

Rồi anh đeo cặp kính râm Ray-Bans lên.

Karen bám chặt vào thành xuồng khi động cơ đôi của chiếc Thiên Thần biển khơi tăng ga, tạo thành một lằn nước. Neville quay đầu. Karen dúi người về phía sau khi chiếc xuồng tăng tốc, bóng Charlie trên bãi biển cứ nhỏ dần, nhỏ dần đi. Anh vẫy tay lần cuối. Cuối cùng thì Karen cũng bật khóc. - “Vậy là em mất anh rồi." - cô thì thầm. - “Em mất anh thật rồi, Charlie.”

Khi chiếc Thiên thần biển khơi chạy ra khỏi khu vịnh được một quãng, thì tầu của Charlie - to hơn nhiều, loại tầu anh vẫn thường mơ ước, đang đi vào. Khi tới gần con tầu, Karen thấy dòng chữ bằng vàng được trang trí công phu trên mạn tầu bằng gỗ.

Emberglow.

Cái tên khiến cô suýt phì cười, trong khi nước mắt đang dần dâng lên trong mắt. Cô rút điện thoại di động, chụp một tấm hình con tầu làm kỷ niệm mà chính cô cũng không biết sẽ làm gì với tấm hình đó, hoặc sẽ cho ai xem nữa.

Karen không hề để ý tới một chiếc trực thăng đang lượn quanh trên đầu mình.Chương 88Phải đến tận chiều Karen mới về đến khách sạn. Hauck lúc đó đang ở trong phòng, ngồi trên chiếc ghế mây, gác chân lên cạnh giường. Anh đang xem qua một số việc để đỡ lo lắng. Nỗi lo lớn nhất của anh cũng không còn nữa vì Karen đã gọi điện cho anh ngay sau khi chiếc xuồng ra khơi, báo cho anh biết rằng mình vẫn ổn. Giọng cô không được rành mạch, thậm chí còn có phần hơi xa vắng, nhưng cô nói sẽ kể chi tiết hơn khi về đến khách sạn.

Có tiếng gõ cửa.

"Cửa mở, mời vào.”

Karen bước vào phòng. Trông cô hơi bơ phờ và có nét bối rối. Mái tóc cô rối bời, không còn ra nếp nữa. Cô vứt cái túi mang theo lên chiếc bàn đặt cạnh cửa.

“Mọi việc sao rồi em?” - Hauck hỏi.

Karen cố mỉm cười “Mọi việc sao rồi ư?” Chẳng khó gì để cô có thể hiểu được - bất cứ ai cũng có thể hiểu được, điều Hauck thực sự muốn hỏi. Đó là: Có thay đổi gì hay không?

"Này, trả lại cho anh.” - Cô nói, đặt khẩu súng Hauck đã đưa cô lên mặt bàn cạnh giường ngủ. - "Charles không gϊếŧ hai người đó, Ty à. Anh ấy thừa nhận đã gian lận vụ mấy con tàu để che đậy thua lỗ của công ty, và cũng thú nhận rằng anh ấy đã tới Greenwich sau khi vụ nổ bom xảy ra như anh đã nói - bằng căn cước của người đàn ông đó, để gặp Raymond, nhưng không phải là để sát hại cậu ta, mà là để tìm cách thuyết phục cậu ta khuyên bố mình ngừng những việc làm của ông ấy lại.

Hauck gật đầu.

Cô ngồi xuống cạnh giường, đối diện anh. - “Em tin Charles. Charles nói anh ấy đã chứng kiến toàn bộ những gì xảy ra và nhận ra rằng đã quá muộn để quay lại. Lũ người đó đã đe dọa Charles. Em cũng đã cho anh xem tấm thiệp Giáng sinh rồi đấy. Cả mẩu giấy chúng viết về việc chúng đã làm với con chó Sasha nữa. Charles nghĩ rằng anh ấy đang cứu gia đình, Ty à, dẫu điều đó có vẻ không được hợp lý lắm. Nhưng đó là tất cả những gì Charles nói - và đều đúng.”

"Cái đúng ở đây là Charles đã ngập lên đến tận cổ trong rắc rối, Karen à.”

“Charles cũng biết vậy. Em đã tìm cách thuyết phục anh ấy quay về. Thậm chí em còn nói đến cả anh nữa. Em bảo Charles rằng anh ấy không gϊếŧ ai cả, rằng tất cả những gì anh ấy làm chỉ là gian lận thương mại mà thôi, rằng anh ấy có thể trả lại món tiền đó, nộp phạt, ngồi tù một thời gian, bất cứ điều gì người ta muốn. Ra khai báo.”

"Rồi sao...?”

“Charles nói anh ấy sẽ suy nghĩ. Nhưng em không chắc là vậy. Anh ấy sợ. Sợ phải đối mặt với những gì mình đã làm. Sợ đối mặt với gia đình. Em nghĩ chạy trốn thì dễ dàng hơn. Khi xuồng quay đầu về, anh ấy đứng vẫy tay. Em có cảm giác đó là câu trả lời của anh ấy. Em không nghĩ là mình sẽ còn gặp lại Charles nữa.”

Hauck co chân lại, vứt tập giấy tờ lên bàn: “Em có muốn Charles quay lại không, Karen?”

"Em có muốn không ấy hả? ” - Karen nhìn Hauck lắc đầu, mắt đờ đẫn. - “Không phải như cái cách anh nghĩ đâu. Với bọn em, như vậy là đã kết thúc rồi. Em sẽ không bao giờ quay lại. Anh ấy cũng vậy. Nhưng em nhận ra một điều ở đó, khi nhìn thấy Charles, nghe anh ấy nói...."

“Điều gì?"

"Lũ trẻ. Chúng cần phải biết sự thật. Chúng cần có bố, dẫu bố chúng đã làm gì, miễn là còn sống."

Hauck gật đầu. Anh hiểu điều đó. Anh có Jessie. Dẫu anh có làm điều gì chăng nữa. Anh hít sâu một hơi.

Karen nhìn anh đau khổ: "Anh biết điều đó khó khăn với em thế nào không, Ty?”

Có điều gì đó khiến Hauck ngập ngừng: “Có, anh biết.”

"Khi nhìn thấy Charles.” - Mắt cô dâng đầy lệ. - “Nhìn thấy chồng mình, lại xuất hiện ngay trước mắt. Nghe thấy anh ấy nói. Sau tất cả những gì anh ấy đã làm...."

" Anh hiểu điều đó là như thế nào.”

“Như thế nào? Như thế nào, hả Ty?”

“Em muốn anh phải làm gì nào, Karen?”

“Em muốn anh hãy ôm em vào lòng, ôi trời ơi! Em muốn anh nói xem những gì em làm có đúng hay không. Đừng nhìn em như vậy?” - Karen đặt tay lên chân Hauck. - “Dầu sao thì em cũng nhận ra được thêm một điều khi ở ngoài đó nữa.”

“Điều gì vậy?”

Karen đứng dậy, ngồi vào lòng Hauck. - “Em nhận ra rằng em yêu anh. Ty à. Chứ không phải là một cái gì đó gần như vậy." - Cô mỉm cười, nuốt nước mắt. - “Đó là tất cả sự thật.”

“Tất cả?”

“Đúng vậy.” - Karen gật đầu. áp người vào ngực anh. - “Tất cả.”

Hauck vòng tay ôm lấy cô, áp chặt khuôn mặt cô vào vai mình. Anh thấy cô đang khóc. Cô không còn kìm lại được nữa. Anh ôm chặt cô, cảm nhận cơ thể nóng hổi và nhịp đập tim mình đang hòa với nhịp đập con tim cô. Vài giọt nước mắt ẩm ướt và ấm nóng nhòe lên cổ anh.

"Em thực sự yêu anh.” - Cô thì thầm, ôm chặt lấy anh. - "Dẫu cho điều đó có vẻ như là không thể.”

Anh nhún vai, đẩy khuôn mặt cô áp vào ngực mình. - “Không phải là không thể đến mức như vậy đâu.”

“Đúng mà. Hoàn toàn là không thể một cách khốn kiếp. Anh không cho là em có thể đọc được ý nghĩ của anh sao? Như một cuốn sách để mở vậy.” - Rồi cô đẩy anh ra. - “Nhưng em không thể để Charles biến mất một lần nữa một cách đơn giản như vậy được. Em muốn đưa anh ấy về cho lũ trẻ. Dẫu anh ấy đã làm những gì thì bố của lũ trẻ vẫn còn sống.”

Hauck lấy ngón cái lau vệt nước mắt trên má lấm tấm tàn nhang của Karen. "Chúng ta sẽ tìm được cách.” - Hauck nói. - “Sẽ tìm được cách.”

Karen nhẹ nhàng hôn lên cằm Hauck, ngả đầu lên ngực anh. - "Cảm ơn anh, Ty.”

"Với anh thì không phải đến mức là không thể đến vậy.” - Hauck nói lại. - “Tất nhiên, với lũ trẻ thì có thể...”

“ Ôi, trời!” - Karen lắc đầu, vuốt mớ tóc loà xoà trước mặt. - “Em sẽ phải giải thích rất nhiều khi lũ trẻ quay về hay là thế nào đây?”

ĐÊM ĐÓ HAI NGƯỜI ngủ trong phòng của Hauck. Họ không yêu nhau mà chỉ nằm đó, tay Hauck vòng qua eo cô, còn cô thì nằm áp sát vào người anh. Cái bóng của chồng cô cứ lảng vảng như báo một điềm gở với sự yên bình của họ, như khuôn mặt từ bên kia biển cả.

Khoảng tầm một giờ, Hauck tỉnh dậy. Karen nằm co trên giường, ngủ say. Anh kéo chăn ra, mặc chiếc quần soóc vào và bước ra phía cửa sổ, nhìn ra phía biển dưới ánh trăng. Có điều gì đó cứ gặm nhấm trong anh.

Gấu Đen.

Con tàu anh đã từng gặp. Trong giấc ngủ. Trong giấc mơ. Nơi góc tối của trí nhớ. Và rồi nó đến với anh trong giấc mơ, nơi anh đã từng nhìn thấy nó. Nó ở trong phòng làm việc của Dietz. Trong tấm hình treo ở đó. Tấm hình có Dietz khoác vai vài gã bạn và một con cá treo lủng lẳng giữa bọn chúng.

Dietz đã theo dõi đến đây.Chương 89Charles Friedman ngồi một mình trên con tàu Emberglow đang thả neo ngoài khơi gần đảo Gavin. Đêm thật yên tĩnh. Hai chân Charles đặt lên mạn tàu. Anh đã uống hết một nửa chai Pyrat xo Reserve để giúp anh đưa ra quyết định.

Anh nên rời khỏi đây. Ngay đêm nay. Những gì Karen đã nói với anh, về kẻ đang truy tìm theo anh, khiến anh càng thêm lo lắng. Anh đã mua một căn nhà ở Bocas del Toro, Panama. Không ai biết về nó cả. Cũng sẽ không có ai truy tìm anh ở đó. Từ đó anh có thể đi tới vùng đảo Thái Bình Duơng, nếu thấy cần...

Còn ánh mắt cô nhìn anh nữa. Anh định làm gì bây giờ, Charlie, chạy trốn cả phần đời còn lại hay sao... Anh không nên liên quan tới Karen và gia đình nữa.

Nhưng một nỗi lo lắng lại xuất hiện trong anh. Nỗi lo lắng rằng anh đang là ai, và đã là ai. Gặp Karen đã khiến thức tỉnh điều đó trong anh. Không phải là vì cô - điều đó qua rồi. Anh sẽ không bao giờ lấy lại được niềm tin trong cô, và cũng không xứng đáng với niềm tin đó nữa. Anh vẫn biết điều đó. Nhưng còn lũ trẻ, Alex và Samantha. Những lời Karen cứ vọng lại trong đầu anh: Lũ trẻ sẽ tha thứ cho anh, Charles...

Liệu lũ trẻ có tha thứ hay không?

Anh nghĩ lại hình ảnh lúc lũ trẻ rời lễ tốt nghiệp. Thật khó khăn và đau đớn biết bao khi chỉ ngồi đó nhìn và rồi lại phải lẳng lặng ra đi. Hình ảnh của ba mẹ con đã in đậm trong tâm trí anh biết bao, và cả niềm khát khao trong huyết quản anh nữa. Anh sẽ sung sướиɠ biết bao nhiêu khi có lại được cuộc sống cũ của mình. Liệu điều đó có phải là điều kỳ lạ hay không? Liệu đó có phải là hy vọng của những kẻ nghiện hay không? Nếu anh nắm lấy cơ hội này, không quan tâm tới hậu quả sẽ ra sao từ bọn người kia. Không quan tâm anh là ai.

Tại sao bọn chúng phải thắng?

Anh đã làm gì nào? Anh không gϊếŧ hại ai cả. Anh có thể chứng minh được điều đó. Anh sẽ ngồi tù. Trả nợ. Lấy lại cuộc sống của mình. Nhìn nhận những gì mình đã mất khiến Charles nhận ra rằng: anh đã hối tiếc biết bao khi phải rời bỏ chúng.

Neville hiện đang lên bờ tham dự một buổi tiệc của dân đi biển. Theo lịch thì sáng mai họ sẽ đi Barbados. Đến đó anh sẽ rời tàu, bay tới Panama. Gặp lại Karen khiến mọi việc trở nên thật khó khăn.

Cách đây một năm anh đã có một lựa chọn tương tự. Anh đã chứng kiến cậu thanh niên đó bị sát hại. Chứng kiến trong sự hoảng sợ khi chiếc xe thể thao màu đen chạy đi. Có điều gì đó mách bảo rằng, anh không còn đường trở về nữa. Rằng thế giới này đã đóng sầm cánh cửa lại với anh. Huyệt mộ đã được đào xong rồi. Vậy thì tại sao không dùng cơ chứ? Trong một thoáng, anh đã nghĩ đến việc gọi một chiếc xe, chỉ cho lái xe chạy hướng lên đường Post Road, về nơi ở của anh, Old Greenwich. Sau đó chạy dọc đường bờ vịnh ra bờ biển về phía biển, về nhà... Karen sẽ đang ở đó. Cô đang lo lắng, sợ hãi khi nghe tin vụ đánh bom sau khi không thấy anh gọi điện. Anh sẽ thú nhận rằng mình đã quá bối rối. Thú nhận tất cả mọi việc với cô. Về Dolphin. Falcon. Sẽ không ai phải biết anh đã ở đâu. Anh thuộc về nơi đó.

Nhưng thay vì làm như vậy, anh lại chạy trốn. Câu hỏi tiếp tục như lưỡi dao ấn sâu vào trong anh. Tại sao bọn chúng phải thắng kia chứ?

Hình ảnh Sam và Alex hiện lên trong tâm trí Charles với câu trả lời: Bọn chúng không thắng. Anh nghĩ tới niềm vui anh đã có với Karen, khi chỉ cần được nghe tiếng cô gọi tên anh. Bọn chúng không thắng. Charles đặt chai rượu xuống. Câu trả lời bỗng nhiên trở nên thật rõ ràng trong đầu anh.

Anh chạy xuống, tìm chiếc điện thoại để trong ca-bin, nhắn cho Neville một tin nhắn cụ thể bảo Neville những việc cần làm. Bọn chúng không thể thắng, mấy từ đó vẫn không ngừng vang lên trong đầu anh. Charles bước tới chiếc quầy ngăn kéo anh dùng làm bàn, bật máy tính xách tay. Anh kéo chuột tới địa chỉ thư điện tử của Karen, gõ những lời vội vã và chân thành cho cô. Anh đọc lại bức thư. Đúng. Anh cảm thấy vô cùng hưng phấn. Anh cảm thấy mình như sống lại trong cơ thể của chính mình, lần đầu tiên trong một năm qua. Bọn chúng không thể thắng. Anh nghĩ đến việc sẽ được gặp lại Karen. Lại được ôm lũ trẻ vào lòng. Anh có thể lấy lại cuộc sống của mình.

Anh nhấn nút gửi.

Có tiếng động trên boong tàu như ai đó đang buộc dây xuồng. Chắc là Neville đã từ bữa tiệc trở về. Charles gọi tên viên thuyền trướng. Phấn chấn, anh bước lên boong tàu. Tim anh đập rộn ràng. Anh chạy ra từ phía dưới cầu tàu. - “Kế hoạch có thay đổi.”

Không phải Neville, thay vào đó, đứng trước mặt anh là hai gã đàn ông. Một gã cao gầy mặc áo sơ mi bãi biển và quần soóc, tay vung vẩy khẩu súng. Gã còn lại thấp hơn, ngực rộng, để ria. Cả hai đều tỏ vẻ rất mãn nguyện như thể một cuộc truy tìm lâu ngày đã kết thúc và giờ là lúc bọn chúng đang đứng ngắm nhìn phần thưởng mà chúng muốn được nhìn thấy đã từ lâu. Gã ria mép cười nhăn nhở.

"Xin chào Charles. ”Chương 90“Dậy đi, Ty! Xem này!” - Karen đứng ở đầu giường lay Hauck dậy. Hauck ngồi dậy. Anh không tài nào ngủ lại được gần như cả đêm qua vì nỗi ám ảnh sau khi nhớ ra con tàu.

“Charlie gửi tin này,” - Karen giọng phấn chấn. - “Anh ấy muốn chúng ta tới gặp.”

Hauck liếc nhìn đồng hồ. Đã gần tám giờ. Anh chưa bao giờ ngủ dậy muộn. - “Tới đâu?”

Karen đang quấn người trong chiếc khăn tắm của khách sạn, cô vừa mới bước ra từ nhà tắm. Cô giơ chiếc BlackBerry ra trước mặt Hauck trong khi anh đang cố dụi cơn buồn ngủ khỏi hai mắt.

Karen. Anh đã suy nghĩ lại về những gì em nói. Anh đã không nói với em tất cả những gì anh biết. Neville sẽ tới bến cảng vào lúc mười giờ sáng và đưa em tới gặp anh. Em có thể đưa ai đi cùng cũng được. Có lẽ là đã đến lúc rồi. Charles.

Cô bám lấy tay Hauck và siết chặt một cách đắc thắng. - “Anh ấy sẽ trở về với chúng ta, Ty à.”

Cả hai vội vàng mặc quần áo, và gặp nhau ở phòng ăn sáng ở tầng dưới. Ở đó, với tâm trạng sợ làm Karen mất vui, Hauck đã thông báo là Charles sẽ phải bị bắt. Trong khi cạo râu, anh đã quyết định rằng cách duy nhất có thể thực hiện được là: phải đưa Charles về Mỹ cùng với hai người theo sự đồng ý của Charles. Hauck sẽ bắt Charles ở đây và Charles sẽ phải bị tạm giam trong khi chờ đợi được dẫn về. Họ sẽ phải lấy được lệnh ủy nhiệm cho phép điều tra toàn bộ sự việc liên quan tới tất cả mọi người ở nhà, mà không thể tránh khỏi sẽ bao gồm cả vai trò của Hauck và những gì anh đã làm. Để có được lệnh ủy nhiệm sẽ phải đợi nhiều ngày, thậm thí là nhiều tuần. Việc dẫn độ có thể sẽ bị xem xét. Charles có thể trốn chạy. Nhưng Dietz và lũ nguời của hắn thì đã đến rất gần rồi.

Ngay trước lúc mười giờ, Karen và Hauck đi ra phía cảng. Neville đứng sau bánh lái chiếc Thiên thần biển khơi mũi trắng đang tiến vào cảng.

Karen vẫy anh ta từ phía cầu cảng.

"Chào bà.” - Viên thuyền trưởng vẫy tay đáp lại, khi chiếc xuồng tiến lại gần. Một người bốc vác của khách sạn với lấy sợi dây buộc thuyền. Anh ta đỡ Karen lên xuồng, Hauck tự bước xuống sau.

“Anh sẽ đưa chúng tôi tới gặp ông Friedman phải không?”

“Tới gặp ông Hanson, thưa bà. Đó là lệnh của ông ấy.” - Neville đáp lại một cách nghiêm túc.

“Chúng ta sẽ quay lại chỗ cũ à?”

“Không, thưa bà. Lần này thì không. Tàu đang neo ngoài khơi, không xa đây là mấy.”

Hauck ngồi xuống cạnh cuối xuồng, Karen cũng ngồi xuống đối diện anh trong khi người bốc vác quăng dây neo thuyền cho Neville. Hauck sờ khẩu Beretta anh đã mang theo. Bất cứ chuyện gì cũng có thể sẽ xảy ra ngoài đó.

Họ đi về hướng tây, chưa đển một phần tư dặm ngoài khơi, chạy sát theo bờ biển dọc những hòn đảo nhỏ xíu như những chấm nhỏ trên biển. Bầu trời trong xanh nhưng nhiều gió, chiếc xuồng chồm lên, động cơ đôi rồ lên tạo thành làn nước lớn phía sau.

Suốt cả quãng đường, không ai nói với ai một câu. Một bầu không khí nặng nề trùm lên họ. Charles có thể cho Hauck biết đầu mối dẫn tới kẻ đã sát hại AJ Raymond, tại sao Charles làm việc này từ lúc đầu. Karen cũng im lặng, có thể đang suy nghĩ xem sẽ giải thích với lũ trẻ ra sao.

Khi còn cách Saint Hubert khoảng bốn hòn đảo, Neville cho máy chạy chậm lại. Hauck kiểm tra bản đồ. Dải đất này có tên là đảo Gavin. Có một khu dân cư ở phía bắc hòn đảo, tên là Amysville. Họ đang ở bên phía ít người sinh sống, phía nam hòn đảo. Rồi họ tới một khúc quanh.

Neville chỉ tay. - “Ông ấy ở đó!”

Một con tàu lớn màu trắng đang neo mình trong khu vịnh hoang vắng. Hauck bám chắc thành xuồng bước thẳng về phía mũi. Karen bước theo sau. Con tàu có lẽ phải dài đến sáu mươi foot. Hauck đoán có thể ngủ được tám người. Một lá cờ Panama cắm phía sau đuôi tàu.

Neville chạy chậm lại dưới vận tốc mười hải lý một giờ, lượn qua dải san hô một cách thành thạo. Chắc chắn Neville biết rất rõ vùng biển này. Neville cầm chiếc bộ đàm trên bảng điều khiển và nói vào đó: - “Ông Hanson, Thiên thần biển khơi đang đến.”

Không có ai đáp lại. Con tàu của Charles chỉ cách xuồng khoảng một phần tư dặm. Con tàu đang neo lại. Hauck không phát hiện thấy có ai trên boong. Neville nhấc bộ đàm lên gọi thêm một lần nữa. Chỉ có tiếng kêu lạo xạo.

“Chuyện gì xảy ra vậy?” - Hauck hỏi Neville.

Viên thuyền trưởng người Tri-ni-đát liếc nhin đồng hồ, nhún vai. - "Không có ai trên tàu cả.”

“Có chuyện gì vậy, Ty?” - Karen hỏi, giọng bỗng trở nên lo lắng.

Hauck lắc đầu. - “Anh không biết.”

Họ từ từ chạy quanh con tàu đang dập dềnh trên mặt nước từ mé bên. Một sợi dây giữ neo thả thẳng xuống nước phía mũi tàu. Không có dấu hiệu nào của sự sống ở trên tàu. Hoàn toàn vắng lặng.

“Lần cuối cùng anh nói chuyện với ông Hanson là khi nào?” - Hauck hỏi Neville.

“Tôi không nói chuyện với ông ấy.” - Viên thuyền trưởng nhún vai. - “Ông ấy gửi một tin nhắn cho tôi tối hôm qua, bảo rằng tôi đón ông bà vào lúc mười giờ và đưa ông bà ra đây.” - Neville lái chiếc Thiên thần biển khơi chạy quanh tàu ở khoảng cách khoảng năm mươi foot.

Vẫn không thấy bóng dáng một ai.

Hauck trèo lên chỗ cao nhất có thể được của thành chiếc xuồng để nhìn sang. Neville lái xuồng vào gần hơn, gọi to: “Ông Hanson.” Chỉ có sự im lặng đáp lại. Một sự im lặng đáng lo ngại.

Karen đặt tay lên vai Hauck. - “Em không thích điều này chút nào, Ty à.”

“Anh cũng vậy.” — Hauck lôi khẩu Beretta ra khỏi túi. Anh nắm lấy lan can con tàu khi chiếc xuồng chạy ngang tới bên nó. Anh bảo Karen: “Em cứ ở nguyên đây nhé.”

Hauck nhảy lên boong. "Có ai đó không?” - Boong chính con tàu hoàn toàn trống không. Nhưng có sự xáo trộn đáng lo ngại. Những chiếc gối kê chỗ ngồi bị lật úp cả xuống. Các ngăn kéo bên trong đều bị mở tung. Hauck thấy một chai rượu rum còn để trên boong. Anh cúi xuống chấm ngón tay vào một vệt bẩn nhỏ trên một chiếc gối kê vứt lăn lóc. Thứ anh phát hiện ra đó chẳng khiến anh vui chút nào.

Đó là một vệt máu.

Anh quay xuống Karen, lúc này vẫn đang ngồi trên chiếc Thiên thần biển khơi lo lắng: “Cứ ngồi yên trên xuồng nhé.” Hauck mở chốt an toàn của khẩu Beretta, lăm lăm tay súng, bước xuống khoang ca-bin phía dưới. Khoảng không gian đầu tiên anh bước vào là một khoang bếp rộng. Đã có người vào đây. Bồn rửa đựng đầy ly cốc và nồi xoong. Khoang tủ để mở và đã bị lục tung lên, đồ gia vị rơi tràn ra cả sàn bếp. Hauck tiếp tục bước xa hơn, về phía đuôi tàu, nơi có ba phòng ngủ. Giường ngủ bị lục tung, ngăn kéo mở toang, trống không ở hai phòng đầu. Phòng lớn nhất bị lục lọi nhiều nhất, trông như vừa mới có một cơn bão đi qua. Đệm bị kéo lệch sang một bên, ga trải giường bị xé tung, ngăn kéo bị lục lọi, và quần áo quăng vung vãi khắp nơi.

Hauck quỳ xuống. Anh bắt gặp nhiều vết máu giống trên boong. Hauck bước lên boong. - “Trống không cả.” - Hauck gọi Karen. Neville đang kéo dây, đưa Karen lên tàu. - “Không có ai ở đây cả.”

“Không có ai ở đó là sao? Charles biến đi đằng nào rồi, Ty?” - Karen lo lắng hỏi.

“Xuồng vẫn còn đây.” - Neville nói, tay chỉ chiếc xuồng cao su màu vàng, chiếc xuồng Karen đã nhìn thấy hôm trước. Thế có nghĩa là Charlie không lên bờ.

“Có ai biết Charles ở đây không?” - Hauck quay qua hỏi Neville.

“Không. Ông Hanson bí mật lắm. Chúng tôi vừa mới thay đổi vị trí chiều hôm qua thôi.”

Karen trở nên căng thẳng hơn. - “Em không thích chuyện này, Ty à. Anh ấy muốn chúng ta tới gặp kia mà.”

Hauck nhìn ngang qua vịnh, về phía hòn đảo cách đó khoảng hai đến ba trăm yard. Charles có thể ở bất cứ chỗ nào. Hoặc có thể đã chết. Hoặc có thể bị bắt cóc. Hay đang ở trên một con thuyền khác. Hauck không muốn nói cho Karen về những vệt máu, điều này chỉ khiến mọi việc trở nên phức tạp hơn.

"Đồn cảnh sát gần đây nhất là ở đâu?” - Hauck hỏi Neville.

"Ở Amysville." - Viên thuyền trưởng đáp. “Cách đây khoảng sáu dặm hơn. Vòng về phía bắc.”

Hauck khẽ gật đầu. - “Gọi họ tới đi.”

"Ôi! Charlie..." - Karen lắc đầu, thở dài lo lắng.

Hauck đi về phía mũi tàu, kiểm tra lại những chiếc gối lót vứt lộn xộn trên đó, nhìn lại mấy vệt máu. Có vẻ như những vệt máu chạy về phía mạn tàu. Anh cúi người nhìn về bên đó. Sợi dây neo ở đó ròng thẳng xuống nước. Anh đưa tay lướt dọc theo sợi dây. - “Neville, khoan đã!"

Viên thuyền trưởng quay lại từ phía cầu tàu, bộ đàm cầm trên tay.

Hauck hỏi. - “Anh biết nút bấm thả neo ở đâu không?”

“Có chứ.”

“Anh kéo neo lên cho tôi.”

Karen hít sâu một hơi lo lắng. - “Cái gì thế?”

Neville cũng tỏ vẻ ngạc nhiên. Viên thuyền truởng nhấn nút trên bánh lái. Ngay lập tức, dây neo bắt đầu chầm chậm kéo lên. Hauck nhoài người hết cỡ nhìn xuống, tay bám vào thành lan can.

"Em lùi lại." Hauck bảo Karen.

"Ty, anh nghĩ có chuyện gì đang xảy ra vậy?” - Cô hỏi, giọng lo lắng.

"Em cứ lùi lại đã!” - Tiếng động cơ kéo neo kêu ro ro. Sợi dây neo được bện rất chắc chắn kéo dần lên. Cuối cùng, một vật nhô lên khỏi mặt nước. Trông như một sợi dây. Dây câu. Rong biển quấn quanh.

"Ty...?"

Nỗi hoảng sợ vụt qua Hauck khi anh nhìn thấy vật đó: Sợi dây buộc chặt lấy một bàn tay. "Neville, dừng lại!" Hauck giơ tay gọi to. Anh quay lại phía Karen. Ánh mắt không vui của anh đã nói lên tất cả.

"Ôi, Chúa ơi, Ty, không...”

Cô chạy vội sang bên mạn tàu nhìn xuống, hoảng sợ. Hauck tới phía sau, ôm lấy cô, áp chặt khuôn mặt cô vào ngực, che đi để cô khỏi phải nhìn thấy quang cảnh đau lòng.

"Không...”

Hauck ôm chặt lấy Karen. Cô vùng vẫy cố thoát ra khỏi vòng tay anh. Hauck bảo Neville kéo dây neo cao lên thêm một chút. Sợi dây neo chạy lên thêm. Bàn tay bị trói chặt vào dây neo đã nhô hẳn ra khỏi mặt nước. Từ từ, toàn bộ phần còn lại cũng dần dần nhô lên. Tim Hauck chùng xuống.

Anh chưa bao giờ gặp Charles, ngoại trừ qua tấm ảnh của Karen. Cái anh đang nhìn thấy bây giờ chỉ là một bản sao đã trương lên, đáng sợ của Charles. Anh che mặt Karen, ôm chặt cô hơn nữa vào ngực mình.

“Có phải là anh ấy không?” - Karen hỏi, mặt quay đi nơi khác, không dám nhìn.

Khuôn mặt trương phồng, trắng bệch của Charles nhô lên khỏi mặt nước, mắt mở trừng trừng. Hauck giơ tay ra hiệu cho Neville dừng lại.

"Phải Charlie không, Ty? ” - Karen hỏi lại, cố kìm nước mắt.

“Là Charles.” - Hauck gật đầu. Anh áp chặt mặt cô gần hơn vào ngực mình, ôm chặt cô, trong khi cô vùng vẫy. - “Là anh ấy."Chương 91Một giờ sau, chiếc xuồng chở các viên sỹ quan trong trang phục cảnh sát hải quân màu trắng từ khu dân cư Amysville, cùng một viên thanh tra địa phương tới nơi. Tất cả mọi người cùng kéo Charles lên.

Karen và Hauck đứng bên cạnh nhìn thi thể, bám đầy những rong rêu và những mảnh vụn rác của Charles được kéo lên boong tàu với sợi dây trói chặt anh vào dây neo tàu. Hauck thông báo anh là thanh tra từ Mỹ với một nhân viên địa phương có tên là Wilson trong khi Karen đứng bên cạnh, hai tay ôm lấy mặt. Hauck khai báo cô là vợ cũ của Hanson và cho biết họ mới gặp lại sau một năm. Cả hai đều nói rằng họ không biết ai là kẻ muốn làm môt việc kinh khủng như vậy. Có thể là một vụ cướp. Nhìn quanh con tàu mà xem. Như vậy có lẽ là lý do đơn giản nhất, và sẽ không phải khơi ra toàn bộ sự việc. Dẫu chuyện xảy ra tiếp theo có là gì thì Hauck cũng quyết định rằng: anh sẽ giám sát vụ này từ Mỹ, và nếu chính quyền địa phương không hỏi gì đến họ thì anh cũng không phải thực hiện đến việc đó. Cả hai cung cấp tên, họ và địa chỉ ở Mỹ. Một thông báo nhanh, họ cho viên thanh tra biết nghề nghiệp của Hanson trước đây: làm trong ngành đầu tư. Hauck biết rằng khi họ kiểm tra thì cái tên mới của Charles sẽ không đem lại thông tin gì nhiều.

Viên thanh tra cảm ơn hai người một cách chân thành, tuy nhiên cũng xem xét câu chuyện của hai người một cách ngờ vực. Hai nhân viên của viên thanh tra cho xác Charles vào một chiếc túi đựng thi hài màu vàng. Karen yêu cầu xin thêm vài phút và đuợc họ đồng ý.

Cô quỳ xuống bên Charles. Cô có cảm giác mình đã nói lời chia tay với anh không biết bao nhiêu lần trước đây, nước mắt cô tuôn rơi. Nhưng giờ thì khi nhìn vào khuôn mặt đã biến dạng, trương phềnh, sưng húp và làn da tái xanh lại, cô nhớ lại cả nỗi đau và nụ cười cam chịu của anh trên bãi biển ngày hôm qua, nước mắt cô tiếp tục tuôn chảy, không ngừng. Lần này thì không còn sự phán xét nào nữa. Từng dòng nước nóng hổi tuôn tràn trên hai má cô.

Ôi, Charlie... Karen nhặt lấy một mẩu vụn rác bám trên mái tóc anh. Thật nhiều ký ức đột nhiên ùa về trong cô. Từ cái buổi tối họ gặp nhau lần đầu ở buổi quyên góp nghệ thuật ấy, Charles trong trang phục xi-mốc-king, đeo cà vạt đỏ. Cặp kính bằng sừng. Điều anh nói hôm đó khiến cô bị lôi cuốn là gì nhỉ? “Em đã làm gì xứng đáng mới có được một chỗ ngồi trong cái đám buồn tẻ này?” Rồi đám cưới của họ ở Pierre. Ngày anh khai trương công ty Harbor, công việc kinh doanh đầu tiên với Halliburton, cô vẫn nhớ mọi thứ tràn đầy hy vọng và hứa hẹn. Cái cách anh chạy dọc đường biên trong mỗi trận bóng vợt của Alex, hò reo vui mừng với mỗi bàn thắng, thất vọng với mỗi bàn thua, gọi to tên con - "Tiến lên, Alex, tiến lên!” rồi vỗ tay khuyến khích.

Rồi cô nhớ lại cả cái buổi sáng anh gọi với trở lại cho cô trong nhà tắm, và nói rằng anh sẽ đi tàu vào thành phố. Karen đưa tay vuốt dọc khuôn mặt Charles. - Làm sao anh lại để chuyện này xảy ra hả Charlie? Em sẽ nói với lũ trẻ sao đây? Ai sẽ là người khóc thương anh? Em sẽ phải làm gì với anh đây?” Dẫu thật cố gắng, cô cũng không thể tha thứ cho anh. Nhưng anh vẫn là người đàn ông mà cô đã cùng chung sống gần hai mươi năm trời. Người đã từng là một phần của mỗi thời khắc quan trọng trong cuộc đời cô, vẫn là bố của lũ trẻ.

Và cô nhìn thấy, trong sự hối hận của ánh mắt anh ngày hôm qua, một hình ảnh mà anh nhớ đến quay quắt. Là Sam. Alex. Và cô. Em sẽ phải làm gì với anh đây, Charlie?

“Karen..."- Hauck buớc tới sau lưng, khẽ đặt tay lên vai cô. - "Đã đến lúc để họ làm nhiệm vụ rồi.”

Cô gật đầu. Cô đặt ngón tay lên mi mắt Charles, khép chúng lại lần cuối. Như vậy tốt hơn. Đó là khuôn mặt cô muốn mang theo bên mình. Cô đứng dậy, khẽ dựa vào người Hauck. Một trong số mấy viên sỹ quan bước tới, kéo khóa lại.

Vậy là hết. Charles đã không còn nữa.

“Họ sẽ để chúng ta đi.” - Hauck nói khẽ bên tai Karen. “Anh đã cung cấp thông tin của anh cho họ liên lạc. Nếu tìm ra manh mối, và có lẽ là sẽ tìm ra manh mối, họ sẽ cần phải nói chuyện với chúng ta thêm nữa.”

Karen gật đầu. - “Anh ấy đã quay về Mỹ, anh biết không?” - Cô ngẩng nhìn Hauck. - “Để đến dự lễ tốt nghiệp của Samantha. Charlie đã ngồi trong xe, bên đường đối diện và ngắm nhìn gia đình. Em muốn đưa anh ấy về nhà, Ty à. Em muốn anh ấy trở về với gia đình em. Em muốn lũ trẻ được biết những gì đã xảy ra. Charles là bố chúng kia mà.”

“Chúng ta có thể yêu cầu họ đưa thi hài về, sau khi hoàn tất việc khám nghiệm y tế.”

Karen khóc sụt sịt: “Cũng được.” Họ lại xuống chiếc Thiên thần biển khơi và nhìn người ta đưa Charles vào xuồng cảnh sát.

“Bọn chúng đã tìm được Charles, Ty à...” - Karen cố kìm cơn giận dữ đang dâng lên trong huyết quản. - “Anh ấy đã có thể quay về với chúng ta. Em biết mà. Đó là lý do tại sao anh ấy lại gọi mình tới.”

“Bọn chúng không tìm được Charles, Karen à.” - Hình ảnh gây cảm giác bất an của con tàu lớn màu đen trở nên rõ nét trong đầu Hauck. - “Chúng ta mới là những người tìm ra Charles. Và chúng ta đã dẫn bọn chúng thẳng đến chỗ của Charles.” - Anh quay nhìn con tàu bị đột nhập của Charles. - “Và câu hỏi thực sự ở đây là bọn chúng muốn tìm kiếm điều gì?”Chương 92Có lẽ đúng là như vậy, Karen cuối cùng cũng chấp nhận điều đó, khi cô nhớ đi nhớ lại hình ảnh kinh hoàng của Charles tới mấy ngày sau. Có lẽ là cô và Hauck đã bị lừa. Có thể chính họ đã đưa bọn chúng thẳng đến chỗ Charles.

Nhưng bọn chúng là ai?

Hauck kể cho cô nghe về chiếc tàu màu đen mà anh đã nhìn thấy ngày hôm trước. Và những gì anh nhìn thấy trên tường nhà Dietz. Karen thậm chí còn nhớ có một chiếc trực thăng bay lòng vòng trên đầu hòn đảo khi cô và Charles tạm biệt nhau, dầu vào thời điểm đó cô không hề để ý đến nó.

Tuy vậy, chẳng điều nào trong số đó quan trọng đối với cô bây giờ nữa. Nhìn thấy Charlie - thi thể xấu số của anh chìm dưới mặt nước, cho dù trước đó anh có làm gì, dẫu anh đã gây ra nỗi đau nào cho cô, thì đó cũng là điều khiến cô bị ám ảnh. Họ đã cùng chung sống cả nửa đời người cùng nhau. Họ đã chia sẻ gần như mọi khoảnh khắc hạnh phúc trong cuộc đời với nhau. Khi cô nhớ lại, cô thấy thật khó có thể tách bạch cuộc đời cô ra khỏi cuộc đời anh. Cả hai đã hòa trộn lẫn vào nhau đến vậy. Nước mắt cô lại tuôn rơi cùng với những cảm xúc lẫn lộn, không thể hiểu được. Charles đã chết, một lần nữa đối với cô. Cô đã không thể hình dung ra được rằng sự thật này là quá tàn độc khi cô đã mất Charles một năm trước đây, rồi lại phải kìm lại cơn giận dữ với anh. Dẫu đó là ai hay vì sao - thì đó là việc dành cho Ty giải quyết.

Hauck và Karen bay về Mỹ vào ngày hôm sau. Hauck muốn quay trở về nước trước khi việc điều tra tại đây phát hiện ra rằng Steven Hanson không hề có thông tin nào trong quá khứ. Trước khi họ phải giải thích tất cả mọi việc.

Còn Karen... cô muốn thoát ra khỏi cơn ác mộng đó càng sớm càng tốt. Khi đã về đến nhà, Hauck đưa cô đến nhà bạn cô là Paula. Không có lý do gì để cô phải ở một mình. Sau cùng thì cô cũng cần phải mở lòng ra tâm sự với một ai đó.

“Mình thậm chí còn không biết phải bắt đầu như thế nào nữa." - Karen nói. Paula nắm lấy tay cô. - “Cậu phải hứa nhé, Paula, rằng chuyện này chỉ có mình và cậu biết thôi. Chỉ mình chúng ta thôi. Không được kể cho ai khác, kể cả Rick nhé.”

“Chắc chắn là không rồi, Karen.” - Paula hứa.

Karen nuốt nước bọt. Cô lắc đầu thở dài như thể điều gì đó đã bị dồn nén lại trong cô nhiều tuần. Mà đúng thế thật. Cô nhìn bạn mình, mỉm cười bối rối: “Cậu còn nhớ đoạn phim tài liệu đó chứ, Paula?”

NGAY CHIỀU HÔM ĐÓ Hauck về đến trụ sở cảnh sát Greenwich. Anh tạt ngang qua chào phân đội do anh phụ trách rồi đi thẳng vào phòng làm việc của Chỉ huy truởng Fitzpatrick trên tầng bốn.

“Ty à!” - Fitzpatrick đứng dậy vẻ phấn khởi: “Mọi người đang băn khoăn không biết đến bao giờ mới được gặp lại cậu đấy. Có vài việc đang đợi cậu đấy, nếu cậu đã sẵn sàng quay lại với công việc. Cậu đã đi đâu vậy?”

"Ngồi xuống đi, Carl.”

Viên chỉ huy từ từ ngồi xuống. - " Hừ, tôi không chắc là mình thích cái này đâu nhé, anh bạn.”

“Anh sẽ không thích đâu.’" - Trước khi bắt đầu, Hauck nhìn thẳng vào mắt người chỉ huy một cách cứng cỏi. - “Anh còn nhớ vụ gây tai nạn rồi bỏ chạy, mà tôi phụ trách trước đây không?”

Fitzpatrick hít một hơi: “Có, tôi nhớ.”

“ Ừm, tôi có một số thông tin bổ sung.” Và Hauck kể lại toàn bộ sự việc, từ đầu.

Anh kể về Karen. Về số điện thoại của Charles tìm được trong túi của nạn nhân, về chuyến đi xuống Pensacola. Về việc tìm kiếm các tài khoản ở nước ngoài và những tài khoản đó có liên quan tới Charles ra sao. Hauck bình tĩnh kể lại cho Fitzpatrick về hành động phiêu lưu của mình đột nhập vào nhà Dietz. Đôi mắt viên chỉ huy mở to kinh ngạc. Sau đó là cuộc vật lộn của anh với Hodges...

“Cậu khiến tôi lo lắng thật sự đấy, trung úy ạ.” - Viên chỉ huy đứng bật dậy, đẩy chiếc ghế ra phía sau. - “Cậu đem lại cho tôi chứng cớ kiểu gì vậy? Chuyện gì đã xảy ra ở dưới đó vậy - đó là chưa nói đến việc cậu không báo cáo ngay lập tức rằng cậu đã bắn người - việc đó hoàn toàn là bất hợp pháp.”

“Carl, tôi không cần người nhắc lại điều lệ.”

“Tôi không đồng ý,” - viên chỉ huy nhìn Hauck chằm chằm. - “Tôi nghĩ là cậu cần phải học lại điều lệnh!”

“ Ừm, trước đó còn có nhiều vấn đề nữa.” Hauck tiếp tục kể cho Fitzpatrick nghe về vụ tai nạn thứ hai ở New Jersey, và cả việc Dietz là nhân chứng ở cả hai vụ tai nạn. - “Cả hai đều bị sát hại, Carl à. Để diệt khẩu. Để che dấu thua lỗ trong đầu tư của bọn chúng. Tôi biết việc tôi làm là sai. Tôi biết mình có thể bị gọi ra hầu tòa. Nhưng tất cả các vụ tai nạn đó đều đã được dàn xếp từ trước. Là gϊếŧ người, Carl à.”

Viên chỉ huy đưa ngón tay lên mặt, bóp bóp quanh hai mắt. - "Tin tốt là thông tin của cậu đủ để điều tra lại vụ án. Tin xấu là - có thể một phần của vụ điều tra sẽ chống lại cậu. Cậu hiểu điều đó hơn tôi phải không, Ty. Tại sao cậu không ngừng lại ngay ở đó?”

“Tôi vẫn chưa thông báo hết mà, Carl.”

Fitzpatrick chớp mắt. - “Ôi, lạy Chúa...."

Hauck kể lại phần cuối của sự việc, về chuyến đi của anh tới Saint Hubert với Karen. Và họ đã tìm được Charles.

“Cậu tìm được Charles bằng cách nào? ”

“Điều đó không quan trọng.” - Hauck nhún vai. - “Chúng tôi đã tìm được anh ta.” - Hauck tiếp tục kể lại việc phát hiện ra xác Charles trên tàu, và sau đó anh đã thông báo cho nhân viên điều tra ở đó hơi sai một chút.

“Chúa ơi, Ty. Có phải cậu đã tìm cách vi phạm tất cả mọi quy định trong điều lệ phải không?”

“Không.” - Hauck mỉm cười, lắc đầu sau khi thông báo xong toàn bộ thông tin. - “Tất cả đều xảy ra một cách tự nhiên thôi, Carl à.”

“Tôi nghĩ là tôi phải thu lại súng và phù hiệu cảnh sát của cậu thôi.'’

TRƯỚC KHI RỜI văn phòng, Hauck đến một chiếc máy tính đặt ở tầng hai. Nhân viên phân đội do anh phụ trách vui vẻ đến nói chuyện với anh: "‘Anh trở về rồi à, trung úy?”

“Không hẳn vậy,” - Hauck nói giọng cam chịu - “chưa.” Hauck vào trang google (1) tìm kiếm một thông tin đã khiến anh phải suy nghĩ nhiều ngày.

Con tàu Gấu Đen.

Trang web tìm được một vài kết quả, trong đó có khoảng hơn chục trang về động vật hoang dã. Một trang của khách sạn nhỏ ở Vermont. Phải đến trang thứ ba Hauck mới tìm được thông tin liên quan thực sự. Đó là thông tin được đăng tải trên trang web của công ty đóng tàu của Ý có tên gọi là Perini Navi.

Gấu Đen. Loại du thuyền đi biển sang trọng thuộc loại tàu cao tốc có chiều dài 88 mét (290 phút). Đây là chiếc du thuyền lớn nhất trên thế giới thuộc sở hữu tư nhân, sử dụng động cơ đẩy DynaRig. Hai động cơ Duetz 1800 mã lực. Tốc độ tối đa 19,5 hải lý. Thiết kế vỏ đen bóng siêu hiện đại với ba cột buồm bằng sợi các-bon. Tổng diện tích hạ thủy 25.791 foot vuông. Con tàu bao gồm sáu phòng ngủ, tất cả đều có thiết bị thu tín hiệu vệ tinh Bloomberg, thiết bị thông tin, ti-vi plasma cỡ lớn, hệ thống âm thanh B/O. Một tàu liên lạc A 32" hai động cơ. Đủ chỗ ngủ cho 12 người với thuỷ thủ đoàn 16 người.

Thật đáng ấn tượng - Hauck nghĩ trong khi tiếp tục lăn chuột xuống phía dưới. Ở trang tiếp sau, trong tạp chí trên mạng dành cho những người yêu thích tầu thuyền đi biển, anh đã tìm được những thông tin mình cần. Anh ngả người ra khỏi máy tính, ngừng lại một lúc lâu ở cái tên. Bỗng nhiên anh nhớ ra. Đó là khi anh tới ngôi nhà ở đấy. Một ngôi nhà nào đó.

Chủ nhân của chiếc Gấu Đen là một nhà tài phiệt người Nga. Gregory Khodoshevsky.

Chú thích:

1 Google; trang web chuyên hỗ trợ tìm kiếm trên mạng.Chương 93Có lẽ đúng là như vậy, Karen cuối cùng cũng chấp nhận điều đó, khi cô nhớ đi nhớ lại hình ảnh kinh hoàng của Charles tới mấy ngày sau. Có lẽ là cô và Hauck đã bị lừa. Có thể chính họ đã đưa bọn chúng thẳng đến chỗ Charles.

Nhưng bọn chúng là ai?

Hauck kể cho cô nghe về chiếc tàu màu đen mà anh đã nhìn thấy ngày hôm trước. Và những gì anh nhìn thấy trên tường nhà Dietz. Karen thậm chí còn nhớ có một chiếc trực thăng bay lòng vòng trên đầu hòn đảo khi cô và Charles tạm biệt nhau, dầu vào thời điểm đó cô không hề để ý đến nó.

Tuy vậy, chẳng điều nào trong số đó quan trọng đối với cô bây giờ nữa. Nhìn thấy Charlie - thi thể xấu số của anh chìm dưới mặt nước, cho dù trước đó anh có làm gì, dẫu anh đã gây ra nỗi đau nào cho cô, thì đó cũng là điều khiến cô bị ám ảnh. Họ đã cùng chung sống cả nửa đời người cùng nhau. Họ đã chia sẻ gần như mọi khoảnh khắc hạnh phúc trong cuộc đời với nhau. Khi cô nhớ lại, cô thấy thật khó có thể tách bạch cuộc đời cô ra khỏi cuộc đời anh. Cả hai đã hòa trộn lẫn vào nhau đến vậy. Nước mắt cô lại tuôn rơi cùng với những cảm xúc lẫn lộn, không thể hiểu được. Charles đã chết, một lần nữa đối với cô. Cô đã không thể hình dung ra được rằng sự thật này là quá tàn độc khi cô đã mất Charles một năm trước đây, rồi lại phải kìm lại cơn giận dữ với anh. Dẫu đó là ai hay vì sao - thì đó là việc dành cho Ty giải quyết.

Hauck và Karen bay về Mỹ vào ngày hôm sau. Hauck muốn quay trở về nước trước khi việc điều tra tại đây phát hiện ra rằng Steven Hanson không hề có thông tin nào trong quá khứ. Trước khi họ phải giải thích tất cả mọi việc.

Còn Karen... cô muốn thoát ra khỏi cơn ác mộng đó càng sớm càng tốt. Khi đã về đến nhà, Hauck đưa cô đến nhà bạn cô là Paula. Không có lý do gì để cô phải ở một mình. Sau cùng thì cô cũng cần phải mở lòng ra tâm sự với một ai đó.

“Mình thậm chí còn không biết phải bắt đầu như thế nào nữa." - Karen nói. Paula nắm lấy tay cô. - “Cậu phải hứa nhé, Paula, rằng chuyện này chỉ có mình và cậu biết thôi. Chỉ mình chúng ta thôi. Không được kể cho ai khác, kể cả Rick nhé.”

“Chắc chắn là không rồi, Karen.” - Paula hứa.

Karen nuốt nước bọt. Cô lắc đầu thở dài như thể điều gì đó đã bị dồn nén lại trong cô nhiều tuần. Mà đúng thế thật. Cô nhìn bạn mình, mỉm cười bối rối: “Cậu còn nhớ đoạn phim tài liệu đó chứ, Paula?”

NGAY CHIỀU HÔM ĐÓ Hauck về đến trụ sở cảnh sát Greenwich. Anh tạt ngang qua chào phân đội do anh phụ trách rồi đi thẳng vào phòng làm việc của Chỉ huy truởng Fitzpatrick trên tầng bốn.

“Ty à!” - Fitzpatrick đứng dậy vẻ phấn khởi: “Mọi người đang băn khoăn không biết đến bao giờ mới được gặp lại cậu đấy. Có vài việc đang đợi cậu đấy, nếu cậu đã sẵn sàng quay lại với công việc. Cậu đã đi đâu vậy?”

"Ngồi xuống đi, Carl.”

Viên chỉ huy từ từ ngồi xuống. - " Hừ, tôi không chắc là mình thích cái này đâu nhé, anh bạn.”

“Anh sẽ không thích đâu.’" - Trước khi bắt đầu, Hauck nhìn thẳng vào mắt người chỉ huy một cách cứng cỏi. - “Anh còn nhớ vụ gây tai nạn rồi bỏ chạy, mà tôi phụ trách trước đây không?”

Fitzpatrick hít một hơi: “Có, tôi nhớ.”

“ Ừm, tôi có một số thông tin bổ sung.” Và Hauck kể lại toàn bộ sự việc, từ đầu.

Anh kể về Karen. Về số điện thoại của Charles tìm được trong túi của nạn nhân, về chuyến đi xuống Pensacola. Về việc tìm kiếm các tài khoản ở nước ngoài và những tài khoản đó có liên quan tới Charles ra sao. Hauck bình tĩnh kể lại cho Fitzpatrick về hành động phiêu lưu của mình đột nhập vào nhà Dietz. Đôi mắt viên chỉ huy mở to kinh ngạc. Sau đó là cuộc vật lộn của anh với Hodges...

“Cậu khiến tôi lo lắng thật sự đấy, trung úy ạ.” - Viên chỉ huy đứng bật dậy, đẩy chiếc ghế ra phía sau. - “Cậu đem lại cho tôi chứng cớ kiểu gì vậy? Chuyện gì đã xảy ra ở dưới đó vậy - đó là chưa nói đến việc cậu không báo cáo ngay lập tức rằng cậu đã bắn người - việc đó hoàn toàn là bất hợp pháp.”

“Carl, tôi không cần người nhắc lại điều lệ.”

“Tôi không đồng ý,” - viên chỉ huy nhìn Hauck chằm chằm. - “Tôi nghĩ là cậu cần phải học lại điều lệnh!”

“ Ừm, trước đó còn có nhiều vấn đề nữa.” Hauck tiếp tục kể cho Fitzpatrick nghe về vụ tai nạn thứ hai ở New Jersey, và cả việc Dietz là nhân chứng ở cả hai vụ tai nạn. - “Cả hai đều bị sát hại, Carl à. Để diệt khẩu. Để che dấu thua lỗ trong đầu tư của bọn chúng. Tôi biết việc tôi làm là sai. Tôi biết mình có thể bị gọi ra hầu tòa. Nhưng tất cả các vụ tai nạn đó đều đã được dàn xếp từ trước. Là gϊếŧ người, Carl à.”

Viên chỉ huy đưa ngón tay lên mặt, bóp bóp quanh hai mắt. - "Tin tốt là thông tin của cậu đủ để điều tra lại vụ án. Tin xấu là - có thể một phần của vụ điều tra sẽ chống lại cậu. Cậu hiểu điều đó hơn tôi phải không, Ty. Tại sao cậu không ngừng lại ngay ở đó?”

“Tôi vẫn chưa thông báo hết mà, Carl.”

Fitzpatrick chớp mắt. - “Ôi, lạy Chúa...."

Hauck kể lại phần cuối của sự việc, về chuyến đi của anh tới Saint Hubert với Karen. Và họ đã tìm được Charles.

“Cậu tìm được Charles bằng cách nào? ”

“Điều đó không quan trọng.” - Hauck nhún vai. - “Chúng tôi đã tìm được anh ta.” - Hauck tiếp tục kể lại việc phát hiện ra xác Charles trên tàu, và sau đó anh đã thông báo cho nhân viên điều tra ở đó hơi sai một chút.

“Chúa ơi, Ty. Có phải cậu đã tìm cách vi phạm tất cả mọi quy định trong điều lệ phải không?”

“Không.” - Hauck mỉm cười, lắc đầu sau khi thông báo xong toàn bộ thông tin. - “Tất cả đều xảy ra một cách tự nhiên thôi, Carl à.”

“Tôi nghĩ là tôi phải thu lại súng và phù hiệu cảnh sát của cậu thôi.'’

TRƯỚC KHI RỜI văn phòng, Hauck đến một chiếc máy tính đặt ở tầng hai. Nhân viên phân đội do anh phụ trách vui vẻ đến nói chuyện với anh: "‘Anh trở về rồi à, trung úy?”

“Không hẳn vậy,” - Hauck nói giọng cam chịu - “chưa.” Hauck vào trang google (1) tìm kiếm một thông tin đã khiến anh phải suy nghĩ nhiều ngày.

Con tàu Gấu Đen.

Trang web tìm được một vài kết quả, trong đó có khoảng hơn chục trang về động vật hoang dã. Một trang của khách sạn nhỏ ở Vermont. Phải đến trang thứ ba Hauck mới tìm được thông tin liên quan thực sự. Đó là thông tin được đăng tải trên trang web của công ty đóng tàu của Ý có tên gọi là Perini Navi.

Gấu Đen. Loại du thuyền đi biển sang trọng thuộc loại tàu cao tốc có chiều dài 88 mét (290 phút). Đây là chiếc du thuyền lớn nhất trên thế giới thuộc sở hữu tư nhân, sử dụng động cơ đẩy DynaRig. Hai động cơ Duetz 1800 mã lực. Tốc độ tối đa 19,5 hải lý. Thiết kế vỏ đen bóng siêu hiện đại với ba cột buồm bằng sợi các-bon. Tổng diện tích hạ thủy 25.791 foot vuông. Con tàu bao gồm sáu phòng ngủ, tất cả đều có thiết bị thu tín hiệu vệ tinh Bloomberg, thiết bị thông tin, ti-vi plasma cỡ lớn, hệ thống âm thanh B/O. Một tàu liên lạc A 32" hai động cơ. Đủ chỗ ngủ cho 12 người với thuỷ thủ đoàn 16 người.

Thật đáng ấn tượng - Hauck nghĩ trong khi tiếp tục lăn chuột xuống phía dưới. Ở trang tiếp sau, trong tạp chí trên mạng dành cho những người yêu thích tầu thuyền đi biển, anh đã tìm được những thông tin mình cần. Anh ngả người ra khỏi máy tính, ngừng lại một lúc lâu ở cái tên. Bỗng nhiên anh nhớ ra. Đó là khi anh tới ngôi nhà ở đấy. Một ngôi nhà nào đó.

Chủ nhân của chiếc Gấu Đen là một nhà tài phiệt người Nga. Gregory Khodoshevsky.

Chú thích:

1 Google; trang web chuyên hỗ trợ tìm kiếm trên mạng.Chương 94Karen đem gói nhỏ tìm được vào trong bếp. Cô đi thẳng tới khoang để đồ ăn và ngăn kéo đựng đồ, lấy ra một con dao gấp, cắt lớp băng dính, cẩn thận tháo mở lớp bọc bảo vệ. Cuối cùng vật đó cũng hiện ra trên tay cô.

Đó là một chiếc điện thoại.

Nó không phải là bất cứ chiếc điện thoại nào mà cô đã từng thấy trước đây. Cố gắng suy nghĩ lại, cô nhớ Charlie dùng một chiếc BlackBerry nhưng sau khi anh ra đi, cô vẫn chưa tìm được nó. Karen nhìn chăm chăm vào chiếc điện thoại gần như sợ không dám cầm nó lên tay. “Anh định nói với em điều gì đây, Charles?”

Cuối cùng cô cũng nhấn nút bật máy. Thật kỳ lạ là sau từng ấy thời gian, màn hình chiếc điện thoại vẫn bật sáng.

ĐÃ KHÓA MÁY.

Thật khốn kiếp. Thất vọng, Karen đặt nó lên mặt bàn nhà bếp. Cô cố nhớ lại xem mật khẩu của Charles có thể là gì. Có vài lựa chọn, có thể bắt đầu bằng những lựa chọn rõ ràng nhất. Cô nhập ngày cưới của hai người, 0716. Rồi đến ngày khai trương Harbor. Tên hộp thư điện tử của Charles.

Vẫn không được. Máy vẫn bị khóa.

Khốn thật. Cô lại nhập 0123, ngày sinh nhật của Charles. Vẫn không có kết quả. Tiếp sau đó là ngày sinh của cô, 0821. Vẫn không đúng - đã đến lần thứ ba. Vì vậy cô thử cả ngày sinh Sam: 0330 và Alex: 1112, nhưng vẫn không được. Nó khiến cô bắt đầu cảm thấy cáu kỉnh. Ngay cả khi cô nghĩ đúng hướng thì vẫn có cả trăm kiểu thay đổi khác nhau. Một con số có ba chữ số, bỏ chữ số 0 ở tháng đi, hoặc có thể đó là một dãy số có năm chữ số bao gồm cả con số chỉ năm nữa.

Chết tiệt.

Karen ngồi xuống. Cô cầm mẩu giấy để trên bàn lên. Chắc chắn phải là một trong số đó chứ. Cô sẽ thử hết tất cả trong số đó. Nhưng đột nhiên cô bỗng nhớ ra. Charlie còn nói thêm điều gì vào ngày hôm đó nữa nhỉ? Một cái gì đó kiểu như “Em vẫn rất đẹp Karen à.” Một cái gì như “màu mắt em yêu của anh.”

Người tình của Charlie.

Cô chợt nảy ra ý định nhập con chữ đó, chính là màu của “người tình” của anh. Emberglow.

Thật ngạc nhiên, biểu tượng chiếc khóa trên màn hình bỗng biến mất.Chương 95Saul Lennick ngồi trong thư viện của căn nhà trên đường Deerfield, thuộc khu đất của Câu lạc bộ Đồng quê Greenwich.

Ông đang bật hệ thống âm thanh chơi bản Turandot của Puccini (1). Bản ô-pê-ra khiến ông cảm thấy thoải mái trong khi đọc qua mấy biên bản cuộc họp hội đồng quản trị của Met mà ông mới tham dự gần đây. Ngồi trong chiếc ghế da, Lennick nhìn ra khu vườn rộng rãi phía sau nhà, nơi có những hàng cây cao, giàn dây leo kéo lên tới ban công tuyệt đẹp bên hồ, tất cả đều sáng rạng rỡ như một sân khấu.

Điện thoại đột nhiên rung lên. Lennick mở điện thoại. Ông đang chờ cuộc gọi này.

“Tôi đã về rồi đây.” - Giọng Dietz vang lên ở đầu bên kia. - “Giờ ông có thể thoải mái nghỉ ngơi một chút rồi đấy. Mọi việc đã xong.”

Lennick nhắm mắt, gật đầu: “Như thế nào?”

“ Ông không phải lo về việc chúng tôi đã làm việc đó bằng cách nào. Có vẻ như người bạn cũ của ông, Charlie, thích đi bơi vào ban đêm."

Thông tin đó khiến Lennick nhẹ người. Ngay lập tức gánh nặng đang mang như được nhấc hẳn khỏi đôi vai mệt mỏi của ông. Chuyện này thật chẳng dễ dàng chút nào. Charles và ông đã từng là bạn. Saul quen biết Charles đã được hai mươi năm nay. Cả hai đã cùng chia sẻ nhiều thành công cũng như thất bại trong nghề nghiệp. Ông thực sự còn cảm thấy buồn đôi chút khi nghe tin anh chết trong vụ nổ bom. Nhưng hiện giờ thì ông không còn cảm thấy gì nữa, Charles đã từ lâu trở thành một món nợ cần phải rũ bỏ.

Lennick không cảm thấy gì nữa - chứ không phải là cảm giác sợ hãi với những gì ông dám làm. “Anh có tìm được thứ gì không?”

“Không. Gã khốn đó đã đem theo tất cả xuống mồ, dẫu thứ hắn có đó là cái gì. Ông cũng biết rằng tôi có sức thuyết phục rất lớn. Chúng tôi đã lục soát toàn bộ con tàu của hắn, kéo cả khoang máy ra, nhưng cũng chẳng tìm được gì.”

"Thôi được.” - Lennick thở dài. - “Có thể là chẳng có gì cả. Dẫu sao thì cũng đã xong rồi.” - Có lẽ đó chỉ là do sợ hãi. Bản năng sinh tồn, Lennick nghĩ. Thật đáng kinh ngạc với những gì người ta có thể làm khi bị đe dọa.

“Tuy nhiên, có thể có một rắc rối.” - Dietz cắt ngang dòng suy nghĩ của Lennick.

“Rắc rối gì?” - Lennick nhớ ngay đến viên thanh tra. Vì giờ viên thanh tra đó đã quay trở lại cơ quan.

“Charles đã gặp được vợ trước khi chúng tôi tìm được hắn. Cả cô ta và gã cảnh sát đã tìm thấy Charles.”

“Không.” - Lennick buồn rầu đồng ý. - “Như vậy thật không tốt."

“Hai người đã nói chuyện vài giờ đồng hồ trên hòn đảo đó. Lẽ ra tôi đã có thể làm được việc gì đó, nhưng cảnh sát địa phương có mặt khắp mọi nơi. Gã cảnh sát đó biết về cả hai vụ tai nạn. Và biết cả Hodges nữa. Thêm nữa là chẳng ai biết anh chàng Charles nhà ông đã nói gì với vợ hắn?”

“Không, chúng ta không được phép để chuyện này kéo dài.” — Lennick kết luận. Đây là điều ông đã để cho nó tồn tại quá lâu rồi. - “Bây giờ họ đang ở đâu?”

“Về đây rồi.” - Dietz đáp.

“ Ừm....” - Lennick đã tới Yale. Hồi đó, ông là một trong những đối tác trẻ nhất ở ngân hàng Goldman Sachs. Giờ ông đã biết hầu hết những nhân vật quyền lực trên thế giới. Ông có thể gọi cho bất cứ ai, và người được gọi lúc nào cũng nhấc máy. Ông đã đặt vào danh mục phím nóng gọi nhanh tới một viên bộ trưởng tài chính. Ông có bốn đứa cháu đáng yêu.... Nhưng khi đã làm việc thì người ta không được phép quá cẩn thận hay quá thông minh nhanh nhẹn.

"Hãy thực hiện những gì chúng ta cần phải làm.” - Lennick nói.

Chú Thích:

1 Giacomo Antonio Domenico Michele Secondo Maria Puccini (1858 - 1924): Nhà soạn nhạc người Ý, nổi tiếng với các tác phẩm ô-pê-ra.Chương 96“Anh đang bị kỷ luật, tạm thời đình chỉ công tác.” - Hauck nói khi ngồi trong quán cà phê Arcadia, mấy ngón tay ôm lấy tách cà phê cho đỡ lạnh.

Karen đã gọi cho anh trước đó một giờ. Cô bảo muốn cho anh xem một thứ quan trọng, và anh đến gặp cô trong phố.

“Vậy còn công việc của anh thì sao?” - Karen hỏi.

“Anh cũng chưa biết chắc.” - Hauck thở dài cam chịu. - “Chắc chắn anh không phải là 'người cảnh sát XUẤT SẮC trong năm' rồi. Anh đã báo tất cả mọi việc cho họ.” - Hauck nói và mỉm cười. - “Tất cả. Có thể anh sẽ bị phê bình và xem xét lại. Nhưng vấn đề là ở chỗ: anh không giúp gì được cho vụ án của anh, với những gì anh đã để xảy ra ở New Jersey. Tuy nhiên, chúng ta còn hai vụ tai nạn... Anh chắc chắn là Pappy Raymond sẽ khai báo là Dietz đã cưỡng ép ông phải ngừng việc đang làm với mấy con tàu chở dầu. Như thế là đủ - cho tới khi có thêm manh mối nào đó được phát hiện ra.”

“Em xin lỗi.” - Karen nói. Cô đặt tay lên tay anh. Hai mắt to tròn lóng lánh. Cả hai cùng mỉm cười. - “Nhưng em nghĩ em có thể giúp được anh, trung úy ạ.”

“Ý em là sao?” - Anh nhìn cô, tim đập loạn xạ.

Cô mỉm cười. - “Một manh mối đã được lần ra.”

Karen lục túi: “Một món quà của Charlie. Anh ấy đã giúp em tìm ra được vật này. Charlie nhắc đến nó khi đưa em về xuồng ở bãi biển hôm ấy. Về những việc em muốn biết, nếu có chuyện gì xấu xảy ra với Charlie. Sự thật nằm đâu đó trong tim anh ấy. Em đã nghĩ rằng anh ấy chỉ nói cho có chuyện. Em chưa bao giờ suy nghĩ kỹ cho tới khi em nhìn thấy nó."

“Thấy cái gì?”

“Trái tim.” - Karen hân hoan một cách đắc thắng. "Chiếc Mustang của Charlie, Ty à. Người tình của anh ấy.”

Cô lấy chiếc điện thoại giơ lên. Hauck nhìn chiếc điện thoại, ngạc nhiên không hiểu.

“Chiếc điện thoại này được gắn vào bên trong đuôi chiếc Mustang. Đó là lý do tại sao Charlie không muốn em bán nó. Anh ấy đã để nó ở đó từ lâu. Đó là thứ Charlie muốn em tìm thấy.”

“Cái gì vậy, Karen?”

Cô nhún vai: "Em cũng không chắc lắm. Vì vậy em đã kiểm tra tất cả danh mục số điện thoại đã liên lạc. Chẳng được kết quả gì nhiều. Có lẽ anh có thể tìm được ở đó một vài số điện thoại có thể giúp anh lần theo dấu vết. Sau đó em nghĩ: một chiếc điện thoại thì thường có ảnh chụp. Có thể Charlie đã giấu những tấm hình trong đó. Anh biết đấy, những tấm hình ám chỉ người nào đó. Chắc phải có lý do nào đó mới khiến anh ấy giấu nó ở đấy. Vì vậy em đã vào thư mục Phương tiện... phần máy ảnh.” - Karen mở chiếc điện thoại. - "Nhưng ở đó cũng chẳng có gì cả.”

Hauck cầm lấy chiếc điện thoại: “Anh có người quen có thể kiểm tra kỹ lưỡng trong phòng thí nghiệm.”

"Không phải làm vậy nữa, trung úy ạ - em đã tìm ra rồi! Nó nằm ở phần ghi âm. Em thậm chí còn không biết điện thoại còn có cả chức năng như vậy nữa, nhưng nó nằm ngay đó, bên cạnh phần máy ảnh. Em nhấn vào đó.” - Karen lấy lại chiếc điện thoại, mở mục Ghi âm. - “ Ở đây. Đây là một thông tin khác, một món quà của Charlie. Từ thế giới bên kia.”

Hauck nhìn Karen: “Trông em không có vẻ thỏa mãn với điều em phát hiện ra.”

“Anh cứ nghe đi đã.” - Karen nhấn nút.

Một giọng nói vang lên nho nhỏ. - “Ông nghĩ tôi thích như vậy."

Hauck nhìn Karen. Cô nói. - “Đó là giọng Charles.”

"Ông nghĩ tôi thích ở trong tình thế khó khăn này lắm sao. Nhưng tôi đang ở trong tình thế khó khăn này đây. Và tôi không làm cách nào thoát ra được. "

"Không. ” - Một giọng nói đáp lại. Giọng nói này Hauck không chắc mình đã gặp ở đâu rồi. - "Chúng ta cùng ở trong tình cảnh khó khăn này, Charlie. "

Karen nhìn Hauck. Cơn sốc đã qua đi, thay vào đó là ánh mắt đoan chắc của cô. - "Đó là Saul Lennick.”

Hauck chớp mắt.

Đoạn ghi âm tiếp tục chạy. - "Đó mới là toàn bộ rắc rối, Charles. Cậu nghĩ cậu là người duy nhất mà cuộc sống của cậu bị kéo xuống bùn đen, chỉ vì việc làm cẩu thả của cậu thôi sao. Tôi cũng đang phải gánh chịu rắc rối đó như cậu. Cậu biết điều nguy hiểm ở đây rồi chứ. Cậu biết những người đó là ai chứ. Cậu muốn chơi canh bạc lớn, Charles, thì cậu phải đặt cược vào đó. ”

"Tôi nhận được một tấm thiệp mừng giáng sinh, Saul à. Không hiểu nó đến từ nơi quái quỳ nào vậy? Lạy Chúa, khuôn mặt của hai đứa trẻ nhà tôi đều bị cắt rời ra. ”

“Còn tôi thì có lũ cháu, Charles. Cậu nghĩ cậu là người duy nhất bị gươm kề vào cổ? - Ngừng lại một lúc. - “Tôi đã bảo cậu phải làm những gì rồi. Tôi đã bảo cậu cách xử lý. Tôi đã bảo cậu phải bịt miệng cái gã cứng đầu ở dưới đó lại. Giờ thì làm sao đây? "

"Quá muộn rồi." - Charles thở dài đáp lại. - "Bên ngân hàng họ đã bắt đầu nghi ngờ. ”

“Tôi có thể xử lý vụ ngân hàng, Charles! Nhưng cậu... cậu phải dọn cái đám hổ lốn của cậu đi. Nếu không, tôi chắc chắn còn có cách khác nữa đấy. ”

“Cách nào khác nữa? ”

"Tôi được biết hắn có một thằng con trai đang sống ở đây." Ngừng lại một lúc. “Cái này gọi là lực đòn bẩy, Charles. Dường như cái này cậu đã hiểu rõ khi mọi việc đang kéo chúng ta xuống vực. "

"Đó chỉ là một ông già thôi mà, Saul. ”

"Hắn sẽ gây áp lực, Charles. Cậu muốn bọn họ nhúng mũi vào vấn đề an ninh quốc gia và tìm ra những gì họ sẽ tìm thấy sao? Tôi chắc chắn lão sẽ không còn mở mồm ra được nữa. Tôi có người chuyên làm những việc như thế này. Cậu phải dọn dẹp sạch sẽ bảng cân đối kế toán của cậu đi, Charles. Chúng ta có một tháng. Một tháng thôi đó, Charles, không hơn. Cậu hiểu điều tôi nói chứ, Charles? Cậu không phải là người duy nhất đang chui đầu vào thòng lọng đâu. "

Charles đáp lại một cách yếu ớt. - "Tôi hiểu Saul. "

Hauck nhìn Karen chăm chú. "Là Saul. " - Cô nói, mắt ngấn lệ. - “Dietz, Hodges... bọn chúng làm việc cho Saul.”

Hauck đặt tay lên tay cô: “Karen, anh xin lỗi.”

Nỗi buồn khiến khuôn mặt Karen trở nên u ám. - “Charles rất quý ông ấy, Ty à. Saul là người luôn có mặt trong mọi khúc quanh của cuộc đời chúng tôi. Như một người anh cả đối với Charles." -- Karen nghiến răng. - “ Ông ấy còn đọc cả điếu văn trong buổi lễ tưởng niệm Charles. Vậy mà ông ấy còn có thể làm được chuyện này với anh ấy... Là Saul, Ty à. Ôi, lạy Chúa, em thậm chí còn tìm đến ông ta khi lũ người ở Archer đến. Cả khi Sam bị đe dọa nữa. Cái này khiến em cảm thấy ghê tởm ông ta.”

Hauck bóp chặt tay cô.

“Em đã tìm đến ông ta, Ty à, trước khi chúng ta đi gặp anh ấy. Em không nói chính xác địa điểm chúng ta đến, nhưng có lẽ ông ta đã suy luận ra.” - Mặt Karen tái mét. - “Có lẽ chúng ta đã bị theo đuôi. Em cũng không biết nữa.”

“Em không làm điều gì sai cả, Karen à.”

“Anh đã nói với em rằng, chúng ta đã đưa họ tìm đến với Charles.” - Cô nhấc chiếc điện thoại. - “Đây chính là thứ bọn chúng tìm khi lục tung cả con tàu lên. Charles có lẽ đã nói với ông ta rằng anh ấy có chứng cứ. Trước khi vụ nổ bom xảy ra. Để bảo đảm. Rồi bằng cách nào đó bọn chúng biết được Charles vẫn còn sống.”

Cô thở dài, đầy cảm giác bị phản bội và giận dữ: “Vậy chúng ta phải làm gì đây?”

"Chúng ta sẽ về nhà.” - Hauck nói. Anh nhìn cô kiên quyết. - “Anh muốn em về nhà đóng gói một số quần áo rồi đợi anh đến. Nếu bọn nguời đó truy tìm Charles thì chắc chắn họ sẽ biết rằng em đã gặp anh ấy ở đó.”

“ Được. Còn anh thì sao?”

Hauck chỉ vào chiếc điện thoại: “Anh sẽ về nhà sao lại một bản ghi âm này, để đề phòng. Sau đó anh sẽ gọi cho Fitzpatrick. Anh sẽ xin lệnh bắt bọn chúng vào ngay ngày mai. Trước khi chuyện này đi xa hơn nữa.”

“Bọn chúng đã gϊếŧ Charles.” - Karen nói, hai nắm tay siết chặt. Cô đưa chiếc điện thoại cho Hauck. — “Hãy để cho chiếc điện thoại này có được giá trị của nó. Charles đã muốn điều đó. Đừng để bọn chúng thắng.”

“Anh hứa là bọn chúng sẽ không bao giờ thắng được.”Chương 97Karen lái xe về nhà.

Những ngón tay cô vẫn còn run rẩy trên tay lái. Cô cảm thấy trống rỗng, vô định. Liệu bây giờ cô có đang bị de dọa không?

Làm sao Saul có thể làm chuyện đó với cô chứ? Với cả Charles nữa?

Một người cô tin tưởng như người trong gia đình trong mười năm qua. Một người cô vẫn tìm đến mỗi khi cần giúp đỡ. Điều đó khiến cô cảm thấy kinh tởm. Ông ta đã nói dối cô, đã lợi dụng cô để tìm tới Charlie, cũng như ông ta đã lợi dụng chồng cô trước đây. Karen biết tự mình đã gây ra chuyện. Cô bỗng cảm thấy mình là tòng phạm trong tất cả những gì đã xảy ra.

Thậm chí cả trong cái chết của Charles.

Cô nhớ đến giây phút Saul đứng trước buổi tưởng niệm, nói ra những điều tốt đẹp về Charles. Cái đó chắc đã khiến cho ông ta thấy thích thú biết bao. Karen tức giận, khi nghĩ rằng số phận đã ra tay thật đúng lúc, đã xóa bỏ một món nợ tiềm tàng như vậy trên con đường của ông ta.

Và cả khi Charlie còn sống.

Charlie có biết hay không? Liệu anh có nhận ra ai là người truy đuổi anh hay không? Anh đã nghĩ rằng đó là những nhà đầu

tư của mình, thay vì là Saul. Bọn chúng là những kẻ xấu, Karen à... Nhưng Dietz và Hodges, bọn chúng lại làm việc cho Saul. Ngay từ đầu, ông đã là người đồng hành đáng sợ lâu dài của anh, tìm cách bảo vệ con người nhút nhát của anh.

Ôi, Charlie, anh đi sai đường phải không?

Cô quay về phía bờ biển, đi thẳng tới bến. Cô nghĩ đến việc đi thẳng đến nhà Paula, nhưng sau lại nhớ những gì Ty nói thì cô quay lại Sea Wall. Không có bóng dáng một ai, cô đánh xe rẽ vào nhà.

Đèn điện trong nhà tối om.

Karen hối hả chạy qua cửa vào từ ga-ra, bật điện lên ngay khi vào đến bếp. Ngay lập tức cô cảm thấy có gì đó không ổn.

“Tobey!” - Karen gọi, cô vuốt thẳng mấy lá thư cô đã để trên bếp. Chỉ là một vài hóa đơn thanh toán và ca-ta-lô sản phẩm. Bao giờ cũng vậy, khi Sam và Alex vắng nhà, cảm giác luôn rất khác lạ kể từ khi Charlie không còn nữa. Cảm giác như quay về một ngôi nhà u ám.

Cô gọi lại lần nữa. “Tobey? Tobey, mày ở đâu?" - Thường thì Tobey vẫn sẽ cào cào vào cánh cửa. Nhưng không có gì đáp lại. Karen lấy một chai nuớc trong tủ lạnh rồi bước đến cầm đống thư đi vào trong nhà. Bỗng nhiên cô nghe tiếng Tobey - nhưng như ở một chỗ nào xa lắm vọng lại, tiếng kêu ăng ẳng. Ở phòng làm việc trên tầng chăng? - Karen dừng lại, suy nghĩ. Liệu có phải trước khi đi cô đã để Tobey ở trong bếp không nhỉ?

Cô đi qua nhà, lần theo tiếng Tobey. Cô bật điện gần cửa chính. Một cơn ớn lạnh dội lên dọc sống lưng cô.

Saul Lennick đang ngồi đối diện với cô trong phòng khách, hai chân bắt chéo. “Chào Karen. ’’Chương 98Tim cô đập loạn xạ. Cô nhìn lại phía sau, sợ cứng người, đánh rơi đống thư xuống sàn nhà.

“Ông làm cái quái gì ở đây vậy, Saul?”

“Đến ngồi xuống đây đã.” - Saul ra hiệu, tay vỗ vỗ mấy chiếc gối kê trên băng ghế dài bên cạnh.

"Ông làm cái gì ở đây? ” - Karen hỏi lại, nỗi sợ hãi khiến cô nổi da gà. Tâm trí cô mách bảo cô nên ngay lập tức chạy ra khỏi nhà. Cô đang đứng gần cửa. Ra khỏi đây ngay, Karen. Ngay bây giờ. Nín thở, cô liếc mắt nhìn cửa trước.

“Ngồi xuống, Karen.” - Lennick nhắc lại. - “Đừng có nghĩ đến chuyện bỏ chạy. Tôi sợ rằng đó không phải là lựa chọn tốt đâu.”

Một người khác bước ra từ trong bóng tối hành lang dẫn tới phòng làm việc của cô. Tobey đang sủa gay gắt trong đó.

Karen cứng người: “Ông muốn gì, Saul?”

“Chúng ta phải xem lại một vài thứ, cô và tôi, được không nhỉ?”

“Saul, tôi không hiểu ông định nói gì.”

“ Đừng có vờ vịt nữa, được không nhỉ? Chúng ta đều biết cô đã gặp Charles. Giờ thì chúng ta cũng biết rằng Charles cũng đã chết. Cuối cùng cũng đã chết, Karen à, thôi nào...” - Saul vỗ vỗ băng ghế dài như thể đang dỗ dành một cô cháu gái hay thằng cháu trai. - “Ngồi xuống trước mặt tôi đi, Karen thân yêu.”

"Đừng có gọi tôi là ‘thân yêu’ nữa, Saul.” - Karen nhìn Lennick chằm chằm. - "Tôi biết ông đã làm những gì rồi.”

"Tôi đã làm gì nào?” - Lennick đan chéo mấy ngón tay. Cái nhìn ấm áp của hàng cha chú trong mắt Lennick mờ đi. - “Điều tôi hỏi cô không phải là một yêu cầu.” - Người đàn ông phía hành lang tiến lại gần Karen. Gã đàn ông cao, mặc một chiếc áo sơ mi bãi biển, tóc buộc lại về phía sau thành túm nhỏ. Cô nghĩ mình đã gặp hắn ở đâu rồi.

“Tôi nói là đến gần đây. ”

Tim đập thình thịch, cô chầm chậm tiến về phía Lennick. Cô nghĩ ngay đến Ty. Làm sao nhắn được cho anh bây giờ? Bọn chúng định sẽ làm gì với cô đây? Cô cúi người ngồi xuống băng ghế Lennick chỉ.

Lennick mỉm cười: “Tôi muốn cô cố gắng hiểu vài khái niệm, chỉ là con số ‘một tỷ’ có ý nghĩa thực sự là gì thôi. Nếu là thời gian, một triệu giây sẽ là khoảng mười một ngày rưỡi. Một tỷ, Karen à - là hơn ba-mươi-mốt năm! Một nghìn tỷ.” - Mắt Lennick lóe lên. - “Ồ, thật khó có thể tưởng tượng nổi - ba mươi mốt nghìn năm.”

Karen nhìn Lennick bồn chồn: “Tại sao ông lại nói với tôi điều đó?”

“Tại sao à? Cô có biết rằng bao nhiêu tiền đã được gửi vào các tài khoản nước ngoài ở Grand Cayman và quần đảo Virgin của Anh không, Karen? Khoảng 1,6 nghìn tỷ đô la. Khó có thể tưởng tượng được nó ra sao. Hơn cả một phần ba tất cả lượng tiền dự trữ của nước Mỹ. Gần bằng tổng sản phẩm quốc gia của các nước Anh hay Pháp. Nó được gọi là “nền kinh tế ngọc lam” đấy. Vì vậy, Karen, cho cô biết một lượng tiền lớn như vậy, làm sao lại có thể để cho có rắc rối xảy ra được?”

“Ông định bào chữa cái gì với tôi, hả Saul?”

“Bào chữa. ” - Lennick đang mặc một chiếc áo len Cashmere cổ chữ V màu nâu, bên trong là một chiếc sơ mi trắng. Ông ta ngả người về phía trước, hai khuỷu tay chống lên đầu gối. - “Tôi không phải bào chữa điều gì với cô cả, hay là với cả Charles. Tôi có cả mười người như Charles. Mỗi người giữ một khoản tiền dưới dạng quỹ đầu tư cũng lớn như vậy. Cô có biết chúng tôi đại diện cho ai không? Cô có thể tìm kiếm trên google nếu muốn, và tìm xem vài người có ảnh hưởng nhất và nổi bật nhất trên thế giới. Cô sẽ biết được tên tuổi của họ ngay. Đó là những dòng họ quan trọng, các nhà tài phiệt, những người khác nữa..."

"Đó là những tên tội phạm! ”

“Tội phạm ư?” - Lennick cười. - “Chúng tôi không rửa tiền, Karen. Chúng tôi đầu tư. Khi số tiền đến với chúng tôi, nó sẽ ở dưới dạng hàng hóa, kiểu như các tác phẩm hội họa cổ hay từ các tơ-rớt như Liechtenstein, chỉ là những khoản tiền mặt xưa cũ thôi, Karen. Tiền ấy, cũng có màu xanh như bộ óc của cô ấy. Không ai nhận xét đồng tiền cả. Ngay Charlie cũng sẽ nói với cô như vậy. Cô nhân nó lên. Cô đầu tư nó.”

“Ông đã gϊếŧ Charles, Saul! Anh ấy yêu mến ông là vậy!”

Saul mỉm cười, vẻ thích thú: “Karen, Charlie cần tôi. Cũng như cậu ta, tôi cần cậu ấy.”

“Saul, ông là một con rắn độc!” - Nước mắt đã vòng quanh hai mắt Karen. - “Làm sao tôi có thể ngồi nghe ông nói được như thế này chứ? Làm sao tôi có thể sai lầm đến vậy kia chứ?”

"Cô muốn tôi thú nhận điều gì, Karen? Rằng tôi đã làm những việc đó ư? Tôi phải làm vậy, Karen à. Cả Charles cũng vậy. Cô nghĩ cậu ta là một ông thánh chắc? Cậu ta đã lừa các ngân hàng, gian lận tài khoản...."

“Ông cũng gϊếŧ cả cậu thanh niên ở Greenwich nữa.”

“Tôi gϊếŧ cậu ta? Tôi sẽ tiếp tục mất thêm thì giờ với những con tàu chở dầu ngu xuẩn đó sao?” - Lennick trợn mắt. - “Charlie đã làm thua lỗ hơn một tỷ đô la tiền của bọn họ! Cậu ta đã chơi trò trốn tìm với các khoản tiền vay ngân hàng. Những khoản vay do tôi bảo trợ. Tôi gϊếŧ cậu ta ư? Còn lựa chọn nào khác không, Karen? Cô nghĩ xem bọn người kia sẽ làm gì? Vỗ vai tôi chắc? Nói rằng: ‘Lần này như vậy là tốt rồi, lần sau chúng tôi sẽ làm tốt hơn’ chắc? Tất cả chúng ta đều bị nguy hiểm, Karen. Nguy hiểm cho bất cứ ai bước vào cuộc chơi này. Không chỉ riêng có Charles.”

Karen trừng trừng nhìn Lennick: “Vậy còn Archer là ai, Saul? Gã đàn ông ở băng ghế sau xe Sam là ai? Có phải họ đều được ông sai đến hay không? Ông là đồ khốn kiếp. Ông đã lợi dụng tôi, lợi dụng lũ trẻ nhà tôi, Saul. Ông lợi dụng Sam. Để truy tìm chồng tôi, cũng là bạn của ông đấy. Để sát hại anh ấy, Saul. ”

Lennick gật đầu, hơi tỏ ra hối lỗi, nhưng đôi mắt thì lạnh lẽo và vô hồn: “Đúng, tôi đã lợi dụng cô, Karen. Khi chúng tôi phát hiện ra rằng có lẽ Charles vẫn còn sống. Khi chúng tôi nhận ra rằng tất cả khoản phí còn trong tài khoản của cậu ta ở nước ngoài, sau khi cậu ta được cho là đã chết bị rút hết. Còn ai vào đó nữa chứ? Rồi tôi tìm được mẩu giấy để trên bàn làm việc của cậu ta với số của chiếc hộp ký gửi đó. Tôi phải tìm xem trong đó có gì. Chúng tôi chẳng đi đến kết quả nào, nếu chỉ lần theo các tài khoản. Vì vậy, chúng tôi đã tìm cách làm cho cô sợ hãi một chút, thế thôi. Đưa cô vào canh bạc với hy vọng, dẫu rất ít, rằng Charles có thể sẽ liên lạc với cô. Không còn lựa chọn nào khác, Karen. Cô không thể trách cứ tôi vì điều đó được.”

"Ông biến tôi thành con mồi sao?” - Karen thở dốc, hai mắt trợn trừng. Tại sao, Saul, tại sao? - “ Ông như một người anh đối với Charles, ông đã tới đọc những lời có cánh ở lễ tưởng niệm anh ấy...”

“Cậu ta đã làm mất hơn một tỷ đô la của người khác, Karen! ”

“Không.” - Cô nhìn Lennick trừng trừng, người dường như đã từng rất quan trọng, luôn nắm quyền điều khiển. Và thật lạ lùng, cô chợt nhận ra rằng: cô mạnh mẽ hơn ông ta rất nhiều, dẫu đứng sau lưng có là ai. Dẫu ông ta có định làm gì. - “Không, không phải là về tiền bạc, đúng không, Saul?”

Khuôn mặt Lennick dịu đi. Ông ta thậm chí còn không cần phải che giấu: “Không.”

“Không phải tất cả những gì ông truy tìm chỉ là số tiền đó. Đó là lý do tại sao người của ông lại lục tung cả con tàu.” - Karen mỉm cười. - " Ông có tìm thấy nó không, Saul?”

“Chúng tôi đã tìm thấy thứ cần tìm.”

"Không.” - Karen lắc đầu táo bạo. - “Tôi cho là không. Charles đã thắng. Có thể ông không nhận ra, nhưng anh ấy đã thắng. Ông gϊếŧ cậu thanh niên đó để bảo vệ lợi ích của riêng ông. Để bịt mồm bố cậu ta khỏi nói ra những gì ông ta phát hiện. Bởi ông là người đứng sau tất cả những cái đó, phải không Saul? Ông là người giật dây phía sau. Nhưng sau đó ông nhận ra rằng: tài khoản của Charlie đã bị rút ra, ông hiểu rằng anh ấy còn sống, vẫn còn ở đó, đúng không Saul? Bạn của ông. Đối tác của ông. Người biết rõ sự thật về ông, đúng vậy không?’’

Karen tắc luỡi. “ Ông thật là thảm hại và đáng khinh, Saul à. Ông không gϊếŧ anh ấy vì tiền. Giá dụ có như vậy thì ông còn có được chút danh dự. Ông gϊếŧ anh ấy vì hèn nhát, Saul... vì sợ hãi. Bởi ông có món hàng tốt trong tay, nhưng ông lại không tin tưởng anh ấy. Bởi một ngày nào đó anh ấy có thể sẽ khai ra. Vậy chẳng khác nào một quả bom nổ chậm, ông sẽ không bao giờ biết được khi nào nó sẽ nổ. Một ngày nào đó, khi Charles đã quá mệt mỏi vì trốn chạy... Người ta gọi đó là gì nhỉ, Saul, trong giới doanh gia ấy? Một món nợ trả chậm, đúng không?”

“Một tỷ đô la, Karen! Tôi đã cho cậu ấy mọi cơ hội. Tôi đã đặt cả sinh mệnh của mình vào canh bạc cho cậu ta... cả sinh mạng của các cháu tôi nữa chứ! Không... tôi không thể để điều đó lơ lửng treo trên đầu mình được. Tôi không còn tin tưởng cậu ta nữa. Không phải sau những gì cậu ta đã làm. Một ngày nào đó, khi cậu ta mệt mỏi, mệt mỏi vì phải trốn chạy, cậu ta sẽ tới gặp tôi và thương lượng.” - Đám lông mày nâu của Lennick nhíu lại. - “Cô quen với chuyện đó rồi đấy, Karen. Tầm ảnh hưởng, quyền lực. Tôi thực sự rất lấy làm tiếc nếu khi nhìn thấy tôi, cô không cảm thấy thích những gì mình thấy nữa.”

“Tôi thấy cái gì? ” - Karen nhìn Lennick nảy lửa, nhòa nước mắt và căm giận. - “Cái tôi nhìn thấy không phải là một con người quyền lực, Saul. Tôi nhìn thấy một lão già - một con thỏ hèn nhát, đáng khinh, thảm hại. Nhưng ông biết không? Charles đã thắng. Anh ấy đã thắng, Saul à. Ông biết là anh ấy biết điều gì đó của ông. Đó là lý do tại sao ông tới đây, phải không? Để tìm xem tôi đã biết được điều gì. Vậy thì đây, Saul, con thỏ hèn nhát khốn kiếp, hãy nghe cho rõ: anh ấy đã ghi lại giọng nói của ông. Giọng nói của ông rất rõ ràng về âm mưu ông định làm với cậu thanh niên ở Greenwich. Đoạn ghi âm đã ghi lại rõ ràng ông nói về việc đó ra sao. Với người của ông, ai sẽ là người chịu trách nhiệm những việc đó. Và bây giờ thì... tôi hy vọng là ông cũng sẽ thấy tôi cảm thú vị chẳng kém gì đâu Saul... rằng đoạn ghi âm đó đã nằm trong tav cảnh sát, họ sẽ đưa lệnh truy bắt ông. Vì vậy, việc ông và mấy tay đầy tớ của ông định làm với tôi sẽ không còn có ý nghĩa gì nữa. Ngay cả khi ông nhận ra điều đó, Saul, thì điều đó cũng không khiến ông mất ngủ thêm nữa đâu. Đã quá muộn rồi. Họ đã biết tất cả. Họ biết thủ phạm là ông, Saul à. Cảnh sát đã biết cả."

Karen nhìn trừng trừng, dữ tợn. Trong giây lát, Saul trở nên yếu thế, không biết sẽ phải làm gì, vẻ ngạo mạn tiêu tan. Karen chờ đợi sự bình tĩnh sẽ tan biến trên khuôn mặt Lennick.

Nhưng không.

Thay vì vậy, Lennick nhún vai, từ từ mỉm cười: “Cô không định ám chỉ gã thanh tra bạn cô đấy chứ, Karen. Hauck phải không?”

Karen vẫn trừng trừng nhìn Lennick, nhưng trong lòng đang cuộn lên một nỗi sợ hãi.

“Vì nếu đó là những gì cô nghĩ thì tôi e rằng hẳn cũng đã có người chăm sóc, Karen à. Tuy vậy, hắn cũng là một tên cớm rất giỏi... gan góc đấy. Mà có vẻ cũng quan tâm đến cô một cách rất chân thành đấy.” - Saul đứng dậy, liếc nhìn đồng hồ, thở dài.

“Thật không may là tôi không nghĩ hắn còn sống đến giờ này, khi chúng ta còn ngồi ở đây nói chuyện.”Chương 99Từ quán cà phê, Hauck chạy thẳng xe về nhà mình ở Greenwich, cách đường Post Road khoảng năm phút. Anh định đem lưu thêm một bản đoạn ghi âm vào băng rồi đem đến cho Carl Fitzpatrick, ở gần Riverside, ngay trong tối hôm đó. Karen đã tìm được đúng thứ anh cần - bằng chứng không thể chối cãi. Fitzpatrick sẽ phải mở vụ án điều tra lại mọi thứ từ đầu cho đến hiện tại.

Tới Stamford, anh rẽ vào Post Road, vào Elm, tăng ga. Anh chạy cắt ngược phía bên dưới đường cao tốc và đường xe điện ngầm Metro-North tới khu vịnh, thẳng về phía biển,clid, nơi anh đang ở. Phía bên đường đối diện nhà anh có ánh điện, đó là cửa hàng sửa chữa nội thất Robert & Jacqueline. Có vẻ như bên ấy đang có một buổi dạ tiệc. Hauck rẽ trái vào phần đường chỉ dành cho một xe, ngay trước cửa nhà mình.

Hauck mờ ngăn bên băng ghế trước, lấy khẩu Beretta đưa cho Karen hôm trước, giắt vào trong áo. Anh đóng cửa chiếc Bronco rồi nhảy lên bậc tam cấp, dừng lại bên hộp thư. Trong khi lấy chìa khóa, Hauck mỉm cười khi nghĩ tới Karen. Nghĩ tới những gì Charles đã nói với cô trước khi bị gϊếŧ, rồi cô đã giải mã tất cả những thông tin đó và tìm được chiếc điện thoại. Cô có thể sẽ là một viên cảnh sát không đến nỗi tồi - anh cười to - nếu công việc bất động sản không tiến triển tốt. Thực ra thì...

Bỗng một gã đàn ông bước ra từ trong bóng tối, chĩa thẳng một vật vào trước ngực Hauck. Trước khi súng nổ, Hauck kịp nhìn và nhận ra kẻ đó, rồi cùng lúc ấy, anh chợt nghĩ đến Karen, nhận ra rằng mình đã phạm một sai lầm ghê gớm.

Phát súng thứ nhất khiến anh gục xuống, một cơn đau như có ngọn lửa thiêu đốt đâm thẳng qua bụng dưới khi anh ngã gục người xuống. Trong khi ngã xuống, anh với tay vào túi lấy khẩu Beretta trong vô vọng. Viên thứ hai trúng đùi khiến anh ngã vật ra phía sau, lộn xuống bậc cấp.

Anh không kịp nghe thấy tiếng gì nữa.

Hoảng sợ, Hauck nắm lấy lan can nhưng lại tuột ra, lăn thẳng xuống dưới chân bậc cấp, ở tư thế ngồi dưới hành lang, cơn bối rối làm đầu óc anh mụ mẫm cả đi, một hình ảnh cứ hiện ra cùng với nó là cảm giác thật kinh sợ.

Karen.

Kẻ tấn công anh bước xuống bậc cấp. Hauck cố gắng đứng dậy, nhưng chân tay cứ mềm xuội ra. -Anh quay về phía cửa hàng Richard & Jacquiline, mắt nhòe đi vì ánh đèn. Anh biết một việc tồi tệ sắp xảy ra. Anh cố kêu to lên. Thật to. Anh mở miệng, nhưng chỉ thấy vị tanh ứa ra từ đầu lưỡi. Anh cố suy nghĩ, nhưng đầu anh nặng trịch, trống rỗng.

Đây là kết cục mà nó phải vậy...

Hình ảnh con gái anh chợt hiện lên, không phải Norah mà là Jessie. Điều này thật lạ đối với anh. Anh nhận ra rằng anh đã không gọi điện cho con bé từ lúc quay về đến giờ. Trong giây lát anh nghĩ rằng con bé sẽ tới đây, vào cuối tuần này, không biết có phải vậy không?

Anh nghe tiếng bước chân trên bậc cấp. Anh cố gắng đưa tay vào trong túi áo khoác, bằng bản năng, anh quờ quạng tìm kiếm trong đó. Đó là chiếc điện thoại của Charlie, anh không thể để hắn lấy nó đi được! Hay cũng có thể đó là khẩu Beretta? Đầu óc anh mụ mẫm.

Hơi thở nặng nề, Hauck nhìn qua bên kia đường, về phía cửa hàng Richard & Jacquiline. Tiếng bước chân dừng lại. Hauck ngẩng lên nhìn, mắt mờ đi. Một gã đàn ông đang đứng trước mặt anh.

"Này thằng khốn, còn nhớ tao không?”

Là Hodges.

“Có chứ..- Hauck gật đầu. - “Tao nhớ chứ.”

Gã đàn ông quỳ xuống trước mặt Hauck: “Trông mày thật thảm hại, trung úy ạ. Tất cả đã kết thúc rồi.”

Hauck lục lọi trong túi áo khoác, nắm được một vật bằng kim loại.

“Mày có biết tao đã mang gì trong người trong hai tuần vừa rồi không?” - Hodges hỏi. Hắn đưa hai ngón tay ra trước mặt Hauck. Lờ mờ, Hauck nhận ra cái vật dèn dẹt mà Hodges đang cầm. Một viên đạn. Hodges móc miệng Hauck, nhét nòng súng vào đó. Nòng súng bằng sắt vẫn còn âm ấm, mùi thuốc súng. Hắn kéo khoá an toàn của khẩu súng.

“Là để mang trả lại cho mày đấy.”

Hauck nhìn thẳng vào đôi mắt đang cười của hắn, nói: “Giữ lấy đi.”

Anh siết cò súng từ trong túi áo. Một tiếng nổ đanh gọn vang lên, mùi cháy khét sộc lên. Viên đạn trúng ngay vào cằm Hodges, nụ cười vẫn còn nguyên trên khuôn mặt, đầu hắn vật ra phía sau, máu trào ra từ miệng. Người hắn giật lên, rời khỏi Hauck như bị ai giật mạnh, mắt trợn ngược ra sau.

Hauck kéo chân ra khỏi cái xác. Khẩu súng của Hodges rơi ngay trên ngực hắn. Anh chỉ muốn ngồi ở đó thêm một lúc nữa. Nhưng không được, đó không còn là điều đáng lo lắng cho anh nữa.

Nỗi hoảng sợ ập đến hòa lẫn với cơn đau.

Karen.

Dồn hết sức lực, Hauck cố đẩy người đứng dậy. Lòng bàn tay anh uớt đẫm máu chảy từ bên trong. Anh với lấy khẩu súng của Hodges, lết tới bên chiếc Bronco, mở cửa với lấy điện đàm. Anh nhấn số trạm cảnh sát Greenwich. Có tiếng viên sĩ quan trực ban trả lời ở đầu dây bên kia, nhưng anh không nhận ra được đó là giọng nói của ai.

"Trung úy Hauck đây." - Hauck nói, cố chịu đựng cơn đau. - "Đã xảy ra một vụ bắn nhau ở nhà tôi, số 713clid Ave, Stamford. Tôi muốn anh phái một đội đến ngay đây.''

Đầu bên kia ngừng lại một chút. - "Chúa ơi, Trung úy Hauck phải không...?”

"Tôi đang nói với ai thế?” - Hauck nhăn nhó hỏi. Anh vặn chia khóa khởi động xe, đóng cửa, lùi ra khỏi nhà, đâm sầm vào một chiếc xe đỗ bên đường, và lái đi.

“Tôi là trung sỹ Dicenzio đây, thưa trung úy.”

"Trung sỹ, nghe này, cậu đã nghe tôi nói rồi đấy - nhưng trước tiên việc này quan trọng hom, tôi cần điều vài đội, bất cứ đội nào đang có mặt ở đó, ngay lập tức tới số 73 đường Surfside, Old Greenwich. Tôi muốn căn nhà đó được kiểm soát và đảm bảo an toàn. Cậu nghe rõ không, trung sỹ. Tôi muốn đảm bảo an toàn cho Karen Friedman, người phụ nữ sống trong ngôi nhà đó. Có thể xảy ra tình trạng nguy hiểm ở đó. Cậu nghe rõ tôi không, trung sỹ Dicenzio?"

”Tôi nghe rất rõ, thưa trung úy.”

"Tôi cũng đang trên đường tới đó.”Chương 100Nỗi sợ hãi như lưỡi dao xuyên thẳng qua Karen, mặt cô không còn chút máu. Cô lắc đầu không tin: “Không, đó là một sự bịp bợm, Saul.” - Ty không thể chết được. Anh vừa mới chia tay cô thôi mà. Anh đã tới trụ sở cảnh sát. Anh sẽ quay lại và đón cô.

"Tôi tin là vậy, Karen. Chúng tôi có người bạn cũ của hắn đang đợi hắn ở nhà. Hắn có thể đang mang trong người một thứ rất thú vị với chúng tôi. Tôi nói có đúng không?”

"Không!” - Cô đứng bật dậy. Máu trong người cô như đông cứng lại vì giận dữ. - “Không!" — Cô nhào tới Lennick, nhưng gã đàn ông buộc đuôi tóc đã luồn tới phía sau, nắm lấy cánh tay cô kéo giật lại.

Cô cố vùng vẫy để thoát khỏi cánh tay gã: "Saul, hãy cút xuống địa ngục đi!"

“Có lẽ là để sau này.” - Lennick nói. - “Nhưng bây giờ thì, Karen à, tôi e là mình phải về nhà ăn bữa tối muộn thôi. Còn cô thì...” — Lennick vuốt chỗ khuỷu tay áo len và kéo thẳng cổ áo sơ mi. Ánh mắt Lennick vẻ như rất buồn. “Cô biết là tôi không hề sung sướиɠ gì khi phải làm việc này, Karen. Tôi đã rất thích cô và luôn mến cô. Nhưng cô phải hiểu rằng, chẳng có cách nào để chúng tôi tha cho cô sống cả."

Lúc đó, cánh cửa ra sân sau bật mở và một gã đàn ông khác bước vào - gã này thấp hơn, tóc đen, ria xám. Karen nhận ngay ra gã sau, vì đã được nghe tả truớc đây. Dietz.

“Xong rồi, không còn ai ở đó nữa.” - Karen nhận thấy đôi giày gã đi bám đầy vết bẩn và cát.

Lennick gật đầu: “Tốt.”

Nỗi sợ dâng lên, Karen nói: “Ông định làm gì tôi, Saul?”

“Có lẽ là đi bơi đêm một chuyến. Để vượt qua được nỗi đau khi biết chồng mình còn sống... rồi lại chết, là sự cố gắng rất lớn đối với bất cứ ai, Karen à.”

Karen lắc đầu: “Như vậy cũng không che dấu được gì đâu, Saul. Hauck đã tới gặp chỉ huy của mình rồi. Anh ấy đã kể lại tất cả sự việc, về hai vụ tai nạn, về Dietz, và Hodges. Người ta sẽ biết ai là người đã gây ra chuyện này. Họ sẽ truy nã ông.”

“Truy nã tôi? " - Lennick bước về phía cửa, trong khi Karen vùng vẫy chống trả gã đàn ông đang khóa chặt lấy tay cô. - “Cô không cần phải lo lắng chút nào về việc đó, Karen thân yêu ạ. Anh bạn Hodges của tôi sắp làm công việc có chút khó khăn đêm nay. Còn quý ngài Dietz đây” - Lennick gật đầu một cách bí ẩn: “ ừm, tôi có thể để Dietz tự giải thích tình hình của hắn với cô.”

Cô kéo giật lại, nước mắt căm giận tràn trong mắt: “Làm sao ông lại trở thành một con rắn độc như vậy, Saul? Làm sao ông còn có thể nhìn mặt lũ trẻ nhà tôi sau này được nữa chứ?'’

"Sam và Alex.” - Lennick vuốt mái tóc mỏng của mình ra sau. - “Ồ, cô cứ yên tâm mà ra đi, yên tâm rằng bọn chúng sẽ được chăm sóc tử tế. Lũ trẻ sẽ có rất nhiều tiền. Người chồng quá cố của cô là một người rất giàu có. Cô không biết sao? ”

"Cút xuống địa ngục muôn đời đi Saul! Ông là thằng khốn!" - Karen quay lại khi Lennick đi ra gần tới cửa trước.

Lennick bỏ đi. Karen bắt đầu khóc. Vì Hauck. Vì Charles. Vì không bao giờ còn được gặp Sam và Alex nữa. Vì ý nghĩ rằng Saul sẽ lại “khóc thương” cô. Cơn giận dữ bùng lên trong cô khi nghĩ rằng lũ trẻ sẽ không bao giờ biết sự thật. Cô nghĩ tới Ty, nỗi đau như dao cứa vào lòng cô. Cô đã lôi anh vào vụ việc. Cô nghĩ tới con gái anh, nó cũng sẽ chẳng bao giờ biết.

Rồi cô quay qua nhìn Dietz, sợ chết điếng. Nước mắt nước mũi nóng hổi đầm đìa khuôn mặt cô. “Ông không phải làm thế đâu mà.” - Cô năn nỉ.

" Ô, đừng tự đưa mình vào tình trạng như thế.” - Gã ria mép chế nhạo. - “Người ta nói rằng nó cũng giống như đi ngủ ấy mà. Chỉ cần thử một lần thôi. Cũng giống như tìиɧ ɖu͙© ấy mà, đúng không? Cô muốn dữ dội hay dịu êm?” - Hắn chắt lưỡi với kẻ đồng hành. - "Chúng ta không hẳn là độc ác, đúng không Cates?”

"Độc ác ư? Không bao giờ....” - Gã đàn ông đang giữ Karen nói. Hắn đạp cho cô quỳ xuống. Karen hét lên, cơ thể cô sụp xuống. - "Thôi nào...”

Dietz với lấy một cuộn băng dính gói hàng để trên mặt bàn. Hắn kéo ra một đoạn, dán chặt miệng Karen lại, khiến cô hụt hơi. Hẳn lại lấy một đoạn dài hơn quấn chặt hai cổ tay cô lại. - “Thôi nào, cô bé...” - Hắn nắm lấy tay cô. — “Thật đáng xấu hổ cho gã bạn trai của cô. Ý tôi là sau khi đột nhập vào nhà tôi... tôi cũng muốn tự tay làm việc này với gã nữa.”

Hai gã đàn ông kéo Karen qua cửa dẫn ra bao lơn phía sau. Karen nghe tiếng Tobey sủa điên cuồng từ nơi bị giam giữ. Cô chống trả quyết liệt khi cả hai kéo cô vào bóng tối. Tiếng ăng ẳng của Tobey không chỉ khiến lòng cô tràn ngập lo lắng, mà còn cả một nỗi buồn ngày càng lớn.

Tại sao bọn chúng lại có thể thắng được kia chứ?

Cả hai kéo cô ra sân sau. Ở đó có con đường phía sau nhà cô, qua một chiếc cổng gỗ dẫn ra bãi biển Teddy, dành cho cư dân địa phương, chỉ cách đó vài khu nhà. Bãi biển Teddy. Bỗng nhiên một nỗi sợ hãi mới ùa đến trong Karen. Đó là một bãi biển nhỏ và vắng vẻ. Nó có một bức vách đá che chắn, và chỉ có đám thanh niên là có thể tới đó đốt lửa hoặc đun nấu thứ gì đó. Karen nhận ra rằng ở đó sẽ chẳng có ai, và các khu nhà khác ở đây cũng bị che khuất đi mất.

Cô chợt hiểu là như vậy khi Dietz nói: “Đã xong.” Khốn kiếp thật, không thể như vậy được. Cô đá vào ống cẳng chân Dietz bằng mũi giầy. Hắn tức giận quay lại, tát mạnh lên mặt cô bằng mu bàn tay. Máu tóe ra từ mũi Karen khiến cô sặc sụa.

Dietz trừng trừng nhìn cô: “Tao nói rồi, yên ngay!"

Hẳn nhấc bổng cô lên vai như vác một bao bột mì, tháo tuột giày cô ra rồi dúi mũi súng vào mũi cô, nói: “Nghe này, đồ chó, tao cho mày lựa chọn. Mày muốn dữ dội hay nhẹ nhàng? Mày có thể quyết định. Tao có thể làm theo bất cứ cách nào. Tốt hơn hết là mày nằm yên đấy mà thưởng thức chuyến đi này. Sẽ qua nhanh thôi, trước khi mày kịp biết nó ra sao. Tin tao đi, mày may mắn hơn thằng bạn trai của mày nhiều đấy.”

Hắn vác cô đi qua con đường nhiều cây, gai sắc và bụi cây cào xước hai chân cô. Hy vọng duy nhất của cô là có ai đó nhìn thấy. Cô hét lên và vật lộn với miếng băng dính, nhưng không được. Hãy cho người nào xuống đây đi chứ, làm ơn đi mà, cô cầu nguyện, làm ơn...

Nhưng cái gì sẽ đến với cô? Có thể là một viên đạn vào đầu.

Bọn chúng đã tới bên khu rừng cây cuối con đường vào phố. Hoàn toàn tối đen và vắng vẻ. Không có một ai. Cơn gió nhẹ mằn mặn hơi biển lùa vào mũi cô. Một vài ánh đèn hắt ra từ những căn nhà phía xa xa bên kia vịnh.

Dietz thả cô xuống, kéo tay cô: “Đi thôi.”

Không... Karen kêu lên. Cô kéo mạnh hai cổ tay buộc chặt ra khỏi hắn, nhưng cũng chẳng ích gì. Nước mắt tràn xuống hai má. Cô nghĩ tới Ty, nước mắt lại tràn ra nhiều hơn nữa, không ngừng lại được, khiến cô sặc sụa, không thở được. Ôi, anh yêu, anh không thể chết được. Ty à, hãy nghe em... Trái tim cô như vỡ tan khi nghĩ rằng chính cô đã khiến anh gặp nguy hiểm.

Cả hai kéo cô xuống bãi cát, cô lắc đầu vùng vẫy, la hét trong họng, Không!

Cates, gã để đuôi tóc, đẩy mạnh cô xuống nước. Karen thúc thẳng gối vào hạ bộ hắn. Hắn rú lên, lảo đảo giận dữ: “Khốn kiếp!” - Hắn đá thẳng vào bụng cô. Cuối cùng hắn cũng thả được cô xuống mặt nước cạn, úp mặt xuống trước. Karen mệt lử, không còn sức kháng cự. Hắn dìm mặt Karen xuống nước đang sủi bọt nóng ấm.

“Tầm này trong năm nghe tiếng gió xoáy cũng hay.” - Cates chắt lưỡi. - “Cũng không đến nỗi tồi.”Chương 101Chiếc Bronco của anh chạy dọc theo đường số 1, đèn lấp lóe trên nóc, chỉ mất vài phút để Hauck tới ngôi nhà ở Sea Wall.

Hai viên cảnh sát địa phương đã tới đó trước anh. Hauck thấy chiếc Lexus màu trắng của Karen đỗ trước gara. Anh vơ lấy khẩu súng, leo ra khỏi chiếc Bronco, khập khiễng trên chân phải. Hai viên cảnh sát mặc đồng phục, trên tay mỗi người là một chiếc đèn pin đang bước ra từ cửa trước. Anh nhận ra một người ở trụ sỡ, Torres. Hauck bước tới phía hai người, một tay giữ chặt lấy một bên người.

“Có ai ở trong nhà không?”

Torres nhún vai: “Chỉ có một con chó bị nhốt trong một phòng trong nhà. Ngoài ra không có gì cả.”

Không ổn. Xe của Karen còn đỗ ở đây. Nếu bọn chúng theo dõi anh thì không thể tránh khỏi việc bọn chúng cũng sẽ bám theo cô. - “Còn bà Friedman thì sao, các anh đã kiểm tra tầng trên chưa?”

"Chúng tôi đã kiểm tra toàn bộ căn nhà rồi, trung úy. O'Hearn và Pallacio vẫn còn ở trong đó.” - Viên cảnh sát chợt nhìn xuống bên người Hauck - "Ôi, lạy Chúa, anh...."

Hauck vụt đi qua vào trong nhà, mặc cho viên cảnh sát đứng nhìn theo vệt máu.

Hauck gọi to, “Karen!" Không có tiếng cô đáp lại. Tim Hauck bắt đầu đập thình thịch. Anh nghe tiếng chó sủa. Viên sỹ quan Pallacio bước xuống tầng, súng cầm tay.

“Con chó khốn kiếp.” - Anh ta lắc đầu. - “Đuổi theo tôi như xe công thức một.” - Anh ngạc nhiên khi nhìn thấy Hauck. - “Trung úy!”

“Có ai ở trong nhà không?” - Hauck hỏi.

“Không có ai thưa trung úy. Chỉ có con chó ở ngoài kia thôi.” - Anh ta chỉ tay về phía sau.

“Cậu kiểm tra tầng hầm chưa?”

Viên cảnh sát gật đầu: “Đã kiểm tra tất cả rồi.”

Khốn kiếp. Xe Karen ở đây. Có lẽ cô đã tới nhà bạn... Anh nghĩ nát óc. Tên cô ta là gì nhỉ? Paula. Hauck bỗng bắt gặp cuộn băng dính trên mặt bàn. Một đống tạp chí và thư vương vãi trên sàn nhà. Cánh cửa ra bao lơn phía sau khép hờ... Tobey đang sủa như điên đằng sau đó.

Anh không thích cảm giác đó chút nào. Anh bước ra ngoài cánh cửa, nhìn ra khoảng sân phía sau. Trời đêm còn sáng rõ. Anh ngửi thấy mùi vịnh gần đó. Tobey bị nhốt trên sàn, sủa không ngừng, rõ ràng là rất khó chịu.

“Cô ấy ở đâu rồi, Tobey?” - Hauck hít sâu một hơi, mỗi lần như vậy, anh lại đau nhói.

Anh khập khiễng bước ra khoảnh sân phía sau. Ở đó có một chiếc bể bơi nhỏ, vài băng ghế. Bản năng mách bảo Hauck rằng Karen đang gặp nguy hiểm. Cô đã nói chuyện với Hauck. Cô đã biết mọi chuyện. Lẽ ra anh không nên để cô trở về một mình mà không có anh. Nếu chỉ bịt miệng mỗi mình anh thôi thì cũng chẳng có ý nghĩa gì cả.

Ở phía xa, anh đã nhìn thấy có vật gì đó lăn lóc trên cỏ. Đó là đôi giày. Của Karen. Đôi giày cô đã đi tối nay. Hauck bắt đầu hoảng sợ. Tim anh lại đập nhanh hơn.

“Karen! ” - Anh gọi to. Tại sao cô lại ra đây chứ? Anh nhìn về phía xa. Ở đó là các thiết bị làm vườn, một chiếc bình nhựa. Gần cuối sân, anh gặp một cổng gỗ - cánh cửa không cài. Chiếc cổng mở ra con đường nhỏ, cây mọc hai bên. Hauck chạy dọc theo đó. Anh chợt nhận ra sự việc. Đó là con đường chạy quanh dẫn tới cuối đường vào phố Surfside, chạy ra bãi biển Teddy.

Anh nghe có tiếng người gọi phía sau: “Trung úy, anh cần giúp gì không?”

Nắm chặt lấy khẩu súng, cố nén đau, Hauck bước dọc theo con đường, vén cành cây che khuất lối đi. Sau khoảng ba mươi đến bốn mươi yard, quanh co bỏ lại phía sau vài khu nhà ở Sea Wall, anh nhìn thấy con đường mở rộng ra đường vào phố.

Anh khum tay lên miệng gọi: “Karen!”

Không có tiếng trả lời. Hauck bỗng nhìn thấy một vật trên mặt đất. Anh quỳ xuống, oằn người lại vì đau từ vết thương trên đùi. Đó là một mảnh vải màu da cam. Tim anh như chết đứng. Karen đã mặc một chiếc áo màu cam.

Nỗi sợ hãi khiến anh run rẩy. Anh nhìn về phía bãi biển. Ôi, lạy Chúa. Hauck cố hết sức vùng chạy về phía đó.Chương 102Mặt cô bị dìm ngập trong nước, hơi thở bóp chặt lấy phổi cô, hai tay cô đập Cates loạn xạ, nhưng hai cánh tay khỏe mạnh của Cates vẫn ấn mạnh đầu Karen xuống.

Karen chống cự với tất cả sức lực có được. Bò xuống, cắn tay hắn, hổn hển cố hớp một chút không khí quý giá. Có lúc cô còn kéo được cả Cates té sấp lên phía trên người cô, khiến Dietz thích thú, làm cho Cates ướt từ đầu đến chân. Hắn đấm mạnh vào mặt cô trong cơn bực tức. - “Chúa ạ, Cates này, đúng là một con đàn bà khốn kiếp!” - cô nghe tiếng Dietz lào xào.

Karen nhổ nước ra khỏi miệng, cố kêu lên. Cates lại dìm cô xuống duới nước. Đã đến lúc kết thúc. Cates cuối cùng cũng kéo miếng băng dính ra khỏi miệng Karen. Cô vội hớp vài ngụm không khí, hổn hển thở với tất cả sức lực còn lại, ho sặc sụa, nhưng hắn đã ngay lập tức bịt chặt miệng cô lại, ấn chặt đầu cô xuống trước khi cô kịp kêu lên.

Mà cũng còn có ai có thể nghe thấy tiếng cô được nữa chứ? Giờ này thì còn ai nghe thấy tiếng cô nữa? Cô chợt nghĩ đến Ty. Ôi, đừng... làm ơn... Nước đã bắt đầu ùa vào. Cô vặn người ra khỏi vòng ôm của Cates một lần cuối, sặc sụa. Thế là hết. Cô không còn sức chống cự nữa. Trong cơn tuyệt vọng, Karen với về phía sau, cô cào cấu chân Cates một cách vô ích.

Cô nghe tiếng hắn hét lên: “Nước ấm chứ, đồ chó?” Một nỗ lực tuyệt vọng ngăn không cho cô mở miệng, đầu hàng, không cho cô thả mình theo cơn thủy triều. Cô nghĩ tới Sam và Alex.

Không, Karen, không... Đừng nghĩ tới lũ trẻ. Đừng... Thế cũng có nghĩa là hết. Đừng đầu hàng.

Rồi sự chống cự trong cô cũng chầm chậm tan đi, tâm trí cô vơ vẩn giữa nỗi đau cuối cùng và tới một hình ảnh mà ngay cả trong nỗi sợ hãi nhất cũng khiến cô phải ngạc nhiên: một hòn đảo, hàng cây cọ nghiêng mình trong gió, một người trên cát trắng, đội mũ bóng chày, thong thả bước về phía cô.

Và người đó vẫy tay. Karen bước về phía người đó. Ôi, Chúa ơi... Ngay lúc đó, bàn tay đang ấn đầu cô xuống nước dường như lỏng dần ra.

HAUCK KHẬP KHIỄNG chạy ra khỏi đám cỏ về phía đυ.n cát, chân anh như muốn nổ tung vì đau đớn. Từ khoảng cách ba mươi yard, anh nhìn thấy gã đàn ông đang quỳ trên người Karen trên mặt nước, nhấn đầu cô xuống nước. Một gã khác - chắc chẳn là Dietz - đang đứng cách đó vài yard, chăn chú ngó, có vẻ như rất thích thú.

“Karen!”

Anh bước về phía trước, giữ chắc khẩu súng bằng hai tay trong tư thế đứng bắn. Ngay lúc đó, gã đàn ông đang đè trên người cô ngẩng mặt lên. Viên thứ nhất trúng ngay vai hắn, khiến hắn dội lại phía sau kinh ngạc. Viên thứ hai và thứ ba găm thẳng vào chiếc áo sơ mi bãi biển, nhuộm đỏ chiếc áo. Gã đổ gục lên mặt nước, không còn động đậy.

Karen lật người, giơ một tay lên trong cơn thủy triều nhè nhẹ.

“Karen!”

Hauck bước một bước về phía cô đồng thời quay sang Dietz lúc này đang nhào người, cố trườn trên mặt cát, rút lấy vũ khí. Ánh trăng sáng soi rõ gã đầu tiên trên mặt nước, nhưng trời vẫn rất tối. Dietz như một bóng tối đang di chuyển. Hauck bắn vội một viên, nhưng không trúng. Viên tiếp theo trúng vào đầu gối khi hắn đang cố gắng chạy về phía đê chắn sóng. Hắn lồm cồm đứng dậy, chạy lò cò như con ngựa non bị gãy chân.

Hauck cố sức chạy về phía Karen.

Cô từ từ lật người trên ngọn sóng nhẹ, ho sặc sụa nhổ nước ra. Cô chống đầu gối và khuỷu tay đứng dậy, hoảng sợ khi nhìn thấy hai mắt mở trừng trừng của Cates ngay bên cạnh, mặt ngửa lên trời. Cô vội lùi lại như thể đó là một cái gì đó rất kinh tởm. Cô quay về phía Hauck, nước mắt và nỗi ngạc nhiên trộn trong mắt cô.

Nhưng Dietz đã chạy tới được phía sau cô, đưa cô ngay vào tầm ngắm của Hauck. Hắn giơ súng nhắm thẳng vào Hauck, thoáng ẩn sau người Karen.

“Để cô ấy đi.” - Hauck nói và bước vài bước về phía trước. - “Dietz, để cô ấy đi. Hết đường chạy rồi.” - Anh giữ súng thật chắc, nhằm vào ngực Dietz. - “Mày có thể tưởng tượng được là tao ưa thích làm việc này thế nào không.”

“Có thể là mày bắn giỏi." - Dietz chắt lưỡi. - “Nhưng nếu mày bắn trượt, trung úy ạ, viên tiếp sau đó sẽ dành cho con này.”

"Tao bắn không tồi.“ - Hauck gật đầu. Hauck bước, loạng choạng thì đúng hơn, thêm một bước về phía hắn. Cùng lúc đó anh nhận ra rằng hai đầu gối mình đang yếu dần đi, và rằng sức lực đang mơ hồ cạn kiệt đi trong anh. Anh đã mất rất nhiều máu. - "Không có lý do gì để mày phải chết ở đây cả, Dietz” - Hauck nói. - "Chúng ta đều biết Lennick mới là người đứng sau tất cả mọi việc. Mày còn có người để thương khóc. Tại sao lại phải chết vì hắn chứ? Mày có thể phá bỏ hợp đồng.”

"Tại sao à... ? ” - Dietz cố xoay vòng vòng phía sau Karen, giữ cho cô nằm trong tầm súng của Hauck. Hắn nhún vai: “Thử đoán xem, vì đó là tính cách của tao, trung úy ạ.”

Dùng Karen làm lá chắn, Dietz bắn về phía Hauck. Vệt đạn bay sượt qua vai Hauck, nóng bỏng. Cái chân bị thương oằn lại khi anh loạng choạng về phía sau. Anh nhăn mặt, tay sã xuống, lộ người ra. Nhìn thấy ngay thời cơ, Dietz bước về phía trước và lại chuẩn bị bắn.

“Không!" - Karen hét lên, lao mạnh lên khỏi mặt nước cản hắn lại. - “Không.” Dietz chuyển mũi súng sang cô.

Hauck la lên: “Dietz! ” Và anh bắn. Phát súng trúng ngay vào giữa trán Dietz. Tay kẻ gϊếŧ người giật lên trong khi khẩu súng văng lên không. Hắn ngã vật ra bờ cát phía sau, không động đậy, như hình người hằn sâu dưới tuyết, chân tay dang rộng ra bốn phía. Một dòng máu chảy ra từ cái lỗ nhỏ bằng đồng xu trên trán xuống dưới làn sóng đang lăn tăn vỗ vào bờ.

Karen quay lại, khuôn mặt cô ướt đầm, lấp lánh. Hauck cứ đứng đó mất một lúc, thở nặng nhọc, hai tay vẫn nắm chặt lấy khẩu súng.

“Anh đã không rời bỏ.” - Cô lắc lắc đầu nói.

“Không bao giờ.” - Anh nói, trên môi nở nụ cười khó nhọc. Rồi anh khuỵu xuống trên hai đầu gối.

"Ty!” Karen đứng vọt dậy, chạy về phía anh. Máu đen vẫn rỉ ra từ bên người anh xuống tay. Phía sau họ có nhiều tiếng gọi vang lên, ánh đèn pin lấp loáng dọc ngang trên bãi biển. Quá kiệt sức, Karen chỉ biết ôm lấy Hauck, vòng hai tay quanh người anh, cô vừa mỉm cười vừa nấc lên trong nước mắt của sợ hãi và sức lực đã cạn kiệt. Cô bật lên tiếng khóc.

“Qua rồi, tất cả đã qua rồi mà Ty?” - Cô nói, lau máu trên mặt anh, nước mắt chứa chan.

“Không.” - Anh nói. - “Chưa hết đâu.” - Anh đổ sập lên người cô, cố nén cơn đau trên vai cô. - “Vẫn còn một điểm cuối nữa.”Chương 103Cú điện thoại gọi đến ngay đúng lúc Lennick bắt đầu ngồi xuống chuẩn bị ăn bữa tối muộn trong phòng bếp tại ngôi nhà ở Deerfield Road.

Ida, người giúp việc, đã hâm nóng cho ông ta món thịt nấu nấm kiểu Pháp trước khi về. Lennick tự rót cho mình một ly rượu vang Conseillante kiểu cổ. Mimi đang nói chuyện điện thoại ở tầng trên, xem lại danh sách những nhà ủng hộ cho buổi khiêu vũ chữ thập đỏ mùa này.

Lennick bắt gặp khuôn mặt mình phản chiếu trong cánh cửa sổ nhìn ra ngoài khu vườn của Mimi. Thế là cánh cửa đã đóng lại. Vài ngày nữa ông ta cũng không biết sẽ có chuyện gì xảy ra, nhưng ông ta đã dọn dẹp xong tất cả. Mọi thứ có vẻ diễn ra rất thuận lợi.

Charles đã chết cùng với nỗi lo sợ rằng bất cứ điều gì cũng có thể đổ lên đầu ông ta. Những khoản thua lỗ lớn và việc vi phạm điều khoản các khoản vay, tất cả đều ra đi cùng Charles. Gã ngốc xấu số đó đã chạy trốn vì hoảng sợ. Viên cảnh sát cũng đã chết. Hodges, một đầu mối lỏng lẻo nữa, cũng sẽ dược giải quyết theo cách tương tự vào ngay đêm hôm nay. Lão già ở Pensacola nữa, giờ thì những gì lão nói có còn quan trọng gì nữa đâu? Dietz và Cates, ngay sau khi ông ta nhận được cuộc gọi, sẽ trở nên giàu có và biến ra nước ngoài. Ra khỏi tầm mắt của bất cứ ai.

Đúng vậy, Lennick đã làm những việc mà ông ta không bao giờ nghĩ mình có thể làm được. Những việc này lũ cháu của ông ta sẽ không bao giờ có thể biết được. Không bao giờ biết được công việc của ông ta liên quan tới những gì. Bao giờ cũng có những thỏa hiệp và mất mát. Đôi khi người ta phải làm những thứ để bảo vệ cái đầu của mình, đúng không? Mọi việc tưởng như đã rơi vào chỗ sụp đổ hết cả, nhưng giờ thì ông ta lại được an toàn, thanh danh của ông ta là không thể nghi ngờ, mạng lưới của ông ta không hề suy chuyển. Sáng ra sẽ có việc để kiếm tiền. Đó là cách người ta vẫn thường làm - đơn giản chỉ là lật sang một trang mới.

Người ta phải quên đi những thua lỗ của ngày hôm qua.

Nghe tiếng điện thoại, Lennick bật mở máy, tên người gọi cùng lúc vừa khiến ông ta vui mừng lại vừa khiến ông ta buồn bã. Ông nhấp một ngụm vang đỏ cho xuôi nốt miếng thức ăn đang ăn dở.

“Kết thúc chưa? ”

Giọng nói ở đầu dây bên kia khiến tim ông như ngừng đập. Mà không chỉ là chững lại - nó khiến tim ông như vỡ vụn ra. Lennick trợn mắt nhìn ánh đèn lấp lóa bên ngoài.

“Đúng, Saul à, mọi việc đã kết thúc rồi.” - Karen nói qua điện thoại của Dietz. - “Giờ thì mọi việc đã hoàn toàn kết thúc.”

BA CHIẾC XE CẢNH SÁT GREENWICH dừng lại trước sân tòa nhà kiểu Noóc măng đi oai vệ của Lennick. Tòa nhà nằm giáp khu đất cây cối rậm rạp của Câu lạc bộ Đồng quê Greenwich.

Karen tựa vào một chiếc xe, người quấn trong một tấm chăn, quần áo cô vẫn còn chưa khô. Với cảm giác thỏa mãn, cô đưa điện thoại của Dietz trả lại cho Hauck: "Cảm ơn anh, Ty!”

Carl Fitzpatrick đã tự mình đi vào trong nhà, trong khi Hauck đang được nhân viên y tế chăm sóc. Viên chỉ huy trưởng và hai nhân viên cảnh sát tuần tra kéo Lennick ra khỏi nhà, hai cổ tay khóa trong còng sắt. Vợ Lennick vẫn còn trong bộ đồ ngủ chạy theo, hoảng sợ. - “Tại sao họ lại làm vậy, Saul? Có chuyện gì xảy ra vậy? Họ đang nói về chuyện gì vậy - gϊếŧ người ư?"

“Gọi Tom ngay!” - Lennick gọi với lại sau lưng khi bị cảnh sát giải ra khu sân tròn lát gạch nơi một chiếc xe cảnh sát đang đợi sẵn. Ánh mắt Lennick bắt gặp Hauck, nhìn anh với cái nhìn khinh khỉnh - “Ngay ngày mai tôi sẽ trở về nhà thôi mà.” - Lennick trấn tĩnh vợ, giọng đầy nhạo báng.

Lennick lại nhìn thấy Karen. Cô đang run rẩy, dẫu đã được quấn một tấm chăn, nhưng cô không nao núng trước ánh mắt của Lennick. Trong mắt cô hàm ẩn một nụ cười không lời, đầy thỏa mãn.

Như thể cô muốn nói: Anh ấy đã thắng, bằng một cái gật đầu: Charles đã thắng.

Lennick bị đẩy vào trong xe. Karen bước tới bên Hauck. Kiệt sức, cô ngả đầu lên cánh tay yếu ớt của anh.

Kết thúc rồi.

Bỗng có tiếng động vang lên từ phía sau họ. Chỉ là âm thanh sắc gọn của kính vỡ.

Phải mất một lúc mọi người mới nhận ra. Vào lúc đó Hauck đã kêu lên rằng có người bắn trộm, đè lên người Karen chắn đạn cho cô.

“Ty, chuyện gì vậy?”

Tất cả mọi người ùa ra vỉa hè hoặc núp xuống sau mấy chiếc xe. Cảnh sát rút súng rôm rốp, điện đàm bật loạt soạt. Có tiếng người kêu to: "Tất cả mọi người nằm xuống! Nằm xuống! ”

Nhưng sự việc kết thúc nhanh cũng như lúc nó đến vậy.

Viên đạn được bắn ra từ trong lùm cây. Từ phía khoảnh đất trống của câu lạc bộ. Không có tiếng ô tô nổ máy, không có tiếng bước chân chạy. Súng được giơ hết cả ra, cảnh sát lùng tìm bóng dáng tên bắn tỉa trong bóng tối.

Có tiếng nguời gọi hỏi: “Có ai bị thương không? ” Không có ai đáp lại. Freddy Munoz đúng dậy bật điện đàm yêu cầu phong tỏa toàn bộ khu vực, nhưng có đến hàng chục cách để thoát ra khỏi nơi đó từ phía sau. Lên trên núi, về Deerfield hay North Street.

Bất cứ nơi nào.

Hauck nhổm dậy khỏi người Karen. Anh đưa mắt nhìn chiếc ô tô cảnh sát đang đứng đợi. Ruột anh như lộn lên: “Ôi, lạy Chúa...”

Một vệt kính nứt thành hình mạng nhện trên mặt kính ở băng ghế sau xe, ở giữa là một lỗ thủng. Người Saul Lennick ập lên chỗ đó như thể đang ngủ say. Trên đầu Lennick là một vết thẫm to. Mái tóc bạc trắng của Lennick đã trở nên đỏ lòe.Chương 104Truy tìm bất hợp pháp. Đột nhập nhà người khác. Sử dụng súng công trái phép. Không báo cáo sau khi thực hiện hành vi phạm tội.

Đó là một vài trong những cáo buộc chống lại Hauck, mà anh biết mình có thể phải đối mặt khi còn nằm trên giường bệnh ở Bệnh viện Greenwich. Đấy là chưa nói đến chuyện anh đã dẫn dắt cho việc điều tra vụ án mạng ở quần đảo Virgin của Anh đi theo hướng khác. Nhưng ít nhất thì hiện tại cái đó không có hiệu lực pháp lý ở đây.

Thế nhưng, trong khi vẫn còn nằm giữa đống dây nhợ thông tiểu và máy móc trong phòng hồi sức, sau những phẫu thuật tại phần bụng và chân, Hauck vẫn thấy rằng nếu được tiếp tục theo đuổi nghề của lực lượng thực thi luật pháp sẽ không khác nào một liều moóc- phin (1) vào lúc này.

Sáng hôm sau, Carl Fitzpatrick tới thăm. Fitzpatrick mang theo một bó hoa thủy tiên, đặt trên bực cửa sổ, cạnh bó hoa do công đoàn cảnh sát gửi tới. Fitzpatrick nhún vai với Hauck, hơi chút ngớ ngẩn, tuồng như muốn nói: Vợ tôi bắt tôi phải mang cái này đến cho cậu đấy, Ty ạ.

Hauck gật đầu và nói thẳng: “Thực ra tôi hơi thiên vị màu tím và màu đỏ, Carl à.”

"Thôi, để lần sau vậy.” - Fitzpatrick cười, rồi ngồi xuống bên cạnh. Anh hỏi thăm tình hình các vết thương của Hauck. Viên đạn bắn vào cạnh người Hauck thật may mắn là đã không trúng vào bộ phận nào quan trọng, vết thương sẽ lành. Tuy nhiên, cái chân, hay thực ra là ở ngay gần mé hông bên phải của Hauck với việc chạy, lê đuổi theo Dietz và Lennick, đã có nguy cơ bị vỡ ra.

“Bác sỹ nói rằng tôi không còn có thể trượt băng từ đầu này đến đầu kia mà ẩu đả được nữa.” - Hauck mỉm cười.

Viên chỉ huy của anh cũng gật đầu như thể như vậy là quá tệ. - “ Ừm, cậu cũng chẳng hẳn là Bobby Orr (2).” - Ngừng lại một lúc, Fitzpatrick xích người về phía trước. - “Cậu biết đấy, tôi cũng muốn mình có thể nói được rằng ‘tốt lắm, Ty à.’ Ý tôi là vụ này thật tuyệt.” - Anh lắc lắc đầu. - “Tại sao cậu không đem chuyện này nói với tôi và chúng ta có thể thực hiện phá án theo quy định, hả Ty?”

Hauck xoay người: “Chắc là tôi đã bị làm cho mê mụ ra rồi.”

“Đúng.” - Fitzpatrick cười như thể đánh giá cao câu nói đùa. - “Cậu có thể gọi nó như vậy, bị mê mẩn ra rồi. Thôi, tôi phải đi đây.” - Fitzpatrick đứng dậy.

Hauck với theo: “Nói thật cho tôi biết đi, Carl, cơ hội để tôi quay lại với công việc như thể nào?”

“Nói thật ấy hả?”

“ Ừ.” - Hauck thở dài. - “Cứ nói thật.”

Viên chỉ huy thở sượt một cái: “Tôi cũng không biết nữa...” - Fitzpatrick nuốt nước bọt. — “Chắc chắn là phải xem xét lại rồi. Người ta đang chờ đợi tôi thực hiện một biện pháp đình chỉ nào đó.”

Hauck hít sâu một hơi: “Tôi hiểu.”

Fitzpatrick nhún vai: “Tôi không biết, Ty à, cậu nghĩ sao? Có lẽ là một tuần chăng?” - Anh mỉm cười. - “Đó là một hình phạt tệ nhất đấy, trung úy ạ. Tôi không thể đứng phía sau con đường mà nhìn cậu đi được. Nhưng như vậy thật là ngọt ngào. Đủ ngọt ngào để tôi muốn cậu quay trở lại làm việc. Cứ nghỉ ngơi đi. Giữ gìn sức khỏe. Ty này, tôi lẽ ra không nên nóỉ điều này, nhưng anh có lý do để tự hào.”

"Cảm ơn anh, Carl.”

Fitzpatrick lắc mạnh cánh tay Hauck rồi đi ra cửa.

“Carl này...”

Fitzpatrick quay lại nhìn khi đã bước ra đến cửa: “Gì thế?”

“Nếu tôi thực hiện theo quy định... Nếu tôi đến báo cho anh và nói rằng tôi muốn điều tra lại vụ Raymond, trước khi tôi có chứng cứ nào đó, thì anh nói thẳng xem anh có đồng ý hay không?”

“Đồng ý không ấy hả?" - Viên chỉ huy nheo mắt. - “Mở lại vụ án hả? Về cái gì hả trung úy?” - Fitzpatrick cười to bước ra khỏi cửa: “Không bao giờ.”

HAUCK NGỦ BẴNG đi một chút. Anh cảm thấy mình đang bình phục. Vào khoảng quãng giờ ăn trưa, có tiếng gõ cửa. Jessie bước vào. Và đi cùng là Beth.

“ Ôi, con yêu... " - Hauck cười rạng rỡ. Anh giang rộng tay, mặt hơi nhăn nhó vì đau.

"Ôi, bố..." - Nước mắt lo lắng giàn giụa, Jessie úp mặt vào ngực bố - “Bố, bố sẽ ổn chứ?"

“Bố ổn mà, con yêu. Bố hứa đấy. Bố sẽ ổn thôi. Lại khỏe mạnh như bình thường mà.”

Con bé gật đầu, Hauk lại ôm chặt con bé vào lòng. Anh ngẩng lên nhìn Beth. Cô đang cuộn những lọn tóc ngắn màu nâu phía sau tai và dựa vào cánh cửa, mỉm cười. Anh biết chắc cô sẽ nói với anh một câu gì đại loại như: Tốt lắm, trung úy ạ, hay: Chắc chắn lần này anh vượt qua cả chính bản thân mình nữa ấy chứ.

Nhưng Beth không nói thế. Cô chỉ đi tới đứng bên giường. Mắt cô sâu thẳm và ầng ậng nước. Phải mất một lúc cô mới nói lên được. Khi cô nói, cùng với đó là một nụ cười nhẹ nhàng và nắm chặt tay anh.

“Được rồi.” - Cô nói. - “Ty, anh có thể có con bé vảo dịp lễ Tạ ơn.”

Hauck nhìn cô, mỉm cười.

Lần đầu tiên trong chừng ấy năm, anh cảm thấy mình đã thấy được điều đó. Trong đôi mắt ướt nước mắt của cô. Điều anh đã từng chờ đợi đã lâu, thật lâu. Điều đã mất đi và chẳng chịu tìm đến anh trong nhiều năm. Nhưng giờ đây, với hai má đẫm nước mắt của con gái đang áp vào mình, anh đã lại tìm thấy nó.

Là sự tha thứ.

Anh nháy mắt với cô và ôm chặt Jessie vào lòng: “Thật tốt, Beth à."

ĐÊM HÔM ĐÓ HAUCK hơi chếnh choáng vì các loại thuốc. Anh chơi trò Yankees nhưng cũng chẳng thể chú tâm được. Có tiếng gõ cửa nhẹ nhàng.

Karen bước vào.

Cô mặt chiếc áo phông Longhorn Texas màu xám, quần jean, áo khoác vắt quanh vai. Mái tóc được cài gọn lên. Hauck thấy có vết xước bên mé môi cô, khi cô bị Dietz tát. Cô chỉ mang đến một bông hồng cắm trong một chiếc lọ hoa. Cô bước tới, đặt nó xuống cạnh giường anh.

“Trái tim của em đấy.” - Cô chỉ vào bông hoa.

Anh mỉm cười. “Trông em đẹp lắm.” - Hauck bảo cô.

“ Ừ, đúng. Trông như vừa mới có một chiếc xe buýt cán ngang qua người em vậy.”

“Không. Tất cả đều rất tuyệt. Moóc phin đang có tác dụng.”

Karen mỉm cười. - “Em đã ở đây đêm qua khi anh đang mổ. Các bác sỹ nói rằng anh rất may mắn đấy. Chân anh sao rồi?”

“Què, như cách em gọi, thì không hẳn. Nó chỉ bị vỡ thôi.” - Anh tặc lưỡi - “Vỡ toàn bộ - ”

“Đừng nói vậy.” - Karen ngăn anh lại - “Đừng mà.”

Hauck gật đầu: “Vậy toàn bộ sự thật là cái quái gì vậy?”

Mắt Karen sóng sánh: “Em không biết.” - Cô nắm chặt tay anh trong hai bàn tay mình, nhìn sâu vào trong hai mắt sưng húp của anh. - “Cảm ơn anh, Ty. Em nợ anh nhiều lắm. Em nợ anh tất cả. Em ước gì mình có thể nói được điều gì đó."

"Đừng."

Karen áp những ngón tay anh vào lòng bàn tay mình và lắc đầu. — "Em chỉ không biết mình có thể bình tâm trở lại được hay không thôi."

Hauck gật đầu.

"Charles đã chết.’' - Cô nói - "Cần phải có một thời gian nữa. Còn lũ trẻ nữa... chúng đang trên đường về.” - Cô nhìn anh, nằm giữa đám dây nhợ, màn hình các máy đang kêu bíp bíp. Hai mắt cô tràn nước.

“Anh hiểu.”

Cô gục đầu trên ngực anh. Lắng nghe hơi thở. “Hơn nữa” - cô sụt sịt trong nước mắt - “chúng ta nên cố gẳng.”

Hauck cười to, hay đúng hơn là nhăn nhó, vì cơn đau đang quặn lên trong anh. - “ Ừ.” - Hauck ôm Karen vào lòng, vuốt tóc cô, vuốt bên má mịn màng của cô. Anh thấy cô không còn run rẩy nữa. Anh cũng cảm thấy nhẹ nhàng hơn.

“Chúng ta có thể cố gắng được.”

Chú thích:

1 Moócphin: thuốc an thần

2 Bobby Orr: Vận động viên khúc côn cầu người Canađa.Chương 105Hai tuần sau.

Hauck lái chiếc Bronco tới trước cánh cổng bằng đá to lớn. Anh hạ thấp cửa kính, nhoài người ấn nút. Một giọng nói vang lên hỏi. - “Ai vậy?”

“Tôi, trung úy Hauck đây.” - Anh đáp lại.

“Xin mời lái xe vào nhà.” - Giọng nói trong nhà đáp lại. Hai cánh cổng từ từ mở ra. - “ Ông Khodoshevsky đang đợi ông.”

Hauck lái xe dọc theo con đường trải nhựa đài. Thậm chí bây giờ chỉ nhấn ga một chút thôi cũng đã khiến chân anh đau nhói. Anh đã bắt đầu một số liệu pháp, nhưng còn phải qua nhiều tuần nữa. Các bác sỹ bảo rằng anh có thể không bao giờ còn tự đi như bình thường được nữa.

Khu nhà thật rộng rãi. Anh lái xe qua một chiếc hồ rộng. Có một khu đất được rào chắn lại - có lẽ để dành cho ngựa. Tới nơi trong cùng, anh lái tới một khu nhà to lớn kiểu Grudia mái ngói đỏ tươi, phía trước là một khoảng sân cực rộng với một đài phun nước trang trí công phu ở giữa, nước phun lên từ những hình điêu khắc vào bể nước bằng đá cẩm thạch.

Đúng là tỷ phú đã khiến mọi thứ dành cho triệu phú thành ra hỏng cả, Hauck nhớ lại. Thậm chí theo tiêu chuẩn của khu Greenwich thì anh cũng chưa bao giờ thấy một nơi nào lộng lẫy như thế này cả.

Hauck bước ra khỏi xe. Tay nắm gậy, bước lên bậc cấp dẫn tới cửa trước tráng lệ. Anh đưa tay nhấn chuông. Một bài thánh ca vang lên, khiến anh ngạc nhiên. Một phụ nữ ra mở cửa. Người phụ nữ rất hấp dẫn, kiểu Đông Âu. Có lẽ đây là nguời giúp việc.

“ Ông Khodoshevsky bảo tôi đưa ông vào phòng riêng.” - Cô ta mỉm cười. - “Ông đi theo lối này.”

Một cậu bé khoảng sáu hay bảy tuổi chạy vượt qua anh trên một chiếc xe ô tô đồ chơi. - “Bíp, bíp!”

Người giúp việc kêu lên: “Michael, không được!” - Cô mỉm cười: “Xin lỗi ông.”

“Cảnh sát đây.” - Hauck nháy mắt - “Bảo cậu bé không được vượt quá tốc độ bốn mươi cây số một giờ nhá.”

Hauck được dẫn qua nhiều phòng, nguy nga như trong một cung điện rồi tới một phòng cho gia đình ở mé bên của tòa nhà. Căn phòng được trang trí với những bức tường vòm cửa sổ cong nhìn ra ngoài từ khu nhà. Trong phòng bày một băng ghế dài bằng da rất lớn, treo một bức tranh hiện đại dễ nhận biết, mà Hauck biết nó có giá trị rất lớn, mặc dù anh không hoàn toàn hiểu được việc tác giả sử dụng gam màu xanh trong đó. Một bảng điều khiển các phương tiện nghe nhìn khổng lồ gắn trên tường, bao gồm một hệ thống âm thanh nổi và một màn hình ti-ti sáu mươi inch.

Trên màn hình ti-vi đang chiếu một bộ phim cao bồi miền tây cổ điển.

"Chào trung úy. ”

Hauck nhìn thấy một đôi chân đang gác lên chiếc ghế đệm dài, một thân hình to lớn, rậm lông nằm trong một chiếc ghế mặc chiêc quần soóc rộng thùng thình và chiếc áo phông quá khổ màu vàng với dòng chữ: TIỀN LÀ CÁCH TRẢ THÙ TỐT NHẤT.

"Tôi là Gregory Khodoshevsky.” - Người đàn ông giơ một tay ra, cái bắt tay khá chặt - “Mời ngồi.”

Hauck ngả người ngồi thoải mái trên ghế, anh chống người dựa vào chiếc gậy - “Cảm ơn.”

“Tôi thấy ông không được khỏe?”

“Chỉ là phẫu thuật nhỏ thôi mà.” - Hauck vờ vịt - “Ở hông.” Người đàn ông người Nga gật đầu. - “Tôi cũng phải phẫu thuật đầu gối tới mấy lần. Hậu quả của những lần trượt tuyết đấy.” - Ông ta cười. - “Tôi hiểu ra rằng không nên trượt tuyết xuyên qua cây.” - Khodoshevsky với tay vặn nhỏ tiếng ti-vi. - “ Ông thích xem phim cao bồi không trung úy?”

“Chắc chắn rồi. Tất cả mọi người đều thích.”

“Tôi cũng vậy. Đây là bộ phim yêu thích của tôi: Người tốt, kẻ xấu và tên vô lại. Mặc dù tôi cũng không chắc mình thuộc tuýp người nào. Vợ tôi thì khẳng định rằng tôi thuộc tuýp thứ ba, tên vô lại.”

Hauck cười: “Nếu tôi nhớ không lầm thì đó là một trong những chủ đề chính của bộ phim. Tất cả bọn họ đều có những động cơ riêng.”

“Đúng vậy.” - Khodoshevsky mỉm cười. - “Tôi nghĩ là ông nói đúng - tất cả bọn họ đều có động cơ riêng. Vậy thì tôi nợ gì ông ở chuyến viếng thăm này đây, trung úy Hauck?”

“Tôi đang điều tra một vụ án. Có một cái tên tôi hy vọng có thể có ý nghĩa nào đó với ông, Charles Friedman.”

“Charles Friedman à?” - Khodoshevsky nhún vai. - “Tôi xin lỗi, nhưng không, có phải đúng tên thế không nhỉ?”

Gã này thật tài, Hauck nghĩ. Bẩm sinh. Hauck nhìn Khodoshevsky thật lâu. - “Tôi hy vọng là vậy.”

“Mặc dù vậy, vì ông đã nhắc đến cái tên đó” - Khodoshevsky vui vẻ - “tôi có nhớ một người có tên là Friedman. Anh ta quản lý một vài khoản lợi nhuận ở một thành phố tôi có đến cách đây một hoặc hai năm. Tôi nghĩ là Thư viện Bruce. Tôi cũng có tham gia đóng góp. Tôi nhớ ra rồi, anh ta có người vợ rất hấp dẫn. Có thể tên anh ta là Charles, nếu đúng thế. Vậy, anh ta đã làm gì?”

“Anh ta chết rồi.” - Hauck nói. - “Anh ta có liên quan tới một vụ án tôi đang điều tra, một vụ gây tai nạn chết người rồi bỏ chạy.”

“Một vụ tai nạn.” - Khodoshevsky nhăn mặt. - “Thật quá tệ. Giao thông ở đây thật không thể chịu đựng nổi, trung úy ạ. Tôi chắc là ông cũng biết điều đó. Đôi khi tôi sợ phải tự mình băng qua đường vào trong phố.”

“Ddặc biệt là khi có ai đó không muốn ông thành công.” - Hauck nói, chăm chú nhìn vào đôi mắt cứng rắn của Khodoshevsky.

“Đúng thế. Tôi nghĩ là đúng. Có lý do gì để ông liên hệ người đàn ông đó với tôi không?”

“Có.” - Hauck gật đầu. - “Saul Lennick.”

“Lennick!’’ - Khodoshevsky thở dài. - “ừ, Lennick thì tôi có biết. Thật kinh khủng là một việc như vậy lại xảy ra. Ngay trong ngôi nhà của ông ấy. Ngay ở trong thành phố này. Đó là một thử thách, tôi chắc đấy, dành cho ông, trung úy ạ.”

“Ông Friedman cũng đã bị gϊếŧ cách đó vài tuần. Ở quần đảo Virgin của Anh... Cuối cùng hóa ra Charles và Lennick từng là đối tác tài chính của nhau.”

Khotioshevsky trợn mắt như thể rất ngạc nhiên. - “ Đối tác à? Thật điên rồ, cái quái quỷ gì đang xảy ra quanh đấy thế không biết. Nhưng tôi e là tôi không bao giờ gặp lại người đàn ông đó nữa. Xin lỗi vì ông đã đi cả quãng đuờng như vậy tới đây chỉ để biết được điều này. Giá như tôi có thể biết được nhiều hơn để giúp ông."’

Hauck với lấy cây gậy: “Cũng không phải là thất bại hoàn loàn. Tôi ít khi được nhìn thấy ngôi nhà nào lớn như thế này.”

“Tôi sẽ rất hân hạnh được đưa ông đi xem xung quanh.”

Hauck đứng dậy nhăn mặt: “Để lần khác vậy.”

"Chúc ông may mắn với cái chân của mình. Và tìm ra được ai là kẻ chịu trách nhiệm cho những việc kinh khủng đó.”

"Cám ơn ông.” - Hauck bước một bước về phía cửa. - “Ông biết đấy, trước khi tôi đi, có một thứ tôi có thể cho ông xem. Chỉ là để đề phòng trường hợp nó có thể giúp ông nhớ ra điều gì chăng. Tự tôi đã xuống vùng biển Caribê cách đây một tuần.” — Hauck lôi chiếc điện thoại ra. - “Tôi thấy có một thứ rất hay ở ngoài khơi hòn đảo đó. Tôi đã chụp nhanh một tấm hình của nó. Cũng buồn cười là nó chỉ đậu cách nơi Charles Friedman bị gϊếŧ có vài dặm.”

Hauck đưa điện thoại cho Khodoshevsky. Ông ta tò mò nhìn tấm hình trên màn hình một cách chăm chú. Đó là tấm hình anh đã chụp trong khi chạy bộ ở đảo.

Đó là chiếc du thuyền của Khodoshevsky. Chiếc Gấu Đen.

“Hừm.” - Khodoshevsky lắc lắc đầu, bắt gặp ánh mắt Hauck. - “Thật buồn cười là cuộc đời lại nhiều cái trùng hợp đến vậy, đúng vậy không, trung úy?”

"Không còn gì để nói nữa.” - Hauck nhìn Khodoshevsky, nói.

" Đúng, ông nói đúng.” - Khodoshevsky đưa trả Hauck chiếc điện thoại - “Không còn gì để nói.”

“Tôi sẽ tự tìm đường ra.” - Hauck nói, tay nhét điện thoại vào túi - “Chi khuyên ông một điều cuối cùng, ông Khodoshevsky ạ, nếu ông không phiền, ông có vẻ rất thích phim cao bồi miền Tây, vì vậy tôi tin là ông sẽ hiểu.”

“Vậy lời khuyên đó là gì?”

Hauck nhún vai: “ Ông biết câu này chứ, ‘Hãy biến ngay khỏi chỗ này'?”

“Tôi nghĩ là mình nghe thấy nó ở đâu rồi. Cảnh sát trưởng bao giờ cũng nói câu đó với những kẻ xấu. Nhưng tất nhiên là chúng không bao giờ nghe lời cả.”

“Không, chúng không bao giờ nghe cả.” - Hauck lại bước thêm một bước nữa ra phía cửa. - “Đó là cái làm nên những bộ phim cao bồi miền Tây. Nhưng chỉ một lần này thôi, ông biết đấy, bọn người xấu nên biến đi, ông Khodoshevsky ạ.” - Hauck nhìn Khodoshevsky chăm chú. — “Ông nên làm như vậy. Nếu ông hiểu tôi định nói gì.”

“Tôi nghĩ là mình hiểu.” - Khodoshevsky mỉm cười.

“À mà nhân tiện, ” Hauck quay lại, chỉ gậy ra phía cửa “đó quả thực là một con thuyền tuyệt đấy, ông Khodoshevsky ạ, nếu ông hiểu tôi định nói gì.”

PHẦN KẾT

“Cát bụi rồi lại trở về với cát bụi. Con người sinh ra rồi lại trở về với đất. Ở đó, trong vòng luân hồi vô cùng tận, sự sống lại hồi sinh.”

Đó là một ngày hè ấm áp, bầu trời trong xanh đến tuyệt diệu. Karen ngồi nhìn chiếc hộp nhỏ đựng tro của Charlie trong khoang mộ để mở. Cô đã đưa anh về nhà, như cô đã từng hứa. Anh xứng đáng với điều đó. Một giọt nước ứa ra từ khóe mắt cô.

Anh xứng đáng với điều đó, và còn nhiều hơn thế nữa. Karen nắm chặt tay Samantha và Alex. Với chúng, mọi việc đã rất khó khăn, khó khăn hơn bất cứ ai khác. Chúng không thể hiểu. Tại sao bố mẹ lại giữ kín những điều bí mật như vậy với chúng? Làm sao bố chúng có thể bỏ đi, dẫu truớc đó bố chúng đã làm những gì? Và cho dù bố chúng có là ai?

"Chúng ta đã là một gia đình kia mà.” - Samantha nói với Karen, bối rối, thậm trí có chút trách móc trong giọng nói run rẩy của mình.

“Đúng, chúng ta đã là một gia đình.” - Karen nói.

Cô đã tha thứ cho anh. Cô thậm chí, hiểu theo một cách nào đó, còn yêu anh trở lại.

Chúng ta đã là một gia đình. Có thể một ngày nào đó lũ trẻ sẽ tìm lại được tình yêu của mình dành cho cha chúng.

Viên giáo sỹ nói lời cầu nguyện cuối cùng. Karen nắm chặt lấy tay hai đứa. Cô nhớ lại cuộc đời mình. Cái ngày hai người gặp nhau. Họ đã yêu nhau ra sao. Rồi một ngày cô đã tự nhủ với chính mình rằng Charles là người cô lựa chọn.

Cuối cùng thì Charlie, người thuyền trưởng - đứng trước bánh lái con thuyền đi trong vùng biển Caribê, đang vẫy tay với cô từ khu vịnh riêng của họ. Máu trong người cô lại chảy rần rật với cái ấm cúng của mười tám năm chung sống.

“Bây giờ, theo truyền thống, để tưởng nhớ đến người quá cố, chúng ta mỗi người sẽ thả một nắm đất, để nhắc nhở chúng ta rằng cuộc sống này chỉ là nơi ở tạm nhỏ bé trước khi đến miền đất Chúa."

Bố cô bước lên. Ông đỡ lấy chiếc xẻng trên tay viên giáo sỹ, xúc một xẻng nhỏ đổ lên chiếc hộp. Đến mẹ cô, mẹ Charlie, Margery, anh trai của anh nắm chặt tay cô, rồi đến Rick và Paula.

Samantha vội vàng thả nắm đất trong tâm thái bị tổn thương, quay đi đưa chiếc xẻng cho Alex. Alex đứng một lúc lâu trước mộ, cuối cùng quay ra phía Karen, lắc lắc mái đầu: “Con không thể, mẹ à... Không.... ”

“Con yêu'? - Karen ôm chặt con trai hơn. - “ Được mà, con có thể làm được mà." - Ai là người có thể trách Alex được chứ? - “Đó là bố con, con à, dẫu bố con đã làm những gì.”

Cuối cùng, thằng bé cầm chiếc xẻng, đổ một xẻng đất, cố nén không trào nước mắt.

Đến lượt Karen. Cô xúc một xẻng đầy, thật đầy. Cô đã nói lời từ biệt với anh trước đây. Có còn điều gì để nói nữa đâu?

Em yêu anh thực sự; Charlie. Và em biết anh cũng yêu em.

Cô đổ xẻng đất.

Thế là hết. Cuộc sống họ có cùng nhau. Mình vừa mới chôn cất cho chồng mình hôm nay, Karen tự nhủ. Cuối cùng thì cũng phải vậy. Không thể khác được. Cô đã có quyền được nói như vậy.

Mọi người bước đến ôm lấy cô, hôn từ biệt. Cả ba người họ chờ đợi giây phút khi tất cả mọi người đi xuống dưới đồi. Karen vòng tay quanh cánh tay Alex, tay kia ôm lấy vai Samantha, kéo con bé lại gần: “Một ngày nào đó các con sẽ tha thứ cho bố. Mẹ biết điều đó là khó khăn. Nhưng bố đã quay về, Sam à. Bố con đã đứng ngoài đường ngắm nhìn ba chúng ta trong buổi lễ tốt nghiệp của con. Con sẽ tha thứ cho bố. Đó là cuộc sống.”

Khi họ đi xuống đồi, cô nhìn thấy anh sau tán cây du rậm rạp, đứng một bên đường. Anh đang mặc một chiếc áo khoác màu xanh hải quân trông rất đẹp trai. Mặc dù anh vẫn phải chống gậy.

Hai người nhìn nhau.

Mắt Karen tràn ngập cảm giác ấm áp, mà nhiều năm rồi cô không còn cảm thấy.

“Tới đây.” - Cô bảo lũ trẻ. - “Có một người mẹ muốn các con gặp.”

Khi họ đi tới chỗ anh, Alex quay nhìn mẹ, bối rối. - “Chúng ta đã biết trung úy Hauck rồi mà mẹ.”

“Me biết là các con đã biết, con à.” - Karen nói. Cô nhấc cặp kính râm, mỉm cười với anh. - “Mẹ muốn các con gặp lại chú ấy. Tên chú ấy là Ty.”