Chương 1: Anh em nhà ông de Witt bị tước quyền
Ngày 20 tháng tám 1672, ở La Haye, thủ đô của bảy Tỉnh Hợp nhất, các công dân tràn xuống các ngả đường lớn thành một dòng người đen kịt.Họ vai vác súng, tay cầm gậy vội vàng, hổn hển -bụng dạ không yên, chạy về phía nhà tù Buytenhof, nơi giam giữ Corneille de Witt, anh ruột của ông cựu thủ tướng vĩ đại Hà Lan. Từ khi bị nhà phẫu thuật Tyckelaer buộc tội gϊếŧ người, ông bị bắt giam và đang sống leo lắt ở nhà tù nói trên.
Nếu lịch sử của thời kỳ đó, nhất là vào cái năm chúng tôi bắt đầu kể câu chuyện dưới đây, không gắn liền mật thiết với hai tên gọi nói trên thì một vài dòng chúng tôi giải thích sau đây chỉ có thể coi như một món "hors-d’Âuvre" mà thôi. Nhưng chúng tôi xin báo trước bạn đọc rằng cái điều cảnh báo ấy cũng cần thiết để hiểu rõ câu chuyện chúng tôi kể chẳng khác gì để hiểu biết sự kiện lịch sử to lớn xảy ra trong đó chuyện của chúng tôi đã được l*иg vào.
Vào năm Corneille hoặc Cornélius de Witt 49 tuổi, nhân dân Hà Lan đã thấy chán nản nền cộng hòa theo kiểu Jean de Witt, ụi toàn quyền vĩ đại của Hà Lan. Họ rất thích chế độ xtatudera đã bị sắc lệnh của Jean de Witt buộc phải bãi bỏ vĩnh viễn trong bảy Tỉnh Hợp nhất ở Hà Lan rồi.
Vì ít có trường hợp dân chúng thấy đằng sau một nguyên lý lại không có bóng dáng một con người nên họ thấy nét mặt trang nghiêm của anh em dòng họ De Witt là thấy bóng dáng của nền cộng hòa. Hai ông là cha sinh không khoan nhượng của một nền tự do có khuôn phép và một nền thịnh vượng không thừa thãi xa hoa. Cũng vậy, đằng sau chế độ stathoudérat, họ thấy có Guillaume d’ Or-ange trai trẻ với vầng trán nghiêng nghiêng, trang trọng và suy tư được những người đương thời gọi là ông Trầm Mặc, sau này ông cũng được hậu thế gọi y như thế.
Hai anh em nhà de Witt kiêng nể Louis XIV vua nước Pháp vì cảm thấy uy tín của ông càng ngày càng lớn trên khắp châu Âu. ông vừa thắng trận trong chiến dịch kỳ diệu sông Ranh: sau ba tháng giao tranh ông đã chế ngự được sức mạnh của bảy Tỉnh Hợp nhất.
Từ lâu Louis XIV là kẻ thù của nhân dân Hà Lan. Nay họ mong có một người khác đứng lên cứu đất nước họ thoát khỏi cảnh tan nát và tủi nhục.
Người đó đã sẵn sàng xuất hiện và có đủ khả năng để chống lại Louis XIV. Đó là Guillaume d’Orange, con vua Guillaume II, cậu bé trầm mặc như trên đã nói, người ta thấy bóng dáng của cậu thấp thoáng đằng sau chế độ stathoudérat.
Năm 1672, cậu hai mươi hai tuổi. Jean de Witt đã từng là thái phó của cậu và ông muốn dạy cậu sau này trở thành một công dân tốt. Đặt quyền lợi của tổ quốc lên trên quyền lợi của trò mình, ông đã ban bố sắc lệnh bãi bỏ vĩnh viễn chế độ stathoudérat, làm tắt hy vọng khôi phục chế độ này, nhưng dân Hà Lan mong muốn lập lại chế độ cũ.
Ông thủ tướng vĩ đại chiều theo ý muốn của toàn dân; nhưng Corneille de Witt bướng bỉnh hơn.
Ông không chịu ký vào bản chứng thư tái lập chế độ cũ.
Sau cùng chiều ý do bà vợ khóc lóc van xin, ông đành ký, có điều ông ghi thêm vào dưới chữ ký của mình hai chữ: V.C. vi coactus, có nghĩa là:
chịu ký vì áp lực.
Nhưng những người theo phái orangistes không cần biết điều ấy. Chính hai anh em De Witt mới là vật cản chính của họ. Để đạt được mục đích của mình, họ dùng mưu vu khống và trong hoàn cảnh đó họ đã tìm được một tên khốn nạn sẵn sàng vào cuộc chơi với họ. Tên này, chúng tôi hình như đã có lần nói rồi, gọi là Tyckelaer, làm nghề phẫu thuật.
Hắn đến khai láo rằng vì Corneille de Witt thất vọng khi thấy sắc lệnh bãi bỏ chế độ cũ do em mình ký không còn hiệu lực nữa và vì sôi sục căm thù chống Guillaume d’ Orange nên đã ngầm sai một tên sát nhân đi gϊếŧ ông này hòng cứu vãn nền cộng hòa; tên sát nhân ấy không ai khác là hắn; vậy là Tyckelaer hối hận đã đi tố cáo hơn là để mình phạm tội.
Bây giờ ta hãy thử xem những người theo phái orangistes tức giận đến chừng nào khi nghe tin ấy.
Ông kiểm soát trưởng ký lệnh bắt Corneille tại nhà.
Ngày 16 tháng tám năm 1672, Corneille de Witt, người anh cao thượng của Jean de Witt bị đánh đòn phủ đầu ngay trong buồng giam của nhà tù Buytenhof nhằm bắt ông thú nhận là chủ mưu sát hại Guillaume..Nhưng Corneille chẳng những là một con người cao thượng mà còn là một conngười đầy dũng khí.
Ông không thú nhận điều gì. Không những ông làm mệt sức các tên đao phủ mà còn làm nhụt cả tính cuồng tín của chúng.
Không khai thác được gì các quan tòa vẫn tuyên phạt: Corneille bị mất mọi chức vụ và phẩm tước, bị phạt tiền hầu tòa và bị đi đày chung thân biệt xứ.
Quyết định đó không những xử oan một người vô tội mà còn xúc phạm danh dự một người có tên tuổi ắt phải làm vừa lòng dân chúng lắm đây. Tuy nhiên không phải thế là đã đủ như chúng ta sẽ thấy sau đây.
Ngay sau khi nghe tin anh mình bị xử oan, Jean de Witt xin từ chức toàn quyền. Đến lượt ông cũng thế, ông không được người ta đối xử như người có công với Tổ quốc. ông mang về trong cuộc sống riêng tư những ưu phiền và đau thương. Đó là hai món lợi duy nhất mà những con người trung thực như ông thường nhận được sau khi đã quên mình phục vụ đất nước.
Trong thời gian đó, Guillaume d’ Orange bí mật hoạt động bằng mọi cách để đạt được mục đích. ông hy vọng quần chúng đã coi mình là thần tượng sẽ lấy thi thể hai anh em De Witt làm chiếc cầu cho ông nhảy chiếm vị trí đứng đầu chế độ stathoudérat cũ.
Ngày 20 tháng tám năm 1672, như chúng tôi đã nói ở đầu chương, tất cả thành phố đổ xô về nhà giam Buytenhof để chứng kiến cảnh Corneille de Witt rời nhà giam bắt đầu kiếp đi đày.
Chúng tôi phải nói ngay rằng những người chạy vội về Buytenhof không phải chỉ để chứng kiến một cảnh lạ mắt; trái lại nhiều người trong số họ còn muốn đóng một vai trò, hay đúng hơn muốn làm thêm một công việc mà họ cho là còn chưa làm đủ.
Chúng tôi muốn nói là công việc của đao phủ.
Quần chúng nguyền rủa các quan tòa dốt nát đã xử thế nào lại để cho tên tội phạm khốn kiếp kia còn được sống sót.
Một vài kẻ nhỏ to xúi bẩy:
- Nó sắp đi rồi! Nó sắp thoát khỏi tay chúng ta rồi.
- Có một thuyền Pháp chờ hắn ở Scheveningen rồi.
Một người khác nói:
- Không kể trong lúc Corneille chuồn, lão Jean tội chẳng kém cũng sẽ chuồn theo.
- Và hai thằng xỏ lá ấy sẽ sang sinh sống ở Pháp. Chúng sẽ lấy tiền bạc do bán tàu bè, xưởng.đóng tàu, công trường của chúng ta cho Louis XIV ăn tiêu hết mất thôi!
- Phải giữ chúng lại! - Một người khác dứt khoát nói to lên.
- Tống vào tù! Vào tù! - Mọi người đồng thanh hét lên.
Tức thì các thị dân càng chạy nhanh hơn, súng vội lên đạn, dao vội vung lên và các con mắt trở nên nảy lửa.
Tuy nhiên, bạo động không xảy ra; hàng ngũ đội kỵ binh canh gác xung quanh Buytenhof vẫn đứng im, trơ như đá lạnh như tiền, càng đáng sợ hơn đám đông la hét, giơ chân, múa tay, dọa nạt kia. Họ, đội kỵ binh của thành phố La Haye đặt dưới sự chỉ huy của bá tước quan ba De Tilly vẫn đứng yên lặng. Với lại, ngay khi dân chúng hăng máu muốn băm vằm nạn nhân thứ nhất ra thì họ không biết rằng nạn nhân thứ hai, cách xa họ khoảng trăm thước đang qua sau lưng đám đông và đội kỵ binh để đến Buytenhof.
Thật vậy, Jean de Witt vừa trên xe bước xuống cùng với một người hầu. ông lặng lẽ qua cái sân trước cổng nhà tù.
Ông xưng tên với người gác cổng, mà không biết chính người này cũng biết ông. ông nói:
- Chào Gryphus, tôi đến tìm anh trai tôi vừa bị án tù biệt xứ, chú biết rồi chứ gì?
Người gác cổng xưa nay chỉ biết mở, đóng cửa theo lệnh của chủ, liền cúi đầu chào ông, để ông vào xong lại đóng cửa ngay.
Đi được mươi bước, ông gặp một cô gái quãng mười bảy mười tám tuổi, ăn mặc kiểu quần áo tỉnh Frisonne. Thấy ông, cô nghiêng mình chào một cách duyên dáng. ông nâng cằm cô lên, nói:
- Chào cháu Rosa xinh đẹp và tốt bụng; anh tôi ra sao rồi hả cháu?
- Thưa ông Jean vĩ đại. - Cô bé trả lời. - Cháu không lo người ta đánh đập ông ấy đâu ạ.
- Vậy cháu lo điều gì nào?
- Cháu lo người ta còn làm điều tệ hơn nữa đối với ông ấy ạ.
- Đúng, - Jean de Witt nói. - cháu sợ dân chúng có phải không?
Khi Jean de Witt bước theo thang đá lên buồng giam Corneille thì các thị dân ở ngoài đang cố gắng bằng mọi cách để đội quân bảo vệ của Tilly lùi ra xa chút nữa vì các khẩu súng ngắn của đội kỵ binh lăm lăm trong tay làm họ e ngại.
Về phần mình, bá tước De Tilly thận trọng nhưng cương quyết, đang thuyết phục đám dân.chúng cho họ hiểu là ông cùng với ba đại đội có nhiệm vụ canh gác nhà tù và các điểm xung quanh.
Một thị dân hét to:
- Canh gác thế là để cho những kẻ phản bội có cách ra khỏi thành phố chứ gì?
- Có thể như thế, bởi vì họ đã bị đày biệt xứ rồi. - Bá tước trả lời.
- Nhưng ai ra lệnh?
- Chính phủ chứ ai?
- Chính phủ phản bội.
- Về điều đó, tôi không biết.
- Chính ông cũng phản bội.
- Tôi ấy ư?
- Chính ông.
- A! Điều ấy, chúng ta hãy hiểu nhau hơn các ông ơi, tôi phản bội ai nào? Chính phủ ư? Tôi không thể làm thế được, tôi là người được Nhà nước trả lương, tôi làm theo lệnh Nhà nước.
- ông hãy nhường chỗ cho chúng tôi đi; ông sẽ là một công dân tốt đấy.
- Thứ nhất, - De Tilly nói. - tôi không phải là công dân bình thường, tôi là sĩ quan, đó là hai điều khác nhau. Thứ hai, tôi không phải là người Hà Lan, tôi là người Pháp, đó là điều khác nhau nữa. Vậy tôi chỉ biết có mỗi Chính phủ đã trả lương cho tôi thôi. Các ông hãy mang lệnh của Chính phủ ra đây, tôi sẽ giải tán ngay lập tức, với lại tôi cũng chán ở đây mãi rồi.
- Được, được. - Một trăm tiếng cùng lúc kêu lên, một trăm tiếng khác họa theo. - Chúng ta hãy đến tòa Thị chính. Chúng ta sẽ tìm các ngài nghị viên. Nào, chúng ta đi, đi thôi.
Ông De Tilly nhìn những kẻ điên cuồng nhất bỏ đi, lẩm bẩm:
- Thế đấy, cứ đi mà đề nghị một điều đốn mạt như thế xem có được chấp nhận không; có giỏi thì cứ đi đi, đi đi!
Jean de Witt đã tới cửa buồng giam. Anh ông, Corneille, đang nằm bẹp dí trên chiếc nệm; viên thanh tra thuế khóa đã đánh ông một trận đòn phủ đầu như chúng tôi đã nói ở trên.
Corneille nằm trên giường, các ngón tay và cổ tay giập nát, tuy nhiên ông không khai một lời về một tội ác mà ông không làm. Sau cùng, sau ba ngày đau đớn, ông vừa được tin các quan tòa, tưởng xử ông với mức án nặng nhất hóa ra chỉ cho ông đi tù chung thân biệt xứ.
Jean dịu dàng hôn lên trán anh và nhẹ nhàng đặt đôi bàn tay đau đớn của người anh lên nệm.
- Corneille, anh đau lắm phải không?.- Được trông thấy em, anh cảm thấy không đau đớn nữa. Em đỡ anh dậy, anh đi được cho em xem.
- Anh chỉ cần đi dăm bước thôi là tới xe của em đợi ở ao cá đằng sau đội quân của ông Tilly ấy.
- Có nhiều người đến Buytenhof xem lắm phải không em?
- Nhiều anh ạ.
Nói xong, ông buồn rầu nhìn người anh:
- Thế mà, để đến được đây... - Người anh nói.
- Anh ạ, anh cũng biết chúng ta không được mến mộ lắm. - ông cay đắng nói. - Nhưng em đi bằng những con đường ngách cũng đến được.
Lúc đó, tiếng ồn ào dâng lên ở quảng trường trước nhà tù.
- ôi! ôi! - Corneille nói. - Không biết em có cứu nổi anh ra khỏi chốn này không.
- Đội ơn chúa, chúng ta cố gắng xem, may ra.
- Jean trả lời. - Nhưng hãy để em nói một câu.
- Em nói đi.
- Trong những điều vu khống chúng ta, có điều bọn orangistes bảo chúng ta đã thương lượng với Pháp.
- Đồ ngu!
- Đúng, nhưng chúng trách cứ chúng ta vì điều đó.
- Nếu những cuộc thương lượng thành công có phải đã tránh được cho ta và cho Pháp giao tranh không, và nước Hà Lan chúng ta lại có thể coi mình là vô địch với các bãi lầy, sông đào rồi không?
- Tất cả là đúng anh ạ, nhưng nếu lúc này chúng bắt được thư từ chúng ta trao đổi với ông M. de Louvois thì khốn. Thư từ nọ sẽ chứng minh với những người có lương tri là em yêu nước đến chừng nào nhưng đối với bọn orangistes thắng thế thì đó là một tai họa cho chúng ta. Chính vì thế, em mong là anh đã đốt nó đi rồi trước khi anh rời khỏi Dordrecht.
- Em ạ! - Corneille đáp. - Những thư từ nọ chứng tỏ vào thời kỳ cuối này em là một công dân vĩ đại nhất, tài giỏi nhất, khôn khéo nhất trong bảy Tỉnh Hợp nhất chúng ta. Sự vinh quang của đất nước đối với anh là vô cùng quý báu nhưng anh, anh lại thích nhất sự vinh quang của em kia nên anh không đời nào đốt nó đi.
- Anh làm thế nào nào?
- Anh giao cho Cornélius Van Baerle, con đỡ đầu của anh, em đã biết nó rồi đấy. Nó ở Dor-drecht.
Nó không biết tính chất và giá trị tài liệu anh gửi nó giữ hộ đâu.
- Thế thì nhanh lên, còn kịp, anh lệnh cho nó đốt ngay đi..- Bằng cách nào bảo nó được hả em?
- Nhờ Craeke giúp. Anh ta là người đánh xe ngựa cho chúng ta, đang đứng ở cửa kia, chờ dìu anh xuống thang.
- Em bảo anh ta vào đây.
Jean ra mở cửa. Quả nhiên, người đày tớ trung thành vẫn đứng đó.
- Craeke lại đây! Anh hãy nhớ lấy điều anh tôi dặn nhé.
- ồ không, dặn miệng không được em ạ, anh phải viết tay. Van Baerle chỉ trao lại tập thư hoặc đốt nó đi khi có một lệnh rõ ràng.
- Nhưng tay anh đau thế viết làm sao?
- Được em ạ. Có giấy có bút là anh viết được ngay, rồi em sẽ thấy. - Corneille nói.
- Có đây rồi, ít ra là cái bút chì.
- Em có giấy không. Chúng chẳng để gì ở đây cho anh cả.
- Có quyển Kinh Thánh đây. Anh xé lấy tờ đầu.
- Được rồi.
- Em sợ anh viết chữ không đọc được.
- Được em ạ, - Corneille nhìn em mình đáp. -những ngón tay này đã chịu được lửa do đao phủ đốt, cái ý chí này đã nén được đau thì chúng sẽ kết lại thành một sức mạnh mới; em hãy yên tâm, anh sẽ viết thẳng dòng không run một nét chữ nào đâu.
Nói rồi Corneille cầm biết viết.
Người ta thấy máu tươi từ những miếng thịt nứt toác ở các ngón tay bị thương bật ra, do kẹp quá chặt cây bút chì nên máu thấm hồng cuộn băng trắng.
Mồ hôi vã ra trên trán người em.
Corneille viết:
"Con thân yêu, Con hãy đốt bọc giấy cha gửi. Con đốt ngay không mở, không xem để nó luôn luôn là điều không biết đối với con. Những bí mật của nó đủ gϊếŧ người cất giữ nó. Con hãy đốt đi và như vậy là con cứu cha Corneille và chú Jean của con đấy.
Vĩnh biết con.
Con hãy thương cha.
Corneille de Witt 20-8-1672." Jean giàn giụa nước mắt, lấy tay chùi một giọt máu rơi trên giấy; ông đưa thư cho người hầu rồi trỏ vào Corneille gần ngất xỉu nói:.- Bây giờ, khi Craeke nổi lên một hồi còi là báo hiệu anh ta đã qua khỏi đám đông, tới bờ bên kia ao cá... Lúc đó đến lượt chúng ta đi.
Chưa đến năm phút đã nghe thấy hồi còi dài và mạnh nổi lên át tiếng ồn ào của đám đông đang tụ tập trước nhà tù Buytenhof.
Jean đưa tay lên trời, cám ơn Chúa rồi nói:
- Thôi bây giờ, anh Corneille, đến lượt chúng ta đi.