Thiên Nguyệt Chi Mị

Chương 3

Quyển 1 - Chương 3: Dị giới
Nghe nói mỗi cái thời không đều có một đại lục, mà Thiên Thụy đại lục chính là đại lục duy nhất ở cái thời không này.

Trên đại lục này có đủ loại chủng tộc màu sắc hình dạng khác nhau sinh sống, tỷ như: loài người, Ma tộc, Thần tộc, Ải nhân, thú nhân, lang tộc, viên nhân (người vượn), tinh linh,…..

Loài người là chủng tộc cường đại nhất thống trị đại lục này.

Thần bí nhất là Ma tộc cùng Thần tộc, nghe nói từ lúc thiên địa tồn tại đến nay không người nào được chứng kiến.

Ải nhân sinh hoạt trên bình nguyên Ốc Nhĩ Mã ở phía bắc Thiên Thụy đại lục, nơi đó hoa cỏ tươi tốt, đối với Ải nhân có vóc người thấp bé mà nói cũng thực thích hợp.

Thú nhân, lang tộc cùng viên nhân nghe nói sinh hoạt trên cao nguyên Phổ Tư La ở phía tây Thiên Thụy đại lục, nơi đó quanh năm cổ thụ chọc trời, đến nay cũng không người nào đi qua.

Lại nghe nói ở phía nam Thiên Thụy đại lục có Tinh Linh sinh sống, giống như con người nhưng có thêm một đôi cánh trắng noãn, nơi đó có hồ mỹ lệ, được tinh quang nơi thiên hà tô vẽ.

Mà phía đông Thiên Thụy đại lục lại có đủ loại ma thú hình dạng màu sắc khác nhau.

Cho nên đây là một đại lục ma pháp mở rộng.

Nói đến ma pháp không thể không nói đến chủng tộc khổng lồ nhất trên đại lục – loài người.

Người trên đại lục này bình quân sống khoảng 200 năm, hơn nữa nơi này có rất nhiều quốc gia ( tựa như trên địa cầu có Trung Quốc, Mỹ quốc, Anh quốc, Đức quốc, nước Nga,…).

Có quốc gia sẽ có lớn nhỏ, mạnh yếu khác nhau.

Mạn La đế quốc, Anh Túc đế quốc, Sắc Vi đế quốc là ba đế quốc cường đại nhất đại lục này.

Mạn La đế quốc khí trời ôn hòa, cây nông nghiệp lớn lên dồi dào mà sung túc, bốn mùa như mùa xuân, ấm áp rồi lại ướŧ áŧ, mà nơi đây không thể nghi ngờ là nơi Mạn Đà La hoa sinh trưởng tốt nhất, cho nên ở Mạn La đế quốc quanh năm có thể thấy Mạn Đà La hoa nở rộ.

Ở Mạn La đế quốc thường gặp các loại Mạn Đà La hoa: Mạn Đà La lam sắc, Mạn Đà La hồng sắc (màu đỏ), Mạn Đà La phấn sắc (màu hồng), Mạn Đà La lục sắc và hiếm gặp là Mạn Đà La hắc sắc cùng Mạn Đà La bạch sắc, nhưng theo con dân Mạn La đế quốc miêu tả, thật ra ở Mạn La đế quốc vẫn còn Mạn Đà La tử sắc (màu tím) cùng Mạn Đà La kim sắc (màu vàng), Mạn Đà La tử sắc thì có độc, ngược lại Mạn Đà La kim sắc có thể giải độc của Mạn Đà La tử sắc.

Bởi vậy ở Mạn La đế quốc, Mạn Đà La tử sắc được gọi là độc hoa, Mạn Đà La kim sắc được gọi là thánh hoa.

Anh Túc đế quốc quanh năm khí trời nóng bức, cây nông nghiệp sinh trưởng thường thường héo rũ vô cùng mau, cho nên thường xuyên mua lương thực từ Mạn La đế quốc, cũng bởi vì như thế Mạn La đế quốc giàu có đứng đầu tam quốc, thậm chí giàu đến mức làm người khác không cách nào tưởng tượng.

Bởi vì Anh Túc đế quốc bốn mùa như mùa hạ, cho nên y phục của người dân ở Anh Túc là phong phanh nhất trong tam quốc, mà hoa anh túc ở Anh Túc đế quốc lại nở rộ khắp nơi.

Anh Túc có ba loại màu sắc hồng (đỏ), tử (tím), bạch sắc, bất kể là loại màu sắc nào cũng có thể thấy ở khắp mọi nơi của Anh Túc đế quốc, cũng bởi vì khí trời nóng bức, các loài hoa ở Anh Túc đế quốc đã ít lại càng ít, cho nên đối với con dân của Anh Túc đế quốc hoa anh túc lại càng được phong là chí bảo.

So sánh với Mạn La đế quốc, Anh Túc đế quốc, Sắc Vi đế quốc là nơi có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mà Sắc Vi hoa lại là loài hoa xinh đẹp nhất Sắc Vi đế quốc, loài hoa cao quý nhất.

Cây Sắc Vi rất khỏe mạnh, đầu mùa hè nở hoa, hoa phồn lá mậu (hoa nhiều là sum sê), tiên diễm chói mắt, hương thơm thanh u (tươi mát). Sắc Vi hoa có giá trị cực cao, có thể chắt lọc tinh dầu thơm.

Cho nên bất kể là Mạn La đế quốc, hay là Anh Túc đế quốc, những vương công quý tộc công chúa, các tiểu thư luôn nghĩ các biện pháp sai người đến Sắc Vi đế quốc mang tinh dầu thơm về.

Dù sao lòng người ai cũng thích cái đẹp.