Vụ Án Cọp Tinh

Chương 25

Thấy im lặng mà ngó lơ thì không đặng đừng nên rốt cuộc Lê Bá Thông cũng phải lên tiếng để khuyên giải. Chàng ta nói.

- Cô mẫu! Dù sao chuyện cũng đã lỡ rồi. Mà thật là ban đầu cô mẫu cũng đâu có muốn để cho Bá Thông con cõng con bé Nhân đâu.

- Bá Thông!

Tức giận kêu lớn tên đứa cháu cưng, bà Ba Miên hơi mắc cỡ khi thấy bốn con mắt còn lại đang nhìn mình chằm chằm. Biết cãi cũng không được nên người đàn bà đó lựa chọn lảng tránh. Bà ngẩng đầu nhìn lên bầu trời đã bắt đầu sập tối mà than thở.

- Nhìn kìa! Đúng hôm thằng Phong đãi khách thì trời lại mưa. Ấy mà, cái người thằng Phong mời đến nhà dùng cơm là ai vậy. Bá Thông con có biết không hả?

- Con cũng có biết người này.

Bá Thông nhíu mày như cố nhớ lại.

- Là một gã đàn ông có vẻ bề ngoài khá nổi bật. Tuổi cũng quá tứ tuần. Rất hoạt ngôn nhưng không hiểu sao khi nói chuyện với người đó, Bá Thông con lại cảm thấy gã không đáng tin tưởng.

Đôi mày lá liễu của bà Ba Miên bất giác cau lại. Nhưng chưa đầy một giây sau chúng giãn ra và kèm theo đó là biểu cảm nhẹ nhõm trên gương mặt. Bà Miên nói:

- Đôi khi cảm giác ban đầu của ta về một người không nói lên được bản chất của người đó. Như mẹ đây cũng bị ấn tượng ban đầu làm cho tin tưởng gã Vũ Anh kia là người tốt. Nhưng chẳng ngờ khi đại nhân gặp chuyện cần hắn tương trợ thì hắn lại một bước biến mất khỏi xứ Quán Trà này luôn.

Lời dạy của bà Ba Miên phút chốc làm gương mặt điển trai của Lê Bá Thông đỏ hồng. Ngỡ sự ngượng ngùng sẽ làm gã đàn ông ấy nổi đóa lên với bà Ba Miên, nhưng không, Lê Bá Thông sau khi được bà Ba Miên chỉ dạy thì nhu thuận cúi đầu.

- Dạ! Cô mẫu dạy phải. Bá Thông con trẻ người non dạ nên cần phải học hỏi nhiều ở cô mẫu.

- Và cả cô phụ của con nữa.

Mỉm cười tỏ ý hài lòng, bà Ba Miên hướng tỷ Nhân và Diệp Thảo dặn dò.

- Sức khỏe đã không tốt thì con Nhân coi nghỉ đi. Mọi chuyện bếp núc để con Thảo đảm nhận được rồi.

Bà Ba Miên vừa nói xong thì đôi bàn tay của tỷ Nhân đã khua loạn lên. Và hàm ý của những cử động tay ấy là: Sao lại thế được? Và xin bà Ba cho mình xuống bếp làm việc như mọi khi.

Có điều khi mà tỷ Nhân chưa hoàn thành xong động tác tay của mình thì bên kia Lê Bá Thông đã gạt phắt đi. Chàng ta nói:

- Con Nhân mệt thì nghỉ đi. Chuyện bếp núc cứ để con Thảo lo. Ta nghĩ một cô nương mà được Trịnh đại nhân để mắt tới thì sẽ không phải là người bình thường đâu.

- Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng..

Là suy nghĩ lúc này trong đầu của Diệp Thảo. Bởi ngẫm lại mà xem, từ cái bận phải gặp mặt ở quán nước, Lê Bá Thông đã luôn tìm cách làm khó nàng như chuyện hỏi bài học trong Tứ thư và Ngũ kinh chẳng hạn. Có điều sau đó Lê Bá Thông đã cứu nguy cho Diệp Thảo bằng cách ném cây bút về phía nàng.

Rồi thì chàng ta cũng đã giúp tỷ Nhân thoát được sự ức hϊếp của bà Hai. Công nhiều hơn tội, nên trong thâm tâmDiệp Thảo đã nghĩ gã đàn ông này không hề xấu.

Nhưng không xấu thì những lời chàng ta vừa mới thốt ra là sao. Hay Lê Bá Thông đó thấy Trịnh Thừa quan tâm Diệp Thảo nàng thì.. không xứng. Là cảm thấy Diệp Thảo chỉ là một đứa nấu bếp tầm thường nên không xứng nhận được sự quan tâm của Trịnh đại nhân.

Nhưng đó là cảm giác của Lê Bá Thông thôi. Chứ bản thân Diệp Thảo đâu có thấy Trịnh đại nhân quan tâm nàng đâu. Không phải quan tâm thực sự mà đó chỉ là những lời khách khí mà giới học trò vẫn hay dùng khi gặp ai đó có tài năng hơn mình.

Một ý cười len lén xuất hiện trong đầu làm Diệp Thảo không khỏi phải cười trộm.

Đúng vậy, vì là nữ nhân nên Diệp Thảo không thể ghi danh lên bảng vàng như quan huyện Trịnh Thừa. Nhưng về học vẫn những đông tây kim cổ, Diệp Thảo tin mình hơn hẳn người.

Bởi nói chi xa, lúc tỷ Nhân bị thương, Diệp Thảo đã nhanh tay ngắt lấy vài nhanh kim lăng thảo* vò nát rồi đắp lên vết thương để cầm máu, trong khi hai gã đàn ông vẫn đứng đực ra mà nhìn.

Rồi sau đó mới có chuyện Trịnh Thừa hỏi thăm về thân thế của Diệp Thảo và cả câu nói: Nếu lúc nào cần giúp đỡ thì hãy đến huyện đường, Trịnh Thừa sẽ hết lòng giúp đỡ. Nhưng lúc nào đó sẽ là lúc nào.

Mà khoan đã, lúc cầm máu cho tỷ Nhân, Diệp Thảo có thuận tay xem mạch cho tỷ ấy. Chỉ là..

Dòng suy nghĩ của Diệp Thảo bị ngắt ngang bởi tiếng reo khẽ của con Lành. Khuôn mặt hào hứng của cô nàng thật khác xa so với cái lúc Diệp Thảo vừa từ miếu Bà Chúa Ngọc trở về.

Phải nói sao cho phải nhỉ? Là vì vui vẻ quá nên đã quên mất sự hiềm khích của cô nàng với Diệp Thảo.

Và quả thật là vậy. Vừa đặt cái mâm gỗ xuống bàn, con Lành đã không ngớt xuýt xoa.

- Thật là đẹp trai quá đi! Đã vậy còn biết phân biệt người giỏi kẻ dở để mà khen chê nữa. Nếu mà trong Nguyễn gia có được người chủ nhân như vậy thì tốt quá. Sẽ chẳng có chuyện coi mấy người học được ít chữ là thông minh.. là hơn người.

Bàn tay đang đảo chảo thịt của Diệp Thảo vì những câu cạnh khóe của con Lành mà phải chậm dần đều. Quả tình là từ sáng đến giờ bà Ba đã có hai lần đem so Diệp Thảo với con Lành.

Lần thứ nhất là việc đi dọn cỏ ở miếu Bà Chúa Ngọc. Và lần thứ hai là việc nấu bếp mới đây. Nghĩa là khi mới trở về bà Ba đã lập tức bắt con Lành đi bưng bê, còn việc xào nấu thức ăn lại giao cho Diệp Thảo.

Nợ cũ thì mới cứ liên tục kéo đến như vậy mà Diệp Thảo lại nghĩ con Lành đã bỏ qua cho nàng. Đúng là ngây thơ mà. Đang tính im lặng làm như không hiểu những gì mà con Lành vừa nói, nhưng lần nữa sự tò mò lại chẳng để cho Diệp Thảo làm thế.

Nàng tò mò.. tò mò lắm về người mà con Lành khen đẹp trai, tò mò lắm về cái người mà đã khen con Lành giỏi kia. Người đó là ai vậy?

Và tính tò mò đã làm Diệp Thảo dẹp luôn cái gọi là tự trọng sang một bên để cất lời khen con Lành. Cô gái trẻ biết tiến biết lùi ấy đã vào hùa với con Lành thế này.

- Trời à! Học được ít chữ thì đâu phải là chuyện gì to tát đâu chứ. Mà nói thật là tôi chỉ biết có ít chữ thôi, không có gì mà thuộc làu cái này cái kia đâu. Chứ Lành nghĩ coi sao có chuyện vừa học chữ lại vừa học làm bếp được. Tôi đâu có phải là đại thông minh chứ.

Nhìn vào đôi mắt đang mở to vì kinh ngạc của con Lành, Diệp Thảo lập tức thấy có lỗi. Nhưng biết làm sao bây giờ vì đâm lao thì phải theo lao thôi. Ổn định tâm lý xong, Diệp Thảo mới nở tiếp một nụ cười thân thiện mà hỏi:

- Vậy người nào vừa mới khen Lành vậy? Có phải là cậu Bá Thông không?

- Gì mà Bá Thông. Con người lạnh lùng đó thì trước nay có khen ai đâu.

Thấy cá đã cắn câu Diệp Thảo chỉ giữ im lặng mà gật gù. Và bên kia rốt cuộc con Lành cũng nói ra cho Diệp Thảo cái tên mà nàng tò mò muốn biết.

- Là ông chủ Phan. Phan đại nhân, người làm ăn với cậu Ba Phong nhà mình đó.

Ở gian nhà trên, họ Phan vừa đặt móng xuống ghế đã lập tức giương cao khóe môi mà nhìn về phía lão Duyệt. Sự nghi hoặc ban đầu được thay bằng sự kinh ngạc. Và đó là sự kinh ngạc tột bậc nên lão Duyệt quên hẳn quy tắc chủ tớ mà thốt lên.

- Phan Vũ Anh! Là cậu phải không?

Một nụ cười xuất hiện trên môi họ Phan.

- Ngô đội trưởng! Không ngờ chúng ta vẫn có ngày gặp lại.

- Sữa đó cho có uống sửa không à chứ đâu có sữa nhiều đâu Đúng vậy! Không ngờ chúng ta vẫn có ngày gặp lại. Nếu Duyệt tôi nhớ không lầm thì hôm nay là tròn mười năm ngày Vũ Anh cậu rời xứ Quán trà này.

Một màn tay bắt mặt mừng giữa lão Duyệt và họ Phan làm người chứng kiến là cậu Ba Phong và Lê Bá Thông được một phen mắt tròn mắt dẹt vì kinh ngạc. Nhưng cậu Ba Phong hay Lê Bá Thông kinh ngạc một thì Nguyễn đại nhân lại kinh ngạc tận mười.

- Phan Vũ Anh! Bây dám..

Tiếng gầm của Nguyễn đại nhân làm bà Ba Miên đang đi phía sau phải giật bắn mà lùi về sau một bước. Tiếng "ối" rõ lớn lập tức được bà Hai Cần thốt ra. Nhưng sau đó là im bặt. Và bà Hai còn run lên từng chập đến nỗi phải bấu chặt vào Hai Lịch mới đứng vững được.

Có điều Hai Lịch cũng đâu có bình tĩnh hơn bà Hai Cần là nhiêu. Gã đàn ông đó cũng như mẹ mình, đang run lên từng chập. Những điều đó có lẽ xuất phát từ khí thế bức người của Nguyễn đại nhân. Và cái khí thế ấy cũng đã làm cho gã họ Phan phải vội quỳ sụp xuống mà xá liền mấy cái.

- Đại nhân, Vũ Anh sai rồi! Năm đó lí ra Vũ Anh phải sát cánh cùng đại nhân triệt hạ con cọp tinh đó. Nhưng vì bản thân chết nhát nên mới viết giấy xin từ chức mà lén lút bỏ đi. Giờ Vũ Anh quỳ ở đây rồi nên đại nhân muốn chém muốn gϊếŧ gì thì xin mặc tình. Vũ Anh nhận hết.. xin nhận hết?

Sự chân thành trong từng câu chữ và thêm đó là những giọt nước mắt hối lỗi chảy dài xuống hai bên má của họ Phan, làm lão Duyệt cũng chẳng kiềm lòng được mà quỳ sụp xuống cạnh gã Vũ Anh mà van xin.

- Đại nhân, xin đại nhân vì cái tình xưa, vì cái nghĩa cũ mà bỏ qua cho Vũ đệ. Và với nỗi đau mất con mất vợ, Duyệt tôi nghĩ bấy năm qua đệ ấy sống mà cũng chẳng vui vẻ gì.

- Vậy sao?

Nguyễn đại nhân lạnh lùng buông tiếng hỏi, mà không quên đưa mắt trừng lớn về phía Phan Vũ Anh. Người đàn ông đã từng là quan Khâm sai ấy hình như còn định nói gì nữa. Nhưng cậu Ba Phong, con trai của ông đã vội cướp lời.

- Thật không ngờ Phan gia đây chính là lính tuần Phan Vũ Anh mà ta đã nghe danh. Có phải vì cái sự cũ xưa đó mà Phan gia ngài đã cho ta nợ lúa không. Vậy mà ngài không nói rõ làm ta cứ đoán già đoán non.

- Dạ thưa cậu Ba, thật là dù cậu có là cậu Ba của Nguyễn gia hay không thì Phan tôi đây vẫn cho cậu nợ lúa sang mùa sau. Vì với tình hình mùa màng như năm nay thì dù có dốc hết tài sản của Nguyễn gia cũng không thể bồi hoàn giao kèo.

- Đúng vậy! Thế mới nói sau sai trái, Phan gia đã trở lại với trái tim rộng mở và ấm áp hơn. Mẹ, mẹ thấy con nói đúng không?

Người vừa mới lên tiếng là Hai Lịch và người cậu Hai hỏi ý kiến lại chính là mẹ ruột của mình, bà Hai Cần. Bên kia vừa được con trai nhắc đến tên, bà Hai Cần đã lập tức đỏ mặt.

- Bây nói gì vậy hả? Còn đứng đó mà không chịu đỡ Phan gia dậy đi!

Một nụ cười chua chát xuất hiện trên khóe môi của Nguyễn đại nhân khi họ Phan được đỡ dậy. Người đàn ông đó từng được dân chúng trong dinh Bình Hòa kính nể, và đến giờ vẫn kính nể, vì có công gϊếŧ cọp ấy đã quay ngoắt đi.

Nguyễn đại nhân trong lúc quay đi để che giấu sự bi thương trên khuôn mặt vẫn không kiềm được mà bỏ lại câu nói:

- Đáng đời lắm! Ai bảo bản thân ta đã gây nghiệp!

Ngẩng đầu nhìn những giọt nước đang từ mái ngói rơi xuống hiên nhà, Diệp Thảo đút vội đoạn củi khô vào bếp lò rồi quay ra hỏi con Lành.

- Thiệt không đó? Đại nhân đã nói vậy thiệt sao? Nhưng câu nói đó có ý gì? "Đáng đời lắm! Ai bảo bản thân ta đã gây nghiệp!" sao? Đại nhân xưa kia đã làm chuyện gì đó sai trái hả? Là chuyện gì thế? Lành có biết không?

- Sao mà biết được khi tôi cũng như Thảo thôi. Chỉ là phận tôi phận tớ, sao biết được những chuyện của chủ nhân. Nhưng có điều tôi đến ở ở Nguyễn gia trước Thảo, nên có biết được một số chuyện. Tỷ như trước khi họ Phan viết giấy xin từ chức thì giữa đại nhân và họ Phan đã có xô xát qua lại.

- Cái gì?

Diệp Thảo hốt hoảng kêu lên.

Bên kia con Lành lập tức gật đầu xác nhận rằng Diệp Thảo đã không nghe nhầm. Nhưng điểm đặc sắc nhất hình như còn nằm ở phía sau, vì sau khi đưa mắt ngó quanh 1 hồi, con Lành đã ghé sát tai Diệp Thảo mà thì thầm.

Và không biết cô gái trẻ ấy đã nói gì mà gương mặt Diệp Thảo cứ phải xám lại theo từng lời thầm thì.

- Không thể nào! Đại nhân là bậc tuấn kiệt hiếm có. Ngài không có làm như vậy đâu.

- Anh hùng khó qua ải mỹ nhân mà. Bản thân Lành tôi ít học nhưng cũng biết bên Tàu có rất nhiều anh hùng hào kiệt vì muốn chiếm vợ người ta mà không từ thủ đoạn đó, như họ Tào với người đàn bà Chân thị gì đó.

Dừng lại một chút để tận hưởng cảm giác chiến thắng khi gương mặt ai đó càng lúc càng xám ngắt, con Lành tiếp.

- Mà đó là chuyện ở Tàu không có nhân chứng mục kích. Còn ở Nguyễn gia này thì có người đã nghe thấy nhìn thấy hẳn hoi nhé! Là bà Sáu Tằm đó, bà bếp khi trước bị cậu Hai Lịch cho nghỉ việc đó. Bà ấy kể là lúc đại nhân và họ Phan cãi nhau thì bà ấy có nghe họ Phan nói: Không thể nào, vợ của thuộc hạ sẽ không bao giờ dám làm cái chuyện đó.

- Chuyện đó?

Diệp Thảo hỏi lại con Lành cho rõ. Nhưng thay vì nghe được tiếng trả lời của đứa con gái thì Diệp Thảo lại nghe thấy tiếng lẹt quẹt của guốc gỗ kéo trên nền nhà.

- Lành có nghe gì không? Tiếng guốc của ai mà nghe lạ vậy?

- Có thể là của người họ Phan kia đó. Vì trời mưa nặng hạt nên cậu Ba đã giữ họ Phan lại ở gia trang mình. Giữ lại cũng được, chỉ tội cho cậu Thông phải chuyển ra ở với lão Duyệt để nhường buồng ngủ cho họ Phan. Ngày thường thì chả nói làm gì, phải hôm trời mưa trời gió mới chán chứ.

Dứt lời con Lành nhìn vào bếp lò hãy còn đỏ lửa mà chất vấn Diệp Thảo.

- Mà nồi nước dùng này đã được chưa vậy? Quá nửa đêm rồi! Tôi muốn ngủ sớm một chút để mai còn bưng nước phục vụ Phan gia rửa mặt nữa.

- Mai Lành phải bưng nước cho Phan gia rửa mặt sao? Mà mải chuyện Thảo quên, tối nay Lành không có phải quạt cho bà Hai ngủ hả?

Một tiếng xì khẽ thoát ra khỏi đôi môi mỏng của con Lành. Đứa con gái ấy thậm chí còn trưng ra vẻ mặt khinh khỉnh mà chỉ ra bầu trời hãy còn đang mưa. Con Lành nói:

- Trời như này mà quạt làm gì. Nhưng thế cũng tốt. Này phải nói là trời cũng về phe con Lành này.

Dừng lại một chút để mỉm cười, bất giác con Lành quét một ánh mắt sắc lạnh về phía Diệp Thảo.

- Khi ngủ tôi có thói quen trùm kín đầu và không thích bị làm ồn, nên đừng có đi tới đi lui làm ồn mà tôi thức giấc nghe chưa. Tôi sẽ không tha cho Thảo đâu.

Quá bất ngờ trước thái độ thay đổi xoành xoạch của con Lành, nên Diệp Thảo chẳng kịp đáp lời đứa con gái đó. Mà thậm chí là chỉ biết câm lặng nhìn theo bóng lưng của con Lành khuất hẳn ở khuôn cửa kho củi. Một ngày dài đã thực sự kết thúc rồi sao?

*kim lăng thảo: Cỏ mực, cỏ nhọ nồi

(Hết chương 25)