Bỏ lại một câu nói mà ngữ khí mang đầy sự tức giận, Lê Bá Thông xoay người đi thẳng mặc cho Nguyễn Hoành Phong có nắm ống tay áo chàng níu lại.
Còn một mình trong căn phòng vắng lặng, Nguyễn Hoành Phong rốt cuộc cũng được sống thực với chính mình. Gã đã ảo tưởng rằng qua lần này sẽ chứng minh được bản thân không hề vô dụng. Nhưng sự thực là gã đã gây họa rồi.
Gây họa cho chính mình và cho những người thân của gã. Thật nực cười! Từ bỏ ước mơ khoa cử vì thi cả chục lần không đậu nổi kì thi Hội, gã giấu nhẹm chuyện đó để trở về quê nhà với lời biện minh rằng về giúp cha mẹ quản lý sản nghiệp.
Nhưng đóng kịch được với thiên hạ thôi chứ làm sao che giấu được chuyện mất mặt kia với người nhà.
Nên lần này gã mới liều mạng lập kèo với tên thương buôn họ Phan kia, nhưng rốt cuộc là phải muối mặt đi cầu xin hắn. Lắc mạnh đầu để xua đi những suy nghĩ hỗn loạn trong đại não, Nguyễn Hoành Phong nghiến chặt răng một bận rồi đứng phắt dậy. Chuyện gã gây ra phải tự bản thân gã giải quyết. Và gã phải giải quyết cho được thì mới xứng là đàn ông.
Mạnh tay hất cánh cửa phòng, tiếng "xoạch" lớn vọng lại bên tai khiến Lê Bá Thông có chút giật mình. Nhưng như thế thì mới thức tỉnh được cậu em họ của mình. Với suy nghĩ như vậy, Lê Bá Thông đã đứng trước cửa phòng một lúc thật lâu, đến khi chắc Nguyễn Hoành Phong đã bình tĩnh trở lại thì chàng mới quay lưng bước đi.
Có điều bàn chân mới nhấc lên đặt xuống được mươi lần thì đã phải dừng lại. Bởi ở phía đối diện, chỗ buồng ngủ của cậu Hai Lịch, bà Hai Cần đang tức tối xách tai tỷ Nhân lên mà truy hỏi.
- Nói! Bây đứng trước cửa buồng ngủ của cậu Hai Lịch mà thập thò là đề làm gì? Có phải bây rình rập là để lấy tin cho chủ bây không? Đồ khốn kiếp!
Cơn đau vì cái xách tai làm nước mắt ở đâu cứ chảy xối xả xuống hai bên má của tỷ Nhân. Đứa con gái câm tội nghiệp ấy có lẽ rất muốn phủ định những lời cáo buộc kia. Nhưng ngặt nỗi nó bị câm, nên thay vì nói, nó chỉ có thể khua tay loạn xạ để biện minh cho mình.
- Bây muốn nói gì? Bây đang chửi ta phải không?
Vừa nói bà Hai Cần vừa gia lực mạnh hơn ở cái tay đang thực hiện hành vi tội ác.
- Đúng là cái thứ của nợ mà. Ta không hiểu sao cái con Miên đó nó lại nhận bây vào làm. Chứ bây nhớ không hôm thấy bây ở chợ, ta đã cho người đuổi đánh bây đó. Đồ thứ câm đáng chết!
- Thưa bà Hai! Bà nói quá rồi! Sinh ra trên đời này có ai muốn mình bị câm hay muốn mình xấu xí đâu nên xin bà Hai đừng quá mạnh tay với người ở như vậy. Còn cô bé Nhân nói gì thì Thông tôi có thể nói sơ sơ với bà rằng: Cô bé ấy đi ngang qua phòng của cậu Hai, nghe tiếng đổ vỡ thì mới đứng lại nghe thử thôi. Là cô bé sợ cậu Hai mệt quá rồi té ngã hay cái gì đó tương tự.
- Bây..
Tức tối đến độ không đáp trả Lê Bá Thông được câu nào, bà Hai liền tìm cách trút giận lên người tỷ Nhân. Những ngón tay khi nãy giờ vẫn nắm chặt lấy vành tai của tỷ Nhân thì lúc này càng bấm mạnh hơn vào da thịt làm nước mắt cứ không ngừng chảy dài xuống hai bên má.
- Thưa bà Hai! Ở đời này phàm chuyện gì thì cũng cần dùng cái đầu mà suy xét. Bà Hai đã nghĩ đến chuyện những móng tay của bà sẽ làm xây xát vành tai của cô bé Nhân này chưa? Và khi đó thì bà liệu có sống yên với cô mẫu của Thông tôi chưa?
- Bây..
Vẫn chỉ có thể thốt ra một tiếng "bây", nhưng lúc này bàn tay của bà Hai Cần đã rời khỏi người tỷ Nhân. Và người đàn bà độc ác đã quay ngoắt người bỏ đi mặc kệ kẻ mình vừa hành hung vì quá sợ hãi mà đã đổ gục xuống đất.
Nhìn tình trạng của tỷ Nhân lúc này Diệp Thảo thật muốn chạy nhanh ra chỗ tỷ ấy để hỏi han thương thế. Nhưng cái chân vừa nhấc lên đã phải đặt xuống lại, vì Lê Bá Thông lúc này vẫn đứng cạnh tỷ Nhân.
Có điều chàng ta không có đỡ tỷ Nhân dậy, mà chỉ hỏi rằng:
- Cô đứng dậy được chứ?
Và sau khi nhận lại được một cái gật đầu, gã đàn ông đó đã chẳng nói gì thêm mà xoay người bỏ đi. Bỏ đi với những bước chân vội vàng như đang bận chuyện gì đó ghê gớm lắm.
Nhưng bận chuyện gì thì kệ gã. Bởi chỉ đợi cho Lê Bá Thông đi khuất thì Diệp Thảo đã bổ nhào ra khỏi cửa bếp để chạy tới chỗ của tỷ Nhân.
Nước mắt vẫn nhạt nhòa trên mặt cô gái trẻ. Và có lẽ vì quá sợ hãi nên tỷ Nhân vẫn giữ yên tư thế từ nãy giờ, mà khóc.
- Tỷ Nhân à, không sao chứ hả? Có đau chỗ nào khác không?
Rồi Diệp Thảo nhìn qua chỗ vành tai khi nãy bị bà Hai Cần nắm, mà la hoảng.
- Trời ơi, chảy máu rồi! Có phải bị đứt tai luôn rồi không?
Sự xuất hiện và những câu hỏi dồn dập của Diệp Thảo có lẽ đã làm tỷ Nhân bình tâm lại. Cô gái trẻ vội đưa tay lên miệng ra dấu cho Diệp Thảo đừng nói lớn tiếng.
Bên này Diệp Thảo cũng lập tức nhận ra sự thất thố của mình nên nàng vội bịt chặt miệng mà nhìn quanh. May thay lúc nãy bà Hai đã trở về buồng, còn cậu Hai Lịch có lẽ là vẫn ngủ nên từ lúc xảy chuyện tới giờ cậu ta không có xuất hiện.
Đưa tay ôm ngực rồi thở phào một tiếng, Diệp Thảo vội vàng đỡ tỷ Nhân dậy. Cô gái trẻ mới nãy chân tay còn mềm như bún thì giờ đã trở về trạng thái bình thường. Nên trong suốt quá trình hai người di chuyển từ cửa buồng ngủ của cậu Hai Lịch về bếp, Diệp Thảo không cần phải dìu đỡ gì tỷ Nhân.
Có điều vết thương ở trên tai cô gái trẻ là thật. Nhờ có đọc qua cuốn sách "Tẩy oan tạp lục" của Tống Từ mà Diệp Thảo biết chút về thuật sơ cứu. Nàng lấy ít muối rồi pha với nước để làm dung dịch sát khuẩn và cũng là để cầm máu. Đưa mảnh vải có thấm nước muối vào miệng vết thương, Diệp Thảo cảm nhận rõ ràng cái giật nảy người của tỷ Nhân.
Có lẽ tỷ ấy cảm thấy sót lắm. Nhưng biết làm sao bây giờ. Máu được lau sạch giúp Diệp Thảo nhìn rõ vết thương. Không đến nỗi đứt tai như nàng vẫn nghĩ nhưng chỗ bị rách da thì thật sự rất rộng.
- Để Thảo băng lại cho tỷ nhé! Băng ngang qua đầu thế này nè.
Vừa nói Diệp Thảo vừa diễn tả rằng sẽ băng như thế nào cho tỷ Nhân, nhưng sự nhiệt tình của cô gái trẻ lại nhận lại một cái lắc đầu. Có lẽ vì tỷ Nhân không muốn cho ai biết bản thân bị thương nhất là bà Ba. Nhưng nếu không băng bó thì liệu vết thương có bị làm độc. Như hiểu được suy nghĩ kia của Diệp Thảo, tỷ Nhân khẽ mỉm cười rồi lại khua tay múa chân.
Quả tình lúc đầu đối mặt với kiểu nói chuyện qua ngôn ngữ hình thể như vầy, Diệp Thảo thấy bất lực vô cùng. Nhưng khi đã tiếp xúc nhiều hơn, hiểu về tỷ Nhân nhiều hơn, thì Diệp Thảo lại thấy thích cách nói chuyện như vậy. Nàng nheo mắt suy nghĩ một chút rồi khẽ nói:
- Ý tỷ là không sao đâu. Trước tỷ cũng bị thế này nhiều lần rồi sao. Vết thương còn bị chảy máu nhiều hơn thế này luôn sao?
Há to miệng cảm thán, Diệp Thảo hỏi tới:
- Kẻ nào mà ác vậy chứ?
Đôi bàn tay của tỷ Nhân lại đưa đi đưa lại trong không trung.
- Là một kẻ xấu. Hắn đã gϊếŧ chết mẹ của tỷ. Rồi hắn còn định gϊếŧ tỷ nữa. Khi đó may mà có bà vυ' đã cứu sống tỷ. Vì tỷ mà vυ' mất luôn cả con trai, nên tỷ thương vυ' lắm.
Một hồi im lặng bao trùm lấy hai cô gái. Ai cũng mải mê đuổi theo suy nghĩ của chính mình.. cũng mải nhớ về những gì trắc trở mà bản thân tửng phải trải qua. Và người phá vỡ sự im lặng đó là Diệp Thảo.
Đương nhiên rồi!
Cô gái trẻ "á" lên một tiếng rõ lớn khi bị tỷ Nhân đập nhẹ vào một bên vai.
Thấy màn kêu gọi của mình có tác dụng, tỷ Nhân khẽ mỉm cười rồi chỉ ra ngoài trời. Từng vệt ráng chiều màu đỏ ối đã bao phủ khắp vạn vật, nhưng cô gái trẻ nào phải muốn Diệp Thảo cùng mình thưởng cảnh, mà bởi..
Nhìn đôi bàn tay của tỷ Nhân lại lần nữa khua loạn khua xạ, Diệp Thảo suýt nữa thì khóc mếu.
- Cái gì chứ? Bà Ba muốn dùng cơm tối ngay bây giờ để đi ngủ tối sớm sao? Trời ơi! Sao giờ tỷ mới nói?
Đứng bên ngoài cửa bếp từ lúc mà hai cô gái cùng nhau đi vào, Lê Bá Thông vốn chỉ định báo với cô bé nấu bếp rằng mình sẽ không dùng cơm tối. Nhưng.. đôi bàn tay khéo léo đã đành. Cô bé có tên Diệp Thảo ấy lại còn rất bình tĩnh và cả thông minh khi hiểu hết những cái khua tay của cô bé tên Nhân.
Nói không phải khen, nhưng cô bé Diệp Thảo đó thực sự là giỏi!
(Hết chương 13)