Tiếng động cơ nổ máy rầm rầm, mùi dầu khói lan toả xung quanh xe. Khoang xe cũng vì vậy mà ấm hơn, đỡ đi phần nào cái lạnh se se buổi sớm.
– Haizz… – Nhung nhún vai thở nhẹ, nhìn tôi lóng ngóng xếp đặt 2 chiếc balo to sụ của cô ấy. Vẻ bất ngờ và khó hiểu vẫn vương trên mặt kể từ lúc Nhung thấy tôi ở nhà xe đến giờ.
– Ngồi ghế cuối thế này để đc đồ ra đằng sau, đỡ phải ôm… Ờ, sao vậy… cười gì mình vậy???
– Đang hình dung lát xuống xe mà quên mất đồ thì ko biết phải làm thế nào thôi. Tính mình hay quên lắm, hì. Hoàng thì sao? – Nhung gõ ngón tay lên đầu lắc lắc.
– Oh, vậy giống nhau rồi, mình cũng hay lú lắm. Mà tài là toàn quên đồ của người khác là nhiều, hề hề.
– Trời, vậy thôi cứ ôm cho lành vậy, hì…
– Thôi thôi yên tâm, riêng đồ của Nhung thì ngoại lệ, ko quên đc, ko quên đc. – tôi giữ lấy chiếc balo khi Nhung xoay người định ôm vào lòng. Lóng ngóng thế nào lại chụp phải tay cô ấy, đành chữa cháy. – Trong đây chắc toàn là đồ… mang cho mẹ phải ko?
– Ừ…
– Nhung này, thực ra mình chỉ nghĩ có thể sẽ giúp đc gì đó nếu đi cùng Nhung thôi. Đêm qua quyết vậy nên sáng dậy là mình đi luôn mà ko thèm hỏi trc Nhung… Haizz, có vẻ làm Nhung khó xử rồi.
– Hoàng nghĩ gì vậy, khó xử gì đâu chứ, hì. Chỉ là… có hơi ngại 1 chút thôi. Với lại cũng ko nghĩ là Hoàng đi cùng nên cũng hơi bất ngờ thôi.
***
Xe cuối cùng cũng chuyển bánh, 2 đứa nói thêm với nhau vài ba câu chuyện ko đầu ko cuối rồi chìm dần vào im lặng. Con đường quốc lộ dẫn về phía tây HN, xa dần đô thị phồn hoa. Cây cối và đồng ruộng vàng ngát 2 dải bên đường thay thế dần những khối kiến trúc bê tông quen thuộc. Đồi núi sừng sững 1 màu xanh xỉn phía xa xa, mỗi lúc 1 trôi ngang lại gần tầm kính.
Chiếc xe vẫn chạy bon bon, cảm giác như bé lại dần trên con đường quốc lộ, lọt thỏm đi vào thung lũng thị trấn. Dừng lại tại bến xe, tôi và Nhung tiếp tục di chuyển bằng xe ôm. Đường vào thôn xã ko hẳn là khó đi nhưng nhỏ và ngoằn ngoè, phải mất 1 lúc mới vào tới nơi.
1 vạt nắng nhẹ hắt qua mắt tôi, phản chiếu những so sánh vô thức trong lòng. Nếu ngôi nhà Nhung sống ở HN tựa như 1 biệt thự nhỏ giữa phố lớn đô thành. Thì ở nơi thôn xóm hoang vắng này, ngôi nhà cũ 2 tầng xỉn màu theo thời gian đang hiển hiện trước mắt tôi lại chính là nơi mà mẹ Nhung sống. Từ ngoài đường xóm đi vào nhà còn cách 1 con đường đất nhỏ. 2 đứa chậm rãi bước qua lớp đất đá lổn nhổn giữa 2 hàng da^ʍ bụt và bụi rậm mọc dại. Ngôi nhà nhỏ thó, nằm khuất sau gốc cây ổi, lọt thỏm giữa 1 khu đất chẳng thể gọi là lớn ở quê. Sân trước nhà rộng chỉ chừng chục m2, để riêng 1 góc phơi củ cải và cà rốt… Cảm giác hoang vắng khiến tôi phải lên tiếng cho tan bầu không khí.
– Hình như ko có ai ở nhà thì phải, mà mẹ Nhung ở đây 1 mình à?
– Ừ, nhà này trước là của ông bà ngoại mình. Nhưng ông bà mất cả rồi nên giờ chỉ còn mẹ mình thôi… Cổng ko khóa thế này, chắc mẹ ở trong nhà…
Nhung vừa mở chiếc cổng sắt vừa cất tiếng gọi nhưng ko hề có ai hồi đáp, cửa nhà trong cũng ko khóa nên 2 đứa tự tiện bước vào. Cánh cửa gỗ vừa cót két mở đc 1 nửa thì cả 2 giật bắn mình…
– Ôi mẹ… sao mẹ lại nằm đây thế này… Mẹ, vừa rồi mẹ ko nghe thấy con gọi à…
Nhung chạy ngay đến bên 1 phụ nữ trung niên đang nằm co ro trên nền gạch lát lạnh lẽo, xung quanh là la liệt vải vụn, bông sợi và rất nhiều những con thú nhồi bông đủ hình dáng, màu sắc.
– Con về đấy hả Nhung, sao ko gọi trước cho mẹ… Mẹ, mẹ vừa chợp mắt 1 lúc thôi mà…
Mẹ Nhung thều thào, rũ mái tóc rối gắng gượng ngồi dậy. Miệng vẫn hướng về Nhung mỉm cười nhưng sắc mặt đậm vẻ xanh xao và tiều tuỵ của người đang mang bệnh.
– Mẹ… lần trước về con đã bảo mẹ đừng làm việc này nữa mà!!!
– Mẹ ko sao đâu… chỉ là thϊếp đi 1 lúc thôi…
– Rõ là ngất mà lại bảo là ngủ, sao mẹ ko chịu nghe con chứ… – Nhung ấm ức nghẹn giọng trách móc, thấy vậy tôi đành xoa dịu.
– Thôi đc rồi, cô chỉ thϊếp đi vì mệt thôi, Nhung đừng lo nữa… Giờ cô để cháu đỡ cô vào giường nhé.
Tôi nói rồi cùng Nhung dìu mẹ cô ấy vào phòng.
***
-2 đứa vừa đi đường xa về cứ ngỉ ngơi đi. Cơm trưa mẹ nấu 1 lúc là xong thôi. Có sẵn con gà trong vườn rồi…
– Mẹ mới là người cần nghỉ ngơi lúc này chứ ko phải bọn con. Lần này mẹ phải nghe con, mẹ ko chịu nằm nghỉ là con ko vui đâu.
Ngồi hỏi han, giới thiệu và nói với nhau thêm vài câu chuyện thì Nhung ép mẹ nằm nghỉ để cô ấy 1 tay lo bữa trưa.
Nói là ”1 tay” tự tin thế thôi chứ thực ra có tự xử đc đâu, gian bếp nhỏ có 1 chiếc bếp điện cũ nhưng có vẻ nó ko còn tốt nữa, bật lúc đc lúc ko. Nhìn đám tro đen âm ấm bên cạnh, có lẽ bếp củi mới là thứ mẹ Nhung sử dụng hàng ngày. Nhung nhìn cái bếp ”3 càng” rồi quay qua nhìn tôi bằng ánh mắt ”vô định”. Như muốn phát đi tín hiệu chính mình cũng ko chắc sẽ nấu đc bằng loại bếp này.
Trời giữa hè, ánh nắng bên ngoài chan chứa vung vảy thừa thãi khắp sân nhà. Nhưng không gian bên trong gian bếp lại tối mù mịt mùng vì toàn bộ đều phủ màu xám đen do ám muội. Bồ hóng thì bám chặt lấy từng mảng tường, góc vách. Đen đúa là vậy nhưng mọi thứ đều khá gọn gàng, ngăn nắp. Từ nồi niêu, thức ăn cho tới thứ đun là rơm, củi, tre, giấy… tất cả đều đc sắp xếp riêng biệt đâu ra đấy.
– Từ từ đã Hoàng, lửa to rồi đừng mồi thêm rơm nữa…
Lần đầu tự nhóm loại bếp này, chúng tôi làm cháy luôn cái que tre dùng để ủn rơm và cũng suýt thì làm cháy cả cái bếp khi vô ý để bắt lửa những miếng củi, gỗ vương vãi dưới chân. Nhóm đc bếp rồi, giữ cho lửa cháy cũng không dễ. Lúc đầu chưa quen, 2 đứa cứ phải thay nhau ngồi canh suốt để không thiếu rơm mà lửa vẫn cháy đều. Có lúc cháy to đến phừng phừng, chậm tay lại phải rút bớt củi ra. Rồi thì thêm rơm quá nhiều lại làm nghẹt bếp, chỉ hun khói mà cháy ko nổi, đến là vừa khổ vừa hài.
Lại thêm ông trời ”thương tình”, chọn đúng ngày nóng nực giữa hè để chúng tôi ngồi ôm cái bếp đỏ rực lửa như chịu cực hình. Nấu đc có chút đồ ăn mà mồ hôi mẹ đuổi mồ hôi con, thi nhau túa ra như tắm. Khổ có 1 lúc, nghĩ tới cái cảnh quanh năm suốt tháng xoay xở với cái bếp đen mù khói này của mẹ Nhung, quả là cực nhọc.
***
Vất vả vật lộn 1 hồi rốt cuộc cũng hòm hòm đc chút cơm canh đủ dùng. Cũng tại cái bếp chết tiệt, cháy toàn ra khói mà kém lửa, nấu mãi mới chịu sôi. Tôi thừa nhận ko thể giúp thêm Nhung, phần cũng vì gian bếp quá ngột ngạt nên quyết định ”thoái lui”, lấy cớ ra chợ mua thêm 1 số đồ ăn sẵn về để ”cải thiện”.
Chợ trung tâm thị trấn cách cũng ko quá xa, chỉ mất độ chục phút xe ôm cả đi lẫn về. Thịt quay, giò chả, rau dưa, sữa hộp… tay xách túi, chân lững thững bước lại con đường đất nhỏ giữa 2 hàng da^ʍ bụt đỏ rực. Nhìn ngôi nhà cũ thấp thoáng sau tán cây ổi sum suê, ko hiểu sao tôi lại nghĩ đến Minh. Ko biết nhà Minh lúc nhỏ ở quê có cũ kỹ giống thế này ko. Cũng ko rõ cô nàng có thể xử lý đc cái bếp củi chết tiệt đã khiến tôi và Nhung phải đánh vật cả buổi hn hay ko nữa. Nghĩ vậy lại nảy sinh chút so sánh trong lòng, bản thân tôi nếu hn ko đc tận mắt chứng kiến, hẳn cũng ko thể ngờ Nhung lại tháo vát đến vậy. Dù là gái phố chính gốc nhưng nấu nướng, nội trợ xem ra ko hề kém Minh là mấy. Lần đầu phải nhóm bếp củi mà vẫn nấu đc cả cơm lẫn cháo cùng đồ ăn vậy là khá rồi. Nhớ lại hoàn cảnh có phần éo le của Nhung, xem ra có lẽ do phải làm lụng từ bé nên mới hình thành nên con người cô ấy hiện tại…
Lò dò bước tiếp vào bếp xem Nhung nấu nướng xong chưa, nhưng chân tôi vừa đến gần mép cửa thì chợt đứng khựng lại. Qua ô cửa sổ nhuốm màu khói xám, tôi thấy Nhung đang ngồi bó gối quay lưng về phía mình, 2 vai khẽ run run… Tiếng củi nổ lép bép như muốn giấu đi tiếng khóc rấm rứt của ai đó. Nắng hình như nhạt vì vài giây có mây che phủ, từng cuộn khói lam chiều tỏa ra trên nóc bếp cuộn xoáy, luẩn quẩn vòng quanh bên khóm tre già sau nhà. Không gian tĩnh mịch chỉ còn lại tiếng khóc nhỏ của Nhung làm cảnh vật xung quanh phút chốc đẫm nỗi buồn. Bất giác nhìn sang căn nhà nhỏ bên cạnh, nghĩ về mẹ Nhung, người ban sáng lả đi trong hình dáng gầy guộc, tiều tuỵ. Lòng tôi nhộn nhạo cảm giác chua xót nhưng 1 góc nào đó ích kỷ trong lòng lại thầm thấy may mắn cho gđ bé nhỏ vừa qua cơn giông bão của mình.
Ko có đủ tự tin trực tiếp xen vào nội tâm cảm xúc của Nhung, tôi đành vòng lại con đường ngoài ngõ. Đủ xa rồi mới gọi cho cô ấy.- Mình về gần tới nhà rồi, Nhung ”xử” xong hết chưa, mình có mua thêm vài thứ nữa rồi đây.
– Hoàng à… Ừ, mình làm xong rồi… Hoàng về đi.
Giọng Nhung nhỏ và ngắt quãng, tôi hiểu vì sao lại vậy nên cũng ko hỏi thêm. Lững thững ra bờ ao gần đó hóng mát cho Nhung có thời gian tĩnh tâm.
***
Cơm trưa ko màu mè, chủ yếu mấy món tôi mua là chính. Bếp củi hn chỉ kịp xử lý canh rau, thịt gà và quan trọng nhất là nồi cháo gà Nhung nấu cho mẹ. Nhung đòi ngay buổi chiều đưa mẹ đi khám nhưng mẹ Nhung nhất mực ko đồng ý. Nghe qua câu chuyện, nhìn sắc mặt và hỏi thăm tôi mới biết mẹ cô ấy bị thiếu máu. Sức khỏe lại yếu nữa, có lẽ cả đêm qua gắng gượng vì công việc khâu thú cho kịp đơn hàng mà cô ấy lả đi vì mệt. 2 chiếc balô to sụ Nhung mang theo toàn là sữa, bánh, đồ hộp và thuốc bổ máu các loại. Chiếc còn lại là quần áo mới và các vật dụng sinh hoạt thường nhật. Về thăm mẹ mà như đi tình nguyện người nghèo, lo từ hộp sữa đến chai dầu gội thế này… Cảnh tượng chẳng có chút nào hài hước mà chỉ thấy miên man nỗi xót xa.
Tôi giành bằng đc việc rửa bát để Nhung có thời gian riêng với mẹ mình. Nửa ngày ở đây, đối diện mẹ Nhung và nhìn những tấm ảnh cũ, đen trắng có, phai màu có mới thấy Nhung giống mẹ rất nhiều. Có nghĩa là mẹ cô ấy khá đẹp, ít nhất là thời còn trẻ cho đến trước khi xảy ra 1 biến cố lớn nào đó đẩy cô ấy tới cảnh xa con, cô độc, nghèo khó hiện tại. Bản thân tiều tụy vậy nhưng khi cột tóc lại gọn gàng thì những nét đẹp 1 thời phai dấu bởi thời gian vẫn còn ẩn hiện nơi khuôn mặt nhỏ trái xoan và đôi mắt tròn đen láy. Nhung thừa hưởng sâu sắc 2 nét đẹp ấy để người ngoài nhìn là biết họ là mẹ con. Để ý căn nhà này cũng như gian bếp, tuy bên ngoài nhuốm màu cũ kỹ, rêu phong nhưng bên trong lại sạch sẽ, gọn gàng. Phần nào cũng đủ để thấy đc tác phong của gia chủ. Nhìn mấy tấm ảnh cũ thời xưa thấy mẹ Nhung cũng hiện đại lắm. Có lẽ cảnh sống quê mùa hiện tại của cô ấy chỉ là bến neo đậu cuối cùng khi đã quá mệt mỏi với bão tố cuộc đời mà thôi.
***
Tôi vừa tráng bát vừa suy nghĩ, ko để ý mưa đã rơi phủ khắp người từ lúc nào. Mưa ko to lắm nhưng nặng hạt và lạnh, chắc là mưa dày tầm cao vì đã mấy hôm rồi trời chỉ toàn nắng và oi bức. Đang lúi húi xê chậu bát lui vào sát góc giếng có mái che thì 1 bóng râm ở đâu trên đầu đưa đến. Ngẩng mặt lên ra là chiếc ô Nhung cầm trên tay.
– Rửa bát nhập tâm quá, đến cả mưa ướt người cũng ko biết nữa… – Nhung mỉm cười ngồi xuống cạnh tôi. Tay vẫn giữ chiếc ô phủ đều lên đầu 2 đứa.
– Hề, hình như rửa hơi chậm thì phải, khoản rửa bát này mình hơi bị kém.
– Thế sao ban nãy lại cứ tranh bằng đc… Nhưng thôi, con trai mà rửa cẩn thận với ko vỡ chiếc nào thế này là đạt rồi. – Nhung làm mặt kiêu, bàn tay miết mấy chiếc bát sạch ra chiều nhận xét.
– Sao ko ở trong với mẹ mà lại ra ngoài mưa thế này?
– Ra để làm việc này chứ còn gì nữa!!! – Nhung nhướng mắt lên chiếc ô. – Haizz, có tâm có lòng vậy mà còn bị chất vấn đấy.
– Hề, chất vất gì đâu chứ, mà đằng nào người mình cũng ướt rồi. Nhung cứ vào với mẹ đi, mình rửa cũng xong rồi đây.
– Mẹ vừa ngủ rồi, ko còn ai buôn chuyện nên mới mò ra đây thôi.
Cứ vậy, tôi lúi húi rửa rửa, cất cất còn Nhung vẫn đứng che ô, sát bên cạnh như hình với bóng. Mưa mỗi lúc 1 to hơn, chẳng mấy chốc đã dồn dập thành mưa rào. Chiếc ô chẳng đủ để che chắn, làm cả 2 đều ướt rượt.
– Đi sát vào mình…
Tôi kéo hờ vai Nhung, cả 2 khúm núm dưới tán ô, bước vội thật nhanh lên hiên nhà. Người ướt nên chúng tôi chưa vào nhà ngay mà đứng rũ nước cho khô. Thôn quê dân dã, ít nhà cao tầng nên 1 khi mưa to là cả 1 vùng như chìm trong màu xám ngoét. Cánh đồng lúa cách ko xa sau hông nhà bị gió tạt đánh luống, cảm giác như có cả đợt sóng từ trên không dữ dội đổ ập xuống. Tiếng con gì đó cứ kêu kẽo cọt nãy giờ, chẳng rõ là ếch nhái, tắc kè hay là dế mèn nữa. Lộn xộn ”hoà ca” cùng tiếng gió rít, mưa rơi lộp độp. Miễn cưỡng ùa vào tai mà nghe 1 lúc lại quenn nhịp ”giai điệu”.
– Tóc Hoàng… – tay Nhung chợt bới nhẹ tóc tôi, ngón tay thanh mảnh gỡ ra chiếc lá và chút tơ nhện quấn rối.
– Oh, ở đâu mà lại dính vào đầu đc nhỉ???
– tôi ngờ nghệch lấy tay cào tóc, Nhung thấy vậy cười khúc khích. Nhìn đôi mắt gian gian tôi mới vỡ lẽ mình vừa bị cô ấy ”gài”.
***
Mưa vẫn rơi nặng hạt ko biết đến khi nào mới ngừng nghỉ. Tôi và Nhung cũng như mưa, vẫn tuyệt nhiên đứng trước hiên nhà. Ko phải là ngắm mưa mà đơn giản chỉ là muốn cảm nhận trọn vẹn cái không khí mưa quê. Gió lạnh ngoài đồng tạt vào cứ mỗi cơn lại thốc đến khó thở vì hơi lạnh xộc vào tận luống phổi. Khác hẳn cái nóng cực hình ban trưa trong gian bếp củi.
– Ơ… sao nhìn mình vậy…? Tóc mình… cũng dính màng nhện à???
Nhung quay qua hỏi làm tôi giật mình, ko tự chủ đc bản thân vừa nhìn trộm cô ấy. Khuôn mặt và vùng da cổ trắng láng vì sương mưa đọng lại, phản chiếu hết nét đẹp nơi người con gái này. Thực sự đẹp… trong vài giây tôi thực sự đã bị chú ý. Mặc dù ko đến mức ngây ngốc nhưng chắc chắn là bị phân tâm và có vẻ Nhung cũng nhận ra điều này khi đối diện với tôi.
– À… ko… Mà này, đây là lần thứ mấy Nhung về quê ngoại vậy? – ”đường cùng” nên tôi đành vụng chèo khéo chống.
– Vậy là nãy giờ Hoàng thắc mắc chuyện này sao, hì. Còn về quê thì… thực ra đây mới chỉ là lần thứ 4 về quê mà mình nhớ đc. – Nhung nhún vai rồi ngồi lên bờ tường trước hiên nhà.
– Nhớ ư?… Nhớ nghĩa là sao?
– Hồi bé mình có về quê 1 hay vài lần rồi thì phải. Nhưng hồi đó mới 3-4t, bé như xíu nên mình mơ hồ lắm, ko nhớ đc gì hết, chỉ mang máng là hình như đã từng về nơi này thôi. – Nhung đung đưa 2 chân, nói xong lại nhìn ra nơi cánh đồng luống gió bão táp sau lưng. – 4 lần chính là tính từ khi mình gặp lại mẹ… Cách đây chỉ vài tháng thôi…
Bí ẩn – đó chính xác là ấn tượng của tôi về cô gái này. Từ cơ duyên gặp gỡ, những lần gặp nhau sau đó, thân phận, hoàn cảnh rồi đến những câu chuyện, những mối qh liên quan đến Nhung. Cảm giác mọi thứ đều hiển hiện trước mắt tôi nhưng tất cả lại mù mờ như sương. Phải qua những lần nói chuyện, 1 số điều sau khi bóc tách mới phần nào rõ ràng, minh bạch. Như những gì cô ấy vừa kể về quãng thời gian đằng đẵng gần 2 chục năm trời mẹ con cô ấy xa nhau. Nó giúp tôi hiểu hơn hoàn cảnh của Nhung, đồng thời cũng tăng thêm những thắc mắc về biến cố xưa kia của gia đình cô ấy.
Mưa gió bão bùng vẫn ko ngừng tô vẽ khung cảnh xám xịt khắp tứ bề. Bờ tường trước hiên nhà, hắt lên 2 chiếc bóng nãy vẫn ngồi cạnh nhau. Nhịp chân đung đưa theo nhịp kẽo cọt của ếch nhái, tắc kè hay dế mèn cũng ko rõ nữa. Gió vẫn xối hơi lạnh tạt vào lưng, vô số kể bóng mưa vỡ dưới đất hắt bọt nc li ti bắn lên quần áo nhưng cả 2 vẫn ngồi đó, ko đoái hoài…
***
– Mẹ, nay con ko ở lại đc rồi, lần sau con sẽ cố gắng thu xếp về lâu hơn…
– Ừ, thôi các con cứ về HN đi mai còn đi học nữa. Mẹ nghỉ ngơi cả ngày hn cũng khỏe rồi, ko phải lo cho mẹ nữa đâu.
Nhung xắn tay dọn dẹp nốt nhà cửa và chậu quần áo trước khi chúng tôi trở về HN. Chuyến thăm mẹ lần này của cô ấy có vẻ vội vã hơn tôi nghĩ. Ngồi lại trong nhà, thừa tay thừa chân tôi đành vận dụng món ”mát xa” quèn của cánh lái xe, đấm bóp chân tay cho mẹ Nhung. Cô cũng dễ tính, cứ khen hoài thấy đỡ mỏi hẳn mà chẳng biết thật sự có phải vậy ko nữa.
– Cảm ơn cháu hn đã đi cùng Nhung về thăm cô!!!
– Dạ, có gì đâu cô, cháu chỉ là đi cùng thôi chứ có giúp đc gì mấy đâu ạ.
– Ừm, cái Nhung đưa cháu về thế này… chắc là cháu cũng biết phần nào hoàn cảnh của mẹ con cô rồi phải ko?
– Dạ…
– Mỗi nhà mỗi cảnh mà phải ko cháu… Cuộc đời con người đâu phải cứ muốn là thuận theo ý mình đc… Hoàn cảnh của Nhung thế này tất cả đều là lỗi của cô, thiệt thòi nhất của 1 người là ko có mẹ hay có 1 người mẹ ko tốt… – mẹ Nhung nói như tự sự với chính mình. Tôi nghe mà lòng đầy cảm khái.
– Cô à, cô đừng nói vậy… mỗi người 1 số phận mà cô. Thực sự cháu cũng ko rõ mọi chuyện là thế nào đâu, cháu chỉ nghĩ đơn giản hiện tại Nhung vẫn khỏe mạnh và sống tốt vậy là ổn rồi. Cô đừng nghĩ ngợi nhiều nữa, Nhung cũng ko muốn vậy đâu cô ạ.
– Ừm, cô cảm ơn cháu. Đúng là ko phải lắm khi cô cháu mình mới gặp nhau mà cô đã nói những chuyện thế này. Chỉ là… Hoàng này…
– Dạ…
– Cô biết sẽ là vô ý nếu nói ra điều này, nhưng mà… cháu là người ”đặc biệt” với cái Nhung nhà cô có phải ko?