***
– Sao vậy My, sao lại khóc? Em đang ở đâu đấy? – tôi vô cùng lo lắng, ko biết chuyện gì đã xảy ra với con bé.
– Em ở nhà… Hức hức… đang ở trên sân thượng…
– Sao đêm hôm lại mò lên đấy làm gì, xuống nhà ngủ đi!!! – tôi lo quá đâm cáu vì câu trả lời ko đâu của My.
– Anh ơi… anh về đi… Em sợ…
– Sợ cái gì? Có chuyện gì?
– Anh về ngay đi, nhà mình… Bố mẹ…
2 tháng sau, tại nơi từng đc gọi là tổ ấm gia đình…
Lặng người ngồi bệt dưới 1 góc nền nhà, giường và ghế tựa bên cạnh nhưng tôi vẫn muốn ngồi dưới nền nhà bám bụi này lần cuối để hít thở mùi phòng quen thuộc, cảm nhận những ký ức quá khứ từng có ở nơi đây.
“- Anh ơi, khung ảnh lá ép em làm cuối cùng cũng xong rồi nè. Đấy, cứ chê em ko làm nổi đi, nhìn cũng đẹp ra phết!!!”.
Đôi mắt trống rỗng nhìn ko rời khung ảnh handmade My tự tay làm cách đây 2 năm. Cái khung óng ánh xanh màu lá, đỏ màu hoa, óng vàng màu sơn nhũ, bao lấy bức ảnh chụp cả nhà trong chuyến tắm biển mùa hè năm tôi đỗ đh. Những nụ cười trên bức ảnh vẫn đó nhưng từ giờ sẽ chỉ còn đóng khung trong quá khứ in theo dòng chữ “Nha Trang, kỷ niệm mùa hè… “.
Đã qua 1 ngày toà xử, qua 1 ngày gđ chính thức tan vỡ. Đến giờ tôi vẫn ko thể tin đc những gì vừa xảy ra với gđ mình. Nó giống 1 cơn lũ quét tàn bạo, đến dữ dội, đi chóng vánh và hậu quả để lại chỉ toàn nỗi đau. Chỉ trong 2 tháng nhưng rất nhiều thứ đã xảy ra với mẹ con tôi. Những cú sốc mạnh đến mức hiện tại tôi chẳng diễn đạt nổi cụ thể nó thế nào. Cứ tưởng tượng đơn giản nó là 1 nỗi đau lớn và trống rỗng chính là điểm cảm nhận cuối cùng của nỗi đau ấy. Trống rỗng khi bản thân bất lực ko biết làm cách nào để hàn gắn bố mẹ, trống rỗng khi mỗi ngày qua đi nhận thức về 1 gđ tan vỡ lại càng hiện hữu. Trống rỗng tập quen chấp nhận thực tế nhưng khi thực tế đó xảy ra, nỗi đau lại quẩn quanh ko thể thoát khỏi vòng vây của chính sự trống rỗng đó.
“- Ko, em ko muốn mang theo bất cứ thứ gì ở căn nhà đó nữa đâu!!!”
Nghe My nói trong nước mắt, tôi hiểu nó chỉ cố kìm nén thôi chứ mùi căn phòng, mùi ngôi nhà này làm sao nó có thể quên đc, nói gì đến những đồ vật xa rồi mới thấy thân quen. Cẩn thận nhét chiếc khung ảnh vào balo, còn rất nhiều thứ khác tôi muốn mang theo nhưng ko còn chỗ để chứa. Ban nãy mang thái độ lạnh lùng, bộ mặt đăm đăm bước qua mặt bố tôi cùng người phụ nữ ấy. Cứ nghĩ chỉ đến rồi sẽ đi ngay nhưng ở trong căn phòng quen thuộc này rồi, tôi lại trù trừ ko nỡ rời xa. Đưa tay chạm từng mét tường, sờ lên những đồ vật đã phủ bụi sau vài tuần 3 mẹ con tôi dọn đi.
– Két!!! – tiếng cánh cửa sổ kẽo kẹt vì khô dầu, nhớ đợt tết về quê My còn kêu tôi nhỏ dầu mà cứ quên bẵng đi rồi lại để đấy. Giờ người đã đi rồi, tiếng kêu đó chẳng còn có thể nghe đc nữa…
Thở mạnh 1 hơi, tôi khoác balo bước xuống nhà. Có tiếng người xì xầm nói chuyện bên dưới, cũng chẳng quan tâm lắm vì họ đằng nội nhà tôi trước giờ nào có đc mấy ai tử tế… Bước chân đang chậm rãi bỗng dừng hẳn lại khi tiếng nói chuyện mỗi lúc 1 rõ ràng.
– Nói chung là ngu, để chồng ra ngoài chán chê đến nỗi có con như vậy ko phải quá ngu thì là gì.
– Mày be bé cái mồm thôi thằng kia, chú mày mà về nghe thấy thì sao. – là giọng bố con nhà bác ruột trên tôi, mấy bố con tham lam, đểu giả nhà này tôi chưa bao giờ ưa mặc dù là họ hàng ruột.
– Nó nói đúng mà bố, đàn bà như thế là ngu. Cả chuyện chia chác tài sản cũng thế, chưa thấy con vợ nào ngu như vậy. – giọng thằng anh họ còn lại.
– Do chú mày 1 phần, còn phần lớn chắc con thím 2 nó tính toán.
– Chú ấy tính thế là phải rồi, tội gì mà ko làm. Mà thằng Hoàng với con My cũng láo bỏ mẹ, trước giờ bọn nó có coi ae chúng con ra gì đâu nên lần này mấy mẹ con nó bị như vậy con cũng thấy xứng đáng. Cho chết mẹ đi… Ơ, mày… mày ở đây hả Hoàng… Mày… định làm gì đấy…
Mấy bố con chúng nó thấy tôi lẳng lặng xuất hiện ở chân cầu thang với con dao phay trên tay tức thì lắp bắp.
– Đcm chúng mày!!! – cả 2 thằng đồng loạt bỏ chạy ra ngoài khi thấy tôi lăm lăm con dao quắc mắt lao tới. Khu phố thân quen từ trước đến giờ vẫn quen với hình ảnh thằng nhóc Hoàng gầy nhẳng, hiền lành. Nay ko hiểu lý do gì lại cầm dao như côn đồ ác thần rượt người chạy dọc cả con phố. Dân tình lố nhố dạt hết lên vỉa hè vì sợ vạ lây, có tiếng người hô to can ngăn mà tôi nhận ra phần nhiều là những nhà hàng xóm cũ. Lẫn trong đó, thấp thoáng hình như còn có tiếng bố tôi… Nhưng con dao trong tích tắc, đã theo cơn điên rời khỏi tay tôi rồi. Lực ném trong cơn tức giận làm con dao lao đi vun vυ't, nhưng vì quá mạnh nên đường dao chúi xuống, cà vào mặt đường toé lên những tia lửa ma sát. Tiếng sắt kêu rít rịt rợn người làm tôi choàng tỉnh, cú ném vừa rồi chỉ cần cao thêm chút nữa thôi, có lẽ 1 trong 2 thằng anh họ đã…
– Hoàng, mày làm cái gì vậy, định gϊếŧ người hả???
Chân tay tôi tê đi sau đợt cảm xúc và hành động vừa rồi nên chẳng buồn động tâm tới thái độ của bố và ông bác mình vừa chạy đến.
– Đứng lại, mày ko nghe tao nói à? Đồ mất dạy!!!
Cái tát chói tai đến đúng vào lúc tôi định quay người bước đi, cơn tức vừa dịu nay bỗng chốc bùng trở lại. Những tích tụ dồn nén trong 2 tháng qua chỉ chực thoát khỏi cổ họng bằng ngôn từ “ông – tôi” nhưng tôi vẫn cố nén lòng vì chữ hiếu ko phải ngày 1 ngày 2 mà có thể vứt bỏ.
– Đúng là con ko muốn nghe bố nói, sau những chuyện vừa qua thì còn thì để nói nữa hả bố. – tôi cười nhẹ, giọng bình thản.
– Con muốn gϊếŧ người à? Cũng chỉ là hậu quả từ việc bố gây ra thôi. Con có gϊếŧ người thật cũng chưa bằng bố “gϊếŧ” mẹ, “gϊếŧ” cái My, gϊếŧ chết chính gia đình mình đâu!!!
Tôi cười méo xệch, dứt lời liền bỏ đi, chẳng thèm để ý đến thái độ của người đc gọi là bố mình. Xung quanh hàng chục con mắt tò mò của dân tình quanh phố theo dõi sự việc nãy giờ vẫn găm trên người tôi.
***
– My, ra ăn chút cơm đi con, từ sáng đến giờ ko ăn uống gì lại ốm thì sao!!!
– Mẹ cứ kệ đi, cứ để nó trong phòng 1 mình, để chiều con đưa nó đi chơi rồi ăn luôn.
– Ừ, mai con lên trường rồi, hn cố động viên cái My nó vui lên giúp mẹ.
Cơm trưa xong tôi rành mẹ rửa bát, nhà giờ ko còn người giúp việc, tự nhiên thấy thương mẹ biết bao. Có mỗi tý bát đũa mà tay chân cứng đờ chẳng sờ mó bao giờ nên phải hơn nửa tiếng mới đánh vật xong. Cũng may ko vỡ, ko mẻ chiếc nào, haizz nhà tôi giờ xuống rồi, ko còn như xưa nữa nên cũng phải tập thích nghi dần với thói quen tính toán, căn cơ.
Đi lên rồi lại đi xuống, căn nhà 2 tầng 1 tum nằm trong ngõ này là nơi ở mới của 3 mẹ con tôi. Vẫn là nơi phố tỉnh lẻ thôi nhưng thua xa căn nhà 6 tầng mặt phố lớn trong khu buôn bán trước đây. Tính ra đây cũng đã là lần thứ 3, mấy mẹ con tôi chuyển nhà. Lần thứ nhất là đợt cuối năm 95 đầu 96 khi nhà tôi mất mát tiền của, phải bán nhà ở gần khu xí nghiệp cũ đi để lấy tiền làm ăn. Lần thứ 2 vào năm 99 khi làm ăn tốt trở lại, cả nhà chuyển về căn nhà mặt phố lớn và xây lên 6 tầng như hiện tại. Lần thứ 3 này thì chỉ còn 3 mẹ con vì gđ tôi ko còn nguyên vẹn như trước. Cú sốc ly dị xảy ra quá bất ngờ nên tôi cũng ko mấy lưu tâm tới những lý do mẹ nói về thoả thuận phân chia tài sản mà mẹ là người chịu phần thiệt. Nào là trong năm vừa rồi nhà tôi thất thoát nhiều tiền của từ cho vay, cho nợ vốn, đầu tư ngoài lề và gửi hụi nên mẹ chịu thiệt như vậy vì bố là người đứng ra chịu những khoản mất mát và nợ nần đó. Tôi biết bản thân mình chưa làm đc gì nên có nhiều chuyện bố mẹ ko nói ra. Nhưng tôi cũng biết cái tính hy sinh, chịu thiệt của mẹ từ trước đến giờ, lúc nào cũng chỉ vì chồng vì con. Nên dù mẹ có nói với tôi và My thế nào đi nữa về việc thông cảm và hiểu cho bố thì với tôi ông vẫn là người tạo ra sai lầm này. Bùa mê sắc dục và sự nhúng chàm mang tên trách nhiệm con cái đã khiến ông đang tâm vứt bỏ gđ cũ, tính toán thiệt hơn để giành hết mọi ưu tiên cho tổ ấm mới của mình. Nếu ko vì mẹ tôi cẩn tắc phòng thân chút vốn riêng trong mấy năm qua, e rằng đến cả căn nhà bé nhỏ này cũng chẳng có để mấy mẹ con tôi lấy chỗ chui ra chui vào.
– Mày mà ko chịu ăn là mai anh đi anh lại ko yên vì lo cho mày đấy. Cố ăn đi em, ăn đi.
2ae đi chơi lang thang suốt cả buổi chiều, đến lúc tấp vào quán phở mà nói mãi My mới chịu nuốt nước mắt ăn bát phở bò trong sụt sùi. Khổ thân con bé, mới 14t đầu, đúng cái tuổi tâm sinh lý ương ương lưng chừng lại phải chịu biến cố tình cảm như vậy. Bản thân tôi những ngày đầu trải qua chuyện này, vẫn thường tự chửi mình yếu đuối để bản thân mạnh mẽ hơn. Rằng có nhiều đứa cùng tuổi cũng trải qua những chuyện tương tự, vẫn có thể bình thản tiếp nhận thì tại sao mình lại ko? Suy cho cùng cốt lõi ở đây ko chỉ có sự tan vỡ gđ mà cái chính là tình yêu và niềm tin bị phản bội. Nỗi đau, thất vọng, mất niềm tin, 3 thứ cùng lúc đánh ra 1 đòn trí mạng… tôi đã gục nên My chắc chắn cũng vậy.
***
Trở lại HN để tiếp tục việc học nhưng tôi chẳng còn tâm trí đâu để tập trung trong mỗi tiết học khi những lời căn vặn của mẹ về tình trạng khó khăn sắp tới cứ dằn vặt trong lòng. Trước giờ mẹ tôi luôn có thói quen bảo bọc con cái từ những thứ nhỏ nhất nhưng hiện tại mẹ đã phải nói ra thế này chứng tỏ tình hình thực sự ko mấy sáng sủa. Việc buôn bán của mẹ vẫn chưa thể bắt đầu lại vì làm riêng ko đơn giản chút nào. Chưa kể ngoài vốn ra, còn nhiều thứ khác cần đến tiền mà mẹ phải lo để ổn định cuộc sống trước mắt.
Chiếc sh tuần trước tôi đã đăng bán rồi, ngay cả đồng hồ, kính mắt, iphone, quần áo, giày dép hàng hiệu đắt tiền… tất tần tật những thứ còn tốt và mới cũng đang hàng ngày rời khỏi tủ quần áo của tôi để về với tay chủ mới. Tôi đã bắt đầu phải làm quen với việc mở mồm mặc cả những món đồ giá rẻ ở chợ sv để thay thế những thứ đã bán. Tập dần cách chấp nhận và thích nghi 1 cuộc sống tằn tiện chưa bao giờ là việc dễ dàng với 1 thằng đã quen cách sống và suy nghĩ của người có tiền. Hệ quả của nó ngoài việc hay than thở, trách móc số phận thì còn khiến tôi đánh mất sự tự tin trước đó của mình. 1 sự tự tin đc bồi đắp bởi tiền bạc và mẽ ngoài hào nhoáng. Nay những thứ đó đã mất, con người tôi như mất đi định hình, điểm yếu quá nhiều mà điểm mạnh chẳng có là bao. Nỗi mặc cảm, lo sợ mọi người xung quanh biết về sự thất thế của mình, sẽ ko còn đề cao mình trong mọi mối quan hệ nữa.
Bố mẹ tôi ly hôn đã đc 1 tháng nhưng tuyệt nhiên tôi chẳng mảy may hé răng kể nể hay tâm sự với bất kỳ ai, ngay cả với những đứa bạn thân chí cốt như Kiên, Hạnh. Buồn chán và mặc cảm vì muốn trốn tránh hiện tại tôi lại nghỉ học nhiều hơn, biến nó dần trở thành 1 thói quen. Mọi thứ rối ren lúc ấy cứ quay cuồng ko cho tôi nhìn ra lối thoát. Và đáng buồn thay, thứ giúp tôi thoát khỏi mớ rối ren ấy lại chính là thứ khiến cho tôi phải đau lòng.
***
– Mẹ cháu bị chấn thương ở vùng đầu, mặc dù ko nguy hiểm gì nhiều nhưng nó lại ảnh hưởng 1 phần tới dây thần kinh vận động khiến chân trái của mẹ cháu tạm thời ko thể đi lại bình thường đc. Nhưng gia đình cũng đừng lo lắng, đây là vấn đề có thể khắc phục đc nếu bệnh nhân đc phục hồi chứng năng tốt.
Nghe bác sĩ nói vậy tôi cũng thấy yên tâm phần nào, mấy ngày qua, từ hôm My khóc nức nở gọi điện báo tin mẹ bị tai nạn giao thông mà tôi như treo ruột treo gan trên chảo. Tức tốc trở về trong lo lắng, càng lo hơn khi biết mẹ bị chấn thương vùng đầu.
“- Anh ơi, em sợ lắm. Nhỡ mẹ… mẹ… Mẹ liệu có làm sao ko anh?
– Em chỉ nói vớ vẩn, ko có gì phải lo hết. Cái đấy chỉ là chảy máu ngoài da bình thường thôi, ko có gì phải lo cả. Mẹ sống tốt, lúc nào chẳng có trời phật che chở.”
Trong lòng như lửa đốt nhưng ngoài mặt vẫn phải cố sức tỏ ra bình tĩnh để làm điểm tựa cho My thôi sợ hãi. Đến hn nghe bác sĩ kết luận và nhìn thấy tình trạng khoẻ mạnh của mẹ, 2ae tôi mới có thể thở phào nhẹ nhõm. Có cô chú họ hàng bên ngoại đến chăm giúp nhưng tôi kêu đưa cái My về để nó yên tâm học hành. 1 mình tôi 3 ngày nay lúc nào cũng túc trực 24/24 bên mẹ.
– Nghe bác sĩ bảo chân trái mẹ bị liệt, từ giờ lại trở thành gánh nặng cho ae con rồi.
– Mẹ mà còn nói vậy nữa là con dỗi, ko gọt táo cho mẹ ăn nữa đâu, hì hì.
– Nhìn con gọt táo mẹ đã thấy ngọt rồi.
Nghe mẹ nói, nhìn mẹ cười mà muốn ứa nước mắt, 20t đầu chưa làm đc việc gì lớn cho mẹ tự hào. Ngay cả việc gọt táo cỏn con này cũng làm ko tốt, vỏ thì dày, chỗ lồi chỗ lõm. Con gọt chậm vậy mẹ ăn có thấy đắng ko mẹ…
– Hoàng ạ, từ giờ trở đi con chính là trụ cột của mẹ và em đấy. Con phải nhìn vào gia cảnh nhà mình hiện tại mà ko ngừng cố gắng nỗ lực nghe chưa. Mẹ biết là mẹ đang tạo áp lực cho con nhưng nhà mình giờ chỉ còn biết trông chờ mỗi con thôi. Con chính là hy vọng để sau này vực dậy nhà mình.
Nghe mẹ nói tôi vâng dạ và cười thật tươi, thật vui vẻ. Để mẹ uống thuốc, làm vscn rồi đợi mẹ ngủ yên tôi mới lặng lẽ ra ngoài hành lang phòng bệnh. Giọt nc mắt lành lạnh lăn dài trong đêm muộn. Mẹ tôi bị tngt thế này cũng chỉ vì tâm trạng ko tốt suốt thời gian qua cộng với những lo lắng cho cuộc sống sắp tới. Giờ mẹ ko đi lại đc bình thường cũng coi như để mẹ thảnh thơi nghỉ ngơi cho bớt phần vất vả. Nỗi gian truân bấy lâu của mẹ hãy để con san sẻ rồi dần dần con sẽ gách vác đc nó.
Cuộc sống khó khăn khác xa với sự hưởng thụ an nhàn trước đây, chấp nhận nó là tôi đã sẵn sàng rũ bỏ hết mọi ràng buộc để hiến mình vào “cuộc chiến” sắp tới. Rút điện thoại, tôi gọi cho Kiên. – Ngủ chưa mày? Nhà tao có chuyện rồi Kiên ạ?
***
Chăm cho mẹ khoẻ hẳn đến khi mẹ về nhà tôi mới trở lại HN. Lần này lên là cuối tháng cũng là lúc tôi dọn sang ở cùng Kiên để tiết kiệm chi phí. Biến cố gđ tôi kể ra đứa nào đứa ấy nghe cũng thấy sốc. Tất nhiên tôi chỉ giới hạn chuyện này với những đứa thân thực sự là Kiên, Hạnh và vài đứa bạn c3 khác. Có hay ho gì đâu mà thông báo rộng rãi để tìm kiếm nỗi thương cảm làm gì.
Cập rập chuyển nhà xong cũng là thời điểm bước vào kỳ thi học kỳ. Đây cũng là 1 vấn đề lớn khác đến từ hậu quả biến cố của gđ tôi. Nhưng khi ấy tôi ko thể ngờ chính sự cố này lại là 1 trong những bước ngoặt quan trọng đưa tôi đến với phần đời của mình sau này.
Nghỉ học quá nhiều, lại nghỉ vào những buổi có giờ kiểm tra nên 1/3 tổng số môn tôi ko đủ điều kiện đc thi. Những môn còn lại ko bập bõm thì cũng mất gốc vì tôi ko có đủ thời gian ôn tập lại. Kết quả lúc thi xong cũng là lúc tôi biết chắc 90% năm sau mình sẽ phải tăng ca vì kỳ 2 này thậm chí còn tệ hơn kỳ 1 trước đó. Thất vọng vì những bước đi đầu tiên trên con đường trở thành trụ cột gđ lại chuyệch choạng đến vậy. Nhưng đã sống cs khó khăn thì ko có thời gian cho bản thân ủ ê, chán nản hay chùn bước. Tạm quên đi nỗi tiếc rẻ 1 năm học, tôi về quê thăm nhà 1 tuần sau đó lại quay lại HN, bắt đầu lần đầu tiên trong đời đi kiếm việc làm thêm.
***
Nhân viên phục vụ quán cafe – công việc cơ bản và đại trà nhất mà giới sv có thể xin đc. Tôi có chút may mắn khi lần đầu gửi hồ sơ đã đc nhận vào. Mới đầu vào nhận việc cũng ko có gì khó khăn vì tôi nắm bắt mọi thứ khá nhanh. Thường thường thì nhân viên chia 2 tổ đan xen làm theo ca nhưng tôi xin làm full để có thêm thu nhập. Chôn thân cả ngày từ sáng đến tối nên tôi nhanh chóng trở nên quen thuộc với môi trường làm việc quán xá này.
Quán cafe tôi làm tương đối đông khách, cũng phải thôi vì cafe thời 07-08 rất thịnh. Kinh tế thời đó còn đang đc bơm bong bóng nhờ bđs nên kéo bao nhiêu ngành nghề khác ăn theo. Ngoài dân cò vạc, môi giới đất cát còn là các dân đầu tư chứng, dân buôn xe, buôn v***d… Đưa nhau ra quán cafe để tiếp khách, mồi chài, làm ăn, mặc cả, lừa lọc lẫn nhau. Nói chung là vào thời đó có thể hình dung mỗi quán cafe là một cái sàn giao dịch, hay 1 cái chợ thu nhỏ cũng đc, đủ mọi thành phần xh lẫn k.tế chui ra chui vào hàng ngày hết nói chuyện mã này hôm nay lên xuống thế nào, mảnh đất kia có làm đc sổ ko, lại đến chuyện gia đình vợ chồng con cái… Cũng vì màu sắc đa dạng vậy mà khách hàng vào quán cũng có nhiều thành phần khác nhau. Trí thức – lao động, lịch sự có mà củ chuối thì cũng ko thiếu. Càng tiếp xúc, càng va chạm mới càng vỡ đc nhiều thứ trước đây ko bao giờ mình có thể biết nếu chỉ nhìn bằng con mắt khách hàng chứ ko phải là 1 nhân viên phục vụ.
***
Đầu tháng 8, dù năm học mới chưa chính thức bắt đầu nhưng điểm thi và tổng kết năm đã lên danh sách toàn trường. 10% hy vọng mong manh của tôi cuối cùng cũng tan thành bọt nước như cơn mưa rào vào ngày tôi biết điểm tổng kết của mình cũng như nhận đc quyết định “tăng ca” từ phòng đào tạo.
Gặm nhấm nỗi buồn thêm 2 tuần nữa, đằng nào thì chuyện cũng lỡ rồi, có suy nghĩ, tự trách cũng ko giải quyết đc gì mà chỉ làm lòng mình tù đi. Hạ quyết tâm, tôi xin cắt nửa ca làm ở quán để trở lại với việc học đã bỏ bê gần như suốt 1 năm qua. Tuy nhiên lúc này 1 sự lấn cấn khác lại xuất hiện…
Hn là ngày đầu tiên nhận lớp mới, bọn đàn em, bọn khoá dưới à, ko biết chúng nó có cười vào mặt thằng già học ngu đúp lớp như mình ko. Thú thực về điều này tôi cũng ko thấy ngại lắm, đi làm ở quán hơn 2 tháng trời nên giờ mặt tôi cũng dày hơn 1 chút rồi. Điều làm tôi e ngại thực ra nó lại là điều khác cơ.
“- Đen thật, sao hn ko học giảng đường chung mà lại học giảng đường riêng chứ, đi đúng vào buổi lớp lẻ thế này. Cơ mà những 7 lớp nên chắc cũng ko có chuyện trùng hợp duyên nợ như vậy đâu.”
Tôi vừa đi vừa lan man nghĩ thầm, chẳng mấy chốc đã đến cửa lớp mới… Bước vào thật chậm… vừa đi vừa nhìn lại những ánh mắt đang nhìn mình… qua vài giây đã tìm đến vị trí quen thuộc cuối góc lớp. Đã yên vị rồi nhưng nhiều ánh mắt vẫn lòm dòm, hấp háy như vỏ sò, vỏ hến quay xuống nhìn tôi. Chắc chắn ko phải vì tôi đẹp trai mà chỉ vì chúng nó thấy tôi lạ mặt mà vào lớp chúng nó cứ tự nhiên như ruồi thôi.
– Ê, ông bạn người mới à? – thằng ngồi cạnh bên trái quay sang tôi bắt chuyện.
– Là khoá trên chuyển xuống phải ko? (Đọc truyện tại TruyenHD.net)
– Ờ… sao ông biết?
– Lớp có danh sách hết rồi mà, có 2 người khoá trên chuyển xuống. Mà ông tên gì vậy?
– Hoàng.
– Đây rồi, khoá 42 phải ko, còn 1 ông nữa khoá 41 nhưng chưa thấy đến. – thằng này vừa nói vừa nhìn tờ danh sách trên tay, hoá ra đây chính là danh sách lớp của năm nay. Nói chuyện với nó đc vài câu tôi như nhớ ra chuyện gì đó, vội đưa mắt lia nhanh từ đầu đến cuối khắp toàn bộ góc lớp học xem có tồn tại 2 khuôn mặt ấy ko.
“- Haizz, ko có thật, biết ngay là ko thể trùng hợp đc mà. Xác suất 1/7 đâu có dễ ăn thế.”
Tôi hài lòng ngồi rung đùi, thoải mái quay sang thằng vừa nãy hỏi chuyện.
– Lớp trưởng và bí thư lớp đến chưa ông? Bên văn phòng khoa nói tôi xác nhận với 1 trong 2 để nhận lớp.
– Chưa, 2 đứa nó chưa đến đâu. Lớp còn mấy đứa nữa cũng chưa đến mà.
– Lớp trưởng và bí thư tên gì vậy? – tôi chỉ vào danh sách gợi chuyện.
– Sơn Hải này là thằng lớp trưởng còn Ngọc Minh là bí thư.
– Cả 2 đều con trai à?
– Ko, cái Minh là con gái.
Vừa nói đến đó thì ngoài cửa lớp có 2 đứa con gái bước vào…