Vịnh Phù Dung

Chương 4: Đi qua mùa hạ

Một mùa hạ nữa lại đến, nắng mang hơi ấm đi vào từng đường kim mũi chỉ trên tay.

Phù Dung đang thêu một nhành hoa sen trên nền vải trắng tinh khôi, cho tâm hồn thêm thư thái.

Một cô gái nông thôn mới chân ướt chân ráo lên đô thành, phải làm gì để vơi nỗi nhớ quê hương?

May vá thêu thùa là gợi nhớ về những kỷ niệm biết cười trong quá khứ thơ ngây.

Đối với bất kỳ người con gái nào cũng vậy, khi đã biết yêu rồi, lời nói chẳng ở đầu môi.

Tình yêu thật sự đến từ trái tim, là một thứ tình cảm không rõ ràng như ánh nắng ban mai trên hè phố, cũng không dễ nắm bắt như những giọt sương long lanh đọng trên từng cọng cây ngọn cỏ dưới quê nghèo, mà nó nửa mơ hồ, nửa thiêng liêng.

Thiêng liêng hay không là ở nơi tâm hồn của con người cảm nhận mà thôi.

Gió thổi lướt qua môi mềm sao xinh quá, Phù Dung mong chờ ai đó sẽ mang đến cho mình một niềm hạnh phúc xa xôi?

Không!

Tâm hồn của người con gái khi yêu luôn đa chiều và nhạy cảm.

Chẳng phải mấy ngày trước Mã Phong đã tặng cho Phù Dung một bó hoa hồng nho nhỏ, đủ để làm đẹp lòng cho người trong mộng của mình rồi hay sao?

Vậy mà sáng hôm nay, Phù Dung vẫn cứ mơ màng như người đang ở trên cung trăng, thêu hoa sen hồng mà máu hồng thấm vào miếng vải, mũi kim đâm thủng vào đầu ngón tay tự khi nào mà cô cũng không hay.

Chuyện gì đến cũng sẽ đến.

Ngoài đường, tiếng xe đạp cọc cạch của ông già đi giao hàng làm cho Phù Dung giật mình, đưa mắt nhìn lên.

Ông già cười mỉm chi nói:

- Tôi tới đưa đồ cho cô đây nè! Ở trong cái hộp này là đồ mà cô đã đặt mua trên mạng.

Ký tên để nhận đồ trong giây lát, Phù Dung ngồi tại chỗ mở hộp đồ mới mua ra xem, là một bức tượng Quan Vân Trường bằng đồng cỡ nhỏ uy vũ nghiêm trang, nhìn vào cảm thấy yên tâm, sinh lòng kính mộ.

Đi làm thuê để lấy thêm kinh nghiệm sống ở đời, sẵn tiện tò mò về mấy trang bán hàng điện tử trong những khung giờ rảnh rỗi cho vui, đặt mua bức tượng Quan Công này cũng tốn một chút tiền, nhưng cũng vui vui.

Mã Phong và Phù Dung không vội vàng đi xin việc, họ muốn tìm hiểu thêm về cuộc đời này khi tuổi vẫn còn xuân.

Vì họ thấy có những người mới sinh ra thì đã vất vả sẵn rồi, lúc nhỏ thì đi học cho biết con chữ, lớn lên thì lập gia đình, dựng vợ gả chồng, đẻ cháu sinh con, cả đời cứ lo vất vả làm lụng đầu tắt mặt tối cả ngày với cái nghề mà mình đã chọn để kiếm tiền nuôi nấng người thân, sau cùng là già, là chết đi trong cảnh chỉ có một thân một mình, con cháu đi xa, bỏ quên ông bà cha mẹ của chúng nó, không chút đoái hoài, đáng hận biết bao!

Than cho đa số thân phận con người ở cái thời công nghệ hôm nay muôn phần bất hạnh.

Huống chi, cả hai người cứ loay hoay chạy tới chạy lui từ đầu này tới chỗ kia để xin việc hoài mà có được nhận đâu.

Tất cả ba mươi sáu tập đoàn đều từ chối họ với những luận điệu điên rồ, khó hiểu, tham lam.

Vậy là Mã Phong với Phù Dung đành phải đứng phụ bán ở cửa hàng hoa tươi từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, mỗi ngày làm việc tám giờ để có tiền trang trải kế sinh nhai.

Sáng hôm nay là thứ bảy, Phù Dung được nghỉ, muốn đi đâu đó để cảm nhận không khí Bắc Kinh có bao nhiêu phần dân dã giống làng quê.

Cha của Phù Dung cũng như bao người cha khác trên thế gian, đâu có muốn con mình đi xa lập nghiệp.

Hơn nữa, Phù Dung là thân con gái, đáng lý ra nữ sanh ngoại tộc thì phải ở gần cha mẹ mình, lo phụng dưỡng là hơn.

Tuy nói là nữ sanh ngoại tộc, có nghĩa là con gái luôn bị coi thường và hất hủi hơn con trai, nhưng con nào cũng là con, mà cha mẹ của Phù Dung thì luôn thương yêu cô hết lòng, hơn cả đứa con trai út của họ là Trịnh Hoa, nên chỉ muốn Phù Dung vĩnh viễn ở cùng một nhà với mình, rất sợ chia xa.

Một là cả đời Phù Dung cứ sống ở dưới quê, nuôi bò trồng bưởi cũng có tiền, mấy công đất ở gần nhà cũng đủ để làm ăn.

Còn hai là cha mẹ của cô sẽ khăn gói lên thủ đô Bắc Kinh để sống chung trong cùng một căn nhà trọ hạng xoàng để chăm sóc cho cô.

Đất đai nhà cửa vườn tược ở quê hương sẽ rao bán lại cho người nào đang cần, hoặc có thể cho thuê với mức giá thành phải chăng là được.

Lần đó, khi nghe cha mình là ông Trịnh Hoà nói như vậy, Phù Dung đã ngây thơ hỏi ngược lại:

- Vậy còn mồ mả tổ tiên thì sao hả cha? Bộ cha định bán luôn hay sao?

Cha cô không trả lời được câu hỏi này, chỉ trợn mắt chu mỏ lên một hồi, sau đó cười to.

Mẹ cô thì luôn làm theo ý cha cô, chồng sao thì vợ vậy, ít nói nhiều cười, hiền hậu, bao dung.

Không khí ở ruộng đồng mát mẻ, trong lành, yên tĩnh, sâu xa.

Từng bữa cơm chiều mà mẹ nấu cho Phù Dung ăn thật sự ngon đến lạ thường, cho dù chỉ là rau cải qua loa, độn với khoai luộc bị sùng, xịt thêm chút nước tương là được.

Cả nhà cùng ngồi quây quần vui vẻ ăn khoai trong cảnh nghèo túng của mười mấy năm trước kia, tiếng cười như đánh tan đi nỗi lo nặng lòng về sinh kế, thật sự rất hạnh phúc.

Còn phong cảnh tại Bắc Kinh chỉ toàn xe và xe, nhà và nhà, người và người, quá ít cây xanh và tiếng ồn quá lớn, dễ làm cho tinh thần trở nên mệt mỏi, âu lo.

Có thể nói giữa thành thị và nông thôn là hai bên một trời một vực với nhau, thậm chí một bên là Thiên Đường, còn một bên lại chính là Địa Ngục.

Thị thành như Địa Ngục

Ruộng đồng vẫn vui hơn

Thị thành luôn ồn náo

Ruộng đồng yên tĩnh sao!

Thiên Đường là đồng ruộng

Sông dài với núi cao

Cây xanh làm bạn tốt

Muôn đời, đạo vẫn cao!

Mã Phong lại mang hoa hồng tới, cười hiền lành trong con nắng ban mai, mắt long lanh như chứa đựng những giọt sương còn đọng lại trên ngọn cỏ mềm xanh mướt, rất thiêng liêng, nhìn Phù Dung đang ngồi một mình không nói chuyện với ai, cũng không trang điểm, soi gương, trưởng thành hơn lúc trước, anh ngẫm nghĩ một hồi, nói ghẹo một đôi câu:

- Thời con gái có ai mà không thích đi chơi cả ngày lẫn tối! Hay là em đi ra ngoài chỗ hôm trước để ngắm hoa cùng với anh, rồi sau đó qua công viên, vào siêu thị, nhà sách... cho vui, và nhất định là phải đi ra tiệm kim hoàn mua cho được một cặp nhẫn tình yêu thì mới được! Em có chịu không?

Phù Dung đỏ mặt khi nghe nhắc đến cặp nhẫn, vì nhẫn tượng trưng cho đức tính nhẫn nhục, cũng đại diện cho tình nghĩa vợ chồng hay tình cảm lứa đôi, và yêu nhau lắm thì người ta mới cưới, đeo nhẫn cho nhau thì có nghĩa là nhất định sẽ làm đám cưới trong một ngày thật gần, theo quan điểm của riêng cô.