Quá tỉnh dậy. Anh vẫn nhớ có một cái pháo hiệu xanh bay vυ't lên ở phía cuối ấp, sau đó một lúc, không còn nghe tiếng súng nữa, và anh bị thương. Anh long theo bờ rạch đến được gần đầu ấp thì đã 11 giờ, giờ quy định tối đa phải nổ súng. Thoạt đầu, nhằm vào những đốm lửa thuốc lá lập lòe trên đường, anh định bóp cò, nhưng lại nhớ Thị dặn “nên dùng thủ pháo và lựu đạn để tránh lộ mục tiêu”, anh bò lên thêm một đoạn nữa. Một sự tình cờ may mắn đã cứu thoát anh: vì phải bò lên ném thủ pháo nên anh đã bở cái con rạch mà sau khi nổ súng, địch đã trút tất cả mọi thứ hỏa lực vào đó. Quá bỗng toát mồ hôi khi thấy tất cả những góc nhà chung quanh anh đều nhằng lên ánh lửa. Anh ném hai lần thủ pháo và thay đổi vị trí hai lần nữa thì quay lại nhìn phía sau và nhận ra là mình đã di chuyển đến gần cái ngã ba đầu ấp, đường đi về phía Vườn Tụi nó đã phát hiện ra mục tiêu, la hét ầm ĩ. Pháo sáng bắn lên soi rõ từng gốc cây một. Nhưng lạ lùng thay, không một tên địch nào chạy ra ngoài hầm trú ẩn.
Tự nhiên Quá nảy ra ý định rút về hướng Vườn Cau Đở, lúc đó súng nổ ran từ đầu ấp đên cuối ấp. Cho đến sau này anh mới hiểu: Bọn địch đã không dám đuổi theo anh vì mấy quả cối mà ông Ba Kiên đã tính toán, cho anh em chiến sĩ tiểu đoàn 7 bắn rải trên cánh đồng chung quanh ấp.
Quá nhìn đồng hồ: Đã gần được ba mươi phút. Anh quyết định nổ súng thật mãnh liệt một đợt nữa và chuẩn bị rút lui. Chính giữa lúc đó thì anh bị thương. Một viên đạn M79 rơị ngay bèn cạnh, lúc anh đứng dậy chuẩn bị bắn. Trước đó một vài tích tắc anh cùng kịp trông thấy cái pháo hiệu xanh bay vọt lên ở cuối ấp... Anh tỉnh lại rồi thϊếp đi, rồi lại tỉnh lại, Hình như anh đã bò đi. Tiếng súng đã im bặt từ bao giờ.
Có lẽ ông Thân đã về đến ngã ba cầu Sát lâu rồi. Ông ta đang ngồi chỗ mình ở đó. Nhiều người trinh sát cũng bị thương rồi cũng lạc như anh và cuối cùng họ đã về được. Cái gì thế này? Lại một con rạch ư? Còn một với tay nữa thì xuống đến bờ nước, nhưng anh bỗng thấy kiệt sức, không sao nhấc chân lên được nữa. Anh lả đi, đầu gục xuống trên cái cánh tay đang với về phía bờ rạch. Khi mở mắt ra, Quá trông thấy một vòm trời trong vắt. Buổi sáng. Dần dần anh nhận ra mình đang nằm trên một chiếc xuồng phủ đầy rạ. Người con gái chèo xuồng nói rất khẽ:
- Anh ráng nằm im ít nữa, sắp qua khởi rồi đó...
Mọi việc cứ như một giấc mộng. Anh nhắm mắt lại, trôi đi. Vào một buổi sáng, anh lại tỉnh dậy. Và trước mặt anh vẫn là khuôn mặt lờ mờ của một người con gái. Anh cố nhớ nhưng không tài nào nhớ được: Người nào trước mặt anh? Anh đang nằm ở đâu? Hình như khuôn mặt đó đang cười, mọi đường nét trước mặt anh đều nhòe đi. Cô gái ngồi ngay sát cạnh anh. Hình như cô ta không động đậy. Anh rên lên và khẽ trở mình. Cô gái luồn tay xuống dưới lưng anh và nói câu gì đó mà anh không nghe rõ. Có một tiếng kêu như ai xé vải, và tiếp đến một tiếng nổ... Rồi lại một tiếng nổ nữa... Pháo! Anh chợt nhớ ra như vậy. Cô gái xoài người ra ôm chầm lấy anh, tự nhiên anh thấy mình chao đi. như đang nằm trên một chiếc võng. Cái gì vậy? Hình như cô gái đang ôm anh như ôm một đứa bé. Anh thét lên một tiếng và ngất đi.
Buổi chiều, Quá lại từ từ mở mát. Lần này thì anh trông rõ hơn khuôn mặt người con gái. Hình như khuôn mặt đó anh đã gặp một lần. Cô ta vẫn ngồi bên cạnh anh, không động đậy.
- Anh Quá!... Sao cô gái lại biết tên mình? Hay là mình nghe nhầm? Anh mấp máy đôi môi và nhìn cô gái. Có lẽ cô ta đã hiểu ý anh và cất tiếng gọi lần thứ hai:
Anh Quá! Anh có nghe em nói không? Lần này thì không phải là mình nghe nhầm nữa. Quá mỉm cười và ngước mắt nhìn lên phía trên đầu. Cô gái hiểu ý và nói:
- Chúng ta đang ở trên xuồng, trên sông Sài Gòn!
Quá vẫn chẳng hiểu ra sao nhưng vẫn nằm yên như đã hiểu tất cả. Cô gái bẻ cành lá cắm lên chung quanh mạn thuyền và nói với anh:
- Nằm yên anh Quá, nghen! Bây giờ đoàn lại bắt đâu đi đó!
Anh càng có vẻ ngơ ngác bao nhiêu, đôi mắt cô gái nhìn anh lại càng tăng thêm vẻ tinh nghịch và trêu chọc bấy nhiêu. Con thuyền tròng trành, cô gái ghé sát tận tai Quá:
- Đi đó! Có “trực thăng” thì nằm yên nghen, anh Quá!
Đêm qua, đoàn thương binh ra đến Bến Đá còn gặp địch một lần nữa, nhưng bà con trong ấp đã đưa họ về nhà. cho ăn uống xong, phân tán từng người xuống từng bến khác nhau và chống xuồng cho họ ra sông Sài Gòn. Sáng sớm, cả đoàn ém lại trên bờ sông. Buổi chiều, khi họ sắp đi bỗng có một chiếc xuồng do một cô con gái chống, chở đầy rạ, ốp sát vào bờ. Vừa trông thấy Bảy Hường, cô gái ngừng tay chèo đưa tay quệt những sợi tóc dính mổ hôi trên trán, kêu lên mừng rỡ:
- Có một đồng chí bộ đội bị thương nè!
- Đơn vị nào?
- Không biết. Nhưng mà bị tối hôm qua.
Không cần hỏi thêm, Bảy Hường biết đồng chí bộ đội ấy là Quá. Quá nằm mê mệt, máu chảy ra quánh đen lại chung quanh những cuộn vải được băng bó một cách vụng về.
- Cô giúp tôi một tay!
Hai người con gái khiêng Quá lên bờ.
- Cô tìm thấy anh ấy ở đâu?
- Bên bờ rạch, chắc bò đi kiếm nước.
- Tội nghiệp! Tưởng đâu ảnh chết rồi!
- Chị cùng một đơn vị với ảnh?
- Không.
Cô gái lạ giương to mắt nhìn Bảy Hường. Cô ngồi cạnh xem Bảy Hường tiêm thuốc trợ sức và thay băng cho Quá. Vừa ngồi xem, cô ta vừa kể chuyện vì sao cô tìm được Quá. Cô là người của quân khu bộ từ Bình Mỹ sang. Hôm trước đơn vị bị càn, cô đang đi bắt liên lạc. Chiều nay cô chống xuồng đi. gặp anh bộ đội đang nằm gục đầu trên bờ rạch. Chắc anh bò xuống uống nước. Không biết làm thế nào, cô liều cõng anh đặt lên xuồng và xuống ruộng lấy rạ lấp lên người. Bảy Hường hỏi:
- Chị không sợ tụi nó trông thấy à?
- Sợ gì? Em đi hợp pháp mà! Anh ấy bị nặng không chị?
Bảy Hường nhìn khuôn mặt lo lắng của người con gái cười:
- Anh ấy còn cao số lắm, chưa chết đâu!
Bỗng cô gái đứng dậy:
- Em về đây. Chị cho em xin cái giấy biên nhận.
- Biên nhận gì?
Biên nhận là em đã giao cho chị một đồng chí thương binh.
Bảy Hường bật cười, nhưng rồi cô cũng lây giấy bút viết theo yêu cầu của người con gái. Nguyên văn cái biên lai như sau: “Tôi là Bảy Hường, chiến sĩ trung đoàn 16, có nhận một đồng chí thương binh tên là Nguyễn Văn Quá, do cô Sáu Trang đưa đến lúc... giờ, ngày... Ký tên”.
Sáu Trang cầm cái biên lai lẩm nhẩm đọc rồi bỗng hỏi Bảy Hường một cách nghi ngờ:
- Sao chị biết tên ảnh?
- Quen thôi.
Sáu Trang gấp cái biên lai bỏ vào túi:
- Bao giờ ảnh tỉnh dậy, chị cho em gửi lời thăm ảnh và chúc ảnh mau mạnh, nghen chị!
Bảy Hường chưa gặp Quá bao giờ mà chỉ nghe Thị nói chuyện. Trên đường đi ra rạch Bến Đá, cô lắng nghe tiếng súng nổ và bỗng thấy hồi hộp lo lắng cho người thanh niên chưa quen biết đó. Cái pháo hiệu xanh bay lơ lửng trên trời, tiếng nổ rời rạc rồi tắt ngấm trong đêm làm cho cô nhớ đến những trận đánh trước đây. Những anh bộ đội buổi chiều ra đi vừa mới chuyện trò vui vẻ thì đến đêm không còn quay về nữa. có lẽ Quá cũng vậy thôi! Con người mà cô chưa hề gặp mặt ấy có lẽ sẽ trở thành một kỷ niệm nếu như không có cuộc gặp gỡ thật là tình cờ này.
Suốt một ngày ém ở bờ sông, Bảy Hường hầu như không lúc nào xa rời Quá. Cô lấy mạch rồi nhìn đồng hồ, lại lấy mạch. Khi mấy quả pháo nổ gần bên cạnh, cô đã lấy thân mình để che cho người thương binh trẻ. Trước một người chiến sĩ bị thương nằm thiêm thϊếp. Bảy Hường bỗng trở nên mạnh dạn. Cô ngồi vuốt những sợi tóc đen dính mồ hôi trên trán anh, lấy khăn mặt dấp nước lau sạch những vết máu trên bàn tay anh, khẽ nói với anh những lời thật âu yếm mỗi khi anh chợt mở mắt. Cô ghé sát tai vào cặp môi mấp máy của anh, cố nghe và cố đoán từng lời của anh muốn nói. Có những lúc Quá giương đôi mắt ngơ ngác nhìn cô rất lâu. Đôi mắt đờ dẫn làm cho cô hoảng hốt.
Một ngày một đêm. Rồi lại một ngày qua đi. vềt thương trên ngực và trên chân Quá có lẽ bị nhiễm trùng, bắt đầu có mùi và sưng tấy lên. Chỉ có một cách là đi thật nhanh. Chiều đến, Bảy Hường ngồi nhìn mặt trời và chờ tối. Khi đoàn thương binh bắt đầu lục tục xuống bến thì bỗng có tiếng ồn ào. Có người tìm Bảy Hường trên bờ sông. Cô gái giao lại đồng chí thương binh trên xuồng cho một người khác và lên đến chỗ có tiếng ồn ào. ở đó anh em thương binh nhẹ đang đứng vây quanh một cán bộ quấn băng trắng trên đầu.
- Chị Bảy Hường đây!
Một người trong bọn họ chỉ tay về phía cô gái. Ồng cán bộ quay lại cười. Đó là một người trạc bốn mươi tuổi, có khuôn mặt gầy. đôi gò má dô cao, mái tóc cắt ngắn. ông ta cười có một nửa miệng, vừa hình như cái miệng của ông không tròn. Đầu của ông to quá, mà cổ thì lại gầy quá làm cho dáng điệu ông trông thật buồn cười.
- Thằng Quá hắn nằm mô cô Bảy?
Thấy Bảy Hường có vẽ bỡ ngỡ ông cán bộ tự giới thiệu ngay:
- Tui là Thêm, trợ lý tuyên huấn trung đoàn cùng một đơn vị ông Ba Kiên cả đó mà! Tui nghe tiếng cô lâu rồi, chỉ có cô không biết tui thôi!
- Anh em đứng chung quanh cười ầm lên. Bảy Huờng biết họ nói chuyện cô cho cán bộ kia nghe.
- Anh bị thương ở đâu, anh Hai?
Không tui là Thêm, không phải anh Hai mô. Tui bị thương chỗ hồi đêm đoàn định dừng lại đó. Tui đến đây thương lượng với cô một việc.
Anh định về viện điều trị, cùng đi với đoàn?
- Không Tui việc chi mà phải điều trị? Nhưng mà có việc Này khó khăn quá
- Thì anh Hai cứ nói đi xem nào?
Thêm bỗng nghiêm mặt, hạ thấp giọng:
- Có một số anh em bị thương, số anh em này đang trên đường đi xuống làm nhiệm vụ thì bị pháo. Số cán bộ còn lại hiện nay phải đưa đơn vị tiếp tục đi xuống, vì vậy không có ai đưa anh em đó về phía sau. May sao địa phương họ lại cho biết
có một đoàn thương binh của trung đoàn đang nằm đây.
- Nhưng mà còn chỗ nữa đâu, anh Hai?
- Chúng tôi đã mượn được xuồng và nhờ địa phương chống giúp. Chỉ có một điều, số anh em đây toàn thương binh cả. Vì vậy mà đến nhờ cô cho ghép vào đoàn.
Thấy Bảy Hường im lặng, Thêm phải nói rõ thêm:
- Cán bộ trung đoàn không còn ai. Trợ lý ban chính trị còn một người độc nhất là tôi. Bên tham mưu còn lại một trợ lý tác chiến. Hai chúng tôi nhận nhiệm vụ phó chính ủy giao lại là phải đưa bộ đội xuống cho kịp.
- Phó chính ủy làm sao hả anh Hai?
- Ông ấy bị thương nặng hy sinh... Em chỉ làm được nhiệm vụ tiêm thuốc, thay băng và dẫn đường thôi, các anh phải giao một người chỉ huy.
- Được rồi! Có gì cô sẽ bàn bạc thêm với đồng chí trợ lý tác chiến cùng đi trong đoàn thương binh. Thằng Quá nó nằm đâu? Thêm bỗng nhắc lại câu hỏi từ lâu mọi người đã quên đi.
Mấy đồng chí thương binh đứng cạnh nháy mắt với nhau cười. Họ đã quen tính ông Thêm. Nếu như ở hậu phương hoặc trong một trường hợp khác, nhất định ông Thêm đã giao cho cậu nhân viên phụ trách li - tô và bản tin hoặc chính bản thân ông, xuống tận nơi xảy ra sự việc, ghi lại thành tích của Quá. Và ngày mai nhất định trung đoàn sẽ có một bài báo nói về người chiến sĩ trinh sát ấy.
Ngay từ khi gặp mấy thương binh trên bờ sông, nghe họ kể chuyện vượt vòng vây, chuyện Quá và Thân mở đường cho đoàn đi trót lọt, ông đã xuýt xoa:
- Thi đua không có, chính sách cũng không, thành tích anh em như cái núi, rứa rồi bây chừ ai ghi ai chép cho họ?
Với thói quen nhạy bén của cán bộ tuyên huấn, ông nghĩ ngay đến việc ghi thêm một hành động anh hùng vào quyển sử truyền thống của trung đoàn. Đó là một quyển sách do ông chủ biên, và nhiều nhân viên khác nhau kế tiếp ghi chép lại những chặng đường chiến đấu đã qua của trung đoàn, những chiến công và những thành tích của anh hùng, chiến sĩ thi đua, dũng sĩ tiêu biểu nhất cho từng giai đoạn. Phần thứ nhất của quyển sách kể lại lịch sử trung đoàn từ khi thành lập cho đến ngày lên đường đi B. Phần này hoàn toàn do ông viết lại, lời lẽ trau chuốt vài hùng hồn, đã từng được ông dùng làm tài liệu động viên học tập cho bộ đội trước lễ ra quân. Những ngày mang ba lô vượt Trường Sơn, qua Tây Nguyên, vào khu Sáu, xuống miền Đông Nam Bộ, ông không bao giờ rời quyển sử truyền thống của trung đoàn đó nữa. Thuận lợi thì sau từng trận đánh, không thuận lợi thi sau từng đợt chiến dịch, ông lại gọi cậu “Tuyên đá” nhân viên phụ trách in li tô lên, mở quyển sổ ghi chép của ông ra, nói lại VỚI cậu ta những con người, những sự việc mà theo ông cần phải được ghi chép lại.
Thêm yêu trung đoàn một cách cuồng nhiệt, ông không cho phép bất cứ một ai nói xấu trung đoàn 16 trước mặt ông, dầu cho đó là nói đùa chăng nữa. Theo ông, trong suốt hai cuộc kháng chiến, chưa có một trung đoàn nào như trung đoàn 16 này. Một trung đoàn đi từ Bắc vào Nam, rồi lại từ Nam ra Bắc. Trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất, trung đoàn được lệnh phối hợp chiến dịch Điện Biên đã tiến công địch từ Thượng Lào qua Trung Lào xuống Hạ Lào đến đông bắc Cam - pu - chia. Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai, họ lai đi suốt từ Trường Sơn, qua Tây Nguyên, khu Sáu, đến đâu đánh đó, cho vào đến miến Đông Nam Bộ. Và bây giờ đây đã đứng chân trước cửa ngõ Sài Gòn.
Ông có ý định vẽ một cái bản đồ Đông Dương, trên đó có mũi tên chỉ đường hành quân trong suốt hai cuộc kháng chiến, từ đông sang tây, từ bắc xuống nam của trung đoàn, thật lớn, treo chính giữa phòng truyền thống sau này. Câu chuyện của Quá được anh em kể lại đã làm ông xúc động mãnh liệt. Một tân binh mới vào bộ đội, xuống chiến trường chưa quá hai tuần lễ, mà đã lập một chiến công kỳ diệu như vậy. Ước mong sao vết thương của cậu ta không đên nỗi nào. Khi trở về đơn vị cậu ta nhất định sẽ là một hạt nhân, sẽ là đầu tàu, sẽ là cái chất tinh tuý nhất mà từ đó truyền thống của đơn vị sẽ được phát huy. Ông đi theo Bảy Hường xuống bến để nhìn mặt anh chiến sĩ trẻ tuổi ấy một chút rồi về. Ông đứng im lặng bên mạn xuồng một lúc rồi hỏi Bảy Hường:
- Cô có xem giấy tờ gì của cậu ta chưa?
Bảy Hường lắc đầu. Thêm cúi xuống mở cái khuy áo trên túi trước ngực Quá, móc ra một cái ví. Trong ví chỉ có mấy cái ánh và một bức thư đã nhầu nát. Trông thấy bức thư Bảy Mường bỗng kêu lên:
- Thế là em đã đổi họ cho ảnh rồi! Và cô đưa hai tay cho mặt, cười rũ rượi.
Quá họ Trần, nhưng trong giấy biên nhận sáng nay vì không biết, nên Bảy Hường đã ghi là Nguyễn Văn Quá. Thêm vừa nghe Bảy Hường kể, vừa liếc nhanh những dòng chữ nguệch ngoạc trên bức thư, xong gấp lại, đưa cho Bảy Hường:
- Cô giữ giùm cho cậu ấy cái ví này, kẻo vào viện thất lạc mất. Bao giờ cậu ấy tỉnh lại, hãy đưa trả.
Bảy Hường ngập ngừng một lát rồi đón lấy cái ví và hỏi:
- Nếu anh ấy có thế nào thì cái này gửi cho ai?
- Cô cứ giữ lấy, khi nào có dịp gặp, cô trao lại cho tui.
Ông Thêm hẹn chỗ gặp nhau của hại đoàn thương binh và quay trở lên. Khi giao thương binh cho Bảy Hường, ông Thêm vội vàng đi luôn trong đêm về đơn vị. Theo hợp đồng thì Canh, người mới lên thay chỉ huy đơn vị, không cần chờ ông Thêm về, cứ tổ chức đưa bộ đội xuống càng sốm càng tốt. Ông Thêm cần đi gấp vì hai lẽ: Một là đơn vị đang ở cùng bê bối vì thiếu người chỉ huy. Canh chỉ là trung đội phó, trợ lý tác chiến, nay vì thiếu cán bộ, phải lên nắm cả một tiểu đoàn và một bộ phận của trung đoàn bộ. Lý do thứ hai là khi hỏi thăm một số anh em thương binh, thì ông Thêm biết rõ con đường từ Bình Mỹ sang Tân Thới Hiệp hiện đang có càn lớn. Phân khu tiền phương phân tán trong trận càn hiện chưa móc ráp liên lạc được với nhau. Phó chính ủy thi còn nằm với trung đoàn đâu những dưới Cầu Sắt. Như thế là sự hợp đồng với phân khu nhất định rồi sẽ có những trục trặc. Nếu không thận trọng, đường sá không thông thuộc, đơn vị không khéo một lần nữa dụng độ với địch, lọt vào vòng càn, tiêu hao lực lượng thì chẳng còn sức đâu mà chiến đấu khi xuống đến mục tiêu nữa.
Trung đoàn 16 rút về hậu cứ sau đợt một, chưa kịp củng cố thì có lệnh trở lại chiến trường để tham gia đợt hai Tổng công kích Ban chỉ huy trung đoàn chỉ còn ông Ba Kiên và phó chính ủy Cường. Hai người họp bàn với nhau và quyết định như sau:
- Để kịp xuống đánh vào mục tiêu đã được phân công trong ngày N3 các tiểu đoàn dồn cán bộ, quân số, vũ khí, đạn dượccho tiểu đơàn 7. Ông Ba Kiên trực tiếp nắm tiểu đoàn này kịp thời xuất kích ngay trong đểm nhận lệnh.
Tiểu đoàn 8 là đơn vị đứng chân ở chiến trường giữ địa bàn giữa hai đợt, khi trở về, quân số chẳng còn bao nhiêu, đựơc trên cho ở lại phía sau củng cố. Tiểu đoàn 9, trên tinh thần khẩn trương, sau ba ngày gom góp tân binh ở trạm thu dung, thương bệnh binh ở các trạm xá, lấy thêm vũ khí, đạn dược, không đợi tân binh bổ sung, lên đường xuống chiến trường để kịp đánh bồi vào mục tiêu đã quy định trong ngày N5, hoặc là một mục tiêu khác gỗ được chỉ định. Đoàn đi sau này do phó chính ủy trung đoàn phụ trách gồm có tiêu đoàn 9 và một bộ phận nhẹ của trung đoàn bộ: tham mưu. chính trị, hậu cần, thông tin, trinh sát, vận công binh, v.v...
Chưa bao giờ một đơn vị ra đi mà quân số tác chiến lại ít như vậy. Tất cả tiểu đoàn 9, kể cả ban chỉ huy tiểu đoàn có hơn bôn mươi tay súng. Cán bộ phụ trách vừa mới sắp xếp lại, đại đội phó mới lên trong đợt một nay phải lên thay chỉ huy tiểu đoàn, hầu hết cán bộ đại đội đều là tiểu đội trưởng hoặc trung đội phó mới lên.
Ông Thêm rất băn khoăn về việc này. Từ trước đến nay cứ sau mỗi đợt chiến đấu, đơn vị lại được bổ sung cán bộ, tân binh, có thời gian huấn luyện, học tập chính trị, săp xêp lại lực lượng, khi ra quân đầu mùa chiên dịch, khí thê tưng bừng. Hai mươi năm sống với trung đoàn, ông Thêm đã từng trải qua bao nhiêu mùa huân luyện. Sau mỗi mùa huấn luyện, lại đến một mùa chiến dịch.
Những buổi lễ trao cờ, đọc quyết tâm thư trưóc giờ xuất kích, hàng quân cắm lá ngụy trang xanh rỢp đứng chật sân đình vẫn gây cho ông Thêm một ấn tượng sâu sắc. Đứng trước những người sắp ra trận, nghe tiếng súng chạm vào bao xe, nghe những viên đạn đồng va nhau xổn rổn, nhìn ánh mắt lấp lánh của họ, máu trong người ông Thêm lại như sôi lên. ông cảm động xiết bao khi mỗi lần như thế lại Ị được ra đứng trước hàng quân để kể lại truyền thông của I trung đoàn. Vừa kể, ông vừa nhìn lên những lá cờ lấp lánh huân chương.
Bây giờ thì, với tinh thần khẩn trương chấp hành mệnh lệnh, trung đoàn phải bằng mọi cách, đưa bộ đội xuống chiến trường đúng ngày quy định. Theo ông Thêm nghĩ, thì cấp trên đang sử dụng trung đoàn như một đơn vị làm nhiệm, vụ thứ yếu, gần như là lực lượng dự bị, sẵn đâu điều đó. Vì nêu trung đoàn mà được sử dụng vào những mục tiêu Chủ Chốt thì dù tình hình có khẩn trương đến đâu đi nữa, họ vẫn được bổ sung quân số, vũ khí, cán bộ. Tuy nghĩ vậy nhưng trước buổi ra quân, không tập hợp được toàn trung đoàn, ông thêm vẫn cứ tổ chức lễ xuất kích cho từng tiểu đoàn một và tất nhiên ông vẫn ra trước hàng quân, nghiêm trang kể lại truyền thống của trung đoàn 16...
Tiểu đoàn 9 ra đi được một ngày thì đã nghe ta đánh vào sài Gòn, vào quận 5, vào cầu Chữ Y. Sau hai ngày nữa thì nghe tin một đơn vị Quân giải phóng đã tiến công tiêu diệt tiểu đoàn A thủy quân lục chiến ngụy ở vùng Ngã ba Cây Xoài. Họ biết ngay là tiểu đoàn 7 đã xuất kích. Đó là trận tinh hai ngày trước khi tiểu đoàn 7 rút về Gò Sao như ta Đã biết ở trên Nghe tin này, ông Thêm vừa phấn khỏi nhưng cũng vừa bực tức. nói với phó chính ủy trung đoàn:
- Đó anh coi. nếu trên bổ sung đủ quân số cho cả ba tiểu đoàn và cho nó xuống cùng một lúc thì lần này trung đoàn mình có thể mở một mũi vào hướng Tân Sơn Nhất như chơi...
Ống Thêm nói vậy vì ông vẫn ấm ức về chuyện trung đoàn 16. trong đợt một, vẫn chưa vào được nội thành như cốc trung đoàn khác. Đường đi xuống vùng ven từ sau đợt một, liền tục bị oanh tạc. Các trục chính, các bên sông, các vị trí ém quân bắt buộc trên đường đi liên tiếp bị càn quét. Xe tăng chốt chặn trên lộ, giang thuyền tuần tra và phục kích trên các bến sông. Nhiều đơn vị xuống trễ vì phải đánh địch để mở đường. Có đơn vị chưa xuống đến được mục tiêu thì quân sô, vũ khí đã hao hụt quá nửa. Bộ phận đi sau của trung đoàn phải cắt vòng qua những bài sình, có đêm họ phải lội qua ba bốn con rạch để tránh địch. Việc đυ.ng độ là một điều cùng bất đắc dĩ vì mục tiêu chính của họ ở trước cửa ngõ Sài Gòn.
Đến ngày thứ tư, đang trên đường đi thì ông Cường, phó chính uỷ, nhận được lệnh của Bộ chỉ huy Miền, do một đơn vị bạn chuyển giao, đem tiểu đoàn tập kích vào một cụm đich mở đường cho đơn vị này bảo toàn lực lượng, kịp thời xuống đánh vào một mục tiêu gần Sài Gòn.
- Hết chỗ nói! Thật là hết chỗ nói! sử dụng một trung đoàn chủ công mà như sử dụng cái giẻ rách không bằng! Thế này thì hỏi còn đánh với đấm cái nỗi gì nữa? Ông Thêm nghe tin này, chạy đến gặp ông Cường, kêu lên, hai tai đỏ rực những đường gân xanh nổi lên hai bên thái dương như sấp lứt ra, bật lên những tia máu. Thoạt trông, người ta tưởng như ông sắp gây sự đánh nhau với phó chính ủy đến nơi vậy. Ồng Cường bật cười:
- Thì đánh mở đường cho đơn vị bạn cũng là nhiệm vụ chiến đấu chứ sao?
- Đánh đấu cũng là nhiệm vụ, nhưng phải sử dụng lực lượng đúng chỗ.
- Ông Thêm ơi, trông cuộc tổng công kích này, chúng ta đang phối hợp chiến trường trông cả nước. Vì vậy mệnh lệnh phải được chấp hành triệt để. Thắng lợi là thắng lợi chung, chúng ta không nên chỉ nghĩ đến thành tích cục bộ.
- Anh nói gì thì nói, tôi không thông. Trung đoàn ta là trung đoàn mạnh, chưa khi nào làm nhiệm vụ dọn sân dọn bãi như thế này bao giờ!
- Thôi được, không thông thì ta cứ chấp hành đi đã! Đây là mệnh lệnh quân sự.
Thắc mắc như thế, nhưng trước trận đánh, ông Thêm vẫn không thể không xuống thăm anh em đơn vị. Mặc dầu không phải là cán bộ quân sự, ông vẫn đến gặp từng chiến sĩ, xem lại trang bị của họ trước giờ xuất kích “Các cậu phải nhớ rằng: đảm bảo được bí mật trông tiếp cận là nắm chắc năm mươi phần trăm thắng trông một trận tập kích"; “Các cậu phải nhớ rằng đây là trận đánh đầu tiên của tiểu đoàn trong đợt chiến đấu này. Truyền thống của trung đoàn chúng ta là bao giờ cũng đánh thắng giòn giã trong trận đầu ra quân...". “Các cậu phải nhớ là...”.
Cho mãi đến khi đơn vị đã hành quân xuất kích, ông Thêm vẫn còn đi từ dưới hàng quân lên đầu hàng quân để động viên bộ đội. Đối với tiểu đoàn 9, đây là một trận đánh không thuận lợi lắm. Địch hoàn toàn chủ động trông thế bố trí, chờ ta từ phía trên đi xuống, theo một hướng bắt buộc, hoặc là qua một cánh đồng sình lầy ngập đến bụng, hoặc là trên một con đường độc đạo có cái cầu gỗ bắc cầu vồng trên một con rạch. Bộ binh và xe tăng địch thay nhau tuần tiễu trên lộ. Hễ gặp lực lượng chúng ta, chúng lập tức lùi vào trông chốt, gọi pháo bắn hoặc dùng xe tăng và hỏa lực tiêu hao, ngăn chặn không cho ta vượt đường. Sống đến, chúng gọi “trực thăng”, phản lực tìm theo đấu vết và oanh kích. Đơn vị bạn nối đuôi tiểu đoàn 9, chờ khi tiểu đoàn này nổ súng thì vượt đường.
Canh dẫn một tổ trinh sát đi trước cùng với đồng chí phụ trách tiểu đoàn. Lên đến mặt đường thì họ phát hiện một tiểu đội địch. Đồng chí tiểu đoàn trưởng ra lệnh nổ súng và xung phóng. Họ bám bén gót tụi lính. Chúng chạy thục mạng về phía chốt.
Bộ đội phía sau nghe tiếngsúng hợp đồng cũng ào lên mặt đường. Canh chạy trước hàng quân. Anh bỗng phát hiện ra rằng: dầu có chạy nhanh đến đâu thì cũng không thể đến được cạnh cái xe tăng kia trước những tên lính đang chạy. Vậy là, mặc dầu còn có cách cái xe tông đầu tiên đến khoảng hơn năm chục mét, anh ngồi xuống nổ súng. Phát B40 nổ ngay trước mặt làm cho những tên lính ngụy hoảng
hốt nằm cả xuống. Chỉ trông một tích tác, bộ đội ta tràn lên và một cuộc cận chiến xảy ra. Đồng chí tiểu đoàn trưởng rút lựu đạn nhảy lên chiếc xe tăng đang nổ máy thì bị ngay nòng súng của nó quay hất ngã xuống.
Canh vừa trông thấy, toan chạy đến thì bỗng một tiếng nổ dữ đội phát ra từ dưới gầm xe. Chiêc xe đang quay lui và bỗng đứng ngắt lại. Quả thủ pháo của đồng chí tiểu đoàn trưỏng ném ra đã làm đứt xích của nó. Một cái đầu nhô lên trên tháp pháo và thằng lính ngụy nhảy ra, bỏ chạy. Canh nổ súng. Khi anh chạy đến bên đồng chí tiểu đoàn trưỏng thì anh rõ ta đã nằm gục trên vũng máu, thều thào:
- Lên nắm lấy tiểu đoàn... trước hết diệt mấy cái xe tăng... đừng để nó chạy thoát... Đi đi...
Canh gọi một chiến sĩ đến băng bó cho tiểu đoàn trưởng và chạy lên. Từ đó trở đi, anh chỉ huy tiểu đoàn cho đến hết trận đánh. Sau bốn mươi phút, tuy không diệt hoàn toàn cụm địch, nhưng ta làm chủ trận địa. Ba chiếc xe tăng địch bị bắn cháy. Hai chiếc chạy thoát nhưng không dám quay lại bắn. Một số bộ binh địch lợi dụng đêm tối lông theo bờ rạch, chạy trốn. Đơn vị bạn, nhờ vậy đã vượt đường an toàn. Tiểu đoàn trưởng hy sinh. Phó chính ủy trung đoàn quyết định đưa Canh xuống phụ trách tiểu đoàn 9. Vì phải giải quyết công tác thương binh tử sì sau trận đánh, nên mãi đến bốn giờ sáng đơn vị mới rút khỏi mặt đường. Ông Cường quyết định luôn trông đêm ấy hành quân về gần lộ 8, nơi đã hợp đồng với phân khu tiền phương về địa điểm liên lạc.
Họ chôn cất tử sĩ và mang theo thương binh đến địa điểm mới, vì vậy cuộc hành quân tuy đã hết sức khẩn trương, khi qua khỏi đường chưa được bao xa, thì trời cũng đã sắp sáng. Cái cầu tay vịn bắc qua con rạch trên đường hành quân, sau khi đơn vị bạn đi qua, bị hỏng. Công binh phải lên chữa lai Sang được con rạch này thì trước mặt họ hiện lên một cánh đồng sình lầy mênh mông. Phó chính ủy nhìn đồng hồ và đành quyết định cho bộ đội dừng lại.
Kể cả thương vông, sau trận đánh tiểu đoàn mất thêm gần hai mươi tay súng. Hầu hết bị thương trên đường rút lui vì pháo bắn.
Cho đến khi trời sáng, mọi người mới cùng nhìn thấy thật rõ một con đường mòn mà các đơn vị trước đã đi qua, để lại trên cánh đồng. Con đường mòn vốn lúc đầu không rộng lắm, nhưng vì nhiều người đi, người sau tránh né nhưng vũng sình sục lên vì dấu chân người trước, đạp những đám cỏ cạnh đường bẹp xuống, làm cho nó càng ngày càng rộng ra thành một vệt dài thẳng táp, lõng bõng bùn nước.
Ổng Cường vội vàng cho người ra vuốt lại những ngọn cỏ, nhặt những cành ngụy trang rụng từ lối rẽ cho vào đến bờ rạch, nơi đơn vị tạm thời ém quân.
Cùng một lúc, ông cho triệu tập cán bộ họp, chính thức thành lập ban chỉ huy hành quân gồm ông, ông Thêm, Canh. ông cũng quy định: nếu có việc gì thì ông Thêm sẽ thay thế ông. Nếu ông Thêm có thế nào thì Canh sẽ thay thế. Cuôì cuộc họp, ông nhắc lại một lầi lần nữa mệnh lệnh:
- Tuyệt đối không được đốt lửa. Tất cả ăn gạo rang. Nếu có “Cá rô" đến quạt hầm, lộ chỗ nào chỗ ấy chịu trận, chưa có lệnh tuyệt đối không được nổ súng. Nếu bị oanh tạc, thì sau đó dầu tình huống nào, người còn lại có cấp bậc cao nhất sẽ tổ chức làm công tác thương binh tử sĩ chu đáo và nhất định phải đưa bộ đội xuống cho bằng được.
Khi anh em cán bộ về rồi, ông Cường gọi ông Thêm và Canh ở lại, mở tấm bản đồ, chỉ những khu vực mà trung đoàn hiện nay còn có thể đông quân ở đây.
Mãi về sau này, khi nhắc đến câu chuyện xảy ra trên bờ rạch, ông Thêm vẫn cứ lặp đi lặp lại:
- Cái điềm... Đúng hôm đó tôi đã biết là có cái điềm không hay.
Mặc dầu trận đánh rất tốt và đơn vị bạn sau khi vượt đường đã để lại một lá thư đầy cảm kích, hứa sẽ điện về báo cáo với Bộ chỉ huy Miền thành tích này của trung đoàn, ông Thêm vẫn thấy không vui.
Đợt một, trung đoàn 16 là trung đoàn mũi nhọn của phân khu, đánh vào Tân Sơn Nhất và kho bom Gò Vấp, nhưng vẫn chưa vào được nội thành Sài Gòn. Sang đợt haị ông hy vọng sau khi được củng cố, trung đoàn sẽ tiếp tục nhận một nhiệm vụ thật quan trọng. Nhưng cho đến nay. nhìn trung đoàn bị xé lẻ, lực lượng mỗi ngày một bị tiêu hao, ông cảm thấy buồn. Lần này, mặc dầu trung đoàn hết sức hạn chế Số người đi ra phía trước của đoàn bộ, ông Thêm vẫn cố xin cho một cậu nhân viên tuyên huấn đi theo. Cậu ta làm công tác in báo và cũng có khả năng viết các bản tin cho trung đoàn. Chủ tâm của ông là để cho cậu ta ghi lại những thành tích và nhật ký chiến đấu của đơn vị để sau này bổ sung vào cuốn truyền thông mà ông bắt đầu viết lại từ sau khi bước chân vào đường dây.
Ngồi bên bờ rạch, ông Thêm bảo cậu Tuyên nhân viên tuyên huấn nói trên ghi chép lại trận đánh vượt đường ban đêm. Ông bắt cậu ta nháp trước ra một tờ giấy, sau đó đọc cho ông nghe, ông chữa lại những câu văn, những ý quan trọng.
- Tuyên này, cậu phải viết nổi lên mấy ý của trận đánh. Môt là, trung đoàn ta đã chấp hành vô điều kiện mệnh lệnh của cấp trên. Ví dụ như: Bảy giờ nhận lệnh, chín giờ xuất kích, mười một giờ đã nổ súng. Hai là, tác phóng khẩn trương, linh hoat mưu trí dũng cảm. Ví dụ như: bám sát tiểu đội tuần tra nhanh chông tiếp cận. Ở đây cậu nếu lên gương chiến đấu như đồng chí tiểu đoàn trưởng, đồng chí Canh, đội trưởng trinh sát, vân vân... Ba là... Ông Thêm đang nói thì bỗng cậu Tuyên gấp cuốn sổ lại:
- “Cá rô”
Cùng lúc, có tiếng gọi truyền đi các hầm:
- Chú ý …ý.. “Cá rô…ô”…
Chiếc “trực thăng” ngoẹo đuôi từ xa, bay rà thấp trên ngọn cây dọc theo bờ sông, đến ngã ba, nó bỗng quay ngoắt một cái, nhắm theo con đường mòn sình lầy trên cánh đồng, bay thẳng về phía họ.
- Nó vòng khu vực mình đó! Che miệng hầm vào...
Giống như mục tiêu mà nó dự định đánh đã được quy định sẵn trên toạ độ của một cái bản đô nào đó, nó không lượn vòng nhiều lần mà nổ súng ngay. Đạn cực nhanh từ trên trực thăng bay cheo chéo ngang qua đầu họ, rải dọc theo hai bờ rạch. Thằng Mỹ đứng trông máy bay, giương mát thao láo, tay kẹp súng chúc xuống. Ai cũng có cảm giác như nó đang chĩa mùi súng vào chính cái hầm của mình. Ông Thêm bỏ tay lên bao súng, chỉ cần nâng AK đưa nhẹ một loạt là thằng Mỹ đang phanh cúc ngực bắn súng đó sẽ đi nhào xuống ngay. Vậy mà cả mấy chục con người cứ phải ngồi im. Trên đầu chiếc “cá rô” còn có một chiếc “cá lẹp” bay vòng quanh yểm trợ cho nó.
Bỗng chiếc máy bay dừng lại một chỗ, cánh quạt quay tít giống như sắp hạ cánh. Nó quạt tốc gió đổ rạp những cánh dừa nước trên bờ rạch xuống.
- Nó quạt hầm thủ trưởng Cường! Tuyên kêu lên và đứng nhổm dậy. Ổng Thêm nắm tay cậu ta giữ lại:
- Lệnh không được bắn...
Nhưng cũng vừa lúc đó thì một loạt AK nổ giòn. Chiếc máy bay bốc cao lên rồi bay chùng chiềng về phía bờ sông. Chiếc “cá lẹp” nghiêng vòng và lao xuống phóng rốc két. Từ bốn phía, không ai bảo ai, súng các cỡ nổ lên giòn giã. ông Thêm không giữ được nữa, Tuyên xách AK nhảy ra khỏi hầm. Chiếc máy bay vũ trang này hoảng hốt bốc cao lên rồi bay thẳng.
Có tiếng gọi nhau phía hầm phó chính uỷ. Khi ông Thêm đến nơi thì người ta đã khiêng ông Cường đặt ra trưóc hầm mặt tái mét, hơi thở khò khè, hai tay duỗi thửng và máu ướt đẩm trước ngực. Đồng chí y tá mở cúc áo: một viên đạn xuyên qua ngực làm cho những bọt máu trào ra theo hơi thở phập phồng. Canh đã có mặt ở đó. Anh đỡ đầu ông lên cho y tá băng, nhưng phó chính ủy lắc đầu và đẩy tay anh ra. Ông khoát tay như muôn đuổi hết mọi người đi. Cuối cùng, ông Thêm phải đến ghé tai vào sát miệng ông. Giọng ông đứt quăng thều thào:
- Tổ chức chiến đấu ngay... Ông nói rồi lại khoát tay. Ông Thêm toan đứng dậy thì ông giữ tay lại. Khi ông Thêm ghé tai vào sát miệng ông lần thứ hai thì ông chỉ nói: Được hai tiếng “Kỷ luật...”, rồi nhắm mắt lại và buông tay ông Thêm ra. Đồng chí y tá băng hết ba cuộn băng mà máu vẫn chảy. Anh em khiêng ông sang một cái hầm khác. Ông Thêm hội ý cán bộ ngay trước cửa hầm và phân công luôn:
- Nam (một cán bộ trung đội vừa mới lên phụ trách đại đội dẫn một tổ lùi về phiá bên kia rạch, phân tản dướì những cụm dừa nước dọc cánh đồng. dùng một trung liên và ba tiểu liên hợp đồng nổ súng, kéo địch ra phiá sau. Một tổ thứ hai, cũng do một đồng chí trung đội trưởng phụ trách di chuyển theo con rạch, vừa bắn vừa rút vé phiá bờ sông. Ông Thêm sẽ cùng tổ thứ ba. phân tản và di chuyển trên những lùm cây dọc đường mòn ở cánh đồng phía trước. Canh ở lại chi huy chung. Khu vực trên bờ rạch tuyệt đối không được nổ súng, làm cho địch lầm tường là ta không ở đó nừa. Đội hình tản rộng ra để tránh bớt thương vong.
Ông Thêm vừa phân công xong thì Canh đến bên cạnh:
- Thủ trưỏng.
- Cái gì vậy!
- Vừa rồi tôi bắn chiêc “cá rô”.
- Cậu bắn.
- Vâng. Vì tôi thấy nó phóng rốc - két vào hầm phó chính ủy
- Thôi, việc ấy để sau.
Ông Thêm toan đi thì Canh nắm lấy tay. Ông quay lại, quắc mắt:
- Cái gì vậy? Đã bảo mọi chuyện để nói sau.
- Thủ trưởng để tôi đi!
Canh nói vậy rồi chạy về hầm lấy bao đạn. Ông Thêm im lặng, chờ cho Canh đi khỏi, quay lại bảo Tuyên xuống các bộ phận chuyền đạt mệnh lệnh. Cũng vừa lúc các tổ chiến đấu triển khai độí hình thj một chiếc “đầm già" xuất hiện ở phía chân trời. Một lát sau ngoài tiếng động cơ vè vè của nó, người ta còn nghe cả tiếng phản lực bay ù ù tít tận trên tầng mây xanh. Bọn này lượn vòng, chờ quả rốc - két hỏa mù của chiếc “đầm già” phóng ra là lập tức lao xuống cắt bom. Giữa lúc đó, ông Thêm trông thấy tổ chiến đấu của Canh, mỗi người cầm một cành chà nghi trang, chạy thật nhanh ngược chiều với chiếc L19. Trước mặt họ, cánh đồng sình mênh mông.
Chỉ một lát sau, toàn cánh đồng dọc theo bờ sông, tiếng súng nổ rộn lên. Lần thứ nhất lao xuống, chiếc “đầm già* không bắn được trái mù. Nó nhận ra những làn đạn dày đặc bắn lên từ bốn phía. Nó vội vã bốc lên thật cao rồi bất thần, từ xa, tắt máy, phóng một quả mù vào chính giữa con đường mòn mà tổ Canh vừa mới chạy qua. Ba chiếc phản lực lần lượt lao xuống cát bom.
Ông Thêm ngồi trong hầm, cạnh phó chính uỷ. Ông Cường vẫn tỉnh nhưng thở khò khè rất mệt. Ông Thêm cúi xuống, ghé sát tai ông, nói cho ông nghe về cách tổ chức chiến đấu, ông khẽ gật đầu. Bỗng ông Cường lắp bắp:
- Ai..bắn?
Ông Thêm nhìn ra phía cánh đồng. Tổ chiến đấu cùa Canh đã chìm đi trong khói bom. Ông thở dài và cúi xuống nói vào tai phó chính uỷ:
- Chắc đồng chí nào quá lo cho anh, trót nổ súng...
- Không được...
Ông Cường nói vậy rồi lại nhắm mắt lại. Lúc chiếc “cá rô” quạt hầm, cậu liên lạc định bắn, ông đã giữ lại. Vì phát súng nổ từ hâm ông sẽ là hiệu lệnh cho toàn đơn vị. Cho đến khi ông bị thương, ông vẫn giữ lấy tay cậu liên lạc, và sau đó cậu ta cùng bị thương như ông, vậy mà có người nào đó lại phạm kỷ luật. Nhiệm vụ của đơn vị bây giờ không phải là bắn máy bay mà là đi xuống. “Đi xuống!" Ông muốn lại đứng dậy trước đơn vị để nói thật to cái ý nghĩ này, nhưng ông đã kiệt sức.
Một trái bom nổ gần làm cho cái hầm rung lên. Phó chính ủy bấm vào tay ông Thêm, ông cúi xuống. Môi phó chính ủy mấp máy, nhưng nói không ra tiếng nữa. Trên hàng mi ông, ngấn nước mắt lấp lánh. Không, không phải ông khóc vì biết mình sắp từ giã cõi đời, ông khóc vì có những điều ông còn muốn nói ra mà không nói được. Cuộc chiến đấu này đòi hỏi có những lúc phải hy sinh cục bộ phải có một tinh thần kỷ luật thật cao. Người nào đã bắn loạt súng đó vì quá lo cho ông, nhưng anh ta đã gây ra thương vong vô ích cho cả một đơn vị đang cần đi xuống chiến trường vào những thời gian quyết định nhất.
Lần cuối cùng ông nhắm mắt lại. Ổng nghe tiếng bom xa dần… Ông Thêm sờ lên bàn tay phó chính uỷ. Bàn tay đã lạnh ngắt...
Lúc đầu, ba chiếc phản lực thi nhau oanh tạc dữ dội hai bên bờ rạch, nhưng rồi sang đợt hai, đợt ba, mục tiêu oanh tạc dần dần bị phân tán. Chúng nó chuyển sang bắn đạn hai mươi li và rải bom dọc theo con đường mòn giữa cánh đồng, rồi dài ra phía bờ sông. Từ trên cao tít chúng nó đã cắt bom. Suốt hai tiếng đồng hồ, một dải dài dọc bờ sông, khói bom dựng lên xám ngoẹt. Cả một vùng trời ầm ào tiếng động cơ.
Khi mục tiêu đã phân tán. các tổ chiến đấu ngừng không bắn nữa họ chỉ lợi dụng lúc chiếc “đầm già quay đi nơi khác thì di chuyển, tản rộng đội hình mãi ra.
Đến hai giờ chiều thì bầu trời trở lại yên tĩnh. Chỉ còn chiếc “đầm già" bay cao tít. ở lại nghiêng ngó thêm một lúc rồi cùng bỏ đi luôn. Ngay sau lúc đó. Canh đã dẫn tổ chiến đấu trở về đến bờ rạch. Anh đi thẳng đến hầm phó chính uỷ. Anh vẫn muốn nói với ông một lời. Anh chỉ nói một lời là anh xin nhận kỷ luật. Anh đã không nghĩ ra rằng phát súng của anh đã gọi cả đơn vị nổ súng. Khi anh đến đứng trước cửa hầm nói điều này với ông Thêm thì ông im lặng một lúc, rồi nói thật thong thả:
- Thôi đi, đừng có quấy rầy người đã hy sinh...
Anh em khiêng xác phó chính ủy ra để khâm liệm. Canh ngồi bên cạnh không nhúc nhích, trên gò má lấm lem bùn đất của anh từ từ rơi xuống hai giọt nước mắt. Ông Thêm nhìn cậu Tuyên buộc những ngón tay của ông Cường lại với nhau rồi quấn ông vào trông tấm vải liệm. Cho đến lúc đó, ông mới nghĩ ra rằng phó chính ủy đã ra đi thực sự. Ông quay lại, nói nhỏ vào tai Canh:
- Canh này, bây giờ chỉ còn cậu và tớ chúng ta phải làm công tác chính sách, sau đó phải đưa thương binh về phía sau, rồi lại phải đưa bộ đội xuống. Khó khăn vất vả quá khả năng của chúng ta đó! Cậu phải cố gắng giúp mình. Mình phải đưa thương binh về phía sau, tạm thời giao đơn vị cho cậu.
- Giao đơn vị cho tôi ấy à? Không được đâu! Tôi làm sao mà chỉ huy được cả một trung đoàn? Tôi... tôi...
- Thôi đi! Trước hết đi nắm tình hình các tổ chiến đấu như thế nào, tình hình đơn vị như thế nào, lo giải quyết công tác thương binh tử sĩ đi! Cậu xuống các đơn vị trực thuộc và trung đoàn bộ. Tớ xuống tiểu đoàn. Sau đó về hội ý. Cậu lấy một chiến sĩ làm liên lạc để nó giúp cho.
Canh đứng dậy, lầm lũi bước đi. Anh cũng không ra lệnh gì cho tổ chiên đấu mà anh đã đưa về đó. Anh đi dọc theo bờ rạch, ngẩn ngơ như một người mất hồn không còn nghĩ ra việc gì làm trước, việc gì làm sau.
Canh là trung đội phó trinh sát, vừa mới được gọi về ban tác chiến gần một tháng nay. Từ trước tới nay, đã bao giờ anh điều hành công tác trong một đại đội? Huống chi bây giờ đây là công tác của cả một trung đoàn? Mà cái trung đoàn này nào có phải là một trung đoàn hoàn chỉnh? Thông tin năm người, công binh bốn người, vận tải bảy người. Rồi tham mưu, rồi chính trị, rồi hậu cần, mỗi nơi cóp nhặt một vài người, gom thành tiểu đội, thành trung đội, thành đại đội. Toàn là anh em thu dung, tân binh, hoặc ở bệnh xá mới về. Lại còn đường đi. Nghĩ mà ngổn ngang trăm việc, rối như tơ vò. Vốn là một ngưòi vui tính, hoạt bát, trước đến nay chưa hề biết có một khó khăn nào. Vậy mà hôm nay...
Canh định đi xuống tiểu đội thông tin. Vừa được một quãng, anh bỗng nghe có người kêu:
- Thủ trưởng!
Đáng lẽ lúc khác thì anh đã phải bật cười vì cách xưng hô kỳ lạ ấy, nhưng lúc đó anh chẳng còn bụng dạ nào mà cười nữa. Anh chiến sĩ đang tìm một cái gì bên bờ rạch, thấy Canh đến, bỗng méo xệch mồm lại.
- Mất súng à?
- Không. Tiểu đội trưởng của em nấp đây, bây giờ chỉ thấy còn có một cánh tay nữa thôi.
- Cậu ở đơn vị nào?
- Em ở vận tải.
- Tiểu đội vận tải còn mấy người?
- Còn một mình em.
- Cậu tên là gì?
-Em tên Thắng.
- Bây giờ cậu đi với mình, làm liên lạc cho đoàn. Bọn mình đang thiếu người.
Mặt Thắng rạng rỡ hẳn lên:
- Em về lấy ba lô, thủ trưởng nhé!
- Để đó đã. Cậu chạy dọc theo bờ rạch này, đến thông tin, hậu cần báo cáo các đồng chí phụ trách bộ phận lên đây họp ngay bây giờ. Nếu người phụ trách đã hy sinh hoặc bị thương thì bảo đồng chí nào cấp bậc cao nhất đi thay.
Không cần hỏi gì thêm, Thắng cắm cổ dọc theo bờ rạch chạy đi. Tự nhiên anh thấy phấn khỏi hản lên. Từ sáng đến giờ, anh đang bơ vơ chưa biết làm gì, gặp ai. Thắng vừa về trung đoàn đúng được năm hôm nay. Anh đang đi với đoàn thực binh trên Trường Sơn thì nghe tin ta đánh vào Sài Gòn. Tất cả đoàn quân bỗng xôn xao lên. Cứ mỗi chặng nghỉ chân, đồng chí cán bộ khung, có cái đài bắn dẫn mang toòng teng bên vai lại ngồi xuống, bắt làn sóng Hà Nội, và tất cả anh em xúm quanh nghe các thông báo chiến sự. Họ tổ chức đi vượt trạm, bỏ lại đằng sau những chiến sĩ đau chân, sốt rét khóc sướt mướt. Nếu không đi mau thì sẽ chỉ còn công việc thu nhặt ống bơ và giẻ rách. Ai cũng không muốn mình là người cuôì cùng.! Ai cũng lo lắng mình sẽ không có gì đóng góp với cuộc cách mạng. Những đoàn quân cứ như vậy nốỉ tiếp nhau ào ào kéo đi. Họ đi cả ban ngày, đi cả ban đêm, ngồi chật các bến xe, bến phà, vứt bớt đồ đạc để đi cho nhanh. Thắng bị rộp phồng bàn chân, anh im lặng quấn băng thật chặt, rồi cứ thế cắn răng mà bước. Chỉ ba ngày sau, chân anh sưng tấy lên, không tài nào bước được nữa. Thế là người ta bỏ anh lại một cái trạm giao liên ở dọc đường. Anh được ghép vào một đoàn quân thu dụng. Họ đi hai ngày lại nghỉ một ngày. Về đến K9, trạm giao liên biên giới, gặp một đoàn thực binh bổ sung cho đơn vị vùng ven, Anh liền xin theo họ. Đồng chí cán bộ phụ trách là một cán bộ của trung đoàn 16 đi lấy quân, chẳng cần báo lại với K9, kéo anh đi theo luôn về trung đoàn bộ lúc đó đang đóng ở Thanh An.
Người cán bộ đó nói với anh:
- Như vậy là cậu đạt nguyện vọng nhé! Cậu sẽ được xuống Sài Gòn trong vòng vài tuần lễ nữa.
Nhưng rồi không đầy một tuẩn lễ vừa về đến Thanh An, chưa kịp nghỉ ngơi, thì đã có cán bộ đến, nhận anh về đơn Vị. Người cán bộ trực tiếp đưa anh về trung đoàn là Canh. Từ đó hễ cứ gặp Canh ở đâu, Thắng lại kêu lên mừng rỡ:
“Thủ trưởng!”
Vì quá ham thích được đi chiến trường, nên khi người ta hỏi anh có biết bơi không, thì anh trả lời biết. Người ta lại hỏi anh có biết bắn B.40 không, anh cũng trả lời: Có biết!
Sau khi chia nhau đi tìm kiếm dọc hai bên bờ, dưới lòng rạch, Thêm, Canh, Thắng cùng với anh em đơn vị gom hết thương binh lại một chỗ và chôn cất xong tử sĩ.
Ban chỉ huy cuộc hành quân họp lại và quyết định: Canh sẽ chịu trách nhiệm bắt liên lạc với trung đoàn và đem bộ đội xuống. Ông Thêm ra bến, tìm trạm tiếp nhận thương binh do địa phương tổ chức trên sông Sài Gòn. Nếu giao xong thương binh, ông sẽ quay lại đuổi theo đơn vị.
Đoàn đi xuống cũng phải qua một con sông nhỏ. Địa điểm liên lạc là phân khu bộ. Đáng lẽ thì đến đây đã có người đón, nhưng không biêt vì lý do gì, cho đến hôm đó, so với ngày hẹn thì đã chậm mât hai ba ngày, vậy mà vẫn không thây ai sang sông. Canh đành phải dẫn Thắng đi ra bến nghiên cứu đường hành quân. Anh phân công cho Nam ở nhà chuẩn bị hành quân. Mờ tối hai người đã có mặt ở bến.
Bến sông xơ xác. Đường đi ra bến phải băng qua một bãi sình. Bộ đội đi đạp nát cỏ lác tạo thành một con đường lõng bõng bùn nước. Dọc theo c0n đường còn dấu những hô pháo mới. Thuốc súng đọng đen trên những ngọn cỏ, quyện với sình lầy, bốc lên một mùi khét tanh tưởi. Bờ sông vắng ngắt, chắc là người ta bỏ cái bến này không đi nữa. Càng đi đến gần bờ sông thì dấu các hố pháo càng dày hơn, Canh đang đi bỗng nghe tiếng Thắng gọi:
- Thủ trưởng!
Anh quay lại. thấy Thắng nhặt đâu một cái mũ cứng, giơ lên.
- Vứt đi
- Nó mới chỉ thủng một chỗ thối mà!
- Vứt đi!
Canh không muốn nói đó là mũ của tử sĩ, nhưng anh ra lệnh nhưng anh ra lệnh như thế một lần nữa.
Thắng ném cối mũ xuống HÌnh nhưng vẫn còn tiếc rẻ. Rõ ràng ở đây cũng vừa xảy ra một cuộc tập kích bằng pháo củaa địch. Trên bờ sông còn rải rác những dây lưng, bình toong, những mảnh vải nhựa rách tơi tả. Canh đến bên một chòm cây thấp ngang bụng, ngồi nhìn sang tên kia sông. Bờ sông bên kia cũng trống trải trông đến phát sợ. Mặt trời đã lặn từ lúc nào, để lại trên mặt sông một vừng ráng đỏ nhức nhối. Những vị trí địch ở chung quanh đã bắt đầu bắn lên những chiếc đèn dù vàng ệch.
- Đó là đâu vậy, thủ trưởng?
- Đồn địch
- Thế ở kia?
Thắng lại chỉ tay về một hướng khác.
- Cũng hắn!
- Vậy là ta ở giữa chúng nó?
- Ta ở giữa
Hai cái bóng nhô lên trên bờ sông, lặng lẽ như hai mô đất. Họ ngồi vậy rất lâu, nhìn bốn phiá mênh mông như nỗi lo âu của chính họ. Làm thế nào bây giờ đây? Đi đâu? Đường nào? Dòng sông bạc trắng vỗ mãi những đợt sóng lao xao dưới chân... Theo như hợp đồng trưóc đây thì phân khu sẽ cho liên lạc vô móc ở cái bến này đây. Nhưng bây giờ sự việc xày ra không lường trước được. Vì bị bom. đơn vị đi sau đến chậm mất hai đêm. Dấu vết bom đạn chứng tỏ nơi hẹn vừa bị oanh tạc.
- Cậu có biết bơi không?
- Em chỉ biết bơi được dăm mét.
- Vậy thì cậu ngồi chờ đây, mình sang bên kia xem tình hình ra sao, nếu yên thì về chúng ta sẽ dẫn bộ đội đi luôn, không cần liên lạc nữa. Canh rẽ xuống nước không một tiếng động. Canh đi rồi. Thắng bồng thấy lo. Anh lùi về cạnh một bụi chuối nước, trố mắt nhìn vào bóng tôi, tay ghì chặt súng, tim đập thình thịch.
Bỗng từ phía xa, anh phát hiện một ánh đèn nhấp nháy.
Lúc đầu nó chỉ như một ngôi sao. nhưng rồi ánh đèn đó rõ dần lên cùng với tiếng động cơ phành phạch củaa một chiếc “trực thăng”. Chiếc “trực thăng” bay dọc theo triền sông, cái đồn pha dưới bụng nó chụp xuống một vòng tròn sáng rực, chớp sáng rồi lại tắt, tắt rồi lại chớp sáng. Nó càng bay gần đến nơi thì Thắng càng nhận ra cái bến quanh chỗ anh đang ngồi thật là trống trải. Qua ánh sáng của chiếc đèn pha chiếu xuống làm cho mặt nước vàng rực anh trông thấy những cụm bèo trôi bồng bềnh, cả đến từng cái lá.
Nguy mất! Anh thầm nghĩ và lo thay cho Canh. Con đường mòn đi xuống bến cũng phơi mình ra lồ lộ. thắng áp sát mặt vào đám lá những cây chuối nước mà vẫn cảm thấy như tay chân mình lòi hết ra dưới ánh sáng. Chiếc trực thăng bay quá lên một đoạn. Thắng vừa nhỏm lên thì lập tức nó vòng quay trở lại.
Tắc... Tắc... Tắc...
Một chùm đạn đỏ rực từ trên cao rót cầu vồng xuống tiếp theo một chùm tiếng nổ. Phản ứng một cách tự nhiên Thắng nằm rạp xuống, bụng ép lên đám bùn lõng bõng. Đến lúc anh ngẩng đầu lên thì chiếc máy bay đã vòng lại lần thứ hai. Anh nhận ra là nó đang bắn bờ sông bên kia vì vừa đến trên đầu anh thì nó nổ súng. Thôi rồi, không ai vào đó nữa nó đang đuổi bắn Canh. Thắng vừa yên tâm vì chiếc “trực thăng” đã có mục tiêu, nhưng đồng thời anh lại bắt đầu lo lắng. Nó lượn lại lần thứ ba. Thắng nhìn cái bụng to tướng của nó và chợt nghĩ: “Bắn!”. Tay anh run lên. Anh đã bỏ ngón tay vào vòng cò nhưng không tài nào giữ im khấu súng được. Phải chờ đến vòng lượn thứ tư.
Tiếng súng AK của Thắng nổ cùng lúc với tiếng súng đại liên từ trên trực thăng bắn xuống. Bắn xong, Thắng nhảy ào qua bãi sình. Khi anh nép vào được một cụm cây. nhìn lên trời thì không thấy “trực thăng” bay lại nữa. Anh nhìn chừng như vậy và từng quãng một, vừa nấp vừa chạy, vượt qua bài sình. Nằm dài trên một bờ rạch. Thắng thở gấp. Anh định nằm đó chờ Canh nhưng một ý nghĩ chợt đến làm anh hoảng hốt: “Nếu như Canh đã bị thương ở bên kia sông thì sao? Thắng đứng dậy, đi ra phía bờ sông mấy bước rồi quay trở lại. Anh không biết bơi. đi làm gì? Hay là trở về chăng? Sợ Canh không biết lại đi tìm!"Chỉ có ngồi đợi. Vô tình, tay anh bỗng chạm phải một vật gì cưng cứng. Quay lại. anh nhận ra cái mũ mà anh đã nhặt lên buổi chiều. Cái mũ bị thủng một lổ ở nơi đính ngôi sao. Lúc chiều, anh không có cảm giác gì khi đi qua đây, vậy mà bây giờ, bỗng nhiên anh thấy sờ sợ. Anh ngửi thấy mùi thuốc súng. Và dần dần anh nhận ra chung quanh anh có những tấm băng, những mảnh bông bị vứt xuống ngay cạnh chỗ ngồi. Anh vội vàng vứt cái mũ và đứng dậy. Cái thi hài của đồng chí tiểu đội trưởng mất một cánh tay chợt hiện lên trước mát. Đó là lần đầu tiên trông đời, Thắng trông thây một người chết, mà lại là một người chết thi hài không còn nguyên vẹn nữa. Không cưỡng được nữa, Thắng đi gần như chạy về phía sau, về hướng cái bờ rạch mà cả đơn vị anh đang ém quân ở đó để chờ sang sông.
Ông Thêm vội vã quay trở lại tìm Canh. Bờ rạch vắng tanh vắng ngắt. Tìm đến hầm thứ tư ông mới thấy ba bốn tân binh đang chụm đầu ngồi nói chuyện với nhau. Còn ít người, anh em sợ, không dám nằm một mình. Tất cả anh em còn lại, gần bốn chục người, được Canh gom lại, tổ chức thành một đại đội: tham mưu, chính trị, hậu cần một trung đội; công binh, thông tin, trinh sát, vận tải, vệ binh một trung đội; tất cả tiểu đoàn 9 cũng gom lại một trung đội.
Nam, trung đội phó, bị thương nhẹ không chịu quay trở về, được Thêm và Canh bàn bạc với nhau, cử làm đại đội phó, cùng lo liệu công viêc đi đường. Đó là một chiên sĩ cũ, đã tham gia các chiến dịch cùng với trung đoàn từ Tây Nguyên, vào khu Sáu, đến miền Đông Nam Bộ. Khi được Thêm giao nhiệm vụ, Nam ngồị yên không nói một câu nào. Cho đến lúc ba người bàn bạc công việc, anh cũng im lặng.
Canh đi rồi, Nam đi một vòng từ đầu đến cuối đơn vị, điều chỉnh lại đội hình. Nhiều anh em đã yên chỗ, không muốn thay đổi, đều bị Nam đuổi đi hết. Anh em thắc mắc tại sao sắp đi rồi còn thay đổi chỗ ở làm gì thì anh không giải thích mà chỉ nói:
- Khi nào đi hãy hay, bây giờ còn ở đây thì còn phải điều chỉnh đội hình cho hợp lý.
Thêm về đến nơi, tìm gặp Nam và thấy anh đang ngồi trước cửa hầm cầm một cành cây xua muỗi, đập phành phạch vào hai bắp chân. Thêm hỏi:
- Canh chưa về à?
Nam trả lời:
- “Trực thăng” vừa mới bắn hướng bờ sông.
Cả hai lại im lặng. Thêm nhìn đồng hồ: 12 giờ. Nam cũng nhìn đồng hồ:
- Có lẽ đêm nay không qua sông được nữa rồi!
- Nếu không qua sông được, thì sáng mai mình phải lùi đội hình về phía sau.
- Phía sau không còn chỗ nữa, tôi đã cho anh em giãn đội hình ra từ lúc chiều, nếu mai còn phải ở lại đây thì chỉ có cách ngụy trang thật kín, nằm im hai bên bờ rạch.
Im lặng một lúc khá lâu nữa, Nam lại mới hỏi:
- Thủ trưởng định ở lại đi với chúng tôi à?
- Mình gửi đoàn thương binh đi rồi!
- Hay là bây giờ thủ trưởng ở “nhà”, tôi chạy ra bờ sông một chút xem sao?
Thêm Jạỉ nhìn đồng hồ:
- Hãy thử chờ một chút nữa xem sao?
“Nếu thằng Canh có việc gì thì khó khăn thật đấy!” ông Thêm nghĩ vậy và nhìn Nam. Nam trông có vẻ lực lưỡng, ù lỳ. Anh ta lại ngồi đập cái cành lá phành phạch vào bắp chân, giống như không có một chút lo ngại nào. Mà có lẽ thật vậy, mọi việc đối với Nam hình như chẳng có gì mà phải suy nghĩ. Cần qua sông ư? Thì đi! Cần ở lại đây thêm một ngày nữa ư? Thì giãn đội hình ra, đắp thêm công sự và ngụy trang cho kín vào! Mọi việc đều hết sức giản đơn, chẳng có gì phức tạp cả.
Từ một tuổi, Nam đã mồ côi cha. Mẹ Nam phải bán nhà để chạy thuốc cho chồng nhưng rồi bố Nam vẫn chết. Ông bác định đưa Nam về nuôi, nhưng mẹ Nam không chịu. Bà nói: “Tôi còn một đứa con, để tôi nuôi lấy”. Hai mẹ con về ở nhờ nhà ông cậu được mấy tháng thì gặp nạn đói năm 45. Ở mãi nhà ông cậu không lấy gì ra đủ cho hai miệng ăn, bà mẹ bồng Nam đi hết làng này đến làng khác. Hồi đó mẹ Nam thường đến ở nhờ nhà một bà góa chồng, có năm đứa con còn nhỏ. Hai bà mẹ thường ngày đi mót hoặc đào củ từ sáng cho đến tối mịt mới về. Cũng có lần mẹ Nam đi vào tận trong trại. Đi lên trại nhanh lắm cũng mất một buổi, bà phải gửi lại mấy củ khoai nhờ hàng xóm luộc dần cho con ăn. Hai ngày hoặc ba ngày sau, bà trở về với một rổ khoai rồi lại ra đi. Mẹ Nam chỉ có hai cái áo đều đã cũ: một cái dài, một cái ngắn. Ban ngày bà mặc áo ngắn đi làm, tối vế bà mặc áo dài và cởϊ áσ ngắn ra đắp cho con. Hai mẹ con đặt một cái chõng tre trông nhà bếp bà hàng xóm. Những ngày mẹ ở nhà, Nam ngủ trong bếp với mẹ. Những hôm bà đi trại không về. Nam lại lên ngủ với mấy đứa con bà hàng xóm. Cũng như mẹ Nam, bà hàng xóm rất ít ở nhà, thường khi hai bà mẹ đi rồi, mấy đứa trẻ nằm queo với nhau cả ngày. Chúng nó hái đọt khoai, bứt lá cây và cho vào mồm bất cứ cái gì có thể ăn tạm được. Có hôm nằm đói lả, mẹ Nam đi làm về, lay con không dậy, lại ngồi khóc.
... Những sự việc thật hệ trọng đối với cả cuộc đời của Nam sau này cùng xảy ra một cách thật giản dị. Qua nạn đói năm Ất Dậu ít lâu thì mẹ Nam lấy cái dải khăn sồi buộc lưng của bà cắt ra may cho Nam một cái áo. Dải thắt lưng sồi đó là thắt lưng cưới, kỷ niệm độc nhất của người chồng đã chết và cái áo đó cùng là cái áo đầu tiên mà Nam được mặc từ khi ông bố qua đời. Vậy rồi, đến một đêm, bà mẹ nằm cạnh, lấy Vạt áo dài của bà đắp lên người Nam, ôm thật chặt con vào lòng mà nói có vẻ rất vui:
- Mai con về ở với con ông Dòn cho vui nhá!
- Rứa mẹ ở mô?
- Mẹ cũng về ở bên đó!
Ngày hôm sau, từ giã bà hàng xóm, mẹ Nam sắp xếp tất cả gia tài: bát đũa, nồi niêu, một cái kiềng sắt gỉ, môt cái thiếu rách vào trông một đôi thúng, quảy đi, dắt Nam về nhà ông Dòn. Mẹ Nam đi lấy chồng giống như người ta chuyển sang ở một cái nhà mới vậy thôi. Bà vẫn mặc cái áo ngắn như mọi ngày đi trại đào củ, mót khoai, chẳng có gì khác. Ngày hôm đó, Nam chỉ thấy có một điều quan trọng. Ấy là việc ông cậu Nam, từ lâu Nam không gặp, nay đang ngồi nói chuyện với ông Dòn, người mà sau này, lâu lắm, Nam biết đó là bố dượng của mình. Hai người nói chuyện với nhau rất lâu. Mẹ Nam đến, họ cũng không chào hỏi gì. Từ đó, Nam gọi hai đứa con ông Dòn, một đứa bằng anh, một đứa bằng chị. Ở nhà ông bố dượng được ba năm, thì ông ta mua được con bò. Từ đó, suốt ngày Nam phơi nắng ngoài đồng với lũ trẻ chăn trâu và bắt đầu tham gia vào công việc tìm kiếm miếng ăn chung cho gia đình có năm miệng ăn ấy. Hàng ngày, mẹ và bố dượng vào rừng chặt lá nón vê mang đi chợ bán. Mẹ Nam đang có thai, trượt ngã, về bị sẩy và mang bệnh. Bà nằm liệt giường suốt một năm như vậy.
Đến một buổi chiều, khi Nam đi chăn bò về, bà vẫy gọi anh đến bên cạnh ứa nước mắt nhìn con một lúc rồi tắt thở. Hôm ấy, ông bố dượng đi vắng. Khi biết là mẹ đã chết, anh gục lên đầu giường, khóc nức nở mãi cho đến lúc hàng xóm đến kéo anh đưa đi. Kỷ niệm quê hương của anh dồn lại ở một con người: Bà mẹ!
Nam lớn lên, tập đi rừng đi rú, kiếm tiền góp cho nhà bố dượng (Sau khi mẹ Nam chết, ông cưới một bà vợ khác và có thêm một lũ con nhỏ). Cuộc sống gia đình đã chật vật, tính ông bố dượng lại tham công tiếc việc, do vậy hai bố con thường có những bất hòa nho nhỏ với nhau. Nam lúc đó đã tham gia công tác xã hội. Cứ mỗi lần về nhà. ông bố dượng lại phàn nàn:
- Sức thanh niên người ta làm hợp tác mỗi ngày được ba bốn chục điểm, còn mày thì một ngày được chín, mười điểm, lấy chi mà ăn?
Lúc đầu Nam im lặng không nói gì, nhưng đến một bữa, không chịu được nữa. anh nói:
- Công tác xã hội thì con không bỏ được đâu, cha thông cảm, từ nay con cố gắng nhịn ăn, nhịn mặc.
Ông già im lặng. Từ đó Nam không thấy bao giờ ông nhắc đến chuyện làm ăn với Nam nữa.
Đến năm 64. Nam đi bộ đội. Việc đi bộ đội của anh cũng thật nhẹ nhàng. Buổi chiều nhận được giấy báo, đêm ấy, anh lên trụ sở bàn giao công việc và sáng dậy ra đi. Ông bố dượng phải phàn nàn mãi với bà con vì dầu sao thì người ta cùng có thể hiểu lầm về ông trong cái sự việc ra đi thật là đột ngột này của thằng con riêng. Đối với Nam thì chuyện đó chẳng có gì là quan trọng cả.
Nam mang vào bộ đội cái tác phong ù lỳ, chậm chạp, không thắc mác, không suy bì. Trên giao việc gì anh nhận việc đó. Đối với bạn bè, ít cải vã, đùa bỡn. Nhưng hãy coi chừng những cơn nóng giận của anh. Tất cả mọi người quen với những cơn nóng sôi sục đó, kể cả những cán bộ cấp trên của anh. Vào lính, vào công binh bốn năm, Nam vẫn là hạ sĩ.
Năm 66. trung đoàn cho anh đi học lớp quân chính anh từ chối. Có lần đơn vị thiếu cán bộ, đại đội tạm thời giao anh phụ trách tiểu đội trưởng một thời gian, khi có số cán bộ ở trường về, người ta lại xếp anh xuống phụ trách tiểu đội phó như cũ. Đồng chí chính trị viên lo anh thắc mắc, gọi lên cảm thông, Anh nói:
- Khi nào tôi có thắc mắc thì tôi gặp thủ trưởng tôi nói. Còn tôi không thắc mắc thì thủ trưởng gọi lên làm gì.
Sau đợt một, đơn vị lại xuống đường, đại đội giao cho anh ở lại gom các chiến sĩ đang ở thu dung và bệnh viện đi theo sau. buổi chiều, sau trận chiến đấu anh tập hợp anh em còn lại. chôn cất tử sĩ, thu nhặt súng đạn, lên báo cáo rất rõ ràng và chính xác quân số, vũ khí. trang bị, thương vong.
Trước khi Thêm đến, Nam nghĩ: Có thể Canh và Thắng Sẽ không về nữa, Nam thì mù tịt không biết gì về đường sá lên xuống ở đây. Nam hỏi ông Thêm:
- Thủ trưỏng có biết đường đi xuống dưới đó không?
- Mình nhớ từng đoạn một.
- Tôi cũng vậy. Nhưng tôi nghĩ, nếu không bắt được liên lạc với phân khu thì ta cứ cắt hướng qua Bình Mỹ.
Trông lúc hai người đang nói chuyện thì Thắng về. Anh vừa đi vừa thở hổn hển:
- Anh Nam phải không?
- Thắng đó à? Sao lại về?
- Anh Canh sang sông, sau đó máy bay bắn. Em chờ không thây anh ấy về.
- Có phải Canh bắn máy bay không?
- Loạt AK là em bắn.
- Có trúng không.
- Bắn xong rồi em chạy băng qua vạt sình, còn chiếc trực thăng cũng bay đi mất. Em về ngồi chỗ ngã ba anh Canh hẹn. Chờ mãi không thấy gì, đáng lẽ phải sang sông nhưng em không biết bơi.
Thắng nói xong nóng bừng hai má. Anh không kể chuyện anh bỏ chạy sau khi vứt cái mũ cứng xuống bên cạnh đám bông băng trên bờ sông.
- Đi! Cậu lại đi ra với mình một lần nữa! Mình không biết anh Canh anh ấy xuống sông ở khoảng nào. Có mệt lắm không?
- Không. Em đi được!
Thắng thấy yên tâm vì có Nam cùng đi, nói liến thoắng.
- Em chắc anh Canh bị thương nằm bên ấy không bơi về được.
Hai người lại ra đi. Phía tây - nam, những tảng mây đen ùn lên ở chân trời. Về khuya, gió từ bờ" sông thổi lên, mang theo hơi nước phù sa mát rượi.
Canh vừa sang sông lên đến bờ thì nghe tiếng máy bay trực thăng. Những lùm cây thấp ngang bụng bị bắn xơ xác. Bờ sông bên này cũng vừa mới bị oanh tạc. Anh đang men theo bãi sình để tìm bên thì chiếc máy bay trực thăng bay đến. Nó lượn lại. Canh đã ngồi khuất dưới một cành cây từ trên bờ sông xoã ra và theo dõi. Nó lượn lại vòng thứ hai. Tiếng đạn đi chiu chiu nghi rất gần nhưng anh vẫn không nghĩ rằng nó lại có thể trông thấy mình được. Có một cụm bèo táy trôi lềnh bềnh trên sông giạt về phía anh. Đến vòng thứ ba thì Canh hiểu ra. Nó bắn vào cụm bèo. Có lẽ có người. Anh chiến sĩ nào đây thật, là gan lỳ, nhưng hỏng mất rồi, bờ sông còn xa quá. Chiếc máy bay trực thăng vừa đi qua anh ta tách ra khỏi cụm bèo và ráng sức bơi vào bờ. Nó lượn lại vòng thứ tư. Cùng một lúc với tiếng đại liên từ trên máy bay bắn xuống, Canh nghe tiếng súng AK từ bờ sông bên bắn lên mà anh biết ngay là tiêng súng của Thắng.
Anh chiến sĩ chới với như sắp chìm. Không còn kịp suy tính gì nữa, Canh nhoài người, sải tay bơi ra. Là thanh niên miền biển, quen với sông nước, nên chỉ cần ba sải tay, Canh đã nắm gọn anh chiến sĩ trong tay mình. Anh ta đã bị thương máu và nước nhỏ xuống ướt đẫm hai cánh tay của Canh. Đặt anh chiến sĩ lên bờ, Canh xé áσ ɭóŧ, băng lại vết thương. Anh chiến sĩ run lên cầm cập, hai hàm răng va vào nhau, hỏi lí nhí không rõ tiếng:
- Đồng chí... ở... đâu?...
- Trung đoàn Mười Sáu!
Anh ta lắc lắc cái đầu trông bóng tối:
- Đừng... đến... phân khu...
Anh ta chỉ nói được vậy rồi hai hàm răng dính chặt vào nhau, và toàn thân run lên bần bật. Canh ngồi lặng đi, chờ một lúc, rồi bỗng hoảng hốt lục tìm cái đèn pin được bọc kỹ trông túi ni lông treo ở thắt lưng, soi vào mặt anh ta. Anh chiến sĩ đã hy sinh. Hình như Canh đã gặp cậu chiến sĩ này một lần ở đâu đó, nhưng không còn bụng dạ nào mà nhớ ra được nữa. Anh đưa tay vuốt cho đôi mắt nhắm lại, rồi xốc cái xác chết lên vai và nói với nó như nói với một ngưòi đang sống:
- Mình sẽ đưa cậu về bên kia sông, cậu chịu khó vậy, ở đây không có lấy một miếng sắt nào mà đào huyệt.
Trở vê với một người chết trên vai, chẳng có tin tức gì trung đoàn cả, nghĩ mà nẫu cả ruột. Canh đi dọc bờ sông ngược lên phía trên dòng nước chừng năm trăm mét thì ôm thi hài anh chiến sĩ đặt lên bụng mình và thả trôi về bên kia bờ. Đêm nay không sang sông được. Ngày mai lại một ngày mai nữa Canh chỉ nghĩ có vậy và cũng chưa biết rồi ngày mai sẽ làm gì đây. Anh chỉ thích sống chết lao vào một cuộc chiến đấu dầu cho có ác liệt đến đâu đi nữa, Anh cũng chỉ thích việc gì nói xong là làm, và làm xong là anh có thể quên luôn. Còn bây giờ, mọi việc đối với anh sao rắc rối quá! Ngày mai sẽ hay. anh lại nghĩ vậy và quên đi mọi đi mọi việc, ôm chật cái xác chết trên bụng, đạp chân lái về phía bên kia bờ...
Từ mười tuổi, Canh đã được ông ngoại tập cho đi biển. Ra khơi, ông cụ ôm anh vứt xuống nước, mặc cho anh vùng vẫy, sặc sụa, uống nước chán chê rồi ông mới vớt lên. Ông làm như thế mãi cho đến khi thả xuống nước anh không chìm nữa mới thôi. Ông ngoại Canh là một ông già đánh cá giỏi nổi tiếng cả một vùng. Sáu mươi tuổi, đi ra biển, ông vẫn giữ lái. Ông biết nhìn ráng trời, biết nhìn đốm mây, biết nghe ngọn gió chuyển hướng cho những cơn giông, thuộc rạch, thuộc luồng, nhìn những ngôi sao, những ngọn đảo mà định hướng đi không bao giờ chệch. Đó là một ông già quyết đoán và đầy nghị lực. Đối với việc dạy nghề cho con cháu, ông thưòng nói và làm theo cách “cứ vứt nó xuống nước, tự khắc nó biết bơi”.
Quê Canh ở Lý Hòa, gần cảng sông Gianh. Dạo ấy đang giữa mùa nghỉ hè... cảng sông Gianh rất vui. Trên bãi cát có một cái doanh trại hải quân rất lớn. Trông doanh trại có khẩu đại bác 203 li. Buổi chiều nào đi biển về, Canh cũng ghé vào xem bộ đội luyện tập. Bà con ngư dân về đến đó, neo thuyền lại, vứt cá từ trong khoang sang tàu cho các anh hải quân.
Một hôm, cũng vào buổi chiều. Canh đang căng buồm cho thuyền chạy băng băng vào bờ thì thấy hai chiếc phản lực bay vào. Mọi người reo lên:
- Máy bay ta!
Vừa lúc đó, súng từ cảng sông Gianh bắn lên. Và sau đuôi chiếc tuần la dựng lên một cột khói bạc trắng.
- Chúng nó bỏ bom!
Những chiếc tuần la từ trong cảng rẽ nước phóng ra chạy vừa bắn. Canh chạy về đến nhà thì dân quân đã ra hầm bắn máy bay. Đạn phòng không từ trận địa bắn lên và đạn 20 li từ trên máy bay bắn xuống không còn biết từ hướng nào, mảnh văng xuống chém sàn sạt vào những cành cây và rơi xuống trước sân. sau vườn. Có người chạy xuống hầm nhưng cùng có người chạy ra đường xem bộ đội hai quân đánh nhau với tàu chiến và máy bay Mỹ. Vừa lúc đó, Canh thấy ông cậu xách trung liên chạy ra cầu Lý Hòa. Trông thấy anh, ông quẳng thùng đạn xuống trước mặt và nói như gào lên:
- Xách thùng đạn theo tau, mau lên!
Ông vừa nói vừa chạy. Ra đến trận địa, ông giá súng bắn ngay. Vừa được một loạt thì Canh giằng lấy súng. Đạn cao xạ từ dưới biển, từ trên doanh trại hải quân, đạn đại liên, trung liên từ các trận địa phòng không của dân quán tự vệ bắn lên đầy trời. Canh vừa bắn được một loạt thì bỗng nghe; tiếng reo:
- Cháy rồi
Một chiếc phản lực cháy rực như bó đuốc lao từ phía cảng xuống, bay vòng ra biển. Chiêng trống trông làng nổ lên ầm ầm. Từ các trận địa, người ta nhảy lên vỗ tay reo hò. Ai cũng nghĩ rằng chính loạt đạn mình đã bắn cháy chiếc máy bay. Hồi ấy Canh cũng có ý nghĩ như vậy. Mãi đến một giờ sau, từ trên xã đội mới báo về là đơn vị hải quân đã bắn rơi một chiếc máy bay ở ngoài khơi, cách đất liền 30 ki - lô - mét.
Buổi chiều hai chiếc sà lan cặp một chiếc tuần la về. Đuôi tàu bị thủng một miếng bằng cái mũ. Trên tàu, có anh hải quân quấn một cái băng trắng trước trán che gần lấp cả đôi mắt. Người ta bảo chính chiếc tàu đó đã đánh nhau với tàu chiến Mỹ ở ngoài biển. Thuyền đánh cá trên cảng sông Gianh bị bắn chìm, bắn vỡ lung tung.
Ở đây, cứ chiều về, thuyền đậu san sát, cột buồm nối đuôi nhau kéo dài một dãy. Từ hôm đó, tàu và thuyền tản đi bến cảng vắng tanh váng ngát. Nhưng tốì đến nhân dân lại chèo thuyền ra cảng. Tự vệ thì hầu như suốt ngày trực ở trận địa.
Phóng viên nhiêp ảnh, nhà báo, cac đoàn quay phim đi về làm việc tấp nập. Ô tô bắt đầu cắm những cành lá xanh um chạy trên mặt đường. Các o tự vệ đua nhau đi hái lá bàng về nhuộm những tấm vải màn làm vải ngụy trang để ra trực chiến ngoài trận địa. Các thủy thủ ra biển đều mang theo súng để sẵn sàng bắn máy bay.
Ở đâu, đi đâu, người ta cũng nói chuyện đánh Mỹ. Lớp thanh niên như Canh bị cuốn hút vào cái không khí hừng hực của cuộc chiến đấu mới đó, suốt ngày chạy nhảy, ca hát. Bao nhiêu là công việc đầy lý thú và hấp dẫn: đi lấp hô bom, đi kéo pháo cho các anh bộ đội, đi đào trận địa trực chiến cho các đơn vị phòng không. Bao nhiêu điều mới lạ đây khêu gợi mà họ chưa từng biết bao giờ: xác một cái máy bay, sức công phá của một trái bom, những chiếc xe bọc thép vừa chạy vừa bắn. di chuyển theo bảo vệ mục tiêu trên những quãng đường bị địch đánh phá. Bộ đội công binh mang những khoang thuyền từ đấu đến ghép lại thành một cái cầu trên sông. Ban ngày họ cất đi, ban đêm họ lại nối vào. Tối đến, xe và người nườm nượp qua phà, qua cầu. Đèn trên bến cảng sáng rực.
Những ngày đó, Canh chỉ có mặt ở nhà vào những bữa ăn. Nếu không ở trận địa phòng không của dân quân tự Vệ thì anh cũng ở ngoài bờ sông. Anh đến tận nơi, lấy tay sờ những vết đạn trên vỏ bọc của những chiếc tuần la, trèo lên mâm pháo của các anh bộ đội hải quân trên tàu.
Đánh Mỹ! Hai tiếng ấy đến với anh lần đầu thật mới thật lạ lùng! Nói đến đánh Mỹ, anh không hề thây gợn lên một sự sợ hãi nào. Và chính Canh đã được nhìn thấy bộ đội và dân quân ta đánh máy bay Mỹ. Một chiếc phan lực đang bốc cháy như một ngọn đuốc, xé gió lao ra ngoai biển Anh nhớ mãi hình ảnh đó.
Cơn mưa đầu mùa đổ nước xuống ào ào. Trời tối đen, chẳng còn trông thấy gì ngoài ánh chớp. Tiếng sét gầm lên như tiếng đại bác. Bộ đội dựa lưng vào nhau, choàng ni lông quanh người và ngồi lên đôi dép cao su mà ngủ. Những cái hầm ếch dọc bờ rạch ngậm nước. Nước chảy xối xả dưới chỗ ngồi của họ. Những giọt mưa quất vào mặt, tạt vào tấm vải mưa nghe lộp bộp. Gió từ bờ sông, từ cánh đồng trống mênh mông ào ào lướt tới, hết đợt này lại sang đợt khác.
Mùa mưa! Những chiến sĩ cũ từng quen thuộc với chiến trường hiểu rất rõ mùa mưa. Họ nghĩ ngay đến những cái hầm dềnh nước, nghĩ đến những cuộc hành quân liên miên không có chỗ đặt ba lô để nghỉ, nghĩ đến những đêm choàng áo mưa ngồi đợi sáng, nghĩ đến những con sông trắng bạc hai bờ... Các chiến sĩ trinh sát nghĩ ngay đến một đêm tiềm nhập, những con đường đi qua không dễ gì xóa được dấu vết... Những anh nuôi thì nghĩ ngay đến bữa cơm săp phai nấu buổi sáng, làm sao tìm được những cành củi khô giữa cánh đồng sình lầy này, làm sao nhóm một cái bếp mà không được có khói... Các chiến sĩ quân y thì lo không đàm bảo vô trùng được cho những thương binh từ mặt trận về. Các chiến sì công binh thì lo những vết chân để lại nhoe nhoét trên bến đò sẽ làm mục tiêu cho những chiếc “đầm già” theo dõi. Các chiến sĩ hậu cần thì làm sao vận chuyển gạo muối, đạn dược. Ở một vùng sâu và đầy kinh rạch như ở dày. thật khó mà có thê tưởng tượng được mùa mưa sẽ đến như thế nào đôì với họ...
Chính giữa lúc cơn mưa đổ xối xả như vậy thì ông Thêm cùng với Thắng và Nam đang ngồi trước thi hài anh chiến sĩ mà Canh mới đưa về. Cái thi hài đó được đặt trên một tấm ni lông để giữa mưa, trước mặt ba người. Thỉnh thoảng ánh chớp loé lên trông giống như một người đang ngủ. Họ đã buôc tay buộc chân cho anh, định liệm anh trong tấm ni lông đó, nhưng nước mưa cứ tràn vào không sao làm được. Họ đành ngồi chờ cho mưa tạnh.
Cơn mưa vẫn kéo dài. Sấm chớp ầm ầm. Họ phải gào lên để nói chuyện với nhau. Lúc đầu ông Thêm còn kéo ni lông che đầu nhưng dần dần nước theo túi ni lông chảy vào ngực vào cổ, không giữ được nữa, ông hất tấm vải che mưa ra sau lưng, rồi hất luôn xuống đất... Ông nhìn vào khoảng không trước mặt, nơi có cái thi hài để đó. Thỉnh thoảng, qua ánh chớp ông lại trông thấy khuôn mặt ướt đầm nước mưa của anh chiến sĩ. Những mớ tóc rủ xuống trên trán, hai cái hốc mắt lõm sâu xuống, nếu không nhìn cái dây buộc ở cổ tay thì người ta tưởng như anh đang chắp hai tay trên bụng và nằm nghỉ một cách bình thản sau trận chiên đấu mệt nhọc. Anh chiến sĩ đó là ai? Ở đơn vị nào? Tên anh là gì? Điều này ông Thêm sẽ phải hỏi cho ra. Một người anh hùng! Nếu có thể làm được, ông còn phải ghi hết quê quán của anh, và đến ngày chiến thắng, ông sẽ về tận nơi anh đã ra đi mà kể lại những chiến công này. Trước đây, ông luôn luôn có những cuốn sổ trong túi để sẵn sàng ghi ngay những điều cần thiết đó, nhưng từ ngày xuống vùng ven này, việc đó không còn có thể làm được nữa. Ông phải nhớ. Tất cả, nhờ cái đầu. Ông sẽ lấy gương của người chiến sĩ vô danh này động viên bộ đội vượt mọi khó khăn. Phải đưa bộ đội đến chỗ bộ tư lệnh tiền phương phân khu, ban chỉ huy hành quân quyết định như vậy, vì họ chắc chín mươi phần trăm anh chiến sĩ kia là người liên lạc với bộ phận phía sau. Họ phải đi gấp vì hai lẽ. Một là họ đến chậm, có thể trung đoàn lại đi mất. Hai là, theo như mệnh lệnh họ nhận từ ở nhà thì bất cứ bằng giá nào cũng phải đưa được bộ đội xuống sớm nhất để kịp làm nhiệm vụ.
Hạt mưa đứng lại và gió lặng đi. Ông Thêm nhìn đồng hồ: Đã ba giờ sáng. Có lẽ Canh đã chuẩn bị cho bộ đội ra bến. Theo kế hoạch, năm giờ bộ đội có mặt ở bờ sông, và lợi dụng lúc trời mù, máy bay không hoạt động được, đơn vị sẽ chia ra từng tỏ nhỏ dìu nhau qua sông. Sang bên kia bờ. chỉ cần đi năm trăm mét nữa là có chỗ trú tạm. Như thế họ sẽ đi nhanh hơn lên được một ngày. Ông Thêm bấm đèn pin vào khoảng không. Hạt mưa đã nhỏ đi như những sợi chỉ xuyên qua vùng ánh sáng. Ông giũ tấm ni lông, đứng dậy:
- Chúng ta chuẩn bị đi thôi!
Nam đỡ cái xác anh chiến sĩ lên. Thắng cầm tấm ni lông dốc cho hết nước mưa. Khi Thắng đặt anh ta xuống, ông Thêm lấy tay vuốt ngược mớ tóc xòa xuống trước trán cho anh, xong lấy khăn lau khô những hạt mưa trên mặt. Và họ liệm anh vào tấm ni lông rồi khiêng đi...
Nam và Thắng đào xong huyệt thì trời đã gần sáng. Nước ngập lên ngang miệng huyệt. Đất ở đây, đâu cũng như vậy, cứ đào xuống hai nhát xẻng là gặp nước, ông Thêm nói rất khẽ:
- Thắng đi chặt cho bốn cái cọc.
Một lúc sau thì họ đóng xong bốn cái cọc chéo nhau lên phía trên mình cái thi hài, giữ cho nó khỏi nổi lên để lấp đất lại. Khi đất đã lấp cái thi hài chìm xuống, họ mới nhẹ tay rút những cái cọc lên. Đến lúc này, không cầm lòng được nữa ông Thêm bỗng ngồi thụp xuống bên miệng huyệt và khóc nức nở. Ông nhìn xuống dưới lòng đất, nói với người đã chết:
- Ở đây không còn có thể làm cách nào khác, đồng chí thông cảm mà thứ lỗi cho chúng tôi.
Ba người đắp vừa xong ngôi mộ thì bộ đội hành quân đến. Ổng Thêm cho dừng lại và gọi cán bộ tiểu đội lên. Họ đứng chung quanh ngôi mộ mói đắp để hội ý. Con đường không còn cách nào khác không đi qua đây. Ngôi mộ cũng không còn chỗ nào khác nếu không chọn chỗ này. Bộ đội phải đi qua ngôi mộ như một điều bắt buộc. Là một cán bộ chính trị lâu năm, ông Thêm rất quan tâm đên tâm lý chiến sĩ phải chú ý đến từng chi tiết nhỏ trong lãnh đạo. Khi các cán bộ đã tập trung đầy đủ ông Thêm chỉ ngôi mộ và nói:
- Đây là đồng chí liên lạc của trung đoàn phái sang đón ta. Đêm qua đồng chí ấy bơi qua sông và bị máy bay bắn. Trước khi hy sinh, đồng chí đó đã gặp được đông chí Canh, báo lại địa điểm cho chúng ta biết. Đồng chí đó đã hy sinh một cách anh dũng. Để tưởng nhớ công lao và vĩnh biệt người đã mất, để nghị tất cả các đồng chí qua đây hãy cất mũ.
Ông phổ biến kế hoạch hành quân xong khoát tay:
- Thôi, các đồng chí về nhanh đi, cô gắng đảm bảo sang sông thật an toàn. Sang sông rồi sẽ có rất nhiều khó khăn đó, cần nói trước cho anh em biết.
Tất cả cán bộ, kể cả Nam và Canh đi rồi, ông Thêm vẫn đứng đó. Ông đứng mãi cho đến lúc đoàn Quân đi qua. Tất cả mọi người cúi đầu xuống. Cơn mưa tạnh
rồi nhưng trời vẫn âm u. Áo quần của bộ đội vẫn còn ngấm nước và dính đầy sình lầy. Họ cầm sẵn những tấm ni lông cũng ướt lép nhép ở tay để chuẩn bị qua sông. Mặt mùi người nào cũng hốc hác. Ngày hôm qua họ chỉ ăn gạo rang và uống nước lã. Ngày hôm nay, có thể họ vẫn còn phải ăn gạo rang và uống nước lã nữa... Đến Bình Mỹ, họ có còn gặp ai đó không, hay là rồi sẽ đi nữa.
Quãng đường này ông Thêm đã đi qua một lần. Sau đợt một, đơn vị rút về phía sau để củng cố và bổ sung quân. Đến đây, một đêm họ gặp địch năm lần. Cuối cùng họ phải nghỉ lại ngay trên một bãi sình vì không đến được chỗ trú quân như trong kế hoạch đã dự định. Con đường hành quân của mình, chúng nó đã biết rất rõ. Sẽ còn nhiều những trận bom, trận pháo như trận vừa rồi. Ông Thêm bỗng cảm thấy lo lắng khi nhìn vẻ mặt trầm ngâm của những chiến sĩ mới. Cách đây mấy hôm, ở trên cứ, ông còn nghe họ la hét, nô đùa suốt ngày, vậy mà hôm nay trông mặt người nào cũng nghiêm trang như bộ mặt một ông cụ non vậy. Ông đang suy nghĩ miên man thì Thắng ở đâu từ dưới chạy lên. Cậu ta nắm tay ông:
- Đơn vị sắp qua hết rồi, đi thôi thủ trưởng!
Nói vậy rồi Thắng đứng lại chờ ông. Ồng bỗng thấy cậu ta cười. Một cái cười thật thoải mái.