Thời tiết rét đậm, trời vừa đổ cơn mưa tuyết.
Cẩm Triêu ngồi trên giường gạch cạnh cửa sổ, nhìn xuyên qua ô cửa nhỏ, vẻ mặt đờ đẫn nhìn con đường mòn lát đá xanh trong nội viện, chạc cây mai bên đường mòn vươn rộng ra, nở rộ cả khu vườn. Xa xa, bóng tuyết phủ trắng nền gạch ngói màu xanh, ánh sáng mặt trời rọi xuống mặt tuyết, khí lạnh ẩm ướt len lỏi vào tận trong phòng, quạnh quẽ vô cùng.
Quần áo trên người Cẩm Triêu là kiểu dáng của mấy năm trước, trông qua cũng biết đã giặt nhiều lần, ngay cả bông hải đường thêu trên áo cũng đã phai sắc ít nhiều, nàng tựa đầu bên khung cửa sổ, ánh mặt trời hắt lên mặt nàng, như một vầng sáng nhàn nhạt khẽ phủ lên, chỉ có điều hai má nàng gầy gò, hốc mắt cũng hơi õm xuống, trông rõ là tinh thần không mấy tốt.
Năm đó nàng là đích nữ của Cố gia, vẻ đẹp rung động khắp thành. Vậy mà hôm nay lại mang bệnh nặng trong mình, cơ thể càng lúc càng già yếu, đã thế còn sống buồn bực không vui lâu ngày, phong thái ngày xưa đã sớm biến mất không dấu vết.
Thập Diệp bê chậu nước ấm tới, trông thấy Cẩm Triêu vẫn đang nhìn ra ngoài cửa sổ. Nàng ta khẽ cúi lưng đi qua, thấp giọng nói: "Phu nhân xin hãy nghỉ ngơi, thân thể người yếu ớt, phải dưỡng bệnh cẩn thận. Nô tì đóng cửa sổ giúp người nhé?"
"Phu nhân?" Thập Diệp không thấy nàng đáp lại nên chần chờ hỏi thêm một câu, rồi cũng nhìn ra ngoài cửa sổ.
Qua song cửa là một cây mai vàng, lá cây đã rụng, để lộ một nụ hoa đầu cành vẫn chưa nở rộ. Xa xa là cây liễu và cây dong, tuyết vừa rơi nên trên mấy nhánh cây đều phủ một màu trắng. Cũng chẳng có gì đặc sắc, sao Tam phu nhân lại nhìn chăm chú vậy nhỉ.
Cẩm Triêu thất vọng ngóng ra ngoài cửa sổ, sắc xuân còn chưa tới, chỉ e nàng không đợi được nữa.
Thập Diệp nhận ra gốc mai vàng kia là gốc mai mà Đại thiếu gia tự tay trồng nhiều năm về trước.
Mũi nàng ta đau xót: "Phu nhân lại đang hi vọng Thất thiếu gia.... Xin người ngàn vạn chớ nghĩ thêm nữa, Thất thiếu gia hẵng còn đang đãi khách với Thập Tam thiếu gia ở đại sảnh."
Cẩm Triêu buông rèm mắt, khẽ nói: "Trên danh nghĩa ta cũng là mẹ y, lời này chớ nhắc lại nữa... Hơn nữa, ta cũng không chờ y."
Từ trước đến nay Thập Diệp vẫn luôn nói chuyện không biết nặng nhẹ, không cẩn thận được như Uyển Tố. Nhưng ngược lại nàng ấy rất trung tâm với nàng, bằng không thì nàng ấy đã bỏ đi ngay từ lúc nàng vừa bị đoạt quyền rồi.
Thập Diệp cúi đầu xuống, giọng hơi nghẹn ngào: "Vâng, phu nhân." Nàng lau người giúp Cẩm Triêu xong lại bê chậu đồng ra ngoài.
Rèm cửa buông xuống, mùi đàn hương ngập khắp căn phòng.
Vốn Cẩm Triêu rất thích hương thơm. Đương nhiên chẳng phải đàn hương lễ Phật mà là các loại hương nước hoa khác. Thời thiếu nữ tươi đẹp, lúc xức nước hoa lên người, nàng lại cảm thấy người nọ sẽ thích nàng. Đã ảo tưởng nhiều năm như vậy, rước lấy bao nhiêu buồn bực, nay lại thêm bệnh nặng quấn thân...
Thì ra đã bao năm rồi mà nàng vẫn chưa quên được...
Cẩm Triêu than một tiếng khe khẽ, nàng ngẩng đầu nhìn ánh mặt trời, đột nhiên nhớ về nhiều năm trước, lúc nàng gặp Trần Huyền Thanh lần đầu tiên.
Lúc đó là ở trong thư phòng của Tam cữu nhà nàng, y mặc bộ áo choàng màu xanh thêu trúc và mây, dáng người cao ngất, đoan trang đẹp đẽ, lẳng lặng ngồi trên ghế bành, ngón tay thon dài hữu lực cầm cuốn sách, đôi mắt nhàn nhạt liếc qua nàng, bình tĩnh nói: "Nếu cô nương Cố gia cảm thấy tại hạ là yêu râu xanh thì cứ kêu lên đi." Lúc ấy Cẩm Triêu vừa thẹn vừa giận, chẳng hiểu sao lại cắn tay y rồi chạy đi.
Lúc đó nàng cắn rất mạnh, để lại một vết sẹo trên tay trái của Trần Huyền Thanh. Y sợ người ở phòng bên cạnh nghe tiếng qua xem nên đành nén đau không dám kêu lấy một tiếng. Cẩm Triêu còn nhớ lúc đó y hơi nhíu mày, đôi tay ấm áp mạnh mẽ.
Đó là mối tình đầu của nàng, bởi vì lần gặp đầu tiên nàng đã động lòng với y. Vậy mà y lại thấy nàng phiền chán vô cùng, nói với người ngoài rằng tiểu thư Cố gia kiêu căng ương ngạnh không biết lễ tiết.
Nàng chần chờ tới mười chín vẫn chưa gả, y lại sớm cưới nữ tử đàng hoàng đã định chung thân từ trước.
Việc đã đến nước này, vốn Cẩm Triêu nên tỉnh ngộ hoàn toàn, chẳng hiểu sao tạo hóa lại trêu ngươi, nàng vẫn mãi không quên được vết sẹo trên tay y. Sau đó vợ cả của phụ thân y mất, nàng làm trái ý nguyện của tổ mẫu, gả cho phụ thân của y, chỉ để mỗi ngày có thể trông thấy y, chỉ vậy mà thôi.
Đích nữ Cố Gia ngang ngược càn rỡ, ngu xuẩn lúc trước, sau này lại vì hành động hoang đường nên trở thành trò cười.
Sau khi nàng gả về nhà này, mỗi lần trông thấy Trần Huyền Thanh và Du Vãn Tuyết thân mật, lòng nàng lại đau đớn khôn cùng. Nàng không bao giờ có thể thân mật với Trần Huyền Thanh, không bao giờ được y nhẹ nhàng cúi đầu, nắm lấy tay nàng dưới ánh trời chiều, cũng không bao giờ trông thấy được nụ cười ôn hòa lúc y vẽ khuôn mặt nàng.
Bởi vì ghen ghét, nàng vẫn luôn khắt khe với Du Vãn Tuyết. Vì Cố Cẩm Triêu là Chính kinh bà bà, lúc bà bà dặn dò, Du Vãn Tuyết không thể chống đối.
Du Vãn Tuyết phạm vào lỗi nhỏ nên bị Cẩm Triêu trách phạt, bắt nàng ta quỳ gối niệm kinh phật giữa mùa đông tuyết lạnh, vì thân thể yếu ớt nên dẫn tới sinh non. Cẩm Triêu chỉ giải thích trước mặt Thái phu nhân rằng nàng cũng không biết nàng ta mang bầu, lại do Du Vãn Tuyết đã làm sai trước, phạm sai thì phải chịu phạt. Thái phu nhân cũng không trách cứ nữa, chỉ phân phó Du Vãn Tuyết điều dưỡng thân thể thật tốt, đừng nghĩ nhiều là được.
Dường như từ lúc đó, Trần Huyền Thanh không còn đối xử với nàng như trước nữa.
Sau khi Cẩm Triêu chăm nom việc bếp núc Trần gia, tâm trí nàng đã không còn như mấy năm trước nữa. Vậy mà nàng vẫn không trốn nổi một chữ tình, phàm là Trần Huyền Thanh nói gì làm gì có vẻ hơi quan tâm, nàng đều không nén nổi cõi lòng.
Từ nhỏ Cẩm Triêu đã được tổ mẫu nuôi dưỡng, bởi vậy nàng vẫn to gan lớn mật hơn những cô gái khác, ít bị trói buộc bởi lễ tiết, nhưng phàm là chuyện trái luân lý cương thường, nàng cũng tuyệt đối không dám làm. Huống chi lúc đó nàng cũng hiểu rằng làm sao Trần Huyền Thanh có thể thật lòng với nàng đây?
Nhưng trong lòng nàng vẫn như bị mèo gãi ngứa, lưu luyến Trần Huyền Thanh. Nàng thích thú đề bút viết một phong thư, nhã nhặn từ chối Trần Huyền Thanh.
Sau khi phong thư này rơi vào tay trong tay phu nhân thì nội dung đã hoàn toàn thay đổi, chữ là chữ của nàng, thư là do nàng viết, ngay cả mùi hương trên thư cũng là hương bách hợp nàng vẫn dùng.
Tuy rằng nội dung bức thư không mấy rõ ràng nhưng cũng đủ để ám chỉ tình ý của nàng dành cho Trần Huyền Thanh, Cẩm Triêu xem thư mà trắng bệch cả mặt, những từ ngữ này chỉ cần thay đổi một chút thôi là sẽ biến thành ý khác ngay.
Bắt đầu từ đó, Cố Cẩm Triêu bị đoạt quyền chủ sự, bị Trần Gia tống vào Thiên viện, lúc đó Phụ thân đã không buồn để ý tới nàng nữa, em trai nàng cũng cực kỳ lạnh lùng với nàng. Cả Cố gia mà chẳng có lấy nổi một ai giúp nàng, ai cũng ghét nàng vì nàng khiến cho Cố gia mất mặt, chỉ mong sao nàng chết đi thì càng tốt.
Phụ thân nàng còn nói với di nương rằng nếu Cố Cẩm Triêu là loại người biết lấy làm thẹn thì nên dùng một dải lụa trắng mà treo cổ đi cho rồi, còn quỳ xin được sống làm gì!
Từ đó về sau, cuộc sống của Cố Cẩm Triêu khốn quẫn vô cùng. Nàng nản lòng thoái chí, dần dần tôi luyện nên tính kiên nhẫn trong hoàn cảnh sống mới, sau đó cũng từ từ hiểu ra một vài lí lẽ mà trước đây nàng không hiểu. Yêu hận trong lòng nhiều năm qua cũng đã dần phai nhạt, tình yêu hay gì đó cũng chỉ còn là mây trôi. Nàng không phải con ngốc, chỉ là nàng không nhìn thấu mà thôi.
Nửa năm sau, tổ mẫu của Cố Cẩm Triêu qua đời. Lúc nghe được tin này, nàng đang chiết cành cây sồi xanh trong sân, mũi kéo khẽ khựng lại, suýt cắt đoạn một quả non.
Ngày Tổ mẫu mất đó, nàng khóc lóc thất hồn lạc phách, mất hẳn nguồn sống, trở nên gầy gò nhanh chóng.
Sau này phần vì bệnh nặng, lại thêm dù gì nàng cũng là mẹ đẻ của Thập Tam thiếu gia nên được đối xử tốt hơn chút ít. Trần Huyền Thanh đưa nàng ra khỏi tiểu viện ẩm thấp, để cho nàng sống qua ngày như phu nhân của Trần gia.
Cẩm Triêu ngắm nghía ngón tay của mình, nàng chỉ cảm thấy không còn gì quyến luyến nữa, tất cả những gì nàng yêu thích đều đã tàn lụi, cũng chẳng còn chút hi vọng, sống mà chẳng có chút tinh thần nào. Đếm cẩn thận ra thì năng nay nàng vẫn chưa quá 37.
Trần Huyền Thanh vẫn là trụ cột trong nhà, tuổi càng lớn càng thêm trầm ổn. Lúc y đang ở độ tuổi phong độ nhất của đàn ông thì nàng đã già yếu rồi.
Tháng hai đầu xuân năm trước, Trần Huyền Thanh nạp thϊếp, Cẩm Triêu ngồi chờ thị thϊếp của y thỉnh an, nàng nhìn Du Vãn Tuyết, rồi lại quay sang ngắm thị thϊếp như làn nước trong veo nọ.
Tâm nàng bình lặng như gương.
Gút mắc bao nhiêu năm như vậy, nàng đã sớm nhìn thấu Trần Huyền Thanh. Bởi vậy nàng chỉ gật đầu mỉm cười, tự tay cởi vòng tay trên cổ tay mình ra, tự mình đeo cho thị thϊếp của y, cổ tay Ngọc Nhân Nhi trắng như sương. Y như sợ nàng gây khó dễ cho thị thϊếp của mình, đột nhiên tiến lên một bước rồi dừng lại.
Cẩm Triêu thấy y nhíu mày, đôi mắt đầy vẻ ghét bỏ. Nàng cười thu tay lại, chỉ cảm khái rằng trước đây nàng cũng đẹp như thế, nay dung nhan lại tiều tụy vô cùng, chẳng còn chút nhan sắc nào nữa.
Không cần phải lo lắng sợ sệt, không yêu thì sẽ không còn hận, Cẩm Triêu đã sớm chẳng còn chút cảm xúc mạnh mẽ nào với y nữa rồi.
Thập Diệp lại bước vào, căn phòng quá lạnh, nàng bê chậu than vừa đỏ bước tới. Cẩm Triêu nghe tiếng người xôn xao, bèn hỏi: "Trong phủ có chuyện gì thế, sao lại ồn ào như vậy?"
Thập Diệp đáp: "Thập Tam thiếu gia cưới vợ, là đích nữ của Liễu gia. Thất thiếu gia yêu chiều em trai nên phô trương bày tiệc lớn."
Lân Nhi sắp lấy vợ rồi, Cẩm Triêu nghe vậy hơi thoáng hốt hoảng.
Trần Huyền Lân là đứa con nàng sinh ra vào năm thứ hai nàng tới Trần gia, năm nay 16 tuổi. Từ lúc 6 tuổi nó đã không còn bước vào phòng nàng nữa, nàng cũng chỉ trông thấy nó từ đằng xa những ngày lễ tết, cậu chàng trông rất ưa nhìn, có nét giống cậu nó. Rõ là con của mình, ấy vậy mà lại xa lạ như thế, lại còn xem nàng như kẻ thù.
Người nuôi lớn nó đã dạy nó từ lúc còn nhỏ rằng không được thân cận với mẫu thân. Lúc Lân Nhi còn nhỏ, vì bề bộn việc trong nhà nên Cẩm Triêu giao nó cho Thái phu nhân nuôi dưỡng, bởi thế nên lại càng không mấy thân thiết.
Chậu than ấm áp nhưng Cẩm Triêu lại đột nhiên cảm thấy lạnh, tuy đệm chăn có ấm nhưng nàng vẫn thấy lạnh từ tận trong xương. Cẩm Triêu từ từ nhắm mắt lại, nàng không muốn trách ai cả, không oán than Trần Huyền Thanh điều gì, oán y vô tình ư? Hay oán y tâm cơ thâm trầm đây? Rõ ràng chỉ là nàng si vọng không nhìn thấu hồng trần mà thôi.
Nhưng hôm nay còn gì quan trọng nữa đây, nàng khẽ thϊếp đi, thời gian tích tắc trôi, nàng trải qua những giây phút cuối đời như thế.
Tiếng kèn loa náo nhiệt vẫn vang vọng, len vào cả giấc mộng của nàng, biến thành cảnh tượng trong giấc mộng kia.
"Không lạc bước vào tình thì nào phải ai oán.
Là ta tự mơ giấc mộng đẹp, chỉ mong sao như đôi lữ quyến thần tiên.
Mối lương duyên thiêu đốt tuổi thanh xuân, ta chìm vào tình nào có ai thấu.
Ta e lệ, muốn hoa theo mạch nước ngầm trong giấc mộng.
Mối thiên duyên trong lòng có ai hay.
Chìm sắc thuốc, lúc cuối đời chỉ viết than với trời." (*)
(*)Lời bài hát trích Mẫu Đơn Đình