Đứa Trẻ Xấu Xí

Chương 1

1.

Khi còn trẻ, mẹ tôi là người đẹp nổi tiếng khắp làng trên xóm dưới. Bố tôi cũng là một người đẹp trai tuấn tú.

Anh trai và chị gái tôi là đôi long phượng thai. Lúc sinh ra đẹp đến mức chấn động cả bệnh viện.

Vì vậy, khi mẹ lỡ mang thai tôi, mọi người đều khuyên mẹ tôi giữ thai lại.

“Hai đứa con lớn đẹp thế kia, đứa bé này chắc chắn không kém.”

Nhưng mà, tôi làm mọi người thất vọng rồi.

Gương mặt, ngoại hình, làn da của tôi hoàn hảo tránh hết những ưu điểm của bố mẹ tôi.

Tôi là người xấu xí nhất trong gia đình.

Trẻ con không hiểu việc che giấu những điều mình thích hoặc không thích. Khi còn bé, bọn trẻ con trong họ đều không thích chơi với tôi.

Đối với cha mẹ, họ tự xưng mình được học hành tử tế, không thiên vị bất kỳ đứa con nào vì ngoại hình của chúng.

Nhưng khi ra ngoài đi dạo, mẹ luôn luôn đi song song với chị tôi. Nếu tôi chủ động nắm tay bà, bà sẽ không quát ngừng lại ngay, nhưng vài phút sau sẽ như lơ đễnh mà gạt tay tôi ra.

Thậm chí việc học hành dường như anh chị tôi cũng có phần trội hơn.

Dương Cẩn và Dương Du không cần mất quá nhiều công sức đã vào 985*.

Tôi thì lại không vào được lớp chuyên của trường cấp 3.

Trong bữa tiệc mừng anh chị nhập học đại học, bố tôi say khướt, thở dài trước mặt mọi người: “Nếu chỉ sinh Tiểu Cẩn và Tiểu Du thì tốt rồi, đáng tiếc lại còn có Tiểu Kha.” Họ hàng có mặt đều sôi nổi tán thành.

Tôi như đứng đống lửa như ngồi đống than. Hiện giờ tôi đã quên, năm đó tôi mới 13 tuổi đã ứng phó thế nào cho qua bữa tiệc đó.

Sau đó bố biết mình lỡ lời, thành thật xin lỗi tôi. “Bố nói lỡ lời. Tiểu Kha đừng để bụng. Bố muốn nói lớp 12 không chỉ khó khăn cho học sinh mà cả phụ huynh. Tiểu Cẩn và Tiểu Du cùng vào đại học, bố không thể thư thả được, còn phải bồi đắp cho con, gánh thì nặng mà đường thì xa!”

Cẩn Du nghĩa gốc đều là ngọc đẹp.

Mà Kha, là loại đá trắng như ngọc.

Mọi người thấy đấy, bố mẹ có văn hóa, ngay cả đặt tên cũng có hàm ý sâu xa.

(Chú thích: Cẩn 瑾 ngọc quý; Du 瑜 ngọc đẹp. Trong hòn ngọc chỗ nào trong suốt đẹp nhất gọi là du, vì thế nên sự vật gì vừa có tốt vừa có xấu gọi là hà du bất yểm 瑕瑜不掩.

Kha 珂: Hòn đá giống như ngọc, còn gọi bạch mã não. Chú thích vậy để biết ngay trong cách đặt tên là thấy sự chênh lệch giữa 3 anh chị em)

Lý do xin lỗi lại càng là “hạ bút thành văn”.

Tôi giả vờ như không bận tâm, “Con biết bố không cố ý.”

… Không phải cố ý, chỉ là nói lời thật lòng thôi.

Khi tôi 15 tuổi, bố mẹ tôi làm kỷ niệm đám cưới bạc, chụp ảnh chân dung gia đình.

Dương Du đăng một bức ảnh lên vòng bạn bè kèm dòng chữ “Một nhà năm người, bốn mùa hạnh phúc.”

Chỉ vài phút đã có mấy chục bình luận.

Tôi ngồi bên cạnh chị, nhìn qua là hiểu ngay.

Bình luận nhiều nhất là, “Cô chú đều rất phong độ!”

Tiếp theo là, “Anh trai cậu đẹp trai quá, còn độc thân không?”

Còn có người nói: “Em gái cậu là con nuôi à? Không phải phong thái của cả nhà.”

“Trước kia cậu nói em gái cậu xấu, mọi người còn tưởng cậu khiêm tốn, hóa ra là không phải khiêm tốn.”

Trong studio, bố mẹ vẫn đang thảo luận với Dương Cẩn xem có nên đổi bối cảnh chụp một bộ nữa không.

Khóe mắt tôi thấy Dương Du bĩu môi, chặn người bình luận kia. Nhưng chị quay đầu, bắt gặp ánh mắt tôi, không nói gì. Có điều hình như đúng là chị không cần giải thích bất kỳ điều gì.

Thực tế chấp nhận em gái chị khó coi, nó hiển nhiên như “trái đất tròn”. Vì chuyện này mà cãi nhau với người khác cơ bản là phí thời gian.

Nhưng sâu trong lòng… tôi vẫn thấy hụt hẫng. Dù là, chị có thể nói đỡ cho tôi một câu gì chứ?

Năm tôi học 12, Dương Cẩn dẫn bạn gái về nhà gặp bố mẹ. Thậm chí không ai nghĩ đến việc thông báo với tôi.

Khi đó tôi ở trong trường, vì bị bệnh nên về nhà sớm hơn. Tình cờ gặp chị dâu tương lai Tô Duyệt đến nhà làm khách. Có thể thấy Tô Duyệt rất ngạc nhiên.

Chị ấy nhéo Dương Cẩn. “Bình thường anh cứ em gái dài em gái ngắn mà không nói rõ là anh có hai người em gái.”

2.

Dương Cẩn lập tức giải thích.

“Trường Dương Kha quản lý nghiêm ngặt, mấy tháng mới về nhà một lần. Lần này sợ ảnh hưởng việc học của nó nên mới không gọi về.”

Mẹ tôi cười nói: “Vậy mà vẫn gặp được, có thể thấy Tiểu Kha với Duyệt Duyệt có duyên với nhau.”

Câu nói “mẹ, con đau bụng” tôi lặng lẽ nuốt xuống. Tôi đành vác khuôn mặt tiều tụy sưng vù ngồi bên cạnh Dương Du trang điểm đẹp đẽ. Cho dù không có gương tôi cũng biết sự tương phản cực kỳ thảm thiết.

Nhân lúc Tô Duyệt đi toilet, tôi thì thào với mẹ, “Mẹ, con đau bụng hai ngày nay rồi, mẹ có thể đi cùng con đến bệnh viện không…”

Mẹ trừng mắt liếc tôi. “Bệnh cũng không biết lựa lúc, bạn gái anh con đến nhà là chuyện lớn thế nào, ai rảnh mà đưa con đi bệnh viện!”

Tôi cắn môi, “Hay là cho con về phòng nằm cũng được.”

“Đừng mất lịch sự, muốn người ta nghĩ là nhà ta không có giáo dục sao?”

Tô Duyệt là bạn cùng trường với Dương Cẩn. Tuy không đẹp bằng Dương Du nhưng xuất thân từ gia đình danh giá, hiểu chuyện thông minh, vì vậy bố mẹ tôi hết lời khen ngợi chị ấy.

Cuối cùng bữa tiệc cũng kết thúc.

Dương Cẩn tiễn Tô Duyệt ra ngoài.

Dương Du bắt đầu xem những món quà mà Tô Duyệt mang đến.

Bố mẹ tôi bàn tán sôi nổi về việc quê của Tô Duyệt cách xa chúng tôi hàng ngàn dặm liệu có phải là vấn đề hay không.

Dường như không ai nhớ tôi đã nói mình khó chịu.

Dương Cẩn quay về. Anh vừa chở Tô Duyệt về nhà, vừa định cởϊ áσ khoác thì nhìn tôi, cau mày: “Dương Kha, có cần anh chở em đi bệnh viện không?”

Lời nói vậy nhưng tay lại ném chìa khóa xe vào giỏ đựng đồ, bắt đầu thay giày. Hiển nhiên là không định ra ngoài nữa.

Tôi xoa bụng. Cảm giác đau đớn đã chết lặng, tựa như không cần mất công đi bệnh viện.

Tuy tôi nhớ rất rõ trước đây Dương Du đau bụng kinh, mẹ đưa chị đi khám ở tất cả phòng khám đông y trong thành phố này. Dương Du sợ đắng không chịu uống thuốc, mẹ kiên nhẫn dỗ dành chị: “Ngoan, thân thể là của con, điều trị tốt thì cả đời không thấy khó chịu.”

Nếu mẹ đối với tôi bằng một nửa phần Dương Du thì có lẽ tôi đã được chẩn đoán viêm ruột thừa sớm hơn, không cần phẫu thuật.

Tô Duyệt nghe nói tôi ốm thì đến thăm. Chị rất chu đáo, tặng tôi một món quà bổ sung cho lần gặp mặt.

Dưới ánh nhìn chăm chú của chị, Dương Cẩn ngượng ngùng cười với tôi: “Việc này tại anh, cứ gọi chung em và Dương Du đều là em gái nên Tô Duyệt hiểu lầm anh chỉ có một người em.”

Lòng tôi biết rõ, chỉ sợ Dương Cẩn chưa từng nhắc tới tôi. Mà cả nhà cũng không chủ động sửa sự hiểu lầm của Tô Duyệt, càng chứng minh điều đó.

Tuy tôi là một người vô hình trong nhà, nhưng món quà Tô Duyệt tặng tôi là đã tốn tâm tư. Nó là một bộ kem dưỡng da trừ mụn. Chỉ có điều nó là một nhãn hiệu nội địa không nổi tiếng.

Tô Duyệt ân cần nói: “Chị thấy em bị mụn nhiều. Nhãn hiệu này là em hàng xóm giới thiệu cho chị, em đừng thấy bao bì nó xấu xí mà chê, nhưng chị dùng thử thấy tốt.”

Dương Cẩn xì một tiếng: “Em thích làm những chuyện lạ lùng, nó học 12 rồi, đừng làm nó phân tâm.”

Tô Duyệt không đồng tình: “Mỗi ngày mất 5 phút rửa mặt thoa kem là làm phân tâm sao? Trị hết mụn thì tâm trạng tốt, học hành hiệu quả hơn.”

Có lẽ do thể trạng nên Dương Du da mịn màng như ngọc, mà trên trán tôi quanh năm nổi mụn. Tôi phải để mái thật dày che đi. Món quà của Tô Duyệt tuy không được “truyền thống” nhưng lại là thứ tôi cần. Tôi chân thành cảm ơn chị ấy.

Tô Duyệt chăm sóc tôi rất đặc biệt làm Dương Du suy tư. Dù gì thì từ nhỏ đến lớn, chị ta mới là công chúa hưởng hết sự chú ý của mọi người. Tuy nhiên sau khi biết được giá cả bộ kem dưỡng kia thì Dương Du chỉ trào phúng một câu.

“Đồ 200 đồng mà Dương Kha mày cũng dám bôi lên mặt? Không phải nói Tô Duyệt là tiểu thư nhà giàu sao? Đồ rẻ tiền vậy mà chị ta cũng đưa được.”

Tôi cẩn thận nhận lại chai kem từ tay Dương Du. Tôi thầm nghĩ, ít nhất Tô Duyệt quan tâm tôi hơn người làm chị như chị ta.

Bộ kem dưỡng da này tuy rẻ nhưng tốt. Kiên trì sử dụng hai tháng, các nốt mụn khép miệng hoàn toàn.

Lần đầu tiên tôi cắt mái xéo, để lộ trán và lông mày. Tuy rằng đường nét gương mặt tôi vẫn khuyết điểm đủ đường, nhưng ít ra tôi dám mỉm cười với mọi người.

3.

Mẹ tôi là huấn luyện viên nghi thức kinh doanh. Bình thường Dương Du đổi màu má hồng mẹ còn có thể nhận ra, hai mẹ con còn thảo luận về cách trang điểm. Nhưng tôi cắt tóc mái ba ngày không ai chú ý.

Tôi vẫn còn ôm tâm lý hy vọng, chủ động hỏi: “Mẹ, mẹ nhìn con có gì khác không?”

Sau đó bị đẩy ra. Mẹ bực bội: “Tìm công việc cho chị con chưa ra, mẹ còn đang rầu rĩ nghĩ cách, con đừng chộn rộn.”

Dương Cẩn học kinh doanh, sau khi tốt nghiệp thì về giúp công ty ở nhà. Dương Du học phát thanh và dẫn chương trình. Sau khi tốt nghiệp thì trượt kỳ thi công chức làm biên tập. Đến công ty thì không cam lòng. Mẹ nhờ đủ các mối quan hệ để giúp tìm công việc ở đài truyền hình.

Tôi lập tức mất đi tâm trạng muốn chia sẻ bản thân với gia đình. Từ đó về sau, gần như tôi không còn chủ động nói với họ bất cứ điều gì.

Ngay cả điểm nguyện vọng một nguyện vọng hai, họ không hỏi, tôi sẽ không nói.

Có lẽ số tôi may. Kỳ thi đại học tôi phát huy vượt xa người thường, đậu một trường đại học danh tiếng. Khách quan mà nói là tốt hơn cả trường của Dương Cẩn Dương Du.

Tiệc mừng khi nhập học đại học là việc đáng ăn mừng ở chỗ chúng tôi. Hầu hết gia đình sẽ tổ chức tiệc mời họ hàng, bạn bè thân thích đến chung vui. Tôi cho rằng sau khi học hành chăm chỉ suốt 12 năm, ít nhất tôi cũng xứng đáng có được bữa tiệc mừng nhập học.

Nhưng mẹ tôi lúng túng thương lượng với tôi.

“Tiểu Kha, hay là chúng ta không làm.”

Vì sao?

“Tiểu Du tốt nghiệp một năm chưa tìm được việc làm. Chúng ta làm tiệc thì họ hàng đều đến, hỏi chuyện đó sợ Tiểu Du mất mặt, chắc hẳn tâm trạng còn tệ hơn. Con thông cảm cho chị con đi.”

Tôi im lặng thật lâu, không nói gì.

Tôi hiểu cho chị, vậy chị có hiểu cho tôi không?

Kỳ nghỉ hè này tưởng chừng như sung sướиɠ vui vẻ, lại bị một bóng đen bao trùm.

Tôi thường xuyên tham gia những bữa tiệc mừng nhập học của bạn bè, khi bạn bè hỏi, tôi nói dối bố mẹ còn đang chọn ngày. Gần cuối tháng 8, không thể trì hoãn được nữa. Tôi rầu rĩ không biết nên lấp liếʍ thế nào.

Đột nhiên một hôm mẹ nói, bà quyết định tổ chức tiệc mừng nhập học cho tôi.

Tôi mừng như điên, đồng thời cũng rất tò mò. Không phải nói vì lo cho tâm trạng của chị mà không thể làm tiệc mừng cho tôi sao?

“Chị con tìm được công việc tốt, con bé không cần lo bị người ta đàm tiếu.”

Lúc này tôi mới biết mẹ tốn bao công sức để nhét Dương Du vào đài truyền hình.

Nhưng mặc kệ thế nào, có thể tổ chức tiệc mừng là tốt rồi.

Tôi không có được mấy bộ quần áo phù hợp, ngược lại Dương Du vì học dẫn chương trình nên có rất nhiều váy dạ hội.

Mẹ muốn tôi mượn quần áo cũ của chị để mặc nhưng tôi bướng bỉnh, phải bỏ tiền mua một bộ váy mới. Cuối cùng năn nỉ ỉ ôi, tôi được mua một chiếc váy trắng suông.

Về đến nhà lại thấy Dương Du mặc chiếc váy đuôi cá cúp ngực đang chụp ảnh tự sướиɠ trước gương. Chị nắm phần eo của váy, nhận xét: “Còn được, không cần bóp eo. Ngày mai mặc cái này.”

Chiếc váy rực rỡ quyến rũ, tôn lên vóc dáng trước cong sau vểnh hoàn mỹ của chị.

Từ trước đến nay, trước người chị tỏa hào quang rực rỡ này, tôi luôn thua kém. Nhưng giờ phút này, tự ti lên đến đỉnh điểm. Tôi siết chặt túi quần áo trong tay, tựa như có thể giữ lại tôn nghiêm cuối cùng của mình.

Tôi thử thăm dò hỏi: “Chị, em muốn nhờ chị một việc. Ngày mai chị có thể đừng mặc bộ này không?”

“Tại sao?”

Dưới ánh mắt sắc bén của Dương Du, tôi cắn răng nói: “Có phần giọng khách át giọng chủ, chị mặc như vầy mọi người đều nhìn chị. Nhưng mà đây là tiệc nhập học của em…”

Tôi càng nói càng không tự tin, giống đứa trẻ phạm lỗi.

Dương Du bật cười. Sau đó chị duyên dáng lấy ngón tay trỏ quệt nước mắt vì cười quá nhiều, chậm rãi bước tới, đẩy vai tôi đứng trước tủ quần áo của chị. Chỉ vào dãy váy đủ màu sắc, chị nói: “Không phải muốn tao thay quần áo sao? Quần áo của tao ở đây cả, mày tùy tiện chọn.”

Từ khi chị không có việc làm ở nhà thì tính tình trở nên quái đản, không ai dám chọc tới chị, vì nếu chọc đến chị thì chắc chắn chị trả lại gấp đôi. Chị ấy lại miệng lưỡi sắc sảo nhạy bén, có thể đâm người ta khó chịu.

Tôi sợ chị giận nên nói nhanh: “Chị, chị không đổi cũng được…”

“Đổi chứ, sao lại không đổi.” Dương Du lấy giọng điệu chuyện ‘đương nhiên’, khinh thường nói: “Có điều, tao phải nói thế này… cho dù tao mặc cái gì, mọi người đều chỉ biết nhìn tao. Dương Kha, mày tin không, cho dù tao mặc cái áo rách thì mọi người cũng chỉ nhìn tao mà không phải mày.”