Bà Cháu Cửu

Chương 37: Quãng đời tuyệt vọng của Lân

Tên Lân mất u, chẳng còn có thầy u nuôi dỗ nữa, hắn lại lao vào rượu, mặc sự khuyên ngăn của vợ. Nhà của Đán thi thoảng lại nghe tiếng vọng của tên Lân chửi bới vợ:

- U nó không mua chai rượu nào hả? Đi chợ suốt bao nhiêu năm, nói chuyện nhiều như thế, mà còn không biết đường hỏi hàng rượu ả đâu!

- Mình ơi, mình nghiện lắm rồi, tôi xin mình..ôi tôi xin mình..tha cho tôiiii! - Ả vợ đáng thương cúi xuống chắp tay xin ông chồng nát rượu. Đầu tóc ả bù xù đang bế đứa con gái con măng sữa trong lòng.

Nhưng Lân mặc kệ. Hắn vả cho ả vợ một cái tát, hắn thét lên:

- Từ sau, mày không mua được thứ gì cho tao uống, nhất quyết tao cắt luõi mày cho mày khỏi nói chuyện nhiều rầy tao, rồi đốt cả nhà này, tao tự đi lái buôn, thuê nhà khác ở đấy! Mày chẳng còn nơi nương tựa đâu! Con gái mày, tao mặc xác! Cái cô vợ thằng cha Đán hay đi mua đồ tử tế cho chồng mình, thế mà mày không học tập được vợ chồng chúng nó được một chút hả?

Trúc nằm trong nhà nghe thấy thế, cô khóc nấc với thầy u và chồng:

- Thầy u ơi! Thế thì bao nhiêu lâu nay con đi chợ mua cho anh Đán cái gì, có phải rượu không? Thế ra anh Lân còn kiếm cớ học tập nhà mình để đánh đập vợ thế ư?

- Mình ơi! – Đán sốt ruột – Nằm ngủ ngay đi, mình còn đứa con chưa sanh nữa kìa! Đóng hết cửa lại là không nghe thấy tiếng anh Lân quát mắng đâu. Chuyện nhà người ta thỉ đừng can thiệp. Tôi sợ mình bị anh Lân đương lúc say rượu thì đánh, khổ lắm!

Lại hôm khác, lúc đó, trời chuyển đông, thế mà tên Lân lồm cồm bò dậy sớm. Hình như vợ chồng hắn đã giao con gái cho Đán hoặc người hàng xóm nào đó nuôi hộ vài tháng. Chẳng con tiếng quấy khóc trẻ con, cái nôi tre cũng vứt lăn lóc trong nhà, tên Lân cảm thấy thoái mái lắm.

Vợ hắn cũng giật mình thức giấc. Ả thì thào hỏi nhỏ:

- Thầy nó! Thầy nó dậy sớm định đi đâu thế hả?

Lân quắc mắt, hắn gạt phăng tay ả vợ ra, nhe hàm răng nanh đáp một cách lạnh lùng:

- Đi chợ, sang bên nhà mụ Thủa nấu rượu, gã con giai mũ cũng bán rượu mà tôi hay mua ấy...

- Kìa! Thầy nó bị điên à? - Ả vợ Lân tức điên thét lên – Lại rượu chè! Tôi cũng phải lạy với thầy nó mấy phát đấy! Làm ơn đi, tôi biết, mình bị điên thật rồi! Không đi lái buôn à, suốt ngày rượu chè ấy, cũng phải có tiền nuôi cho con Hậu nên thân cơ chứ! Khổ quá, cứ đằng gửi con Hậu cho cậu Bính cậu Thành lại nên chuyện, mấy cậu ấy đương cũng nát rượu như mình đấy! Không có tiền, nuôi làm sao con Hậu, để nó chết đói nhà người ta, hay là để nó quấy khóc nhà người ta mãi à? Ra vườn vác cái thuyền đi lái buôn vừa mới mua đi giùm tôi nhờ!

Lân túc lắm. Hắn xô cái võng, rồi đến cái ghế ngã xuống, âm thạn đồ đạc va chạm đến đau cả lòng người đang chúng kiến hay đang đọc truyện này. Hắn thét lớn với ả vợ, chủi vào tai ả xa xả những câu sau:

- Á à! U nó quá đáng, quá đáng lắm rồi đấy nhá! Phải, tôi nói là u nó vô cùng quá đáng! Người ta đi lái buôn bao năm tháng mệt nhoài, giờ cũng phải cho người ta nghỉ ngơi chứ, mà tang u mới được vài tháng cũng mệt chớ bộ! Không cho người ta đi à! Thế thì chỉ ru rú trong nhà bếp núc mãi, rồi sáng mới vác mặt ra cái chợ đông đảo kia sao? Giỏi lắm! Đã hôi mồm rồi, ông này đi uống rượu cũng không nên thân được yên đâu!

- Này thầy nó! Thầy nó mà uống rượu là hôi mồm cho coi, biết chưa! - Ả vợ Lân khóc thét, đầu ả bàng hoàng, tóc rối bời. Ả đang định dựng lại cái võng cho đàng hoàng, thì Lân lại thét lớn:

- Thôi, dựng với chả xây! Im mồm đi! Cái thói hôi mồm của mày là mày truyền sang tao, có biết chửa? Tao mà vác mày đi lái buôn thêm bao nhiêu lần chăng nữa, thì bấy nhiêu lần ấy, tao mất mặt trước khách khứa, trước mụ Thủa! Câm mồm! Tao đi đây! Hôm nay không về đâu, tự nấu cháo ăn đi, đồ quá đáng, hôi mồm!

Chuyện gia đình nhà Lân cứ tiếp diễn như thế, cho tới khi đến mức nghiêm trọng: Ả vợ Lân quá đau khổ vì bao biến cố, nào là bị thầy u đuổi, mẹ chồng mất, còn phải tự nuôi con gái một mình. Mỗi khi chồng ả lại mua rượu về, ả cũng bắt đầu mó đến rượu uống theo. Nhiều lần, Lân phải phát sốt vì ả, hắn còn thét lên giãy nãy:

- U nó! U nó quên là rượu tôi mua về, một mình tôi uống đó hả? Sao u nó còn uống theo tôi, không biết chừa lại cho tôi vài chai hả?

- Nếu thầy nó còn uống bao nhiêu... - Ả ta ngước bộ mặt say xỉn lên đáp – thì tôi uống chừng rượu đó bấy nhiêu. Thầy nó mà không chịu cai rượu, tôi sẽ vác con Hậu đi chốn xa đấy!

- Được! – Lân gật đầu thách thức – Để xem, hai u con chúng mày đi xa được bao nhiêu! Không có tôi đây, cái trụ cột của nhà này nè, thì bây giờ u con chúng mày còn sống nữa không hả?

Nhưng tên Lân rất hốt hoảng trong một lần, khi hắn vừa đi lái buôn về, hắn nhìn thấy ả vợ hắn khóc thét, la ó không ngủ được. Ả ta cũng đang say, lại đánh mắng cả con Hậu nữa chứ! Lân giận đỏ mặt. Không ngờ, hắn lại chợt nhận ra là đã có nhiều lần say xỉn là hắn lại như thế. Hắn im lặng vào nhà, không nói gì cả. Hắn cảm thấy hối hận. Ả vợ hắn biết mình đã làm ra trò tày trời như thế, từ đó, ả không dám mó đến rượu nữa. Nhưng hắn vẫn chưa bỏ tật. Dù hắn chỉ uống rượu ít hơn, nhưng cũng không tránh khỏi gây phiền toái cho cả vợ con hắn và vợ chồng nhà Đán nữa. Gần đây hắn cũng nghe thấy rằng hai tên nát rượu Ung và Hên hắn hay quen mỗi khi đi lái buôn, chúng đã chuyển đi ra chỗ nào không hay (có lẽ vì sống khổ quá) và chúng sống chết thế nào giờ người làng chả ai hay biết. Tên Lân không còn bị coi là người nát rượu nhất cái làng này nữa, nhưng hắn bối rối chẳng biết thế nào để cho trị hết gốc rễ tật của mình. Ả vợ Lân khi rảnh có mời cả thầy lang đến chữa chạy, nhưng kì thực vẫn chẳng ăn thua. Lân chỉ chép miệng nói:

- Đấy, u nó mời thầy lang về thì làm được cái đếch gì nào! Thôi, tự chăm con Hậu với lại lo cho thân mình đi, thân của tên Lân này thì tên Lận này tự lo nấy, nhá!

Rồi nghe đồn khoảng hơn chục rưỡi năm sau, cái lão Lân bị bệnh nặng và chết vì rượu. Trước khi chết, lão còn cảm thấy hối hận lắm cơ cái thời trẻ nát rượu đã hành hạ lão khổ sở đến cuối đời, và tự tay viết tấm di chúc dài dòng lê thê để lại cho vợ con lão. Còn một mình bà mụ Lân than thở với con gái chỉn chu lại cho cái bàn thờ. Cũng đương lúc cái làng ấy, có danh tiếng của một người vang dội khắp cả làng:

- Hoan nghênh những đô vật giỏi nhất tỉnh ta!

Cờ trong chùa treo lên bay phấp phới trong gió, trong ánh mắt của muôn dân làng nhìn lên...

(Còn tiếp)