Cả làng hôm ấy vui nhộn nhịp chẳng khác gì ngày tết cả. Căn nhà rơm mà trước đây chẳng ai để ý, nay đã nhiều người xúm đến để chúc mừng.
Cô Trúc mặc áo dài đỏ vào nhà tiếp mọi người, còn Đán bận chiếc áo dài màu xanh, anh thuê một thợ vẽ giỏi nhất nước Đại Nam được chàng thanh niên Quý và ông bà thầy lang Vương giới thiệu. Ông ta lặn lội đến cái làng, theo ông ta là không có địa chủ này để chúc mừng cho Đán. Trong lúc chuẩn bị tiếp khách, Đán bảo ông ta:
- Ông ơi! Bà cụ u nuôi tôi ngồi dãy kia trong nhà, ông vẽ chân dung cho cụ ấy được không?
- Tất nhiên rồi anh Đán ạ!
Người thợ vẽ đó đã tìm thấy người đàn bà mà Đán chỉ. Đó là bà cụ mặc chiếc áo màu nâu không hề bị sờn rách (bà cụ đã cố gắng mặc bồ áo đẹp nhất của mình để mừng ngày cưới của con giai nuôi), đôi dép bình thường (do vợ chồng Lân cố gắng mua hộ bà cụ). Nom bà cụ không phải là người khá giả và cõ lẽ cũng chịu cảnh thiếu thốn.
- Cụ ơi! Chú rể bảo tôi vẽ chân dung cho cụ đấy ạ! Cụ ngồi yên nhé! Cụ ngồi xoay đi một chút là tôi không vẽ được cho cụ đâu!
- Thế à? Vậy thì ông cứ tự nhiên! – Bà cụ đáp.
Một hồi lâu, người thợ vẽ cho bà cụ và Đán xem thử bức tranh.
- Ông vẽ tỉ mỉ thật đấy, chi tiết nào cũng được vẽ kĩ lưỡng! Nét đậm nét nhạt rõ ràng! – Đán tỏ vẻ khen ngợi, coi như anh cũng am hiểu về nghệ thuật vậy.
Thằng Cửu – mặc áo dài nâu tò mò chạy lại xem. Nó đã nhận ra ngay là bà nó. Nó thốt lên:
- Ông thợ vẽ ơi! Cám ơn ông vẽ chân dung cho bà cháu nhé!
- Cháu bé ngoan! – Ông thợ vẽ khẽ xoa đầu thằng Cửu – Cháu có muốn ông vẽ chân dung cháu không?
Cửu từ chối ngay:
- Thôi ông ạ, ông vẽ chân dung cho bà cháu là được! Cháu chào ông ạ! Đừng để cho chú Đán ấy trả thêm tiền nha ông, cháu còn phải đi học Vật nữa cơ chứ!
Rồi nó chạy tít đến chỗ khách khứa đông đúc. Nhìn ở đâu trông thấy bóng dáng lão phú ông đi qua xem. Rồi có cả hai kẻ say rượu Ung và Hên, hôm nay hai gã đã ăn mặc chỉnh tề và đẹp hơn (chắc là do áo đẹp của một trong đám côn đồ ấy). Nghe cái tin sắp có đám cưới, hai gã đã mua áo dài để mặc rồi. Trong đám khách đông đúc, Ung nói bô bô:
- Các quý ông quý bà! Cụng ly uống rượu nhiều vào nhé để mừng cho hai bên gia đình trai gái đi!
Bất ngờ thay, lão phú ông từ bên ngoài lôi cổ ngay tên Ung ra. Lão quát với hắn:
- Thế hả? Nếu mà mày uống say rượu quá quấy rầy khách khứa thì mất mặt cả đôi bên bây giờ đấy! Tốt nhất là chúc mừng rồi đi luôn đi! Một thằng say rượu như mày chỉ tổ quấy rầy người ta thôi!
Tên Hên cũng khó chịu, thế là hắn cũng rời đi. Bớt được mấy người khách đó, không khí lễ cưới lại càng sôi nổi hơn nữa. Chỉ trừ tên Lân ngồi phía dưới nói thì thầm với ả vợ:
- Mình ạ! Hai anh Ung với Hên chỉ định uống chút rượu thôi, thế mà cái lão phú ông hôi hánlại lôi khách đi làm mất vui đám cưới! Mình xem đấy, chúng ta lấy nhau thì có cần đám cưới đám gả gì đâu cho nó phí tiền của, vật chất ra!
- Đúng rồi mình ạ! - Ả vợ đáp – Giá mà cái lão phú ông thối tha đó đừng có mà đi qua đây thì có phải tốt hơn không! Ngang nhiên làm việc xấu xa trước mặt bao nhiêu khách khứa, rồi cả họ hàng hai bên nữa, tức không thể hiểu nổi! Nếu tôi là mình, chắc tôi cũng đừng dậy đi ra gặp lão ta để căn dặn lão rằng đừng có làm như thế khi đi ăn cỗ cưới người ta nữa! Tôi cũng chẳng thèm dùng bạo lực với lão làm gì cho mệt người kẻo lão lại đến gây sự với nhà ta thì có mà chết dở! Tôi cũng chẳng có sức cãi cọ với cái cô Loan con nhà phú ông ấy đâu, tại mình mà làm cho u với thằng Cửu ra nông nổi thế đấy!
- Thôi đi u nó! – Tên Lân khẽ gắt lên – Người ta đang vui thế kia cơ mà, có trật tự giùm thì im đi!
Thế rồi hai vợ chồng Lân ngồi im lặng một lúc lâu. Thấy ngứa ngáy chân tay, hắn đứng dậy muốn đi khắp xung quanh nhà một lúc. Thình lình, hắn đυ.ng phải mụ bán cá bữa trước hắn đã gặp ngoài chợ. Trông mụ ăn vận áo dài khá sành điệu, không như cái bộ dạng mà người ta thường thấy mụ ở chợ.
- Chị bán cá cũng tới đây đấy à? - Lân cất tiếng nói - Trông ăn mặc khác hẳn so với khi ở ngoài chợ nhỉ!
- À, bác Lân! - Mụ đáp - Chào bác ạ! Nghe tin nhà người ta có đám cưới, em tới dự cho vui. Bộ này là chồng em nó mua cho em đấy bác ạ, nhìn không bị lôi thôi lếch thếch thì cũng được. Chứ ăn vận như ở chợ mà đến chung vui với người ta, em sợ mùi tanh của cá ảnh hướng đến các bác!
- Ừ! - Lân đáp - Mà này, tôi trông chị dạo này cũng béo lên một tí ấy nhở, chắc là bán cá được khấm khá lên rồi phải không? Không khéo lại dư sức... đi nói xấu chuyện nhà người ta ấy chứ!
Mụ bán cá nghe vậy thì tái xanh mặt mày:
- Ối bác Lân ơi! Em nào đâu dám! Từ bữa trước bác cảnh cáo tụi em, em đã chừa được cái tật xấu đấy rồi! Với lại, bác nói như thế ở chốn đông vui như thế này... thì không hay đâu bác ạ!
- Ừ, xin lỗi chị!
Bỗng, có một cậu bé trạc 6 tuổi, người hơi cao lớn, mặt mũi cũng khôi ngô chạy lại chỗ mụ bán cá kêu lên:
- A, u đây rồi! U có thấy thầy dạy vật Ngưu ở đây không ạ?
- Kìa Uông! Sao lại chạy ở chỗ đông người như thế, hả? U chưa thấy ông ấy ở đâu cả, chắc ông ấy tới muộn nên đứng ở ngoài rồi. U con mình ra đấy đi!
Nói rồi, mụ bán cá quay lại nói với Lân:
- Dạ mong bác thông cảm, em dắt thằng nhỏ nhà em đi đây ạ!
Thế rồi khi hai mẹ con mụ đã đi khỏi, Lân nghĩ ngợi:
"Ô, thằng nhỏ nhà mụ ấy chẳng phải vừa mới nhắc đến thầy dạy Vật Ngưu hay sao? Không phải thằng cha Quý giới thiệu ông ta cho thằng Cửu nhà mình theo học sao?"
...
…
Lễ cưới gả nho nhỏ cho Đán thì đã xong xuôi. Mà anh thì không về làng địa chủ ở thật. Anh vẫn ở ngôi làng thân yêu này, là người hàng xóm tốt với bà cháu Cửu. Nhưng vợ chồng Đán vẫn bị vợ chồng tên Lân không cho phép gặp thằng Cửu – một thằng bé, mà Đán đã lỡ coi như là con ruột.
Buồn thay cho ông bà Vương, từ ngày tiễn con gái đi về nhà chồng, hai ông bà ở một mình. Ít bệnh nhân thì đến chữa chạy. Lão phú ông trong làng thì vẫn ra sức đe doạ hai ông bà.Sau cùng, nhà Đán ổn định hơn, Đán trân trọng mời thầy u vợ về nhà mình ở. Tuy nhiên, trước ngày ông bà thầy Vương sắp sửa ra đi, thì lão phú ông làng đấy đến tận nơi và đe doạ:
- Đừng hòng chuyển về nhà thằng con rể là trốn được nợ lão này nhá! Lão có lần mò đến làng thằng Đán để gặp u của tên Lân đánh con lão rồi đấy!
Rồi lão cau có bỏ đi. Ông bà Vương không mấy quan tâm đến lão nữa, vì mối nợ đã giải quyết xong rồi, và ông bà thề với trời đấy rằng sẽ chẳng vay nợ với lão ta nữa cho mệt. Ông bà sẽ tự làm nghề y và kiếm thật nhiều tiền để sống sao cho no đủ, cùng với cả con rể lên rừng kiếm củi nữa.
Từ ngày chuyển về làng mới, ông bà thầy làng Vương hay nói với mọi người:
- Đán là thằng tử tế lắm các bác, các cô, các chú ạ! Nó không bao giờ đòi vợ mua rượu, mà không có hôm nào là không lên rừng chặt củi. Nó ăn ở hiền lành, thế nên chúng tôi mới tin nó như thế đấy!
Đán định dùng tiền kiếm củi phụ thầy u vợ làm một hiệu thuốc chữa bệnh nhà thầy Vương. Anh nói với thầy Vương rằng:
- Thầy ơi! Thế thầy có muốn mở một hiệu thuốc không ạ?
- Có chứ, nhưng mà thầy tưởng con dùng số tiền ấy để cho thằng Cửu đi học vật ấy chứ!
- Bao năm qua con kiếm được số tiền con nhiều hơn thế, thầy ạ – Đán đáp lại cho ông thầy lang Vương yên tâm.
(Còn tiếp)