Bà Cháu Cửu

Chương 13: Bố mẹ nuôi bất đắc dĩ

Lúc thằng Cửu dậy, nó tung chăn lên gọi:

- Bà ơi! Sáng nay ăn cháo đi bà! Cháu đói quá! Bà nướng thêm ca thịt cho cháu nhé?

Tên Lân đáp lại lời nó (bởi hắn đã quen sai việc cho ả vợ hắn từ

đời nào rồi):

- Cháo hả? Mày đói rồi hả? Lớn từng này mà không biết tự đi chợ, rồi nhóm bếp nấu cơm hộ bà sao? Chỉ duy nhất nốt hôm nay thôi đấy! Từ hôm nay, vợ chồng nhà tao nuôi mày.

Cửu sửng sốt. Nó nhìn tên Lân gầy gò, mắt đen sạm hỏi:

- Chú là ai thế? Sao chú vào nhà bà với cháu được?

- Không nhận ra thầy hả? – Tên Lân nói – Từ nay, mày cú việc gọi tau là thầy thôi, con ạ, tau là con giai của bà mày đấy.

- Ơ nhưng thầy ơi! Mai còn phải tự đi chợ, rồi nhóm bếp nấu cơm ạ? – Cửu ngơ ngác.

Ả vợ tên Lân quay sang. Cô ả vừa gánh nước từ giếng đầu làng về, nói:

- Thế thì con ai làm giúp mày hàng ngày? Ngoài bà mày?

- Chú Đán. – Cửu đáp lại lời người đàn bà một cách cộc lốc.

Lân nghe thấy thằng bé ăn nói như thế thì hắn gào lên:

- Mình kìa! Nhìn thằng bé kia kìa! Ăn nói cộc lốc đến ghê chưa? Bộ mày không biết đó là ai hả?

- Người đàn bà ấy con có quen đâu ạ - Cửu thè lưỡi, rồi nó mò tay đến bộ đồ chơi que gỗ. Nhưng Lân giật phăng đi, đi xuống một góc sàn nhà trong sự ngớ ngàng của Cửu. Hắn bảo:

- U mày đấy! Đồ đại ngốc! Chính người đàn bà ấy đã rứt ruột đẻ mày đấy, con ạ!

- Ồ! Thế là con có thầy u thật rồi! – Cửu reo lên phấn khích, rồi nó cúi xuống nhặt lại bộ que gỗ lên giường – U ơi! Ra chơi bộ độ chơi que này với con đi.

Vợ Lân đi tới chỗ thằng bé xem bộ đồ chơi nó chỉ. Rồi ả cười ngất:

- Uối dồi! Trò con nít, u không thèm! U chơi là người ta bảo u là trẻ con bây giờ! U già cả, lớn cả rồi, chỉ có con mới phù hợp thôi! Gỗ á, u cũng còn chẳng thèm, chặt phăng vài cái cây làm gỗ thì u biết rồi, còn nói chuyện làm gì nữa!

Rồi ả quay ngay sang chồng:

- Thầy nó à! Đi nấu cháo cho thằng Cửu ăn ngay đi! Nhìn nó đói chưa kìa! Khϊếp, chính cái miệng đầy mỡ nó còn đòi thêm cả thịt nướng nữa cơ thầy nó ạ!

- Được rồi, nhưng chỉ mỗi ngày hôm nay thôi! – Lân hậm hực đáp, rồi hắn mò xuống bếp ngay.

Hồi lâu lại có tiếng hắn vọng từ trong bếp ra hỏi thằng Cửu đang ngồi cạnh hắn xem hắn nhóm lửa:

- Cửu ơi! Thế cái chú Đán mà mày bảo là hay chăm sóc, nấu cơm cho mày ăn ấy là thằng cha nào thế?

- Cái chú ở nhà đằng kia! – Cửu chỉ tay qua cửa sổ thẳng vào cánh cửa nhà của Đán.

- À à! Hoá ra chú Đán bữa nọ! Thảo nào! Là người tử tế hiền lành thật, nhưng rồi cậu ta sẽ chẳng được bao lâu đâu! – Lân gật đầu. Rồi hắn kêu lên:

- Cháo chín rồi! Bưng ra bát ăn đi u nó ơi!

- Vâng, thầy nó, tôi bê ra liền ngay!

Nhìn vợ chồng Lân làm việc nhà, lòng thằng bé Cửu phấn khởi, vì nó cứ tưởng là đã tìm được cha mẹ ruột của mình, sẽ bớt cô quạnh, và không bị lũ trẻ mấy làng láng giềng chế nhạo là không có cha mẹ nữa. Nó hi vọng bà nó và nó sẽ giàu hơn, hạnh phúc hơn. Nó muốn vẽ nên một gia đình ấm áp, rồi nó sẽ lớn lên trở thành trạng Vật, làm bà nó, vợ chồng Lân và chú Đán thân yêu của nó được tự hào vì nó có tài năng, nó có thể giúp gia đình nó đỡ khổ cực hơn trước. Bà cụ chẳng phải ra sông mò tôm bắt tép hàng ngày nữa, cha Lân cũng chẳng cần phải đi lái buôn, có thể với sức khỏe mạnh mẽ, nó sẽ kiếm được việc làm ổn định cho bà, cha mẹ, chú Đán vui.

Thật không ngờ, dòng đời trôi đi đâu phải lúc nào cứ như là mơ! Cửu chợt phải tỉnh ngộ ra sự thật ấy, khi mấy ngày sau đó, nó theo người chú Đán thân yêu lên rừng chặt củi, và bất ngờ...

*******************************************

- Chú Đán ơi! – Cửu hỏi Đán lúc anh vừa mới đem nó từ rừng chặt củi về - Cháu có thầy u thật rồi, chú ạ?

- Là hai vợ chồng nhà nào thế hở mày! Gặp lại thầy u ruột vui thật đấy! – Đán hỏi thằng bé, rồi anh lại nhớ tới thầy u ruột đã mất của mình.

- Dạ! Thầy con là con trai của bà con! – Cửu trả lời.

Nghe như vậy, Đán giật mình. Anh chợt nghĩ:

“U nuôi của mình không con cháu ruột cơ mà. Sao lại có một người con nào vậy? Chi bằng tối nay qua nhà u nuôi, vì thế nào cũng đem thằng Cửu về nhà mà!”.

Chiều hôm ấy, khi Đán đưa Cửu trở về nhà, anh thấy vợ chồng tên Lân ở trong nhà cũng vừa đi lái buôn về. Lan từ trong nhà nói ra với giọng điệu của kẻ ngày xưa hay say rượu như hắn:

- Chú Đán đấy hả? Con của tôi mà chú còn chăm sóc nó bao nhiêu lâu nữa?

(Còn tiếp)