Bà cụ vừa cõng thằng Cửu từ chợ về. Thằng Cửu đang ngủ say trong làn tre vì ban nãy nghe tiếng chim hót đã làm nó đi vào giấc ngủ. Gió thổi buốt lạnh đến đầu gối. Bà cụ vội đóng cửa, đắp chăn vào người thằng Cửu cho nó ấm. Tuy giá rét lạnh như thế, nhưng lòng bà vui khấp khởi. Vì bà biết được tin từ một cô mụ bán cá nọ:
- Thằng Lân con nhà cụ còn sống đấy! Nó vừa mới về cái làng này!
- Hả? Thằng con giai tôi còn sống hả? Nó về bằng cách nào? Bao năm qua nó sống ra sao? Ôi giời! Quý hóa quá! Con tôi về làng bình an rồi!
Bà cụ thốt lên. Mắt bà trào lệ. Bà tin rằng chuyến nay tên Lân về sẽ ở với mình, không hắt hủi mình như xưa. Tên Lân sẽ nhanh chóng tìm được bà, và có lẽ hắn sẽ ở với bà suốt đời. Hắn sẽ chẳng say rượu làm phiền bà nữa đâu – bà nghĩ thế – vì hắn đã cai rượu rồi.
Đúng sáng sớm hôm sau, thằng Cửu con chưa dậy, bà cụ mới định xuống bếp nấu cháo, thì có tiếng gõ cửa:
- Cộc cộc! U ơi! U ơi!
Bà cụ chạy lại định mở cửa:
- Đán, Đán đấy à con?
- U ơi? Thằng Đán nào! Con giai u đây mà! Với cả nhà con nữa!
Bà cụ mở cửa. Đó là một gã lái buôn cùng cô vợ gã đang bê bao nhiêu đồ đạc. Bà cụ bàng hoàng nhìn một lát rồi kêu lên:
- Trời ơi, Lân! Có phải là con đấy không hả Lân! Đúng là con rồi, con ơi! Thế bao năm qua con ở đâu hả? Sao không về ở với u? – Bà cụ vừa nói vừa khóc – Con quên u rồi sao? Sao con...
Bà cụ nấc nghẹn, nên không thể nói được nữa. Hai vợ chồng tên Lân chỉ biết ôm lấy thân hình bà cụ vỗ về, an ủi.
Khi đã vào nhà với cô vợ, Lân mới đáp:
- Con đánh nhau với một thằng nhà giàu lúc còn say. Không may gây ra thương tích nặng cho nó, thế là tụi nó giải con vào tù suốt 5 năm giời. Lúc ra tù thì không biết đường để mà về nữa, thế nên phải đi thuê nhà, làm nghề lái buôn lấy kế sinh nhai. Còn ả này – Lân chỉ vào mặt cô vợ - ả tên Thoa, ả là vợ của con. Con tự nhặt ả về vì ả bị thầy u đuổi đi không nuôi nữa. Bữa trước, con vớ được hai anh khách nhà ở gần làng mình, thế là nhờ vả hai anh dắt con về tận đây luôn. May quá, u còn khỏe, còn sống, con mừng lắm rồi!
- Dạ, con chào u... - Ả con dâu nói
- Con ơi! - Bà cụ vẫn còn xúc động nói - Con có vợ rồi ư? Mừng quá! Bây giờ, ở với u nghe con! Đừng đi đâu nữa, nhất định phải ở lại với u! U không để con đi nữa! Đừng để u ở một mình với thằng cháu!
- Ơ kìa u này! - Ả con dâu lên tiếng – Bọn con đã có con cái gì đâu mà u bao có cháu chứ! U mê man hay bệnh tật rồi hay sao ấy? Hay là để con gọi thầy lang Bạch?
- Mình à! – Lân chen ngang ả vợ hắn ngay – Để cho u nói đã!
Bà cụ móm mém cười, từ từ đứng dậy chỉ thằng Cửu còn cuộn mình trong chăn:
- Thằng cháu nuôi của u đấy!
- Ra là đứa cháu của mụ! - Ả con dâu kêu lên – Cửu là cháu của u, u không lo cho nó được à? Thế gã chồng của con thì mụ quên rồi hay sao, chỉ nhớ mỗi thằng bé thôi à? Còn mụ không nghĩ đến chuyện vọ chồng tụi con sẽ có con cái sao? Đúng là...
- Giời hỡi, đâu phải con ơi! – Bà cụ khổ sở đáp lại với ả con dâu – U còn nhớ thằng Lân chứ? Mà này! Vợ chồng nhà mày nuôi có nổi thằng Cửu không? Có thể kiếm đủ tiền cho nó đi học hành đàng hoàng không?
- Cái thằng bé con ấy thì nuôi được! – Lân uống một ngụm trà, rồi hắn nói tiếp – Đến lúc mà nó biết học vật ấy, thì e là bọn con nuôi hơi khó…
- Ôi dào! – Cô vợ lại chen lời chồng – Con nghe nói là thằng bé thích ăn thịt nướng. Mà ăn nhiều thì sau này trở thành ông đô vật cho mà xem, đến nỗi tụi con không nuôi nổi nữa rồi! Hay là gửi béng luôn cho ông thầy dạy Vật nuôi đi, để khỏi ngứa mắt những động tác đánh vật bạo lực của nó, hả u?
Cái ả con dâu này quả là khó xử. Chính vì cái tính tình nói nhiều của ả mà chẳng trách tại sao ả bị thầy u đuổi khỏi nhà. Không những thế, thỉnh thoảng khi thấy đoi đói, ả lại vào bệp trộm ăn vụng thứ gì đó. Đến lúc lấy tên Lân thì vẫn còn chưa bỏ được tật xấu. Tật của ả giống cái mụ bán cá ngoài chợ ở đầu chuyện lắm.
Xin được phép dừng lại chốc lát để ví dụ: Mỗi khi đi chợ, khi nghe thấy ai gọi cô ả là “ Chị Lân ơi!” thì ả lại nói chen vào lời của họ đủ điều:
- Ái dà! Bác Thịnh đấy hả? Bác gọi em có việc gì? Cái anh nhà em suốt ngày cứ uống rượu nên lặng thinh, cả ngày chả gọi em đến nửa lời luôn! Thằng con nhà bác ra sao? Bác lại nhờ em trông hộ nó chứ gì? Thôi bác ạ! Em với lại ông nhà sắp lái buôn thêm một chuyến rồi!
Một lần khác đi chợ, khi ả Lân đâm sầm vào cậu chàng Bính – anh chàng ở ngay gần làng ả, ả lại thốt lên đon đả:
- Ô cậu Bính! Ra là hôm nay cậu cũng đi chợ đấy à? Mà sao không thấy cô nhà cậu đi thay thế?
Bính chưa kịp đáp là thầy u vợ giao cho anh công việc “đi chợ” vì vợ anh có việc lên tỉnh, thì ả vợ Lân vội “đáp ngay” thay cho anh:
- Chị ta hay cười nói vui tươi kia à, hôm nay bị ốm, mệt hay sao mà chân không nhúc nhích nổi để ra chợ? Lại chửa ễnh hoặc đẻ nữa à, hay làm sao? Ừ, không đi chợ được thì thôi!
- Chị Lân à! Cổ nhà em đi lên tỉnh chứ chẳng phải chuyện đùa! – Bính cố bình tĩnh đáp.
Ả vợ Lân lại loe cái miệng nói:
- Ờ! Lên tỉnh đấy hả! Coi bộ nhà chú em giàu có nên đi được đường xa đến tận như thế kia đấy! Không sợ nắng hay mưa đấy chứ! Gan thật, cậu mà không lấy cổ là tiếc lắm đấy! Chứ cậu nhát gan cái á, không có cổ che chở, không ai cứu nổi cậu đâu!
Ngừng một lát, ả nói tiếp một tràng dài hơn thế:
- Mà này! Cậu lại đi mua cá của con mụ bán cá thối tha kia nữa đấy! Hay chàng bán rau thanh lịch! Hay gã bán rượu! Ờ, cậu có nghiện rượu đâu nhỉ, ai lại đi mua rượu của gã hôi hám đó!
- Thưa chị Lân, em...em mua cá... của ổng Ba, ông chú em.
- Ổng Ba sao? Hết chuyện rồi! Cậu thiệt là, tôi không tưởng tượng nổi! Cái lão già đó, hay buôn bán cá với ổng nhà tôi đấy! Tôi chả quen còn gì! Nhưng cá ổng bán, tanh lắm, lại khó ngửi, thử hỏi xem ai người ta mà chịu mua cá của lão Ba nào!!!
Rồi cô ả để mặc chàng Bính đứng sững người ở đó mà bỏ đi.
Cái loại đàn bà như vợ của tên Lân ấy thì có thể cố nhiên bà mẹ chồng không chịu được rồi. Thế nhưng bà cụ nói chuyện rôm rả với ả, ra vẻ coi ả như con gái ruột ấy, như người ruột thịt máu mủ đi xa lâu năm về làng ấy. Người đàn bà lớn tuổi sống đơn thân lâu năm với đứa cháu nhỏ, giờ có đứa con dâu, bà cụ lại vui hẳn lên, không thấy cô quạnh như trước nữa.
Một hồi sau, bà cụ vội vàng đi thăm Đán, rồi còn ra sông (có nước nông nên bà cụ không sợ sẩy chân ngã) mò ốc chuẩn bị đi bán.
Lúc thằng Cửu dậy, nó tung chăn lên gọi:
- Bà ơi! Sáng nay ăn cháo đi bà! Cháu đói quá! Bà nướng thêm ca thịt cho cháu nhé?
Tên Lân đáp lại lời nó (bởi hắn đã quen sai việc cho ả vợ hắn từ
đời nào rồi):
- Cháo hả? Mày đói rồi hả? Lớn từng này mà không biết tự đi chợ, rồi nhóm bếp nấu cơm hộ bà sao? Chỉ duy nhất nốt hôm nay thôi đấy! Từ hôm nay, vợ chồng nhà tao nuôi mày.
Cửu sửng sốt. Nó nhìn tên Lân gầy gò, mắt đen sạm hỏi:
- Chú là ai thế? Sao chú vào nhà bà với cháu được?
(Còn tiếp)