Hồng Đức Thịnh Thế - Nguyệt Hạ Mỹ Nhân

Chương 6: Nhập cung

Điện Bảo Quang

Đã khuya rồi điện trong Bảo Quang vẫn sáng rực ánh đèn. Vua Quang Thuận ném bản tấu vừa đọc xong xuống bàn, tức giận mắng: “Hay cho Nguyễn Như Đỗ, Nguyễn Thiện.”

Ngọc thái giám đứng hầu bên cạnh vội cúi gập người: “Bệ hạ bớt giận. Bệ hạ bớt giận. Chuyện quốc gia đại sự quan trọng, long thể của bệ hạ cũng quan trọng, xin bệ hạ đừng vì tức giận mà hại đến thân thể.”

Nhà vua “Hừ” một tiếng, vẫn nhìn bản tấu bực tức.

“Tôi đi lấy trà hạ hỏa cho bệ hạ.”

“Đi đi.”

Năm ngoái thượng thư Lại bộ Nguyễn Như Đỗ và viên quan Lại bộ Nguyễn Thiện đề cử người làm chức Tổng tri vệ Bắc Bình, kẻ được đề cử vô đức vô năng làm việc không thỏa khiến quan lại trong triều bất mãn từ lâu, vài hôm trước còn có người dâng tấu nói Nguyễn Như Đỗ, Nguyễn Thiện “vì lợi ích” mà bất chấp đề cử kẻ bất tài, vua Quang Thuận đang cho người điều tra thì hai viên quan họ Nguyễn lại đồng loạt viết tấu chương xin cho Tổng tri vệ về nghỉ. Hắn muốn giữ người tài không định làm to chuyện, Nguyễn Như Đỗ lại là tam triều nguyên lão không có công lao cũng có khổ lao nhưng hiện tại bá quan văn võ đều lời ra tiếng vào, đúng lúc này hai viên quan Lại bộ cũng dâng tấu khiến hắn muốn trách phạt chỉ riêng kẻ được đề cử kia cũng không được. Vừa phải xoa dịu triều thần, vừa phải cảnh cáo họ Nguyễn hai người không được tái phạm tác trách mà vẫn giữ thể diện họ, hắn đang đau đầu suy nghĩ thì Ngọc thái giám trở về.

“Bệ hạ dùng trà hoa cúc cho giải nhiệt ngủ ngon.” – Ngọc thái giám cẩn thận đặt ly trà lên bàn.

Vua Quang Thuận cầm ly trà lên, hương hoa cúc nhè nhẹ lan tỏa nơi cánh mũi trong giây lát làm đầu óc đang căng thẳng của hắn dịu hẳn đi. Hắn nhắm mắt, thưởng thức mùi hương, nhấp một ngụm trà, để đầu óc thư thái một lát rồi cầm bút phê: “Năm ngoái các ngươi nhận lời thỉnh thác của Đỗ Bất Một, tâu xin cho hắn làm Tổng tri vệ Bắc Bình, rồi lời bàn tán trong triều ầm ỹ, các ngươi lại tâu xin cho Bất Một lấy làm hàm Tổng tri vệ về nghỉ, như vậy thực là gian ngoan quá lắm.”

Hắn viết xong đọc lại lần nữa, tự cảm thấy hài lòng rồi gấp bản tấu lại để sang một bên.

“Chuyện ta dặn làm đến đâu rồi?” – nhà vua tiếp tục uống trà, hỏi Ngọc thái giám.

“Chuyện gì ạ?”

Vua Quang Thuận liếc mắt nhìn viên nội quan.

“Ôi cái đầu này của tôi đúng là chưa già đã lẫn mà.” – Ngọc thái giám lấy tay vỗ trán.

“Tôi đã truyền lại ý bệ hạ cho sử quan, cũng đã chọn vài người đáng tin ở trong cung lâu năm rồi.”

“Ừm, cái đầu chưa già đã lẫn của ngươi vẫn còn hữu dụng đấy, nếu vô dụng thì khỏi cần giữ lại làm gì.”

“Vẫn còn hữu dụng, vẫn còn hữu dụng ạ.” – Ngọc thái giám cười nịnh nọt.

Lê Tư Thành nhớ lại nụ cười đoan trang của Quỳnh lúc nàng nói muốn làm Minh phi, hắn biết là nàng giả vờ nhưng vẫn không khỏi xao xuyến. Trước đây vào sinh nhật Tuyên Từ thái hậu hằng năm hay các dịp yến tiệc nội cung có người nhà văn võ bá quan tham gia, hắn đã không ít lần thấy Quỳnh mặc quần áo nữ nhân trang điểm xinh đẹp, nhưng hôm nay nàng lại có gì đó rất khác. Nếu là trước đây, Quỳnh không thích thì sẽ tỏ thái độ ra mặt, đừng nói đến cười, nhìn nàng cũng buồn liếc mắt. Nhưng hôm nay nàng từ đầu đến cuối luôn cố gắng lễ mạo thục nữ, có cảm giác như trưởng thành chỉ sau một đêm vậy. Hắn nhìn nàng lớn lên, chỉ là từ khi lên ngôi không có cơ hội gặp nàng thường xuyên nữa, nhưng lần gần đây nhất gặp nhau là lúc Như Khanh qua đời, mới có hai tháng ngắn ngủi mà nàng đã thay đổi nhiều đến vậy. Thiếu nữ đến tuổi xuân thì tựa đóa hoa hàm tiếu, nàng vốn đã xinh đẹp nay lại thêm phần dịu dàng, đoan trang càng khiến hắn không thể rời mắt. Hắn thích nhất là nụ cười vui vẻ hồn nhiên vô tư của nàng, nhưng nụ cười mang nét trưởng thành thuần thục hôm nay lại khiến hắn bất ngờ, cũng khiến hắn càng muốn chìm đắm. Nghĩ đến việc chỉ vài ngày nữa nàng sẽ nhập cung, trong lòng hắn vui vẻ phấn chấn lạ thường.

Trà hoa cúc thanh mát, trôi xuống họng vừa ngọt vừa ấm.

“Trong cung còn rượu Kim Cúc* không?”

“Rượu Kim Cúc… tôi cũng không rõ, nếu bệ hạ muốn uống thì mai tôi đi hỏi ngự thiện phòng.”

“Ừ.”

“Rượu Kim Cúc thì không biết còn không nhưng rượu Hoàng Mai* thì chắc chắn là còn. Bệ hạ có muốn dùng rượu Hoàng Mai không?”

“Lấy Kim Cúc đi.”

“Giờ cũng không phải mùa cúc, nếu trong cung không có tìm bên ngoài có thể phải mất vài ngày, nếu có thì cũng là rượu cũ đấy ạ.”

“Ngươi đi kiếm đi, tốt nhất là có trước ngày các tú nữ nhập cung.”

Thì ra cũng lại vì nàng ta, Ngọc thái giám trong đầu nghĩ vậy nhưng ngoài miệng chỉ đáp “Vâng”.

Nhà vua cầm tấu chương lên tiếp tục xem.

“Bệ hạ…”

“Sao?”

“Ừm… đã một tuần** người không nghỉ lại hậu cung rồi ạ.”

“Thái hậu bảo ngươi nhắc nhở trẫm à?”

“Nào đâu chỉ có thái hậu ạ.” –Ngọc thái giám mặt nhăn mày nhó.

Nếu chỉ một mình thái hậu còn đỡ, đằng này người của các cung ngày nào cũng năm lần bảy lượt chạy đến, người thì hỏi thẳng kẻ thì bóng gió thăm dò, chút lợi lộc có được chẳng bù nổi phiền toái họ mang lại.

Ngọc thái giám không thấy Vua Quang Thuận nói gì thì vừa mừng vừa lo. Mừng là không bị trách phạt, bình thường nếu Vua Quang Thuận đang xử lý chính sự mà có kẻ dám làm phiền thì kiểu gì cũng bị phạt nặng. Còn lo là vì vị vua trẻ này không ý kiến gì thì ngày mai người của các cung lại tiếp tục tìm hắn đòi nợ, có chạy lên trời cũng không thoát được.

Viên nội quan đang khóc thầm thì vua Quang Thuận nói: “Ngày mai nghỉ lại hậu cung.”

* Rượu Kim Cúc, Hoàng Mai: Hà Nội – Thăng Long xưa được gắn với từ Kẻ – Kẻ Chợ. Trong Kẻ Chợ còn có nhiều kẻ nhỏ hơn như Kẻ Vẽ, Kẻ Mơ, Kẻ Chèm… Kẻ Mơ chủ yếu trồng mơ, chữ Hán gọi mơ là mai, nên còn được gọi là Cổ Mai, chữ Nôm gọi là Mơ – Kẻ Mơ. Làng Hoàng Mai trồng mơ vàng, chuyên để nấu rượu Kim Cúc, Hoàng Mai được ngâm, ủ từ quả mai vàng và hoa cúc vàng thành Hoàng Hoa tửu. Nguyễn Trãi trong sách Dư địa chí đã viết rằng: Hoàng Mai có rượu tiến vua.

** 1 tuần = 10 ngày

Phủ Đô đốc

Đã nửa đêm Phạm Quốc Trung – anh trai Quỳnh, vẫn đang luyện võ trong sân. Sau khi hết ca trực ở Vũ Lâm quân trở về, biết tin người trong mộng sắp kết hôn với người bạn chí cốt thì Trung hồn bay phách lạc, sau đó vẫn luôn luyện võ đến tận bây giờ. Cả nhà đã khuyên ngăn nhưng không có tác dụng, nếu cha Quỳnh không bảo mọi người giải tán để Trung thoải mái giải tỏa tâm trạng thì có lẽ lúc này Quỳnh và mẹ vẫn đang ngồi chờ trong sân.

Cây giáo trong tay Phạm Quốc Trung đâm vào không trung xé gió vun vυ't, mũi giáo mạnh mẽ lao về trước, thoăn thoắt lùi về sau, mỗi lần đâm xuống lực mạnh đến nỗi mẻ cả nền gạch. Bỗng Trung phóng cây giáo trong tay về phía tường, mũi giáo cắm phập xuống ngay trước mặt một người.

“Kẻ nào đó?” – Trung đanh giọng quát to.

“Là ta, Lê Khắc Xương. Ngươi bình tĩnh đã.”

Phạm Quốc Trung tiến về phía tường nhà, nhận ra đúng là Lê Khắc Xương.

“Sao điện hạ lại ở đây? Đêm hôm khuya khoắt thế này. Mà sao cửa chính người không vào lại đi trèo tường thế? Làm ta tưởng là trộm.”

“Ta đến để từ biệt Quỳnh.”

Cung Vương nói xong, cả hai đều trầm lặng.

“Chiếu chỉ đã ban, giờ nàng đã là người của hậu cung rồi, nếu ta vào bằng cửa chính của phủ Đô đốc thì loại tin đồn nào cũng có thể truyền ra. Nên ta đành phải lén lút thế này.”

Nghe mới xót xa làm sao, Trung gật đầu, rồi xoay người tránh đường. Lê Khắc Xương đi được vài bước thì dừng chân, quay lại vỗ vai Trung: “Ngươi cũng tranh thủ đi gặp người trong lòng đi.”

Phạm Quốc Trung bất ngờ nhìn Lê Khắc Xương, Cung Vương gật đầu chắc nịch, lại vỗ vai Trung mấy cái cổ vũ rồi mới rời đi. Trung đứng đó suy nghĩ một hồi rồi ném cây giáo trong tay xuống đất đi về phía cửa sau phủ Đô đốc.

Khuê phòng đã tắt đèn, ánh trăng qua khung cửa sổ soi bóng giai nhân. Mái tóc óng ả đen nháy thỉnh thoảng bị gió thổi tung, một vài sợi khẽ bay vờn qua gò má kiêu sa của Quỳnh. Sống mũi Quỳnh thẳng tắp, hiên ngang y như phí khách nữ trung hào kiệt của nàng. Đôi môi thiếu nữ căng tràn nhựa sống, đỏ hồng như cánh hoa rực rỡ nở rộ chào xuân. Đôi mắt nai to tròn, trong vắt đang bi ai nhìn trăng sáng. Giai nhân như họa nhưng thiếu nữ ấy đẹp biết bao nhiêu thì lại ưu sầu bấy nhiêu.

Phạm Lộ Quỳnh từ nhỏ đã vô lo vô nghĩ, phàm là những chuyện khó khăn rắc rối trước khi đi ngủ nàng sẽ bỏ hết ra khỏi đầu. Thế nhưng kể từ ngày triều đình thông báo tuyển tú một tháng trước đến nay, không đêm nào nàng ngủ ngon giấc.

Quỳnh ngồi bên cửa sổ, nhìn trăng mà chẳng ngắm trăng, nàng đang thả hồn theo gió theo mây cho nguôi ngoai nỗi lòng thì bỗng nghe thấy ai đó gọi tên mình. Quỳnh chột dạ, nửa đêm nửa hôm, không phải gặp ma đấy chứ. Dù sợ nhưng theo phản ứng tự nhiên nàng vẫn quay đầu nhìn quanh một vòng.

Nàng gặp ma thật rồi! Lê Khắc Xương lại đang ở trong sân nhà nàng.

Quỳnh chớp mắt vài lần. Lê Khắc Xương vẫn ở đó. Chẳng lẽ lại giống như người ta vẫn nói, nàng ngày nhớ đêm mong nên nhìn đâu cũng thấy hắn ư.

Lê Khắc Xương vừa gọi tên nàng vừa tiến đến gần cửa sổ. Lúc này Quỳnh mới biết là không phải mình gặp ma.

“Sao chàng lại đến đây?” – Quỳnh hốt hoảng, vừa nói vừa tránh sang một bên để Lê Khắc Xương trèo qua cửa sổ.

Hắn vào rồi nàng liền đóng cửa lại, không quên nhìn trước ngó sau trước khi đóng. Nàng vừa quay vào đã gặp ánh mắt đau khổ của Lê Khắc Xương đang nhìn mình, chỉ chờ có vậy nước mắt vốn đã trực sẵn trong mắt Quỳnh liền trào ra như mưa, nàng ngả vào người hắn òa khóc.

“Ta thật không ngờ… không ngờ… bệ hạ lại sắp đặt éo le thế này. Ta phải vào cung thì cũng thôi đi nhưng chàng… chàng…”

Nghĩ đến chuyện Lê Khắc Xương kết hôn trái tim lại càng tan nát, nói không nên lời.

Lê Khắc Xương cũng lặng lẽ rơi lệ: “Ta cũng không ngờ bệ hạ lại dùng cách này để khiến ta từ bỏ, càng không ngờ người được chọn kết hôn với ta lại là Lý tài nữ.”

“Ý vua đã ban, chúng ta không thể làm gì nữa rồi. Có lẽ… có lẽ… đây là lần cuối cùng ta được gặp chàng.” – Quỳnh rời vòng tay Cung Vương, đối mặt với hắn, có thể là lần cuối nên nàng muốn nhìn hắn nhiều hơn một chút.

Lê Khắc Xương đưa tay lau nước mắt trên má Quỳnh: “Có lẽ đây là lần cuối chúng ta gặp nhau nên ta đến để từ biệt nàng.”

“Sau này nàng hãy sống thật tốt, ta cũng sẽ sống tốt. Được không?”

Quỳnh gật đầu.

“Nàng có thể ương bướng với cả hậu cung nhưng đừng chọc giận bệ hạ. Được không?”

Quỳnh gật đầu, nhìn tình lang không chớp mắt.

“Hậu cung thâm hiểm, sau này bệ hạ chính là chỗ dựa duy nhất của nàng. Bệ hạ thích nàng, sẽ không để nàng phải chịu thiệt thòi. Nàng cứ thoải mái là chính mình, đừng chống đối bệ hạ là được. Nàng hiểu mà, đúng không?”

Quỳnh nhắm chặt mắt, hai hàng lệ nóng bỏng tuôn rơi. Nàng biết Lê Khắc Xương đang đợi đáp án của nàng nên cuối cùng đành gật đầu.

Lê Khắc Xương đưa tay vuốt mái tóc ngắn ngang ngược y như chủ nhân của Quỳnh, cười khổ: “Chúng ta cùng hứa với nhau sẽ sống thật tốt, nhé?”

Lê Khắc Xương đi rồi Quỳnh vẫn ngồi mãi bên cửa sổ nhìn xa xăm. Nếu trời có thể mãi mãi không sáng, nếu thời gian có thể ngừng trôi hoặc giả cả hai bọn họ có thể quên hết kí ức về nhau, nếu có thể như vậy thì tốt biết bao.

Cung Vĩnh Ninh

Vua Quang Thuận không hẹn mà đến, Nguyễn Sung nghi khoan thai mỉm cười hơi nhún chân hành lễ với nhà vua. Vì nàng sắp sinh, bụng dạ không tiện nên được miễn quỳ gối hành lễ với bề trên.

“Bệ hạ đã nghị sự với các đại thần xong rồi sao?”

“Hôm nay không có chuyện gì lớn nên nghỉ sớm qua đây dùng cơm với nàng.”

“Vừa hay nhà bếp đang chuẩn bị đồ ăn, để thϊếp bảo họ làm thêm vài món bệ hạ thích.”

“Nàng thấy trong người thế nào?”

Sung nghi Nguyễn Thị Hằng xoa bụng: “Vẫn như bình thường ạ. Hôm nay con đạp thϊếp nhiều hơn một chút. Càng gần ngày sinh đứa bé càng nghịch ngợm.”

“Nghịch ngợm chứng tỏ đứa bé rất khỏe mạnh, chỉ vất vả cho nàng.”

“Thϊếp không vất vả. Có thể vì bệ hạ, vì Đại Việt mà sinh con là vinh dự, là niềm tự hào của thϊếp.”

Sau khi dùng cơm, Nguyễn Sung nghi mới nói đến chuyện tú nữ sắp nhập cung: “Thϊếp đang sắp xếp chỗ ở cho các cung tần mới, Phạm thị là em gái của Phạm Tu nghi, cũng lớn lên từ nhỏ cùng bệ hạ, lại là con gái khai quốc công thần, bệ hạ xem có cần ưu ái nàng ấy một chút không?”

Vua Quang Thuận vẫn như thường đáp: “Không cần đâu, người khác thế nào thì Phạm thị cũng vậy.”

Nguyễn Sung nghi nhìn vua dò xét nhưng lại hiền dịu đáp: “Vâng, thϊếp đã biết.”

Ba ngày sau buổi tuyển chọn - ngày Mậu Ngọ tháng bảy (ngày 20 tháng 7 âm lịch) niên hiệu Quang Thuận thứ hai, Phạm Lộ Quỳnh chính thức nhập cung.

Cha mẹ, gia đình các anh trai cùng toàn bộ người hầu trong phủ đều ra tiễn Quỳnh. Người lớn đều quyến luyến buồn thương, chỉ có trẻ nhỏ vô tư là không hiểu.

Em trai Quỳnh – Phạm Đức Hóa hỏi: “Sao mọi người lại khóc?”

Cháu gái con anh cả của Quỳnh đáp: “Chú bé còn bé nên không hiểu đâu, cô Quỳnh đi lấy chồng nên cả nhà mới buồn đấy.”

Anh cả là con người thϊếp đầu của cha Quỳnh, sinh trước Quỳnh gần hai mươi năm, sau đó cha Quỳnh mới lấy mẹ nàng làm chính thất, cháu gái Quỳnh vì thế mà lớn hơn em trai nàng.

“Lấy chồng?” – cậu bé Hóa vẫn không hiểu gì.

“Lấy chồng là sau này cô Quỳnh sẽ ở cùng chồng, như bà ở với ông ấy, ở nhà chồng, không ở cùng chúng ta nữa đâu. Cô Quỳnh đi lấy chồng rồi thì không chơi với chú bé nữa, sau này chỉ có mấy chú cháu mình chơi với nhau thôi.”

Cậu bé Phạm Đức Hóa hiểu ra, cũng liền không vui, nói: “Chị ơi chị đừng lấy chồng.”

Quỳnh cười nựng má em trai: “Không được, con gái lớn rồi ai cũng phải lấy chồng. Chị không ở nhà thì chơi với các cháu. Em là chú, phải nhường các cháu đấy biết chưa.”

Hóa xị mặt nhưng vẫn ngoan ngoãn gật đầu.

Mọi người còn dặn dò Quỳnh mãi đến khi người trong cung thúc giục mới để nàng đi. Lúc dặn dò con Phạm phu nhân cố không khóc nhưng sau khi Quỳnh lên xe, vén rèm nhìn lại thì thấy bà đang vừa trông theo vừa lau nước mắt. Người một đời vào sinh ra tử không biết bao lần như Đô đốc Phạm Văn Liêu khóe mắt cũng đỏ hoe.

Người nhà đã khuất bóng đằng xa, Quỳnh vẫn ngoái đầu nhìn mãi mới chịu buông rèm.

“Từ giờ chỉ còn chị với em thôi.”

Liên cười, muốn để Quỳnh yên tâm nhưng chính bản thân Liên cũng đang buồn lo lẫn lộn.