Nếu Được Yêu Như Thế

Chương 1

Chương 1: Để anh chàng mãi được nói lời yêu thương
Mặt trời lặn trong những ngày đầu hạ ướŧ áŧ lạ thường. Hoa trái trong vườn bắt đầu chín đỏ, mùi hương chua chua, ngọt ngọt lan tỏa khắp ngôi làng nhỏ bé. Những cậu bé, cô bé của trường trung học huyện Uyển vai đeo ba lô, đi qua đài tưởng niệm Tam Nguyên về nhà. Cạnh hàng rào sắt của trường là ngôi miếu từ đời nhà Thanh đang bị tháo dỡ, cô bé học lớp tám Diệp Trăn Trăn đang đứng đó đợi cô bạn hàng xóm Nhan Thuấn Nhân.

Học sinh của ngôi trường trọng điểm này hầu như ngày nào cũng phải đi qua đài tưởng niệm Tam Nguyên. Tỉ lệ lên lớp của trường cấp hai huyện Uyển thuộc vào loại nhất nhì tỉnh, Diệp Trăn Trăn cũng là một trong những học sinh giỏi nhất của trường.

Nhan Thuấn Nhân lại là cô bé không mấy nổỉ bật về mặt thành tích học tập, nhưng về vẻ dễ thương thì không chỉ nổi tiếng ở trong trường mà còn nổi tiếng khắp tỉnh.

Khi mặt trời khuất dần sau dãy núi phía sau trường Diệp Trăn Trăn mới nhìn thấy Nhan Thuấn Nhân hổn hển chạy tới, bím tóc sau gáy lắc lư theo.

Diệp Trăn Trăn thấy bạn không biết mình đứng đây nên hét lên: "Thuấn Nhân, Thuấn Nhân!"

Nhan Thuấn Nhân nghe thấy bạn gọi liền chạy tới, giọng có vẻ trách móc: "Sao cứ phải đến nhà cậu ăn cơm? Khó khăn lắm tớ mới chờ được Lý Triệt tan học tớ muốn xem anh ấy chơi bóng rổ."

Trăn Trăn cười nói: "Chả thiếu con gái đến xem anh ấy chơi bóng rổ đâu, không cần cậu phải tham gia. Hôm nay nhà tớ có khách từ xa tới, mẹ tớ có làm món măng khô kho thịt mà cậu thích ăn nhất đấy."

Nghe thấy món măng khô kho thịt, Thuần Nhân vui hẳn lên: "Khách nào? Từ đâu đến thế?"

Trăn Trăn nói: "Từ Bắc Kinh tới. Người đó từng dạy anh tớ nữa đấy. "

Thuần Nhân biết, anh họ của Trăn Trăn là Diệp Vị Kỳ mấy năm trước đã từng đến Bắc Kinh học về nhϊếp ảnh sau đó anh ta về quê mở một cửa hàng quay phim, chụp ảnh, làm ăn cũng rất được.

Cô bé cũng từng xem bộ ảnh kỷ niệm mà Diệp Vị Kỳ chụp choTrăn Trăn, đúng là rất đẹp. Thuấn Nhân rất muốn đi chụp, nhưng chụp một bộ ảnh kỷ niệm không rẻ chút nào, cô bé lại ngại nhờ Trăn Trăn hỏi giúp, nên đành thôi. Nay nghe thấy có nhϊếp ảnh gia từ Bắc Kinh tới, cô bé hào hứng lắm.

Trăn Trăn nói thêm: "Nhϊếp ảnh gia này nổi tiếng lắm nhé, ông nội bác ấy đã từng chụp ảnh cho Từ Hy Thái hậu đấy, rất nhiều tư liệu từ cuối đời nhà Thanh có nhắc tới tên tuổi của ông." Trăn Trăn lục lọi trí nhớ một hồi lâu mới nhớ ra: "Chính là Thời Duệ Ngọc, con trai của Thời Mộ Hề, đại sứ Trung Quốc ở Pháp năm Quang Tự cuối cùng đấy. "

Thuấn Nhân rất đỗi ngạc nhiên, nói: "Trời ơi, hóa ra là ông ta!"

"Ha ha ha", Trăn Trăn cười, "Cậu cũng nghe nói rồi à? Có phải là đọc mấy bài báo từ trong đống sách báo của ông cậu không? Thầy giáo của anh tớ chắc chắn là cháu trai của Thời Duệ Ngọc."

Trong lúc hai cô bé đang mải nói chuyện thì Lý Triệt cùng một đám con trai vừa la hét vừa chạy tới. Lý Triệt nhanh tay gõ vào đầu Thuấn Nhân một cái. Thuấn Nhân muốn đánh lại, nhưng cậu ta đã chạy xa rồi. Cậu ta chạy giật lùi, tay ôm quả bóng, nhe hàm răng trắng bóng ra cười với Thuấn Nhân.

Nhà Trăn Trăn và nhà Thuấn Nhân là hai căn nhà cũ nằm đối diện nhau qua đường Thạch Bản. Trên con đường này có một ngôi miếu rất lớn, bức hoành phi trên tầng hai đã bong ra từng mảng, nét chữ không còn rõ nên rất khó đọc. Nhưng bức hoành phi hình vuông ở tầng một có ba chữ được viết theo thể chữ triện Trinh bách lý vừa cổ kính vừa tao nhã thì vẫn còn nguyên vẹn. Trên và dưới bức hoành đó có hai bức điêu khắc "Phụng xuyên mẫu đơn"[1] và "Song sư hỉ cầu"[2] với những nét khắc rất tinh tế và điêu luyện. Mặc dù đã trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử và đã bị xuống cấp, nhưng nó vẫn giữ đưọc những nét tinh tế và có giá trị lịch sử to lớn.

[1] Phụng xuyên mẫu đơn: Phượng trong hoa mẫu đơn.

[2] Song sư hỉ cầu: Hai con sư tử vờn bóng.

Vừa đến cửa nhà Trăn Trăn, Thuấn Nhân đã nhìn thấy một cậu bé trạc tuổi mình đang đứng trước bàn thờ. Trăn Trăn không biết đã đi vào nhà từ lúc nào, gọi vọng ra: "Thuấn Nhân, Thuấn Nhân!"

Nghe thấy tiếng gọi, cậu bé quay đẩu lại. Hoàng hôn buông xuống, từng cơn gió nhẹ thổi tới, Thuấn Nhân nhìn vào đôi mắt cậu bé, bốn mắt nhìn nhau không rời.

Trăn Trăn nhìn thấy anh họ đang tiếp một vị khách nho nhã, lịch thiệp. Biết đó là khách từ xa tới, Trăn Trăn vội chào: "Cháu chào bác ạ!"

Diệp Vị Kỳ chưa kịp giới thiệu thì vị khách kia đã cười và nói: "Em của Diệp Vị Kỳ đây phải không? Đúng là một cô bé dễ thương."

Giọng nói của người đàn ông này nghe giống giọng cùa mấy người dẫn chương trình trên ti vi, khiến Trăn Trăn cảm thấy là lạ, cô bé không nói gì, chỉ biết cười. Người đàn ông giới thiệu: "Bác họ Thời."

Trăn Trăn lại chào thêm một tiếng: "Chào bác Thời." Ngưòi đàn ông dường như nhớ ra điều gì đó, gọi lớn: "Tử Chấn, Tử Chấn!"

Ông ta đứng dậy ra ngoài tìm, Trăn Trăn cũng theo sau, ra khỏi cửa liền nhìn thấy Thuấn Nhân đứng im ở đó, nhìn sang bên thì thấy một cậu bé mặc chiếc áo sơ mi trắng.

Người đàn ông họ Thời tiến đến, kéo tay cậu bé: "Tử Chấn, ngày mai bọn con sẽ là bạn cùng lớp rồi. Nào, đến làm quen với nhau đi."

Trăn Trân chủ động tiến đến bắt tay làm quen. Thuấn Nhân quay đầu đi vào nhà.

Trong nhà còn có một người phụ nữ trẻ, trang điểm nhẹ nhàng, mặc chiếc váy dài tới đầu gối, chân đi đôi xăng đan màu trắng. Thuấn Nhân thấy cô ấy rất đẹp, bèn nhìn chăm chú. Cô ấy cười hỏi: "Là Trăn Trăn phải không?"

Diệp Vị Kỳ đáp: "Đây là bạn học của Trăn Trăn, tên là Thuấn Nhân."

Bữa tối có món canh hạt dẻ, cá và măng khô kho thịt, nhưng lại để bên phía khách ngồi. Thuấn Nhân ngại không dám vươn người ra gắp, nên đành ăn những món ở gần mình.

Sau khi người lớn đã chúc tụng nhau sáu, bảy ly, mặt của người phụ nữ kia đỏ ửng. Phụ nữ mặt mày hồng hào âu cũng là cái tốt, Thuấn Nhân nhìn chăm chú, cô ấy thấy vậy liền cười nói: "Cái tên Thuấn Nhân là ai đặt cho cháu thế? Cháu họ gì?"

"Họ Nhan ạ", Thuấn Nhân trả lời. "Nhan trong từ Nhan Như Ngọc."

Cô ấy quay lại phía người đàn ông họ Thời nói: "Hân, anh có thấy cái tên Nhan Thuấn Nhân nghe rất lạ không, nó khiến người ta nghĩ tới Giang Thủy Anh trong Long Giang Tụng[3],cái tên Diệp Trăn Trăn nghe vẫn hay hơn."

[3] Tên một vở kịch từ những năm 60 của thế kỷ XX.

Diệp Vị Kỳ nói xen vào: "Ai nói vậy? Cháu thấy cái tên này hay hơn tên Diệp Trăn Trăn nhiều." Chưa nói xong, anh ta đã bị đá vào chân, cúi xuống nhìn thì thấy đó là chân của Trăn Trăn, cô bé vẫn đá gót giày thể thao vào chân của anh ta, không có ý thu chân về.

Mặt của Thuấn Nhân nóng bừng bừng, cô bé bặm môi không nói gì. Nghe có tiếng cười, Thuấn Nhân ngẩng mặt lên nhìn, thì ra là cậu bé mặc áo sơ mi trắng.

Thời Hân nhìn con trai một cái, Tử Chấn không lên tiếng mà nhìn sắc mặt của bố, rồi lại nghe người đàn bà kia đang nói: "Bài Hữu nữ đồng xa[4] trong Kinh thi viết rằng: Hữu nữ đồng hành, sắc như thuấn anh[5], Giang Thủy Anh trong vở kịch xuất thân như thế nào?"

[4] Nghĩa là: Có một cô gái đi cùng xe với tôi.

[5] Nghĩa là: Có một cô gái đi cùng xe với tôi, cô ấy xinh đẹp như một đóa hoa.

Thời Hân vội gắp thức ăn vào bát người đàn bà kia: "Lệ Huyên, em ăn thử xem, món măng khô này ngon lắm."

Trăn Trăn bỏ đũa xuống, nói vói Tử Chấn: "Tên tớ cũng có xuất xứ của nó đấy: Đào chí yêu yêu, kỳ diệp trăn trăn[6]"

[6] Nghĩa là: Xinh tươi mơn mởn đào tơ, xum xuê ngàn lá phất phơ đầy cánh.

Ăn cơm xong, Thuấn Nhân chuẩn bị về nhà, tranh thủ lúc mọi người không để ý, cô bé đến bên nói nhỏ vào tai Tử Chấn: "Tên của tớ không phải từ "anh" trong câu "sắc như thuấn anh”, mà là từ "nhân", có nghĩa là đồng cỏ xanh rờn ấy[7]."

[7] Thuấn anh: hoa da^ʍ bụt. Trong tiếng Trung, từ "nhân" trong tên Thuấn Nhân phát âm là YIN, từ "anh" trong từ "thuấn anh" phát âm là YING. Hai chữ này phát âm gần giống nhau nên người khác dễ nghe và hiểu lầm tên Thuấn Nhân thành Thuấn Anh.

Lát sau không thấy Tử Chấn nói gì. Thuấn Nhân lại nói nhỏ vào tai cậu: "Cảm ơn bạn vì lúc nãy nhé."

Tử Chấn mỉm cười.

Nửa đêm, Trăn Trăn đang ngủ thì bỗng nghe thấy tiếng phụ nữ kêu khóc, còn có tiếng đồ đạc rơi xuống đất phát ra từ căn phòng cạnh phòng của Tử Chấn. Nghe kỹ thì thấy hình như là tiếng của người phụ nữ tên Lệ Huyên, còn nghe thấy cả tiếng cô ta đay nghiến. Trăn Trăn tò mò, rón rén lại gần cửa nghe ngóng.

Qua khe cửa, thấy Lệ Huyên đang bóp cổ Tử Chấn, Thời Hân đầu tóc rối bù, cố kéo Lệ Huyên ra ngoài, cô ta không theo, vẫn cứ khóc to: "Làm sao có thể không có? Ông muốn đem tài sản cho cái đứa con trai của đồ phù thủy đó, không cho mẹ con tôi, tôi phải bóp chết thằng khốn này!"

Thời Hân hét lên: "Giờ này lấy đâu ra tài sản? Cô mà tìm thấy được, coi như tôi lừa cô!"

Tử Chấn mặt đỏ gay, mím chặt môi, không chống cự cũng không cử động, thái độ rất thờ ơ.

Thời Hân cố kéo Lệ Huyên ra ngoài, phân trần: "Sợ cô không tin, tôi mới đưa cô đi cùng. Tôi gửi Tử Chấn ở đây, cô còn muốn gì nữa? Chờ khi nào về tới Bắc Kinh, chúng ta sẽ đi Mỹ tìm anh trai tôi, không bao giờ về Trung Quốc nữa, như thế được chưa?"

Lúc này Lệ Huyên mới ngừng khóc, ngẩng đầu, tóc tai xõa xượi nhìn chồng: "Anh và em còn có An An, ba người chúng ta sẽ mãi ở bên nhau, không xa nhau nữa, anh hứa nhé!"

Thời Hân không nói gì, cúi đầu nhìn con trai, dường như có chút do dự, rồi nói: "Không có chuyện gì đâu, con ngủ đi."

Tử Chấn không nói lời nào, chỉ nhìn bố chăm chăm.

Lệ Huyên thấy thế lại khóc lóc, kêu gào. Thời Hân đành phải kéo tay cô ta lôi ra ngoài.

Trăn Trăn thấy hai người đi ra ngoài, vội vàng quay lại phòng mình, trèo lên giường, tai còn nghe thấy tiếng ồn vọng lại từ phía sân trước. Cô bé không ngủ được lại dậy, đi giày vào rồi sang phòng bên cạnh.

Nhìn thấy Tử Chấn vẫn giữ nguyên tư thế lúc nãy, không động đậy, Trăn Trăn đi đến bên cậu ta, nói: "Ngày mai họ đi rồi, sẽ không còn ai ăn hϊếp bạn như thế này nữa đâu."

Tử Chấn không để ý đến Trăn Trăn, cậu ta leo lên giường, vùi đầu vào đống chăn.

TrănTrăn cảm thấy không có gì để nói, liền quay người đi về phòng, bỗng nghe thấy tiếng Tử Chấn nói sau lưng: "Đồ ăn nhà cậu nấu rất ngon.“

Cô bé quay đầu lại nhìn Tử Chấn, đắc ý gật đầu, rồi nói: "Cuối tuần, tớ sẽ dẫn bạn đi hái quả dại trên núi nhé!”

Trong sách địa lý của trường có nói, nơi đây có địa hình của vùng đồi núi Giang Nam[8], nhưng đối với bọn trẻ, những gò đồi xa xa kia quá cao, nếu đó chỉ là gò đồi thì không biết núi sẽ cao chừng nào? Những ngọn đồi gần làng không cao cũng không thấp, thích hợp cho bọn trẻ chơi đùa trên những con đường đi ngoằn ngoèo, hai bên đường cỏ mọc xanh rì.

[8] Là tên gọi chung của khu vực đồi núi có ranh giới phía nam là sông Trường Giang, phía bắc là Nam Lĩnh, phía tây là núi Vũ Di, phía đông là núi Tuyết Sơn.

Diệp Trăn Trăn hẹn Thuấn Nhân và Tử Chấn, anh họ của Trăn Trăn là Diệp Vị Kỳ cũng đang rỗi rãi, bốn người cùng đi dã ngoại. Trên đường đi, họ gặp bố mẹ của các bạn cùng lớp, họ vẫy tay chào, rồi tiếp tục đi.

Vị Kỳ nói: "Rời khỏi quê hương làm gì, tốt nghiệp cấp ba xong, cũng đừng đi đâu học đại học làm gì, cứ ở quê tìm một đứa tử tế, rồi lấy chồng cho xong."

Thuấn Nhân hai má đỏ ửng, ngượng ngùng không trả lời.

Trăn Trăn nói: "Anh à, theo anh thế nào là một người đàn ông tử tế?"

Vị Kỳ nói: "Thứ nhất, đương nhiên là phải có tiền."

Trăn Trăn hỏi: "Thế thứ hai là gì?"

Diệp Vị Kỳ gãi gãi đầu, nói: "Vẫn là phải có tiền", rồi quay sang Tử Chấn đang ngồi bên cạnh: "Tiền có thể giải quyết được rất nhiều vấn đề. Người ta nói, tiền không phải là vạn năng, đó chỉ là lừa đảo, tiền chỉ không giải quyết được bốn vấn đề sinh, lão, bệnh, tử, còn với mọi cái trên đời này, chỉ sợ không đủ tiền mà thôi."

Tử Chấn không nói gì, chỉ nheo mắt ngắm cảnh núi non phía xa xa, hai bàn tay đưa ra hứng lấy ánh mặt trời.

Thuấn Nhân ngồi sát lại, ngón tay dài của Tử Chấn dường như trong suốt dưới ánh mặt trời. Cô bé chăm chú nhìn cậu.

Thuấn Nhân ngạc nhiên, “a" lên một tiếng, rồi ghé sát vào tai Tử Chấn hỏi nhỏ: "Cổ cậu sao thế?" Từ viền tai kéo dài xuống yết hầu của cậu bé hằn lên vết móng tay cào màu đỏ.

Tử Chấn cúi đầu không nói, Thuấn Nhân thấy vậy cũng không hỏi thêm gì nữa.

Trăn Trăn cầm mấy cành cây lúc lỉu quả đỏ, ngoài vỏ lấm tấm vết chàm. Trăn Trăn lấy một cành đưa cho Từ Chấn, cậu bé cầm lấy, định xuống con suối gần đó để rửa. Trăn Trăn thấy thế cười hi hi rồi cắn một miếng. Thuấn Nhân cũng chạy theo sau, cô bé ngâm chân dưới làn nước trong mát, nước suối chảy qua những hòn đá phủ rêu xanh. Thuấn Nhân hỏi Tử Chấn: "Hộ khẩu của cậu chẳng phải ở Bắc Kinh sao? Hay là về Bắc Kinh thi đại học đi?"

Tử Chấn chỉ "ừ" một tiếng.

Thuần Nhân lại hỏi. "Cậu muốn thi chuyên ngành gì?"

Tử Chấn dường như rất có hứng thú với câu hỏi này, đôimắt sáng hẳn lên, đáp: "Kiến trúc."

Thuấn Nhân có chút thất vọng, một lúc sau mới nói: "Theo tớ, cậu rất thích hợp với ngành nghệ thuật. Tớ rất hâm mộ những người học nghệ thuật."

Tử Chấn hỏi: "Nhà cậu có người làm về nghệ thuật à?"

Thuấn Nhân lắc đầu: "Nhà tớ chỉ có người học chữ thôi, cuối đời Thanh còn có người thi đỗ vào viện hàn lâm cơ, trong huyện có bia tưởng niệm đấy." Nói đến đây, cô bé cười vẻ đầy tự hào, nghiêng nghiêng đầu nhìn Từ Chấn: "Cái sảnh lớn trong phủ huyện chính là nhà tớ ngày xưa, sau ngày giải phóng thì bị đốt cháy. Thế nào, cậu thấy có to không? Còn có cả vườn hoa nữa đấy."

Tử Chấn không hiểu vì sao Thuấn Nhân lại nói mình thích hợp theo ngành nghệ thuật.

"Bởi nhìn cậu giống như bước ra từ trong tranh vậy, người làm nghệ thuật phải có thần thái như cậu." Thuấn Nhân nhìn cậu rồi cau mày suy nghĩ: "Nghệ thuật cũng có nhiều loại, cậu học gì thì hợp nhỉ? Họa sĩ? Diễn viên? Ca sĩ? À, đúng rồi, bố cậu chẳng phải là nhϊếp ảnh gia sao? Học chụp ảnh cũng được đấy."

Tử Chấn nói: "Sao cậu giống bố tớ thế? Ông ấy còn bắt tớ theo học trường múa nữa cơ. Con trai học khối A mới đúng sở trường chứ?”

Thuấn Nhân không nhịn được cười: "Mười tám tuổi bắt đầu học múa cũng hơi muộn nhỉ?"

Tử Chân chăm chú nhìn cô bé: "Từ nhỏ tớ đã học múa rồi, mẹ tớ là nghệ sĩ múa ba lê."

Thuấn Nhân vô cùng ngạc nhiên. Tử Chấn đứng dậy, tìm một chỗ bằng phẳng, tay phải chống xuống đất, nhẹ nhàng nhấc người lên. Thuấn Nhân vội chạy tới kéo cậu xuống, vạch cổ áo cậu ra rồi nói: "Cậu bị thương ở chỗ này rồi, làm thế sẽ bị chảy máu đấy, về nhà băng lại vết thương đi. "

Thuấn Nhân đang nhìn vết thương của Tử Chấn. Trăn Trăn thấy vậy, liền chạy đến cười nói: "Các cậu đang thì thầm cái gì thế? Hai cái đầu sắp chụm vào làm một rồi, nói cho tớ nghe với."

Thuấn Nhân và Tử Chấn vội vàng đứng xa nhau ra. Thuần Nhân khẽ nói: "Tối nay tới gốc mận sau nhà tớ, tớ bôi thuốc cho nhé."

Tử Chấn nói: "Không cần đâu." Thuấn Nhân không nghe thấy, vì lúc này cô bé đã chạy tít lên sườn đồi rồi.

Có lẽ vì đều là những học sinh ngoan, nên bọn trẻ của trường trung học huyện Uyển khi tan học đều ngoan ngoãn trở về nhà. Nhưng hôm nay lại không giống mọi ngày, Thuấn Nhân ra khỏi lớp học, thấy nữ sinh cấp hai và cấp ba đang tụ tập ở tầng hai, mắt nhìn về phía sân vận động, bọn họ cười và hình như đang bàn tán chuyện gì đó.

Lý Triệt dẫn đầu mười mấy nam sinh chơi bóng rổ ở sân vận động, nhưng hôm nay không có các bạn nữ cổ vũ. Thuấn Nhân nhìn theo ánh mắt của các bạn nữ, thì ra Tử Chấn đang một mình ngồi đọc sách ở đó.

Trăn Trăn đứng sau Thuấn Nhân, nói: “Trời sắp tối rồi, cậu về trước đi, tớ đi gọi Tử Chấn."

Thuấn Nhân đi qua sân vận động thì Lý Triệt gọi; "Lại đây cổ vũ cho anh đi." Thuấn Nhân ngồi xuống xem cậu ta chơi, nhưng chưa được mười phút, cô bé cảm thấy chán nên đứng dậy bỏ đi.

Cô bé vừa đọc thầm: “Âm dương thù tính, nam nữ dị hành. Dương dĩ cương vi đức, âm dĩ nhu vi dụng, nam dĩ cường vi quý, nữ dĩ nhược vi mỹ"[9], vừa bực bội nghĩ, bạn bè cùng tuổi với mình, còn có ai đọc Nữ giới[10] đâu? Ông nội "thực cổ bất hóa"[11] lại bắt mình học thuộc lòng, thật là đáng sợ quá đi mất.

[9] Có nghĩa là: Âm dương khác tính, nam nữ cũng khác nhau. Dương lấy kiên cường, cứng rắn làm đức, âm lấy mềm yếu là dụng, nam lấy mạnh mẽ làm điều quý, nữ lấy mềm yếu làm cái đẹp.

[10] Nữ giới: một cuốn sách dạy đạo lý làm người cho phụ nữ của nữ tác giả Ban Chiêu thời Đông Tấn.

[11] Thực cổ bất hóa: ý là đọc sách cổ mà không biết vận dụng vào thực tế, giống như ăn vào mà không thể tiêu hóa được.

Thuấn Nhân đi men theo con đường cái về nhà. Đi qua hiệu ảnh của anh họ Trăn Trăn, nhìn thấy bên trong cửa kính có cô ma nơ canh mặc váy cưới. Theo khiếu thẩm mĩ của Thuấn Nhân thì bộ váy đó không đẹp lắm, trước ngực thêu thùa hơi rườm rà, màu sắc lòe loẹt. Cô bé ngẩng đầu nhìn cô người mẫu, rồi lại tuởng tượng ra cảnh mình mặc váy cô dâu không biết sẽ như thế nào. Nghĩ tới đó, cô bé chợt nhớ ra bên cạnh cô dâu phải có chú rể mặc com lê mới đúng, tự nhiên trong lòng rạo rực hẳn lên. Cô bé bỗng nhìn thấy Tử Chấnđang đứng cạnh ô cửa kính của cửa hông. Thuấn Nhân giả vờ như không nhìn thấy, đứng lặng một hồi, muốn đợi cho khuôn mặt đang nóng bừng bừng của mình dịu lại, nhưng một lúc lâu sau, mặt cô bé càng đỏ ửng, cô bé chỉ còn biết cúi đầu đi về nhà.

Tử Chấn chạy lên phía trước, nói: "Có phải cậu muốn chụp ảnh không? Mình biết chụp, mình chụp cho cậu nhé?"

Hai má Thuấn Nhân vẫn đỏ ửng, cô bé không ngẩng lên, cùng không dừng lại, nói: "Được thôi, cậu chụp cho mình nhé." Nhưng cảm thấy không mấy tự tin, cô bé lại hỏi: "Trăn Trăn đâu rồi? Cậu ấy nói về nhà với cậu mà."

Tử Chấn nói: "Tớ thích đi một mình."

Trời vừa tối, Thuấn Nhân đang ở trong nhà thì thấy Trăn Trăn gọi: “Anh tớ đánh nhau với Tử Chấn. Họ đang ở đồn cảnh sát chúng mình mau tới đó thôi."

Ông nội Thuấn Nhân đứng chống gậy ở cửa, giọng trách móc nói với Trăn Trăn: ''Bọn nó đánh nhau, gọi Thuấn Nhân đi làm gì? Con gái con đứa, đêm hôm không được ra khỏi nhà, nếu muốn đi thì mình cháu đi đi, Thuấn Nhân còn phải ở nhà học bài."

Trăn Trăn nói: "Ông ơi, Tử Chấn đến tìm anh cháu mượn máy ảnh, chắc là muốn chụp ảnh gì đó, chứ có chuyện gì to tát đâu, đi nói rõ với cảnh sát, để người ta thả hai người về. Thuấn Nhân đi cùng cháu thôi mà."

Thuấn Nhân lén ra sau lưng ông rồi đi ra ngoài, nắm tay Trăn Trăn kéo di. Ông nội tức quá, vứt chiếc gậy xuống nền gạch, nhưng bóng hai cô bé đã biến mất rồi.

Đi được nửa đường, họ gặp Vị Kỳ và Tử Chấn, người đi trước, kẻ đi sau, mặt ai cũng đùng đùng sát khí. Diệp Vị Kỳ nhận thấy hai cô gái đi tới, liền nói to: "Thật chẳng ra sao, hôm nay con trai lão Kỳ trực ban, vừa thấy anh đã nói: “Chắc hiểu lầm thôi mà", rồi chỉ nhắc nhở nó vài câu. Anh vừa nói vừa chỉ vào Tử Chấn.

Dưới ánh trăng, trên mặt Tử Chấn hiện rõ một vết bẩn. Thuấn Nhân nhìn kỹ thì thấy đó là vết máu, miệng Tử Chấn cũng sưng lên. Cô bé đẩy mạnh Diệp Vị Kỳ, nói: "Sao anh lại đánh cậu ấy?"

Vị Kỳ miệng môi cũng sưng vù, thấy mình có lỗi, nhưng lại không chịu nhận, giọng phản kháng nói: “Người đánh là nó, anh sẽ không cho nó mượn máy ảnh."

Thuấn Nhân hét lên; "Sao lại không cho mượn?"

Vị Kỳ càng cao giọng; "Cho em mượn thì được, cho nó mượn thì không, nó ăn cơm nhà họ Diệp, mặc đồ nhà họ Diệp, lại đi đánh anh, nó chán sống rồi."

Tử Chấn lại hùng hổ xông vào đánh, Vị Kỳ loạng choạng ngã xuống, hai người vật nhau ra, trong bóng tối nhìn không rõ lắm, chỉ nghe thấy tiếng đấm bùm bụp.

Thuấn Nhân khóc òa.

Bố của Trăn Trăn quát mắng ầm ĩ, kéo hai người đang đánh nhau dưới đất đứng dậy, rồi nắm lấy cổ áo bọn họ lôi về nhà

Bắt cả hai đứng ở gian nhà giữa, bố của Trăn Trăn cho Vị Kỳ một cái bạt tai: "Đã hai mươi mấy tuổi đầu rồi lại đi bắt nạt cái thằng mười ba, mười bốn tuổi, mày còn làm được cái gì nữa hả?" Nói đoạn, quay lại nhìn Tử Chấn.

Quần áo của Tử Chấn rách hết, mặt mày bẩn thỉu, lạnh lùng đứng một góc, dường như không có ý nhận lỗi. Bố Trăn Trăn nhìn cậu một lúc rồi nói: "Tao vốn không định nói thẳng ra đâu, nhưng chúng mày đã đánh nhau tới mức này, nên tao không nói không được. Bố mày và vợ bé đi Mỹ rồi, không quay về nữa, bố mày chỉ đưa tao chút tiền. Với số tiền nhỏ này mà nuôi một đứa học hết lớp mười hai thì chẳng biết thế nào cho đủ. Bố mày tuy là thầy giáo của Vị Kỳ, nhưng thực chất chỉ dạy nó có nửa năm, tình nghĩa cũng chẳng sâu đậm gì, thế mà sống chết đòi vứt mày ở cái nhà này, nhà tao dễ dãi nên mới để mày ở lại đây, nhưng mày cũng phải biết điều đó."

Tử Chấn nói: "Bây giờ cháu sẽ đi, không cần nhà bác phải nuôi đâu." Vừa dứt lời, cậu đã quay người đi ra cửa.

Trăn Trăn định giữ lại, nhưng bị bố mắng: "Cứ để cho nó đi. Đêm hôm thế này, chỉ có làm mồi cho lũ sói thôi."